Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đọc Vị Khách Hàng (Michael Wilkinson)

Cuốn Đọc Vị Khách Hàng sẽ bật mí sự thật đằng sau lĩnh vực mua và bán: mỗi cá nhân là một chủ thể duy nhất, nên sẽ phản ứng với các phương thức bán hàng theo các cách khác nhau.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể điều chỉnh đôi chút phong cách bán hàng và ngay lập tức tăng doanh số tăng lên 10-20%?

Đọc Vị Khách Hàng chỉ ra rằng chỉ có 4 phong cách mua hàng phổ biến. Do đó, khi xác định rõ phong cách mua hàng phù hợp với khách hàng của bạn, hãy thay đổi những thông điệp bán hàng của bạn sao cho phù hợp với phong cách đó, tỷ lệ thành công của bạn chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể.

Tác phẩm được viết dưới dạng những mẩu hội thoại cởi mở và gói gọn trong một số chương ngắn, dễ đọc.

Đọc Vị Khách Hàng mang đến cho bạn những công cụ giúp định hình sở thích mua sắm cũng như biến đổi phương thức tiếp cận khách hàng để phù hợp với từng kiểu khách hàng. Tìm mua: Đọc Vị Khách Hàng TiKi Lazada Shopee

Bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách:

- Các chiến lược nhận dạng phong cách mua hàng chủ yếu.

- Nguyên nhân khiến mỗi nhân viên bán hàng lựa chọn một phong cách bán hàng khác nhau.

- Điều gì nên và không nên thực hiện khi bán hàng theo từng phong cách.

- Những sai lầm điển hình khi nhân viên bán hàng theo những phong cách khác nhau.

- Những dấu hiệu cho thấy bạn đang sử dụng sai phương thức bán hàng.

“Trong suốt sự nghiệp đào tạo về kỹ năng bán hàng, tôi đã dạy học viên trở thành “tư vấn viên về lĩnh vực mua hàng”. Tác phẩm Phong cách Mua hàng có thể giúp nhân viên bán hàng chiếm trọn niềm tin từ phía người tiêu dùng.” - Mike Bosworth, tác giả cuốn Solution Selling.

“Quyển Sách Đáng Đọc - Giống như lời dẫn của sách, khi tôi bắt đầu cầm cuốn sách này lên để đọc thì tôi cũng có quan niệm rằng “chắc lại là một cuốn lan man về các cách thức bán hàng nữa đây”. Nhưng sau đó, tôi không còn thời gian để nghĩ tới dòng suy nghĩ lúc đầu đó nữa. Lý do đơn giản là cuốn sách rất hay, nó dẫn dắt người đọc khá là chi tiết, dễ hiểu, dễ nhớ mà nhờ vào nhịp điệu không quá chậm cũng chẳng quá nhanh của câu từ trong sách mà người đọc cũng không thấy mệt khi đọc.

Thông qua câu chuyện trong cuốn sách, tác giả đã phân tích hầu hết các vấn đề mà người bán hàng gặp phải với khách hàng, từ đó câu chuyện (tác giả) dẫn dắt người đọc suy luận với vốn kiến thức có được khi theo dõi câu chuyện để phát hiện ra những phương án giải quyết vấn đề hay những đáp án mà trước khi đọc cuốn sách thì chẳng ai nghĩ tới.

Đây chắc chắn sẽ là một cuốn sách vô cùng cần thiết dành cho những người làm nghề bán hàng. Không chỉ vậy, đây còn là một cuốn sách hữu ích để cải thiện kỹ năng giao tiếp” - Nguyễn Ngọc Thùy Trang.

“Rất Mãn Nguyện Khi Mua Cuốn Sách Này! - Biết được cuốn này cũng đã lâu nhưng vẫn còn ngại mua, vì sợ nó sẽ chứa nhiều lý thuyết gây nhàm chán, nhưng đọc xong rồi thì thấy vô cùng mãn nguyện. Vì là người nhóm C, mình xin đúc rút thế này:

- Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, không lan man.

- Có đưa ra ví dụ cụ thể, thực tế nên không khô cứng, mắc ngủ.

- Phân tích vấn đề cả chiều rộng và sâu.

- Có kèm theo bảng biểu rõ ràng, để người đọc có thể thực hành, cũng như luyện tập phương pháp” - Lê Huỳnh Trang.

“Đáng Đọc - Khách hàng thì rất nhiều, điều đó cũng có nghĩa là ý kiến rất nhiều.Nên muốn chiều theo hết tất cả các ý kiến của khách hàng thì rất khó.Vì thế, quyển sách đã chia sẻ rất thực tế rất nhiều ý kiến khách hàng.Mình phải tập luyện đoán trước được ý kiến khách hàng thì mới biết cách ứng xử tốt hơn.Sách trình bày ngắn gọn,súc tích,dễ hiểu.Nên đọc kỹ sách và tập luyện thường xuyên thì chắc chắn sẽ đạt được hiểu quả rất tốt.Hy vọng tác giả sẽ cho ra đời nhiều quyển sách hay như thế này” - Nguyễn Thị.

“Tôi Đã Làm Theo Lời Khuyên Của Cuốn Sách - Vốn dĩ công việc của tôi phải tiếp xúc với khách hàng nên phải làm sao để hiểu khách hàng dù chỉ gặp họ 01 lần trong thời gian ngắn cũng có thể hiểu mong muốn và mục đích của họ là điều làm tôi thực sự trăn trở. Cuốn sách này không có nhiều lý thuyết thừa thãi mà đi thẳng vào ví dụ thực tế, rõ ràng khá dễ hiểu. Điều thực sự khiến tôi hứng thú là có thể áp dụng vào ngay công việc của mình với những phương pháp khá thú vị. Chữ đọc vị trong tiêu đề sách đã được giải quyết khá triệt để!” - Phạm Yến.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đọc Vị Khách Hàng PDF của tác giả Michael Wilkinson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Doanh Trực Tuyến
Kinh Doanh Trực TuyếnTrong vài năm trở lại đây, Internet tại Việt Nam đã chứng kiến một sự tăng trưởng nhanh chóng, hơn hầu hết các quốc gia khác trong khu vực, và Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về Internet trên thế giới. Hầu hết người sử dụng Internet tại Việt Nam nằm trong độ tuổi trẻ, từ 15 – 30. Các họat động trực tuyến vô cùng đa dạng, từ nghe nhạc, tán gẫu (chat), đọc tin, gửi email đến chơi game, mua sắm qua mạng (cả sản phẩm thực và sản phẩm ảo)… Có thể nói, Internet đã tác động không nhỏ tới thói quen sinh hoạt, tiêu dùng của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, Internet là một “miếng bánh ngon” mà không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua. Các họat động kinh doanh trực tuyến (e-commerce), tiếp thị trực tuyến (e-marketing) đang có xu hướng chiếm một phần ngân sách lớn trong chiếc lược kinh doanh/marketing của doanh nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các công cụ quảng bá thương hiệu trực tuyến luôn là lựa chọn ưu tiên bởi sự tiếp cận rộng và chi phí thấp.Cuốn sách Kinh doanh trực tuyến sẽ giúp cho những người mới bắt đầu tìm hiểu/thực hành về marketing trực tuyến nắm bắt những công cụ đơn giản nhưng vô cùng hữu ích mà đôi khi giới chuyên gia thường bỏ qua. Cuốn sách sẽ không có những lý thuyết cao siêu, không có những xu hướng tương lai, cũng chẳng đề cập đên tổng quan thị trường. Trong cuốn sách, tác giả đã nêu ra những công cụ/phương pháp quảng bá thương hiêu trực tuyến hết sức cơ bản mà bất kỳ marketer nào cũng phải nắm được: cách thức nghiên cứu thị trường trực tuyến, quản lý thông tin khách hàng trong môi trường internet, ứng dụng bán hàng trên facebook, cách sử dụng những công cụ của Google (Google Analytics, Google Plus, chiến lược từ khóa trên Google Adwords…). Nguyễn Đặng Tuấn Minh còn phân tích 1 số trường hợp thành công điển hình, trong đó chị chỉ rõ quá trình thực hiện chiến dịch của nhãn hiệu và nguyên nhân thành công, để cho người đọc có thể tưởng tượng rõ hơn về những lý thuyết bên trên. Những phụ lục cuối sách sẽ giúp bạn tra cứu những địa chỉ website điển hình tại Việt Nam và trên thế giới, những lưu ý khi bạn giao dịch trực tuyến cũng như giải thích 1 số thuật ngữ trong lĩnh vực e-marketing/e-commerce. Khi hiểu được những công cụ cơ bản này, bạn sẽ bước những bước đi vững chãi trên con đường chinh phục thị trường online – nơi mà có quá nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rủi ro và khó khăn.
Triết Giang Thương Đạo
Triết Giang Thương ĐạoVì sao ở đâu có thị trường, ở đó có người Triết Giang? Vì sao mà trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc, doanh nghiệp của Triết Giang thường đứng hàng đầu? Vì sao trên danh sách xếp loại Forbes, người Triết Giang thường chiếm số đông? Thương nhân Triết Giang với tư cách là một tập thể doanh nhân, không chỉ tạo ra nhiều của cải, mà còn tạo ra cho giới thương nhân một triết học đáng học về thương mại. Kinh doanh nên học thương nhân Triết Giang, điểm ưu việt lớn nhất của thương nhân Triết Giang là tinh thần vươn lên.Khi nói về kinh nghiệm thành công, các thương gia Triết Giang đã dùng bốn câu khái quát tâm đắc– Kinh doanh thành thật, không đầu cơ trục lợi, du là làm ăn với những người hợp tác với mình, hay các hộ kinh doanh cá thể, thậm chí dân tộc quốc gia khác.– Lấy việc quan hệ giữa con người làm nền tảng cơ bản, đối nội đối ngoại đều tỏ ra thân thiện tốt đẹp.– Không viển vông, phải đứng trên thực tế.– Không ngừng sáng tạo, việc đầu tiên là sáng tạo, bởi vì có rất nhiều việc bạn cần nghĩ thấu đáo.– “Triết Giang là nơi các nhà kinh doanh có tinh thần rực lửa, thương nhân Triết Giang thông minh chịu khó, dám mạo hiểm, dám vì người trước, đáng kính phục”. – Nhà kinh tế học Ngô Kính Liên.– “Tạo ra cơ hội nơi không có cơ hội, nắm được cơ hội ở nơi có cơ hội thương nhân Triết Giang đến Bắc Kinh là để nắm cơ hội, tư duy của họ thường nhanh gấp rưỡi người thường”. – Nhà kinh tế học, Giáo sư đại học Bắc Kinh, Trương Vi Nghênh.– “Người Triết Giang có tham vọng tự sáng tạo, tự phát triểnn mạnh mẽ, có ý thức về sản phẩm kinh tế và khả năng thương mại truyền thống thâm hậu, thất bại trăm lần cũng không nản, tự cường không nghỉ, nhờ tinh thần này, tế bào kinh tế của người Triết Giang không ngừng biến đổi, phát triển, trình độ không ngừng nâng cao, trở thành những nhà kinh doanh trứ danh trong ngoài nước”. – Nhà kinh tế học Lý Hưng Sơn.– “Ý thức kinh tế của người Triết Giang thấm vào tận xương tuỷ, dù là người trẻ tuổi bán rau ở chợ rau, cũng không coi bản thân là người buôn bán nhỏ mưu sinh hàng ngày. Họ coi mình đang làm kinh tế, đang làm giám đốc, họ thậm chí có cả danh thiếp”. – Nhà kinh tế học Lưu Học Lương– “Điểm mấu chốt để doanh nghiệp Triết Giang thành công là người Triết Giang có một thứ tư chất kinh doanh. Triết Giang không có tài nguyên thiên nhiên tốt, cũng không có nguồn đầu tư quy mô lớn từ ngoài vào, mô hình hộ cá thể đem lại cho người Triết Giang cơ hội kinh doanh cao hơn người Đại lục thông thường đến hàng chục lần. Người Triết Giang được rèn luyện trong mội trường này, tích luỹ tư bản rất nhanh, việc này khiến thương nhân Triết Giang từ quang niệm đến hành vi đều đi trước người khác”
Linh Hồn Của Quảng Cáo
Linh Hồn Của Quảng Cáo“Concept – ý tưởng lớn” là khái niệm trung tâm vận hành doanh nghiệp, thị trường và sản phẩm; và chúng ta cần toàn bộ cảm tính và lý tính để tạo ra nó. “Nó không chỉ dừng lại ở ý nghĩa là khái niệm và ý tưởng, mà còn là “các đề xuất ra giá trị quan mới mà thời đại yêu cầu, và sẽ trở thành đường lối chỉ đạo của tất cả các hành động”.Có thể nói tạo ra khái niệm trung tâm này là “công việc mang tính sáng tạo” cực độ. Bởi đó là công việc mà ta vừa phải có hiểu biết về những chiến lược tổng thể bằng cách thu thập thông tin, phân tích, tưởng tượng, đặt giả thuyết, vừa phải diễn giải ra bằng từ ngữ. Thêm nữa, cùng với việc tạo ra cách suy nghĩ mang tính trung tâm – nền tảng cho toàn thể hành động – “concept – ý tưởng lớn” còn phải “tạo ra đặc điểm nhận dạng kết nối với tương lai”. Người ta nói “Ý tưởng lớn là chiếc la bàn (kim chỉ nam)”, vì thế những doanh nghiệp không có ý tưởng lớn giống như là bị ép buộc đi biển mà không có la bàn trong tay. Bởi vì “tạo ra các ý tưởng lớn” chính là việc tạo ra đường lối chỉ đạo cho toàn bộ hành động.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sách nói về phương pháp sáng tạo ý tưởng lớn. Tuy nhiên cuốn sách này – Linh hồn của quảng cáo – đi theo một lối tiếp cận rất đặc biệt, tác giả coi việc tạo ra các ý tưởng lớn là cốt lõi của mọi sự vật, giống như tạo ra xương sống cho con người. Vì thế, trong cuốn sách tác giả đưa ra nhiều vấn đề liên quan đến việc tạo ra các ý tưởng lớn và đưa ra các câu trả lời rõ ràng, dễ hiểu cho độc giả như Tại sao bây giờ lại nhất định phải có ý tưởng lớn, Ý tưởng lớn là gì, Làm thế nào để tạo ra ý tưởng lớn, ngôn từ hóa các ý tưởng lớn trong đầu như thế nào và làm sao để biến việc đưa ra ý tưởng lớn trở thành một kỹ năng thuần thục của mình. Cùng với 86 lời gợi ý và ví dụ, độc giả sẽ hiểu rõ hơn về cách tạo ra các ý tưởng lớn cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm, bài học từ các thương hiệu lớn mà tác giả đã sử dụng để làm dẫn chứng phân tích.Cách tư duy, lối lập luận của một tác giả Nhật Bản khá logic và liền mạch, sẽ đem lại cho những người làm trong ngành quảng cáo nhiều bài học, cũng như đem lại cho tất cả mọi người những góc nhìn, cách thức để làm việc sáng tạo hơn, dù là bạn làm trong bất cứ ngành nghề nào.“Đời người vui thích với việc sáng tạo ra ý tưởng lớn là tuyệt vời nhất.” – Nobuyuki Takahashi
Sát Thủ Khác Biệt Hóa
Sát Thủ Khác Biệt HóaThương hiệu luôn là vấn đề lớn đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh tại thị trường trong nước. Điều này càng quan trọng hơn khi các doanh nghiệp muốn vươn ra sân chơi quốc tế. Làm thế nào để khách hàng vui vẻ chọn mua sản phẩm của mình, đó là câu hỏi mà mọi doanh nghiệp đều trăn trở.“Sát thủ Khác biệt hóa” đưa ra các giải pháp khả thi nhất cho vấn đề trên. Với 13 chiến lược phát triển thương hiệu thông qua khác biệt hóa, cùng các tình huống minh họa sống động đúc kết từ thực tế kinh doanh, đây có thể được xem là bộ cẩm nang dành cho mọi doanh nghiệp. Nội dung chính của cuốn sách được đặt trong bối cảnh thị trường Singapore (có nhiều nét tương đồng với thị trường Việt Nam) với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy giá trị thực tiễn của nó càng đáng kể hơn.Xây dựng thương hiệu thông qua khác biệt hóa là một công tác đòi hỏi sự nhất quán và truyền thông liên tục trong dài hạn. Đây cũng là nhiệm vụ của tất cả mọi thành viên trong một doanh nghiệp, chứ không của riêng người lãnh đạo hay bộ phận Marketing, PR. Để xây dựng thương hiệu thành công, doanh nghiệp phải tập trung tối đa vào ý tưởng khác biệt hóa mà mình đã chọn, điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải chấp nhận hy sinh các mục tiêu khác. Những thông điệp trên đây được truyền tải xuyên suốt 13 chiến lược khác biệt hóa mà Jacky Tai và Wilson Chew đã đề cử trong cuốn sách này.Không chỉ dừng lại ở đó, các tác giả còn tranh thủ giới thiệu những nét đặc trưng tích cực của văn hóa kinh doanh Singapore, qua đó khéo léo tôn vinh những thương hiệu của đảo quốc này. Cuốn sách chính là công cụ quảng bá hữu hiệu cho thương hiệu quốc gia Singapore. Đây cũng có thể được xem là một ý tưởng dành cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn góp công sức vào việc định vị và xây dựng thương hiệu Việt trên thương trường quốc tế.Nguyễn Phúc Hoàng*** LỜI TÁC GIẢTrong vòng 3 năm nay, chúng tôi đã trao đổi tại nhiều chuyên đề, hội thảo và diễn đàn xây dựng thương hiệu. Chúng tôi cũng từng tổ chức nhiều hội nghị về lĩnh vực này cho nhiều công ty Singapore. Một trong những nội dung mà chúng tôi thường nhắc đến là 10 nguyên tắc xây dựng thương hiệu mà tất cả các thương hiệu mạnh đều dựa vào đó để phát triển, bất kể đó là thương hiệu tầm cỡ trong nước, trong khu vực hay toàn cầu. Chúng tôi đã nhiều lần được hỏi rằng: có hay không những nguyên tắc riêng dành cho các doanh nghiệp nhỏ, bởi vì phần nhiều những công ty của Singapore mà chúng tôi đã đến nói chuyện đều có quy mô vừa và nhỏ. Câu hỏi này thường thấy vì ngay khi các chủ doanh nghiệp nhỏ nhìn thấy những thương hiệu lớn mà chúng tôi đưa ra trong những tình huống minh họa cho các nguyên tắc xây dựng thương hiệu, họ đưa mắt nhìn đờ đẫn, há to miệng kinh ngạc và suy nghĩ: “Ra thế, nhưng những nguyên tắc này chỉ áp dụng cho các thương hiệu lớn. Thương hiệu của tôi bé nhỏ quá, không thể dùng được mấy điều này”.Tới đây thì chúng tôi có hai tin cho các bạn: một tốt và một xấu. Tin xấu là không có nguyên tắc riêng biệt nào trong xây dựng thương hiệu dành cho doanh nghiệp nhỏ. Đơn giản là vì bạn nhỏ bé nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được đối xử “đặc biệt”. Còn tin tốt là những nguyên tắc xây dựng thương hiệu cũng giống như toán học: một cộng một bằng hai. Chúng có thể được dùng cho tất cả, cho doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp phương Tây và Á Đông, cho giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với khách hàng (B2C). Và hơn nữa những nguyên tắc đã làm nên những thương hiệu lớn ngày nay cũng có thể giúp cho sự phát triển doanh nghiệp của bạn.Đã đến lúc thức tỉnh và làm gì đó cho thương hiệu của bạnNếu như bạn vẫn cho rằng những nguyên tắc xây dựng thương hiệu không thể ứng dụng trong doanh nghiệp nhỏ của mình, chúng tôi đề nghị bạn cần thay đổi triệt để quan điểm đó bởi vì nó sẽ không giúp cho thương hiệu của bạn đi lên. Bạn chắc chắn có thể áp dụng những nguyên tắc này, và sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc thấu hiểu và ứng dụng các nguyên tắc đó. Vì vậy, đã đến lúc bạn cần nhìn lên để xem những thương hiệu lớn ngày nay như thế nào. Khi xem xét sâu hơn vào quá trình lịch sử, vào những khởi đầu khiêm tốn của họ, chúng tôi chắc chắn rằng bạn sẽ khám phá ra một thực tế giản đơn: mỗi thương hiệu lớn và thành công ngày này đều khởi nguồn từ một xuất phát điểm nhỏ bé và đầy chật vật. Không có gì quá khác biệt với doanh nghiệp của bạn hiện nay, và trong nhiều trường hợp họ còn yếu thế hơn những gì bạn đang có.Theo bình chọn hàng năm của BusinessWeek số ra ngày 6 tháng 8 năm 2007 cho “100 thương hiệu hàng đầu” thì Coca-Cola, Microsoft, IBM, General Electric, Nokia, Toyota, Intel, McDonalds, Disney và Mercedes Benz là 10 thương hiệu có giá nhất thế giới. Tất cả những công ty này đều đã từng là công ty nhỏ, và cũng từng phải tranh đấu vất vả trên thị trường. Nhưng họ đã không loay hoay tìm kiếm những bậc thầy về thương hiệu để hỏi rằng: liệu có hay không những nguyên tắc xây dựng thương hiệu dành cho những doanh nghiệp nhỏ như họ. Họ tự tìm kiếm – và đã tìm thấy – những chiến lược giúp họ chuyển đổi từ nhỏ thành lớn, với những thương hiệu hàng đầu thế giới và kiên định áp dụng những chiến lược này. Đó là lý do tại sao họ thành công.Nếu các công ty này đã theo đuổi một số nguyên tắc xây dựng thương hiệu dành cho doanh nghiệp nhỏ, chúng tôi tin chắc rằng họ đã không thể tăng trưởng lên một tầm cao như ngày nay. Hãy cùng suy nghĩ về điều này. Nếu như có những nguyên tắc xây dựng thương hiệu dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ, tức là những nguyên tắc được tạo ra dành cho mức quy mô này và chúng được phát triển theo giả định rằng những doanh nghiệp nhỏ sẽ dùng đến chúng. Điều đó có nghĩa là gì nhỉ? Có nghĩa là nếu như bạn muốn vào cuộc chơi theo những nguyên tắc đó thì bạn vẫn mãi sẽ chỉ là doanh nghiệp nhỏ mà thôi. Trong khi bạn không muốn vậy, bạn muốn những nguyên tắc được thiết lập để giúp chuyển đổi doanh nghiệp nhỏ của bạn thành một thương hiệu lớn.Không phải tất cả mọi doanh nghiệp đều đạt tầm cỡ toàn cầu. Thực chất của vấn đề này là phần nhiều trong số các doanh nghiệp của chúng ta sẽ vẫn là tương đối nhỏ, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn có thể thua cuộc. Nhưng nếu bạn nắm bắt được những nguyên tắc xây dựng thương hiệu và sử dụng được chúng, bạn sẽ đem về cho doanh nghiệp của mình một cơ hội tốt để tồn tại được sau thử thách của thời gian và cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ. Rồi bạn sẽ có thể hy vọng rằng doanh nghiệp nhỏ bé của mình sẽ trở thành hạng vừa vào ngày mai. Và khi bạn đã là doanh nghiệp cỡ vừa thì ai mà biết chuyện gì có thể diễn ra sau đó? Mỗi bước đi trong từng thời điểm, làm những việc đúng và làm đúng những việc cần làm.Ai muốn trở thành triệu phú?Nếu bạn muốn trở thành triệu phú, bạn cần ganh đua với những nhà triệu phú. Nhưng bạn cũng nên cố gắng thực hiện những điều mà những triệu phú đó đã từng làm trước khi họ thành công. Nếu bạn chỉ bắt chước theo những gì mà một triệu phú thường làm sau khi họ đã thành công – chẳng hạn như sống trong các ngôi nhà sang trọng, đi xe hơi hào nhoáng, thưởng thức tại các nhà hàng cao cấp và dùng các nhãn hàng thời trang đắt tiền – bạn sẽ phá sản ngay lập tức. Đó là lẽ đương nhiên! Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy điều này.Đối với việc kinh doanh của bạn cũng vậy. Nếu muốn có một nhãn hiệu thành công, bạn cần xem xét những gì mà các thương hiệu thành công khác đã từng làm trước khi họ đạt đỉnh cao. Bạn cần nghiên cứu những nguyên tắc mà họ đã thực hiện, chứ không phải những gì hiện đang được triển khai bởi vì có thể họ đã quên và bỏ qua những gì đã giúp họ đi từ những bước đầu để đến thành công. Khi các thương hiệu đã lớn mạnh và thành công, chúng thường có xu hướng bị doanh nghiệp lãng quên. Họ sẽ bỏ qua các nguyên tắc xây dựng thương hiệu, cho đến khi nào họ gặp khó khăn và lại phải quay về những bước căn bản ban đầu.Một minh họa tuyệt vời cho doanh nghiệp đã thực hiện hầu hết các hoạt động đơn lẻ đều đúng đắn là Xerox. Tuy thế, khi đã thành công thì thương hiệu này lại vi phạm hầu hết các nguyên tắc và bắt đầu mở rộng thương hiệu với các dòng sản phẩm là máy vi tính, máy fax, máy scan, máy in laser và nhiều thứ khác. Xerox có tiềm lực tài chính mạnh (họ đã đổ 10 tỷ US$ cho những sản phẩm mới này) và nắm vững công nghệ (trung tâm nghiên cứu Palo Alto của họ đã rất nổi tiếng với những cải tiến sắc sảo như máy in laser, con chuột cho máy tính và giao diện đồ họa cho người dùng đã tạo cảm hứng cho giao diện máy tính nổi danh của Apple), nhưng vấn đề lại ở chỗ họ đã quên mất các nguyên tắc của thương hiệu. Những cuộc phiêu lưu của Xerox đã thảm bại sau đó.Không nên theo những bước đi của Xerox sau khi họ đã thành công, mà cần thực hiện như những gì họ làm trước đó. Những gì chúng tôi cố gắng trình bày ở đây là để khi bạn thấy một trong những thương hiệu lớn được dùng làm tình huống minh họa thì xin đừng chán ngán. Thường thì chúng tôi chỉ nỗ lực trình bày những thương hiệu này đã biến đổi từ tên của công ty thành ra những cái tên quen thuộc như thế nào, chứ không phải là những gì các thương hiệu này đang làm ở đỉnh cao “phong độ”.Những nguyên tắc xây dựng thương hiệuNhư đã đề cập ở phần trên, có 10 nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng thương hiệu. Chúng tôi đã chi tiết hơn về nội dung này trong quyển sách xuất bản trước đây – Chuyển đổi doanh nghiệp thành thương hiệu, nhưng tại đây chúng tôi sẽ tóm lược lại ngắn gọn bởi vì một số nguyên tắc thực sự đã làm nền tảng cho tác phẩm mới này.Nguyên tắc số 1 – Nhận thức là sự thậtXây dựng thương hiệu diễn ra trong tâm trí của khách hàng chứ không phải trong thế giới thực. Và bất cứ điều gì là đúng trong tâm trí khách hàng thì đó sẽ là chân lý. Bạn có thể không đồng tình, nhưng vậy đó: NHẬN THỨC LÀ SỰ THẬT. Xây dựng thương hiệu là cuộc chiến (mặc dù sẽ không có tổn thất) để tìm ra người có thể tạo ra nhận thức tốt hơn, chứ không phải là cuộc chiến để xem ai sản xuất ra sản phẩm tốt hơn.Nguyên tắc số 2 – Vận may dành cho người dẫn đầuLàm người dẫn đầu tốt hơn là người vượt trội hơn. Là người dẫn đầu chưa đảm bảo để thành công, nhưng lại rất quan trọng vì điều đó cho bạn cơ sở để thiết lập thương hiệu trong tâm trí khách hàng trước khi những đối thủ khác gây rắc rối khi họ phô trương tên tuổi. Nếu không khai thác cơ sở này, bạn sẽ đánh mất lợi thế của người dẫn đầu.Nguyên tắc số 3 – Sáng tạo ra một lĩnh vực mớiNếu không phải là một nhãn hiệu đầu tiên hoặc thứ hai trên thị trường, bạn vẫn còn cơ hội để xuất hiện trước trong tâm trí khách hàng nếu bạn có thể sáng tạo ra một loại lĩnh vực mới. Bạn cần tích cực phát triển nó. Khi lĩnh vực mới này đã đi lên thì thương hiệu của bạn cũng có thể đi theo chiều hướng của lĩnh vực đó. Và cũng vì bạn đã phát triển loại hình mới này mà một cách tự nhiên, bạn sẽ được xem là thương hiệu hàng đầu.Nguyên tắc số 4 – Tập trungKhi đã tập trung, bạn có thể làm cho thương hiệu của mình mạnh nhất có thể và gắn liền với một điều gì đó trong tâm trí khách hàng. Nhưng điều này đòi hỏi phải hy sinh. Một thương hiệu được tập trung là thương hiệu được điều phối bởi cách đánh giá là “số 1” trong khía cạnh nào đó. Thương hiệu này sẵn sàng từ bỏ 9 trong số 10 điều có thể thực hiện, chỉ để trở thành tốt nhất trong một yếu tố riêng biệt. Tuy nhiên, những thương hiệu tập trung có xu hướng đem lại lợi nhuận trong dài hạn hơn là so với những thương hiệu đa chủng loại.Nguyên tắc số 5 – Khác biệt hóa hoặc bán giá rẻKhông thể xây dựng một thương hiệu mạnh mà không có khác biệt hóa. Nếu khách hàng của bạn không thể nhận thức một sự khác biệt nào giữa bạn và các đối thủ cạnh tranh, họ sẽ mua sản phẩm của bất cứ ai có giá rẻ hơn, và có thể đó không phải là sản phẩm của bạn. Nếu không khác biệt hóa, bạn có thể cạnh tranh bằng giá cả, và bạn sẽ nhận ra rằng thật khó để duy trì lợi thế giá cả trong dài hạn.Nguyên tắc số 6 – Dùng quan hệ công chúng (PR) để xây dựng thương hiệu, dùng quảng cáo để duy trì nóQuảng cáo là những gì bạn tự nói về mình, và dĩ nhiên là bạn sẽ nói những gì tốt đẹp. Do đó quảng cáo thiếu tính tin cậy. Quan hệ cộng đồng là những gì mà truyền thông đại chúng nói về bạn, và vì truyền thông là bên thứ ba nên những gì họ nói có vẻ như thật hơn. PR có độ tin cậy mà quảng cáo thiếu sót, nhưng quảng cáo lại rất cần để duy trì thương hiệu sau khi nó đã được thiết lập.Nguyên tắc số 7 – Tìm một cái tên hayViệc kinh doanh sẽ khó khăn khi sản phẩm của bạn không gắn liền với một thương hiệu mang ấn tượng khó quên. Với cái tên xấu thì cuộc chơi của bạn đã thua một nửa, vì vậy bạn cần nỗ lực để chắc chắn rằng mình đã có một thương hiệu độc đáo, đơn giản và dễ nhớ. Hơn nữa, trong dài hạn thì thương hiệu của bạn sẽ chẳng là gì vượt trội hơn danh tiếng, bởi vì những ý tưởng tuyệt vời hiện bạn đang có rất có thể, và sẽ bị sao chép từ các đối thủ cạnh tranh. Chỉ có danh tiếng của bạn mới vẫn là sự khác biệt.Nguyên tắc số 8 – Hãy kiên địnhChẳng ai thích thể hiện mình với nhiều tính cách khác nhau, ngoại trừ những người được xem là “thất thường”. Cũng với cách đánh giá này mà có thể suy ra rằng không ai muốn những nhãn hiệu “thất thường” như vậy. Đó là lý do tại sao thương hiệu của bạn cần phải được tuyệt đối nhất quán trong cách hành xử. Nếu nó tùy tiện, khách hàng sẽ bối rối và chuyển sang phía khác.Nguyên tắc số 9 – Tạo ra đối thủ, chứ không phải đồng minhĐể xây dựng một thương hiệu mạnh, bạn cần đưa ra lý do để nó tồn tại và thuyết minh tại sao nó xứng đáng tồn tại. Vì thế bạn cần tạo ra đối thủ cho mình. Khi bạn có những đối thủ mạnh để đấu tranh, đối thủ đó sẽ cho thương hiệu của bạn những nguyên cớ để nó được thế giới công nhận. Và đối thủ đó không nhất thiết là một thương hiệu khác, mà có thể là bất cứ gì: từ tình trạng kẹt xe, đến ô nhiễm môi trường hoặc sự đói nghèo chẳng hạn.Nguyên tắc số 10 – Biết rõ khi nào có thể thiết lập một thương hiệu thứ haiThương hiệu của bạn sẽ không thể đại diện cho tất cả. Khi có thời cơ để doanh nghiệp của bạn có thể tham gia vào một loại hình mới, hãy thiết lập một thương hiệu thứ hai thay vì mở rộng dòng sản phẩm ban đầu và làm mờ nhạt những gì mà thương hiệu đầu này đã gắn kết được. Tuy nhiên, chỉ nên thiết lập một thương hiệu mới khi thương hiệu hiện có của bạn đã là tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực của nó. Nếu bạn đang chật vật để gia tăng doanh thu trong lĩnh vực mà bạn thông thạo, đâu sẽ là cơ hội cho bạn trong lĩnh vực mà bạn chưa hiểu biết gì?Và nguyên tắc quan trọng nhất là…Nguyên tắc số 5 – Khác biệt hóa hoặc bán giá rẻ. Đây là nguyên tắc quan trọng đến mức mà chúng tôi đã quyết định viết một cuốn sách với toàn bộ nội dung tập trung vào đây. Từ khi xuất bản cuốn Chuyển đổi doanh nghiệp thành thương hiệu vào đầu năm 2007, chúng tôi đã phát triển 13 chiến lược khác biệt hóa. Chúng tạo nên phần xương sống cho tất cả các dự án thương hiệu mà chúng tôi đảm trách. Mục đích của bất cứ công tác xây dựng thương hiệu nào cũng là phát triển một thương hiệu có sự khác biệt. Nếu bạn không có sự khác biệt, bạn sẽ khó có thể chuyển tải thương hiệu của mình vào tâm trí của khách hàng. Trong xây dựng thương hiệu thì “cách lòng là xa mặt” (out of mind is out of sight). Và chúng tôi không phải nói thêm với các bạn về kết cục của việc “xa mặt” nữa.Khác biệt hóa là điểm mấu chốt quan trọng nhất, mặc dù nó không phải là công tác duy nhất mà chúng tôi thực hiện trong quá trình thực hiện dự án cho thương hiệu. Nếu không có khác biệt hóa, mọi thứ bạn làm đều thất bại tan tành và bạn không thể có một thương hiệu mạnh và bền vững. Phương trình thật giản đơn: nếu khách hàng không thể nhận thấy nét khác biệt giữa thương hiệu của bạn và của đối thủ cạnh tranh, họ sẽ mua sản phẩm từ nhà cung cấp có giá thấp nhất. Nếu bạn không thực hiện khác biệt hóa trong khi các đối thủ thực hiện, bức tranh sẽ còn ảm đạm hơn nhiều. Nếu bạn không có sự khác biệt và cũng không thể cạnh tranh bằng giá cả, chúng tôi cho rằng thương hiệu của bạn sẽ đến ngày tận thế.Khác biệt hóa là một chủ đề quan trọng, nhưng hiện nay chưa có nhiều sách đề cập đến việc làm thế nào mà bạn có thể thực hiện khác biệt hóa. Chỉ có những cuốn nói về tầm quan trọng của khác biệt hóa, nhưng chúng tôi lại cần một cuốn trình bày việc làm thế nào để có sự khác biệt. Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi cũng phát hiện ra rằng hiện nay không có nhiều nhà tư vấn am hiểu về vấn đề này. Đây là một nhận định khá táo bạo, nhưng bạn có thể kiểm tra xung quanh và tự đưa ra nhận định của riêng mình. Có lẽ bạn đã nghe nhiều người nói về tầm quan trọng của khác biệt hóa, nhưng khi hỏi họ làm thế nào để có sự khác biệt mang ý nghĩa thiết thực thì chưa chắc bạn đã nhận được câu trả lời cụ thể.Đây là lý do tại sao chúng tôi quyết định viết cuốn sách này. Mục đích của cuốn sách là trình bày từng bước cách làm thế nào để sáng tạo ra sự khác biệt hóa thực sự cho thương hiệu của bạn và các đối thủ cạnh tranh không thể lấy đi sự khác biệt này. Điểm nhấn ở đây là từ “thực sự”. Có nhiều thương hiệu cũng “khác người” chỉ để cho có khác biệt. Chúng tôi đã thường xuyên lưu ý các công ty rằng họ phải khác biệt hóa với những tư tưởng hay chứ không phải những ý kiến kém thông minh, bởi vì khác biệt hóa với các ý tưởng không liên quan gì đến thị trường hoặc khách hàng là điều dại dột và chúng tôi không tán thành. Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra đâu là một ý tưởng khác biệt hóa “củ chuối” và có thể dẫn dắt thương hiệu của mình vượt qua cái bẫy này.Nào, bây giờ bạn hãy ngồi xuống, thư giãn một chút và thưởng thức hành trình của chúng tôi. Xin cam đoan rằng khi đến cuối chặng đường, bạn sẽ nắm bắt được khá tốt những phương thức để khác biệt hóa thương hiệu của mình so với đối thủ cạnh tranh – hoặc ít nhất thì bạn cũng có những ý tưởng mang tính hệ thống để khởi đầu và tránh được những “trái mìn” gài dọc đường đi.