Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Quê Hương Tôi (Tràng Thiên)

Trong tập tuỳ bút này, Tràng Thiên bàn về đủ chuyện của nước Việt: từ chiếc áo dài, cho đến những món ăn, rồi những tập tục, tiếng nói, ngôn ngữ, v.v.. Dù bàn luận về chuyện gì, thì trong đó luôn hàm chứa một nỗi niềm trăn trở, khắc khoải với quê hương.

***

Nhã khúc quê hương

Đọc Quê Hương Tôi của Tràng Thiên (Võ Phiến), tôi chợt nghĩ tới ca từ trong bài hát Mái Đình Làng Biển:

“Gửi vào đây vào đây vui buồn người Việt Tìm mua: Quê Hương Tôi TiKi Lazada Shopee

Gửi vào đây vào đây tâm hồn người Việt….,

Ơi nước non ân tình

Hồn Việt Nam như thế

Hơ … thuở bình minh”

Có lẽ “Quê hương tôi” (QHT) chính là vậy! Và trước mắt tôi hiển hiện hình dáng cụ Võ Phiến đang so dây chiếc đàn bầu, gảy từng tiếng lòng của đất nước, giữa một khán phòng nhạc giao hưởng phương Tây. Tiếng đàn dân tộc độc đáo chợt như lạ lẫm, và bỡ ngỡ trước những đổi thay của xã hội trong thời đại mới… đàn đôi lúc ngân nga cung đúng của dân ca miền Bắc, lúc là cung oán của dân ca miền Nam, rồi lại chuyển sang cung ai trong dân ca Thừa Thiên - Quảng Trị.

Đọc QHT để cảm nhận tình yêu đất nước tha thiết của một người Việt đã sống hơn nửa đời người, nhìn đất nước thay da đổi thịt theo vòng quay của thời cuộc, mà hoài niệm, mà lo lắng; đó có lẽ cũng là tâm trạng chung của một thế hệ cha ông chúng ta trước sự du nhập của một trào lưu mới, đang làm thay đổi phần nào cách sống, cách nghĩ của dân tộc mình, đất nước mình.

Với tôi, QHT như một điệu lý dân dã, ngọt ngào nhiều luyến láy, trúc trắc, lại gần gũi thân thương. Điệu hò ấy sẽ dẫn ta đi suốt chiều dài đất nước, từ Bắc, lên Thượng du, xuôi dọc Trung, vào tới Nam. Thủ thỉ cho ta nghe đặc điểm của từng vùng miền, từ giọng Huế dịu dàng, đến vẻ bình thản của người Huế, chững chạc mà khuôn phép…Từ cuộc di dân Nam tiến của người Bình Định, làm thay đổi cả giọng nói, cách nói… Từ nhận xét rằng trong huyết quản của mỗi người dân Quảng hình như đều có tí máu “chính trị luân lưu”… đến cái tính cách “rụp rụp” mau mắn của dân miền Nam, với cái tiếng” rồi” tiếng “luôn” rất đặc trưng điển hình. Từ câu lục bát ru con của dân tộc Chàm, đến hình ảnh cô giáo người Thượng ngày ngày điệu con lên lớp; giải nghĩa cho ta biết xuất xứ của tên gọi nhiều địa danh, nghe quen đọc hoài mà giờ mới hiểu như Đà Nẵng, Hội An, kinh Vĩnh Tế…

Đàn cũng réo rắt tỉ tê với tôi về chiếc áo dài dân tộc, như tự hào về nét đẹp truyền thống, tuy kín đáo mà lại gợi mở nhẹ nhàng thướt tha đón gió. Và chiếc áo dài quốc phục này hầu như chỉ dành riêng nhất cho dáng vẻ dịu dàng của phụ nữ Việt Nam. Và trong giai điệu trầm bổng lao xao cả tiếng rao hàng nơi góc chợ:

“Hai tay xách hai vịm,

Một vài mụ le te,

Tiếng non rao lảnh lót:

Chốc chốc: ‘Ai ăn chè’?”

Quê hương có chè Huế tế nhị, thanh tao, có món bún bò Huế cay cay dậy mùi quyến rũ, hay với bát nước chè Huế ngon lành được nấu tỉ mỉ, công phu, bát chè phải thật nhiều bọt, đầy bọt, bọt hầu như phủ kín mặt nước, thứ bọt dẻo quánh lại, và nhỏ hạt, uống một bát là uống cả niềm sảng khoái dân dã, thâm tình. Món ngon rải đều khắp mọi miền đất nước, những món ăn gắn với lịch sử nước nhà như bánh tráng của Bình Định, có món là đặc thù của vùng miền như nước mắm Phan Thiết, sa-kê và mắm của miền Nam. Đâu chịu dừng ở món ăn, Võ Phiến còn vẽ những bức tranh rất thơ với cây liễu, cây nhãn lồng ở Huế, hoa dầu bay bay Sài Thành, sắc anh đào hồng thắm Đà Lạt, cây bàng đất Vũng Tàu… hay phượng đỏ rực trời Đà Nẵng.

Nhưng điệu xàng xê của QHT không chỉ là giọng kể, mà tràn đầy nỗi niềm lo lắng trước sự đổi thay, lo về những tập tục truyền thống như cúng giỗ, thờ tổ tiên bị xem nhẹ, lo về cái thú hưởng nhàn tao nhã của tiền nhân sắp bị thay thế, về cái tình trong đối nhân xử thế rồi sẽ bị cái lý soán ngôi. Cả nỗi lo về vốn từ ngữ của dân tộc không phong phú, không phát triển như Tàu, như Tây.

Nhẩn nha đọc lại Võ Phiến mới thấy câu ca dao xưa thật hay:

“Yêu nhau trái ấu cũng tròn

Ghét nhau bồ hòn cũng méo”

Trái ấu trong QHT nằm trong hai tập tính của dân mình: chửi (chửi tục) và không cười. Kiểu nào thì Võ Phiến vẫn cứ “đáng yêu” và lập luận thật lý lẽ, nghe xong chỉ có thể mỉm cười xoa tay hài lòng.

Điệu hò QHT khi kết thúc vẫn còn âm vang trong tôi tiếng chim én “những cánh én lao tới lao lui, rộn cả lên,” nó ríu rít, “nó cuống quýt, nôn nao, rộn rực một niềm vui không chịu được, niềm vui rung lên trong tiếng kêu.” Cùng với đó là hình ảnh “ở chân trời, vài đám khói ùn lên, chậm chạp, tỏa cao và rộng. Khói đốt cỏ: Nông dân phát cỏ, dồn lại đốt, để chuẩn bị làm mùa. Chao ơi, những đám khói đốt cỏ ở chân trời trong nắng trưa, sao mà xúc động, cảm hoài.” Chao ôi! Tiện tay phóng bút sao hay đến vậy?

Bằng lối hành văn bình dị mà giàu cảm xúc, êm như thơ mà hóm hỉnh, trào lộng, thêm chút châm biếm tê người, Võ Phiến đã tấu lên một nhã khúc mang bóng hình Đất - Nước - Tâm - Hồn người Việt chúng ta.

Lichan - Happiness Project

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quê Hương Tôi PDF của tác giả Tràng Thiên nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cuộc Đời Tranh Đấu Của Gandhi (Louis Fischer)
Mohandas Karamchand Gandhi sinh trong một gia đình Ấn Độ giáo thuộc cộng đồng Modh (một nhóm thương gia ở Gujarat), tại Porbandar, bang Gujarat, Ấn Độ vào năm 1869.[4] Ông là con của Karamchand Gandhi, một người giữ chức "diwan" (có thể gọi là "Tổng bộ trưởng") của Porbandar, và bà Putlibai, người vợ thứ tư của Karamchand, theo Ấn Độ giáo phái thờ thần Tì-thấp-nô (sa. vaiṣṇava). Nữ thủ tướng Ấn Độ sau này, Indira Gandhi, và con trai của bà, Rajiv Gandhi, không có họ hàng với Gandhi.***CHƯƠNG 1: MỘT LINH-HỒN XA CÕI TỤCHÔM ấy là ngày thứ sáu, 30 tháng giêng năm 1948. Hồi 4 giờ rưỡi chiều, tại biệt thự Birla House ở Tân Đề-ly, sau khi dự bữa cơm thanh đạm thường nhật do bà Abha dâng lên, Thánh tiếp ông Patel, phó Thủ-tướng chính-phủ nước Tân Ấn-Độ. Cuộc hội đàm hình như quan trọng vì kéo dài đã quá giờ. Thánh phải ra dự buổi lễ cầu kinh. Mãi tới khi bà Abha kín đáo nhắc Thánh là đã tới giờ, Thánh mới giã từ khách mà chậm rãi đi tới nơi cầu nguyện. Qua vườn, Thánh còn nói, hai tay vin vào vai hai bà cháu gái: « Đây là hai cây gậy trúc chống già của tôi đây! » Lúc Thánh bước lên đàn tràng thì có sự nhốn nháo trong đám tín đồ đang đợi sẵn. Kẻ thì tiến lại gần Thánh để lạy chào, người thì rẽ đám đông để lấy chỗ Thánh đi, nhiều tín đồ phủ phục trước chân người. Thánh rời tay khỏi vai hai bà cháu gái, chắp lên ngực để đáp lễ mọi người. Ngay lúc đó, một người từ đám đông tiến ra chắn ngang đường Thánh đi, hình như muốn chờ để phủ phục lạy chào. Sợ trễ giờ cầu nguyện, bà Manou, cháu Thánh, vội đẩy người đó ra bên, thì bị y xô ngã liền. Rồi tiến đến cách Thánh hai bước, y rút súng sáu đã thủ sẵn trong áo nhằm Thánh bắn liền ba phát. Tìm mua: Cuộc Đời Tranh Đấu Của Gandhi TiKi Lazada Shopee Phát thứ nhất thì Thánh đang đi bỗng dưng lảo đảo mà đứng lại. Phát thứ hai thì máu đào đã loang trên áo Thánh. Bàn tay Thánh đang chắp trước ngực bỗng buông thõng ven mình. Tiếng nổ thứ ba vừa dứt, thì cái cái thân hình gầy guộc của Thánh quỵ xuống. Đôi mắt kính văng ra một bên. Một chiếc dép da của Thánh tụt khỏi chân, rơi ra nẻo khác. Hai bà cháu gái khẽ nâng đầu Thánh lên và gượng nhẹ khiêng người vào tẩm thất. Mắt ngài khi ấy nhắm nghiền. Phó Thủ-tướng Patel nâng tay người chẩn mạch hình như còn thấy dấu hiệu mong manh của sự sống. Có tiếng lách cách của người nào bới lộn chai lọ trong hộp thuốc để tìm một ống thuốc hồi dương. Nhưng mười phút sau, bác sĩ Bhargava tới thì Thánh vừa tắt thở. Các thanh-niên nam nữ tín đồ kêu khóc như điên. Thủ tướng Nehru, đồ-đệ yêu dấu của Người, tất tả chạy đến, vành khăn còn quấn dở. Thủ-tướng phủ phục cạnh linh sàng, gục đầu vào nếp áo đẫm máu của Thánh mà khóc than thảm thiết. Rồi đến lượt Devadas, con út Thánh, cùng các nhân viên Chính-phủ mà phần lớn là đồ-đệ người, đến nhìn mặt Thánh. Trong các số các nhân vật ngoại-giao đến viếng tang, nhiều người mủi lòng rơi lệ. Bên ngoài biệt-thự, dân chúng tụ họp kêu gào đòi được chiêm ngưỡng dung nhan Thánh lần cuối. Người ta phải đặt di-hài Thánh lên nóc nhà, chiếu đèn vào cho tỏ. Quần chúng đang hỗn loạn bỗng im lặng như tờ. Hàng vạn người nối nhau sắp hàng đi diễu trước thi hài. Lẫn với tiếng chân rầm rập trong đêm thâu, vẳng lên những tiếng nức nở của nỗi lòng khôn nén. Đến nửa đêm thì thi hài được hạ xuống để rước vào linh sàng. Suốt đêm, những người thân của Thánh canh gác bên người, và thay phiên nhau cầu kinh đến sáng. Đến sáng sớm hôm sau, các vị đồ đệ tắm rửa thi hài bằng nước hương thang rồi theo đúng tục lệ quàng qua cổ Thánh một vòng hoa bằng bông và bằng lúa tết. Cỗ vải liệm trắng tinh bọc quanh mình Thánh, chỉ để hở bộ ngực thanh tao tinh sạch mà Ngài có thói quen để trần khi còn sống. Những cánh hồng tươi rắc khắp linh sàng và trên vải liệm. Cạnh di hài, nghi ngút một đỉnh trầm hương. Gần trưa, theo lời yêu cầu của quần chúng, di hài Thánh lại phải đặt lên nóc tòa nhà Birla lần nữa. Đến trưa thì con thứ ba của Thánh là ông Ramdas đáp phi cơ về tới Tân Đề-Ly. Người ta chỉ còn chờ ông để cất đám, vì kính trọng những thói sống giản-dị và nhún nhường của Thánh lúc sinh thời, thiếu-lang Devadas và ông Pyarélal Nayyar, người cộng sự thân mật nhất của Thánh, đã quyết định không ướp xác giữ gìn, mà làm lễ thiêu hóa ngay để linh-hồn người quá-cố chóng về nơi cực-lạc. Lễ nhập quan giản dị và cảm động. Một vòng hoa quấn trên đầu Thánh. Gương mặt người thư-thái, song dường như đượm một nét buồn vô hạn, tưởng chừng Thánh còn phiền muộn về chuyện xâu-xé của hai dân tộc Ấn-Hồi. Ngọn cờ xanh, vàng, trắng, quốc hiệu của nước Tân Ấn-Độ, phủ kín quan tài. Đám tang đơn giản nhưng bi tráng. Linh-cữu đặt trên một giá súng đại bác kéo bởi hai trăm binh sĩ thủy, lục và không quân. Từ Birla House đến nơi thiêu hóa trên bờ sông Youmna, con đường dài có hơn 5 dặm mà đám tang khởi hành hồi 12 giờ trưa mãi 4 giờ 20 phút buổi chiều mới tới vì có một triệu rưởi người theo sau linh cữu, và một triệu người khác đứng ở suốt dọc đường. Ven sông Youmna còn một triệu người nữa chầu chực sẵn từ tảng sáng quanh hỏa đàn. Ba chiếc phi cơ bay lượn trên đám táng, chốc chốc lại buông xuống từng trận mưa hoa. Hỏa đàn đặt cách sông Youmna chừng vài trăm bước; những phiến gỗ trầm hương đã chất sẵn trong lò. Di hài Thánh đặt trên hỏa đàn, đầu về hướng Bắc, chân trỏ hướng Nam. Khi xưa Đức Phật về trời, Ngài cũng nằm trong phương vị đó. Đúng 4 giờ 3 khắc buổi chiều, thì Ramdas, người con thứ ba của Thánh, châm lò. Khi ngọn lửa đầu tiên bốc lên, thì tất cả cái bể người bỗng rung động trong một tiếng than dài. Có lúc như một làn sóng cuốn, dân chúng ùa tới hỏa tràng. Nhưng rồi muôn người như một lại trấn tĩnh được ngay và rũ xuống như dưới một sức đè nén nặng nề. Có tiếng khóc nức lên trong đám đông. Ngọn lửa dội lên rồi tắt. Trước gió chỉ còn ít tro than và một làn khói cuộn. Cái đám đông mấy triệu người im lặng như tờ. Một tiếng chim hót đâu đây. Xa xa, nước sông rì rào chẩy. Hai mươi bẩy giờ sau, khi những hòn than cuối cùng trên hỏa đàn đã vạc, những người thân của Thánh cử hành lễ lượm xương. Các đồ đệ của người kính cẩn thu góp những mảnh xương tàn chưa bén lửa. Than tro được vun vén vào chiếc túi nhỏ bằng vải bông do chính người nhà dệt lấy. Bới đống tro than, người ta nhặt được một viên đạn sắt, hòn đạn còn nằm trong mình Thánh. Di cốt được đựng trong một chiếc bình đồng, sau khi lau rửa bằng nước sông Youmna. Ramdas quấn một vòng hoa thơm vào cổ bình, rồi đặt vào một chiếc giỏ đầy hoa mà đem về Hồng thất. Đến ngày 11 tháng hai thì làm lễ thủy táng hài-cốt Thánh ở hợp lưu sông Hằng-Hà, sông Youmna và sông Sarasouati. Lúc sinh thời, Thánh vốn bao giờ cũng chỉ đi xe lửa hạng ba, lẫn với đám bình dân. Vậy thì bây giờ, dẫu không có lời di huấn, người ta cũng lập một chuyến xe riêng, gồm năm toa toàn hạng cuối, để đưa hài cốt từ Tân Đề-Ly đến nơi an nghỉ cuối cùng. Bình xương tro đặt ở toa xe chính giữa, dưới một núi hoa hồng. Chung quanh, có hai bà Abha và Manon, ông Pyarélal, bà Sonchila Nayyar cùng mấy người học trò yêu của Thánh gìn giữ. Ở Allahabad, ngày 12, một triệu rưỡi người từ mọi nơi kéo đến để cầu nguyện. Bình di-cốt đặt trên một chiếc xe phủ đầy hoa. Con cháu và các người thân của Thánh đẩy xe hộ tống. Thủ-tướng Nehru đi theo linh xa, nỗi buồn thương hiện trên nét mặt. Đến ven sông thì bình hài-cốt được chuyển xuống một chiếc xuồng nhà binh sơn trắng để đem ra giữa dòng. Khi miệng bình nghiêng xuống làn nước đỏ cạch của sông Hằng-Hà thì một loạt súng viếng vang động trên những chòi thần công của thành lũy đồn Allahabad. Tro than bay tung trước gió. Những mảnh xương con, thì nước sông Hằng đem nhanh ra biển. Vụ ám-sát Thánh Cam-Địa là một tang chung cho toàn cõi bán đảo Ấn-Hồi. Quốc dân hình như thấy một nỗi chán chường đè nặng trên tâm hồn. Vì con người lượng cả đức cao như Thánh, một người thương yêu cả đến những kẻ thù hiểm độc nhất của mình, một người bình sinh không bao giờ dám giết đến một loài côn trùng, ruồi muỗi, một người như Thánh mà đến nỗi bị giết dã man bởi chính tay người đồng chủng và đồng đạo của mình, thì trên cõi đất này còn đâu là công lý của Trời? Ngày thứ sáu 30 tháng giêng năm ấy, Thánh Cam-Địa tạ thế, trong khi sự-nghiệp của người đã đến chỗ tuyệt đích cao siêu. Vậy mà Thánh đã từ giã cuộc đời, bình dị và hồn nhiên chẳng khác khi người sống. Không riêng gì dân tộc Ấn, mà khắp thế-giới được tin Thánh từ trần cũng cảm thấy một cái gì cao cả vừa mất đi. Vì Thánh Cam-Địa tượng trưng cho Đức-độ cao cả mà loài người chúng ta thiếu sót. Nhà chính-trị Pháp Léon Blum đã diễn tả được tư tưởng của toàn thể chúng ta khi viết rằng: « Tôi chưa hề đặt chân lên đất nước Người, vậy mà được tin Người mất, tôi xót-xa tiếc nhớ chẳng khác trước cái chết của người ruột thịt. Khắp thế giới, đâu đâu cũng để tang bậc kỳ nhân đó! » Giáo sư Albert Einstein cũng nói: « Thánh Cam-Địa đã chứng tỏ rằng người ta có thể chế-ngự được trăm triệu sinh-linh không phải bằng những lời hứa hão-huyền hoặc những mánh-khóe chính-trị xảo-quyệt, mà chỉ bằng tấm gương sáng của một đời sống thanh cao trong sạch ». Bởi thế cho nên tin dữ ở Tân Đề-Ly vừa truyền đi, khắp thế giới sững sờ điếng lặng trong sự hãi hùng và đau đớn. Một nguồn sáng của nhân loại vừa vụt tắt. Ở bên kia đại dương, Mỹ-quốc rủ cờ tang. Nhân loại cũng đeo một tang lớn trong lòng. Nhưng cái chết của Thánh có thể như liều thuốc hồi sinh, gây ảnh hưởng diệu kỳ trong cái thế giới đang xâu xé lẫn nhau như lang sói. Những bực chính khách trong tay đang cầm vận mệnh của mấy nghìn triệu sinh linh, các vị dù có tranh đấu cho một lý-tưởng, một chủ-nghĩa nào chăng nữa, thử hỏi có ai đã dám tranh-đấu suốt đời với một lòng nhân như Thánh?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Tranh Đấu Của Gandhi PDF của tác giả Louis Fischer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Tôi Một Trăm Giờ Với Fidel Castro (Fidel Castro)
Một cuốn sách càng đọc càng thấy hay. Đây là cuốn sách đầu tiên tôi đọc về Châu Mỹ La Tinh nên có rất nhiều điều mới mẻ những cũng rất khó khăn để đọc vì tên nhân vật, tên địa danh khó đọc. Chúng ta cầu chúc cho Tổng tư lệnh có sức khỏe tốt để chiến đấu không khoan nhượng với Mỹ và nhiều vấn đề khác mà Cuba đang phải đối phó. Thế giới vẫn đầy rẫy những bất công. Chiến tranh và toàn cầu hóa vẫn diễn ra hàng ngày. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày một gia tăng. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Những nước đang phát triển không ngừng đi vay tiền của những nước giàu. Vấn đề tôn giáo, khủng bố sẽ không ngừng gia tăng. Hiện tượng cá lớn nuốt cá bé vẫn diễn ra hàng ngày. Và một cái đầu không ngừng suy nghĩ đến những vấn đề đó vẫn đang tồn tại ở con người Fidel. Ông quá tự hào về vấn đề y tế, giáo dục ở Cuba. Việt Nam có thể học hỏi được gì chăng?*** Hãy đọc để đối đầu với những kẻ mạnh!*** Tìm mua: Cuộc Đời Tôi Một Trăm Giờ Với Fidel Castro TiKi Lazada Shopee Nếu Cuba sát lách Mỹ thì Việt Nam cũng ngay cạnh Trung Quốc? Nếu trong chiến tranh Fidel phải học nhiều điều từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì sự chiến đấu không khoan nhượng với kẻ mạnh trong thời bình Việt Nam có nhiều lãnh đạo phải học Fidel. Kẻ mạnh ở đây không những là nước lớn mà nó còn bao gồm nhiều vấn đề bất cập đang diễn ra hàng ngày.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Tôi Một Trăm Giờ Với Fidel Castro PDF của tác giả Fidel Castro nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Tình New York (Hà Kin)
"Chuyện Tình New York" là cuốn tự truyện đầu tiên trong giới blogger Việt Nam được in thành sách. Câu chuyện xảy ra tại thành phố New York. Một cô gái có ngoại hình đặc biệt, nếu ở Việt Nam thì cô sẽ bị coi là xấu xí, nhưng khi ở nước ngoài cô lại được đặc biệt quan tâm và coi là "tuyệt đẹp". Đôi mắt si tình của cô đã khiến chàng trai mang trong mình 3 dòng máu Brazil - Phillipines - Nhật Bản "gục ngã" ngay khi hai người chạm mặt nhau lần đầu. Họ lướt qua nhau, nhớ đến nhau và cuối cùng đã tình cờ gặp lại nhau trên một chuyến tàu điện ngầm. Chàng trai quá vội vã và chỉ kịp đưa cô gái một tấm card nhưng cô lại đánh mất. Một hành trình vất vả và ly kỳ để tìm lại anh và nhờ trí thông minh của cô, họ gặp lại nhau vào đúng ngày lễ Valentine. Từ đây, một mối tình rất đẹp nhưng éo le và dữ dội bắt đầu. Kẻ xấu, người tốt, những con người bất hạnh, những điều trớ trêu ập đến liên tiếp..., càng về sau càng nảy sinh nhiều vấn đề và sự kiện ngạc nhiên tới mức khó tin. Câu chuyện nhiều kịch tính và nhiều nút thắt cho tới khi có một nút mở nhẹ nhàng...(Hải Nguyên) Nếu bạn muốn nghe một câu chuyện tình yêu cổ tích, với những tình tiết thật lãng mạn như phim Hàn Quốc và một cái kết đẹp như trong mơ, thì tôi đã không kể cho bạn nghe câu chuyện của mình.Dịu êm, ngọt ngào, thơ mộng, đó là nửa đầu của câu chuyện, và có nhiều người chỉ thích đọc đến đó. Dữ dội, ồn ào, đau khổ, tuyệt vọng và hồi sinh, đó là nửa sau của câu chuyện. Tìm mua: Chuyện Tình New York TiKi Lazada Shopee Khác với những tác phẩm được xuất bản ngoài kia, tôi là một người ngoại đạo, tôi không phải là nhà văn, tôi chưa có tác phẩm văn học nào trong quá khứ để mọi người biết đến. Vậy nên, trong "tác phẩm" của tôi cũng không có những từ ngữ "chuyên nghiệp"; những gì bạn đọc được chỉ là một kiểu "tự truỵên" nhẹ nhàng, có chút ngô nghê của một người thích viết blog.Chuyện tình tôi, giống như bao giờ, giờ xa tít giữa ngàn khơi, mà xanh thắm những cơn mưa lòng tôi... - Tác giả Hà Kin "Thời gian trôi đi lặng lẽ, có mấy cánh chim chao nghiêng bay trôi theo những vạch xám ở cuối đường chân trời. Tôi nhìn ra biển, tưởng tượng một ngọn hải đăng.Biển, cánh chim, những ngọn hải đăng, dòng sông, ông già tật nguyền, tiệm nail, những màu xanh đỏ của nước sơn móng tay óng ánh, chiếc đàn piano, con chó đáng mê mải chạy, Lave, Jess, Billy...Những nơi ấy, những chổ ấy, những khuôn mặt ấy, là những mảnh ghép của một thời ký ức mãnh liệt của đời tôi. Một thời mà có những người đàn ông kỳ lạ và một cô gái tuyệt đẹp, đã rất yêu tôi... và tôi cũng thế..." - Chuyện Tình New York***“Ôi Chúa ơi không, đó là một người phụ nữ tốt, cô ấy giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Và chúng ta nên tha thứ cho những gì cô ấy làm: bởi vì có thể cô ấy không thể chịu đựng nổi mọi việc nữa“. Tôi cảm thấy một cơn đói. Tôi chưa được ăn gì cả, một miếng ở cái party ấy tôi cũng chưa đụng tới. Và nỗi sợ hãi tuyệt vọng dường như đã lay hết chút năng lượng còn lại của cơ thể. Người tôi hoàn toàn rũ ra trong vòng tay của Jess. Tôi không nói được điều gì. nhưng ít nhiều sự ấm áp ấy khiến tôi bớt đi được cảm giác bất an. Tôi bắt đầu thấy Jess hôn lên tóc tôi và lấy tay lau những giọt nước mắt vẫn tuôn chảy, như đang lau cho một đứa trẻ đang hờn dỗi vậy. Sao mà giống Ryan đến thế! Ôi Jess, đây là một Jess hoàn toàn khác: ấm áp dịu dàng. Và tôi ôm lại cậu ấy thấy chiếc áo khoác mỏng của Jess ẩm ướt bởi nước mắt của tôi. Jess bật radio nhè nhẹ, vẫn nhớ, đúng bài One hundred years, bài hát ở đài 100 gì đó, được phát đi phát lại rất nhiều lần trong ngày và tôi đã nghe suốt ngày ở tiệm nail. Tôi cũng từng nghe thấy bài này cùng Ryan trên xe mà… ”Half time goes by Suddenly you re wise Another blink of an eye 67 is gone The sun is getting high We re moving on... ”We re moving on...”, câu hát khiến tự nhiên tôi tỉnh người. Tôi ngôi thắng dậy, ngẩng mặt rồi nói lời cảm ơn đầu tiên. ”Cậu ổn chứ? Tôi xin lỗi“. Jess dịu dàng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Tình New York PDF của tác giả Hà Kin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Đời Tự Kể (Nhiều Tác Giả)
Đọc tập sách để thấu được những nỗi niềm đau đáu khôn nguôi từ những câu chuyện rất nhỏ, rất đời: một lần vục bát cơm vào nồi để giành lấy phần hơn (Từ một lần ăn hỗn)... Đọc để thấy được cái tình thấm đẫm từ những vật vô tri vô giác: gốc sứ truyền đời qua bao hợp tan của tình cha mẹ, nghĩa anh em (Cây bông sứ nhà nội); luồng gió nhẹ từ chiếc quạt mo cau mang theo sức nặng của tình mẹ, lòng con (Chiếc quạt mo)... Và nhiều hơn trong tuyển tập lần này là những tâm sự, những ẩn ức vốn đã được mỗi người tự dìm sâu vào ký ức. Là nỗi đau tinh thần và thể xác suốt một thời thơ ấu (Tuổi thơ khủng khiếp, Thuốc nào cho tôi uống để quên, Mẹ! Con!). Là nỗi ám ảnh mà một đời chưa đủ để vượt thoát (Châm ngọn lửa câm lặng, Nửa ổ bánh mì, Tôi không đi nổi trong thế giới phẳng này)... Nhưng trên hết, các tác giả đều đã thấy nghị lực phi thường của mình để vượt lên số phận và bên cạnh đó là những giọt nước mắt thầm lặng phải chảy ngược vào trong để dành cho người đối diện một nụ cười. Không triết lý sâu xa, không khái quát cao rộng, những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ này luôn cho người đọc một phút lắng đọng để rồi nghe lòng mình mềm ra, rưng rưng hơn mỗi khi gặp một người, vì biết đâu đằng sau nụ cười vô tư lại chẳng là một trời tâm sự. Chuyện đời tự kể không chỉ khiến người trong cuộc thanh thản, nhẹ lòng mà còn khiến người thương người hơn...***Chuyện Đời Tự Kể gồm có: Tìm mua: Chuyện Đời Tự Kể TiKi Lazada Shopee Một nơi để được trang trải tâm hồn...Ông Sáng mùNgày truyền thống của gia đình tôiBài báo đầu đờiNhững ngày mẹ bệnhNgày giẫy mảÔng giáo nghiệp dưChú tôi, một người đặc biệtNgười mẹ chungChiến tranh và nỗi sợ hãiTôi mua xe đạpLinh hồn của mẹTrái lựu đạn nổ chậm“Cuộc trả thù”Bước ngoặt cuộc đời tôiĐức năng thắng sốNhật ký của mẹTôi không bất hiếuGiọt nước mắt giữa đồn công anPhải chi mẹ còn nghe con nói...Nhâm nhi rễ đắngCứ nhìn về phía trướcParis - Sài Gòn cách nhau 6 tiếng...Tuổi thơ bần hànNhững ngày ấy ở quê tôiNghèo cho sạch, rách cho thơmCon gái là con người ta!Con bò đi khám bệnhBa tôiTôi phải sống, tôi đã sốngMột mùa hè đáng nhớPhận làm dâuBài học nhớ đờiMùa sầu riêngThương thay lao động trẻ emNhìn thầy chăm mạHai ngôi mộ trong vườn nhà tôiChị dâu tấm lòng như mẹHột vịt lộn của máBỏ cả cuộc đời trong nồi mắm khoĐừng như nước mắt chảy xuôiTừ một tiết dạy tùy hứngThầy tôiCòn nỗi đau nào nữa không?Không đành lòng bán ruộngTôi cố gắng trở thành một công tố viên giỏiÂn nhânCậu tôiXóa bỏ ước mơ thủy thủCây đờn kìmNhững người xin xuất việnBà già điên ấyDanh sách các bài viết được giải chuyện đời tự kể***Theo lời má tôi kể, lúc ba tôi 15 tuổi, nhà quá nghèo, ông nội đem ba đi ở đợ cho gia đình ông cai tổng làng Vĩnh Gia - một cô thôn hẻo lánh bên bờ kênh Vĩnh Tế để nhận 15 đồng bạc. Ông tôi cho ba tôi đi ở đợ kiểu “bán con” như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố: làm nô lệ cho chủ suốt đời không lương, chỉ được ăn cơm thừa canh cặn. Muốn được thoát thân phải có 15 đồng thối cho chủ! Ban ngày làm lao dịch cho chủ, ban đêm ba tôi lãnh cấy thuê, đánh cá, kiếm tiền dành dụm mười năm ròng rã được 15 đồng tự chuộc thân rồi cưới má tôi lúc ông 25 tuổi. Ba tôi có sức khỏe phi thường nên được mệnh danh là Tiết Nhân Quý. Ông vào rừng “ăn ong” gánh về bốn thùng mật đầy, gấp đôi người khác. Có lần bị bảy tên cướp chặn đường cướp mật, một mình ba tôi đánh tan. Ba tôi sinh cùng thời với bác Ba Phi, những chuyện ông kể lại cho các con nghe là từ bác Ba Phi kể cho ông nghe. Tôi còn nhớ một số chuyện chưa ai biết. Ba má tôi sinh được 15 đứa con, chết bảy hồi còn nhỏ do chữa bệnh bằng bùa chú.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Đời Tự Kể PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.