Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sói Già Phố Wall (Jordan Belfort)

Sói già Phố Wall là cuốn tự truyện của Jordan Belfort - một huyền thoại trong ngành môi giới chứng khoán trên sàn phố Wall. Tác phẩm kể về quá trình phất lên của Jordan nói riêng, cũng như nội tình cuộc đại khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ nói chung.

Được mọi người gọi với nhiều biệt danh, trong đó, cái tên Sói Già Phố Wall là hợp với Jordan hơn cả - một con sói tối thượng đội lốt cừu non. Ngoại hình và cách hành xử của anh ta trông giống như một đứa trẻ nhưng thực chất, anh ta đâu có trẻ con. Anh ta là một thằng đàn ông ba mươi mốt tuổi nhưng già đời như một lão sáu mươi, "sống theo thang tuổi của loài chó" - một năm bằng bảy năm tuổi người.Vừa tốt nghiệp đại học, bước vào khởi nghiệp, Jordan Belford đã gặp ngay thất bại đầu đời trên phố Wall, bởi anh ta mới chỉ là “cừu non” giữa bao “sói già” khác vây quanh. Chàng trai có cặp mắt xanh, cái miệng dẻo quẹo, cao chỉ tầm một thước bảy chẳng còn cách nào khác, phải chuyển hướng để kiếm việc. Anh ta tìm đến một công ty bé xíu để thử vận may.

Chính nơi làm việc vô danh tiểu tốt này đã nhanh chóng trở thành “vườn ươm” cho tài năng bán hàng và môi giới của anh chàng Jordan Belford hiếu thắng, nhanh nhẹn, nhiều mưu lược. Cũng từ đây, gã trùm tài chính tương lai dần thọc tay vào nhiều ngõ ngách của thế giới phù hoa, hào nhoáng, gia nhập đội ngũ “buôn tiền” khét tiếng, từng bước khuynh đảo thị tường chứng khoán phố Wall.Sớm trở nên giàu có sau những vụ IPO nổi đình đám, nâng giá cổ phiếu từ “rác” trở thành “vàng”, đại gia Jordan Belford đã vượt mặt những tay trùm từng một thời vênh váo, biết chống chịu với những cơn stress trong cái nghề đầy áp lực. Với rất nhiều mánh lới trong kinh doanh, Sói Già đã trở thành triệu phú thị trường chứng khoán ở tuổi hai mươi sáu, bị kết án ở cấp liên bang năm ba mươi sáu tuổi. Anh ta tiệc tùng như một ngôi sao nhạc rock, sống như một ông hoàng và bước qua mọi thăng trầm của đời mình như một biểu tượng của các doanh nhân nước Mỹ. Từ một cậu bé bán kem dạo trong những kỳ nghỉ hè ở Italia, Jordan trở thành người có thể kiếm hàng triệu đô trong phút chốc bằng những mánh lới xoay đủ chiều, có khi còn lợi dụng cả những người thân bên mình. Anh ta cũng sớm học được cách nốc rượu thay nước lọc, chơi cocain, bao gái, và tiệc tùng lõa thể thâu đêm suốt sáng. Là con “sói già” vô cùng tỉnh táo trên thương trường, nhưng trong đời riêng, không ít lần hắn rơi vào cảm giác vô thức. Trong cuộc đời Jordan Belford, dẫu từng có bao gái đẹp vây quanh, nhưng kết cục vẫn là “từng người tình đã bỏ ta đi”.

Sói Già cũng có gia đình. Ly hôn với người vợ đầu - người đã gắn bó khăng khít với anh ta khi còn hàn vi, Jordan cưới ngay một cô gái làm người mẫu quảng cáo cho một hãng bia bởi vẻ đẹp hớp hồn của cô ta. Họ cùng hai đứa con xinh xắn chung sống trong một ngôi nhà đồ sộ, đội ngũ người hầu hai hai người làm việc toàn thời gian, hai vệ sĩ tận tụy cũng những chiếc camera lắp đặt ở mọi nơi, tất cả những đồ vật trong nhà, cho dù những thứ nhỏ nhặt, đều được mua với giá ít nhất là vài nghìn đô la.

Những phi vụ tài chính của Sói Già trót lọt trong cả chục năm trời. Cuối cùng, sau hơn năm năm kể từ lúc bị Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái truy tố, Jordan mới thật sự phải vào tù - chịu án hai mươi hai tháng tại một trại giam cấp liên bang. Gia đình anh ta cũng đổ vỡ khi người vợ xinh đẹp quyết định ly hôn. Tìm mua: Sói Già Phố Wall TiKi Lazada Shopee

Sói già phố Wall không đơn thuần là một cuốn hồi ký. Nó giống như một lời cảnh báo của Jordan Belfort về ngành tài chính, chứng khoán phố Wall, sự tham lam của các nhà đầu cơ, những nguy hiểm tiềm tang trên con đường danh vọng. Trong cuốn sách này, ông cũng đã trực tiếp nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ của chính mình, từ đó thẳng thắn lên án và vạch trần lối sống xa hoa vô độ, dâm dục của một bộ phận lớn tư bản Mỹ.

"Những gì tôi thật lòng mong muốn là cuộc đời tôi sẽ trở thành câu chuyện cảnh báo cho cả những người giàu có và nghèo hèn; cho bất kỳ ai đang sống trong cảnh cơm bưng nước rót; hoặc người nào đang tính chuyện chớp lấy vận may và bạc đãi món quà ấy của Chúa; cho cả những ai quyết định đi vào ngõ tối của quyền lực và sống một cuộc sống trụy lạc sa đọa. Và cho bất kỳ ai nghĩ rằng chẳng có gì đáng nói khi bị xem là Sói già Phố Wall.” (Trích lời Jordan Belfort)

***

Tại sao Jordan Belfort được gọi là “sói già phố Wall” trên thị trường chứng khoán??

1. Tại sao gọi là “Sói già phố Wall”?

Sói già phố Wall Jordan Belfort - Thiên tài bán hàng bẩm sinh được sinh ra vào ngày 9 tháng 7năm 1962 ở vùng Bronx thuộc thành phố New York, và lớn lên ở Bayside, Queens, Mỹ trong một gia đình Do Thái Mỹ bởi Leah và Max Belfort.

Ông đã bộc lộ khả năng kinh doanh từ năm 16 tuổi. Vào khoảng thời gian khi tốt nghiệp phổ thông và trước khi vào đại học, Belfort và người bạn thời thơ ấu Elliot Loewenstern đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ bán kem cho khách du lịch tại bãi biển địa phương

Từ đó, ông cảm thấy rất hứng thú với công việc kinh doanh và bắt đầu xây dựng sự nghiệp sau khi học xong đại học tại đại học American.

Sự nghiệp tại phố Wall của Belfort bắt đầu với công việc môi giới chứng khoán tại Công ty L.F.Rothschild. Đến ngày 16/10/1987, thị trường chứng khoán của Phố Wall đột ngột giảm 580 điểm vì vậy ông bị thất nghiệp.

Bảy tháng sau đó, Belfort thành lập công ty riêng với đội ngũ nhân viên gồm 13 người với công việc bán những cổ phiếu penny cho những người “giàu”.

Công ty đã đạt được thành công rực rỡ. Nhân viên bán hàng giỏi nhất của Jordan Belfort đã bán được tổng cộng 120.000 USD trong những năm đầu thập niên 2000. Năm 26 tuổi, Jordan có thể kiếm được gần 1 triệu USD một tuần và đỉnh điểm là một lần kiếm được 12,5 triệu USD chỉ sau 3 phút giao dịch.

Vì vậy biệt danh “Sói già phố Wall” ra đời từ đó.

2. Biến cố cuộc đời của “Sói già phố Wall”

Năm 1998, sau những điều tra của lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia, công ty của Belfort cuối cùng phải đóng cửa. Ông bị kết án tù với tội danh gian lận chứng khoán và rửa tiền.

Ông ngồi tù 22 tháng. Sau khi ra tù Belfort đã cho ra đời 2 tác phẩm mang tên The Wolf of Wall Street (Sói già Phố Wall) và Catching the Wolf of Wall Street (Tóm gọn Sói già Phố Wall) và nâng tên tuổi của ông lên một tầm cao mới.

Mục tiêu năm 2014 ông sẽ thực hiện hơn 45 buổi diễn thuyết ở Mỹ, Úc, châu Á, Việt Nam và “kiếm hơn 100 triệu đô la để có thể trả cho tất cả mọi người trong năm nay”, ông nói.

Ông đã có được những bài học sâu sắc từ những thăng trầm sâu sắc của mình để tạo động lực tạo dựng sự thành công kinh doanh phi thường được công nhận trên toàn cầu. Cho đến nay, những kỹ thuật đào tạo bán hàng độc quyền và những bài nói chuyện động viên tinh thần hàng ngày của ông đã trở thành huyền thoại.

10 chân lý càng ngẫm càng thấm giúp “Sói già phố Wall” thành công

Dưới đây là 10 điều chúng ta có thể học từ Jordan Belfort.

1. Khi tiền mất, bồ câu cũng sớm bay - “Sói già phố Wall”

Khi bạn có tiền, sẽ có vài người xung quanh trở nên quý mến bạn vì điều này. Phụ nữ cũng sẽ vây quanh bạn. Do đó, hãy chú ý ai là người “có họa cùng chia” với bạn và trân trọng những người sẵn lòng đồng cam cộng khổ với bạn. Trong cuộc sống đầy khó khăn này, không có chỗ cho những kẻ chỉ chơi với bạn vì muốn trục lợi.

Bạn cũng nên dè chừng “lũ rắn độc” và đừng bao giờ ngây thơ. Phụ nữ quyến rũ luôn hiểu rõ giá trị của bản thân cũng như của bạn. Nếu một người phụ bỏ rơi bạn khi bạn nghèo túng, đừng cố níu kéo. Cứ để cho một tên đàn ông khác vung tiền cho cô ta.

2. Đừng chỉ nói về điều đó, hãy trở thành nó - “Sói già phố Wall”

Nói thì dễ, làm mới khó. Những kẻ hay ba hoa, bốc phét chỉ là những kẻ tầm phào. Chẳng ai muốn nghe xem bạn sẽ làm gì năm tới; cái họ muốn biết là bạn đang làm gì hiện tại. Trên thực tế, thành công không được đo đếm bởi tiền bạc, mà bằng tư duy - thứ bạn nên cố gắng phấn đấu từ ngày hôm nay. Dù bạn làm điều gì lớn hay nhỏ, hãy nhớ lời Belfort nói: “Nếu muốn giàu có, bạn phải lập trình cho trí tuệ được giàu có”.

Tóm lại, thành công chính là điều làm nên khác biệt giữa nói và làm. Hãy đặt ra những mục tiêu hợp lý và luôn giữ cho tay chân thay vì cái mồm bận rộn.

3. Chỉ cần làm được việc, không cần biết bằng cách nào - “Sói già phố Wall”

Jimi Hendrix là một nghệ sĩ thuận tay trái, do đó ông cầm guitar ngược để chơi. Thế nhưng, không một chuyên gia âm nhạc nào chỉ trích điều này cả.

Trong công việc cũng như vậy. Có thể tồn tại những cách nhất định để hoàn thành công việc, nhưng quan trọng là phải hoàn thành công việc đó dù dùng bất kể cách nào. Đó mới chính là cuộc sống, bởi người ta sẽ chẳng bao giờ quan tâm xem bạn làm việc đó ra sao.

Bạn đừng bao giờ ngại làm theo cách của riêng mình. Độc đáo mới chính là điều khiến bạn nổi bật so với những người còn lại trong cuộc chơi. Bạn phải luôn hoàn thành việc cần làm, bởi đó là cách duy nhất khiến người khác không hoài nghi. Về đích là nhiệm vụ số 1, còn việc chạy bằng cách nào đều tùy thuộc vào bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ: Giây phút bạn vấp ngã, bạn sẽ biến thành mục tiêu của kẻ khác.

4. Bao nhiêu nhân tình, cũng chỉ một người trở thành công nương - “Sói già phố Wall”

Đằng sau một người đàn ông quyền lực là một người phụ nữ cũng quyền lực. Tuy nhiên, đằng sau người đàn ông quyền lực nhất lại là một người phụ nữ quyền lực và hàng tá các cô gái gây xao nhãng khác.

Phụ nữ luôn khiến đàn ông bị phân tâm. Phân tâm là điều cần thiết cho một ông già 68 tuổi đã nghỉ hưu, nhưng lại là kẻ thù của chàng trai mới 20 tuổi đang cố gắng làm giàu.

Vì thế, hãy sống như một người đàn ông thực thụ - tự mình làm mọi thứ, biết đâu là ưu tiên của mình. Đừng bao giờ dính “mỹ nhân kế” để rồi thất bại. Nếu bạn tìm thấy người phụ nữ có thể hỗ trợ mình, hãy tìm cách để giữ cô ấy ở bên cạnh.

5. Hình ảnh là tất cả - “Sói già phố Wall”

Bạn nên chăm chút cho hình ảnh của mình trong mắt người khác. Trong thế giới thực dụng này, bạn không thể nào bán nổi cổ phiếu nếu ăn mặc như một người bán xe cũ. Tất cả nằm ở cách bạn thể hiện, bởi con người khá lười biếng và rất dễ bị lừa. Nếu một đôi giày đẹp là cái giá bạn phải trả để thuyết phục được khách hàng, tội gì bạn chưa đầu tư?

Vẻ ngoài của bạn sẽ phản ánh danh tiếng và đạo đức nghề nghiệp của bạn. Khi bạn đi phỏng vấn, một bộ suit tuềnh toàng chẳng khác gì đang ám chỉ bạn làm việc cũng tuềnh toàng. Đó là lý do tại sao James Bond phải chiến đấu trong một bộ suit của Tom Ford thay vì mặc áo len, dù chúng đều có chức năng giống nhau.

6. Thất bại sẽ nuôi dưỡng động lực - “Sói già phố Wall”

Người ta thường nói: “Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ được mở ra”. Thất bại là công cụ hữu ích nhất để bạn tạo ra thành công. Bạn sẽ chẳng biết thế nào là đói nếu không nhịn ăn vài ngày. Bạn sẽ chẳng biết khao khát thành công nếu chưa từng nếm mùi thất bại.

Công việc đầu tiên của Belfort là bán thịt và hải sản, và ông đã thất bại thảm hại. Do đó, đừng bao giờ dừng bước trước thất bại, mà coi đó là một chướng ngại vật tạm thời. Bạn cần suy tính lại kế hoạch của mình để có thể vươn tới thành công bằng con đường khác.

7. Đừng bao giờ dập máy, trừ khi khách hàng qua đời hoặc chịu mua - “Sói già phố Wall”

Kiên trì chính là khẩu hiệu bạn cần nhớ. Đối với Belfort, từ “không” không tồn tại trong từ điển của ông. Chẳng phải ai cũng có cái miệng dẻo để chào mời, nhưng chỉ cần kiên trì thì chuyện gì cũng có thể thành công. Một người bán hàng giỏi phải biết thuyết phục khách hàng, khiến họ tiếp tục quay lại tìm mua cho tới khi họ qua đời.

Bí quyết nằm ở chỗ, bạn phải tin vào mình trước thì người khác mới tin được vào bạn. Tự tin chính là chìa khóa thành công. Nếu khách hàng không tin bạn thì họ cũng chẳng tin vào thứ bạn đang bán.

8. Một tập thể hạnh phúc là một tập thể thành công - “Sói già phố Wall”

Muốn thành công, bạn phải có một đội ngũ nhân viên làm tròn trách nhiệm của mình và hạnh phúc vì được phấn đấu. Trong một tập thể không có chỗ cho sự ích kỷ, bởi vì nó chỉ dẫn tới các rắc rối nội bộ. Một nhân viên tốt không cần phải giỏi, mà là người sẵn sàng vì bạn mà băng qua khó khăn. Do đó, muốn thành công, bạn cần tập hợp được những người bạn tin tưởng - những người dám vì bạn mà dấn thân.

Bạn cũng nên giữ cho tập thể hạnh phúc. Làm việc mà không có sự vui vẻ thì không thể làm việc nổi, từ đó cũng chẳng thể thành công.

9. Bạn sẽ dễ dàng giàu có nếu không chơi theo luật - “Sói già phố Wall”

Cuộc sống là thế: Không phải ai cũng chơi theo luật. Nếu bạn định làm điều này, hãy làm cho đàng hoàng, bởi chẳng có gì tệ bằng một kẻ gian dối vụng về. Trong trường hợp bạn định phá luật, hãy để ý tới hậu quả và đảm bảo rằng lợi ích mà bạn nhận được sẽ nhiều hơn thiệt hại. Bên cạnh đó, bạn cần tới sự khéo léo nếu không muốn đối mặt với thảm họa sau này.

10. Hãy sống như một con sói - “Sói già phố Wall”

Trong thế giới thực, cơ hội không mấy khi đến tay những ứng viên xứng đáng. Đó cũng chính là vẻ đẹp của cơ hội: Nó chỉ dành cho những kẻ thèm khát nhất. Do đó, hãy trở thành con sói giữa một bầy chó. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải biết cách “ăn tươi nuốt sống” đối thủ một cách tham lam.

Bạn muốn là người tự tay gặt hái thành quả hay là kẻ chờ đợi thành công tự đến với mình? Nếu muốn làm chuyện lớn, hãy bước ra ngoài kia và đi săn; hãy thỏa mãn “bản năng sát thủ” của mình.Tham lam không hẳn là một tính xấu, nếu xét đến mục tiêu của bạn. Hãy biết tham lam, lấy những gì thuộc về mình và thử lấy cả những gì không thuộc về mình. Tất nhiên, khi vượt qua giới hạn, bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sói Già Phố Wall PDF của tác giả Jordan Belfort nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

1001 Bức Thư Viết Cho Tương Lai (Nhiều Tác Giả)
Khi bạn cầm trên tay cuốn sách này, tôi tin rằng: Rất nhanh thôi bạn sẽ thấy được điều mình vẫn luôn tìm kiếm và theo đuổi từ sâu thẳm nơi trái tim bởi đây là một tuyển tập của những ý nghĩ ẩn sâu bên trong chúng ta. Trong cuốn sách này, chúng ta có thể tìm được con người thật sự của chính mình, cảm thấy được khuây khỏa, dù là những trái tim nhạy cảm nhất cũng sẽ cảm thấy được an ủi. Cho nên, xin đừng vội vàng gập cuốn sách này lại, hãy bình tĩnh và đọc tiếp, trong dòng chảy thời gian và không gian, chậm rãi mà đọc, rồi sau đó bạn sẽ có được cảm nhận đầy đủ. Thế giới này sẽ không vì những vui - buồn - yêu - ghét của chúng ta mà thay đổi. Có lúc chúng ta u buồn, có lúc chúng ta phiền não, rất nhiều loại tâm trạng và chúng luôn luôn theo ta như hình với bóng. Thực tế tôi muốn nói với bạn rằng: Đây đều là những phần rất cần thiết trong cuộc sống của bạn. Thậm chí nếu bạn không vui chút nào cũng vẫn hy vọng bạn có thể lau đi giọt nước nơi khóe mắt để có thể bắt đầu học cách tận hưởng hạnh phúc. Cuốn sách 1001 bức thư viết cho tương lai này sẽ khiến bạn 1001 lần cảm động. Cảm động rồi, chúng ta cũng phải học cách kiên cường hơn. Chúng ta không thể để năng lượng cuộc sống chảy mất được, hãy đặt những kiên trì và chân thành của chúng ta lên đầu tiên. Trong cuốn sách này, chúng ta có thể tìm lại những niềm tin trong quá khứ và mang nó trở lại với con người chân thật của bạn, với con người chân thành và tự mình hài hòa với nó, biết rằng bản thân phải thay đổi điều gì, có điều gì phải khắc phục, thậm chí có thể chúc mừng thất bại của mình một cách hài hước, dũng cảm đối mặt với bản thân không hoàn mỹ. Đừng ép bản thân phải trở thành người hoàn hảo hơn, cũng đừng ép bản thân trở thành người khác. Hãy giống như đóa hoa sen nở giữa đầm lầy, sinh ra vốn là một loài hoa hoàn mỹ, không bao giờ bị đem ra so sánh với các loài hoa hồng sống trên đất, cũng không cần nỗ lực trở thành một đóa “hoa sen tuyệt vời hơn bao giờ hết”. Bởi vì, hiện tại chính là giây phút tuyệt vời nhất của nó. Trong cuốn sách này, cuối cùng chúng ta có thể thẳng thắn đối mặt với tâm hồn của chính mình. Hãy lắng nghe tiếng nói và nhịp đập của trái tim rồi điều chỉnh lại từng bước một, như vậy hạnh phúc mới có thể tiếp tục đến với bạn… Xin mượn 1 câu kinh điển để làm lời tựa cho phiên bản 999 BỨC THƯ VIẾT CHO EM này: Tìm mua: 1001 Bức Thư Viết Cho Tương Lai TiKi Lazada Shopee 第008封信 明知会失去自由,明知这是一生一世的合约,为了得到对方,为了令对方快乐,也甘愿作出承诺。恋爱是一个追求不自由的过程,当你埋怨太不自由了的时候,就是你不爱他的时候。 Míngzhī hui shīqù zìyóu, míngzhī zhè shì yīshēng yīshì de héyuē, wèi liǎo dédào duìfāng, wèile lìng duìfāng kuàilè, yě gānyuàn zuòchū chéngnuò. Liàn’ài shì yīgè zhuīqiú bù zìyóu de guòchéng, dāng nǐ mányuàn tài bù zìyóule de shíhòu, jiùshì nǐ bù ài tā de shíhòu. Bức thư viết cho tương lai số 008 Biết rõ rằng sẽ mất đi tự do, biết rõ rằng “một đời một kiếp bên nhau” chỉ là lời hứa hẹn, vậy mà ta sẵn sàng trao đi lời hứa để có thể gần hơn với người mình yêu và để có thể khiến họ được hạnh phúc. Tình yêu là cả một quá trình theo đuổi và nó không có sự tự do. Nếu như bản thân bạn cảm thấy mất tự do, đó chính là lúc tình yêu không còn tồn tại nữa. *** 001 爱情与咖啡都需要靠一点想象力,它们既不能纯粹是生理器官的体会,也不能完全是肢体五官的感觉。需要一点想象力,让过程显得可贵,让余温值得回味。 Tình yêu và cà phê đều cần đến một chút tưởng tượng, chúng không hoàn toàn được cảm nhận bằng các giác quan thuần tuý, mà cần cảm nhận trong tâm trí, cần một chút trí tưởng tượng để sự cảm nhận ấy đáng trân trọng hơn, để những dư vị nồng ấm ấy trở nên đáng nhớ. 002 想知道一个人爱不爱你,就看他和你在一起有没有活力,开不开心,有就是爱,没有就是不爱。爱情不是感动,你不是他心目中的理想伴侣,即使一时接受你,将来碰上他心仪的那一位,也一样会离开你。 Muốn biết một người yêu bạn hay không hãy quan sát xem lúc anh ta ở bên bạn có nhiều năng lượng và vui vẻ không? nếu có tức là yêu, không có tức là không yêu. tình yêu không phải là sự cảm động, nếu bạn không phải là một nửa lý tưởng mà anh ta tìm kiếm thì mọi sự tiếp xúc chỉ là tạm thời, đến khi anh ta gặp được một người khác khiến anh ta rung động thì cũng sẽ rời xa bạn mà thôi. 003 爱是因为相互欣赏而开始的,因为心动而相恋,因为互相离不开而结婚。但更重要的一点是需要宽容,因为宽容才有谅解,习惯和适应才会携手一生。 Tình yêu bắt đầu từ việc có cảm tình với nhau, vì rung động mà yêu, rồi vì không thể rời xa mà kết hôn. nhưng quan trọng hơn cả chính là cần đến sự bao dung. Vì bao dung mới có thể tha thứ, thích ứng với thói quen của nhau, mới có thể nắm tay nhau đi đến hết cuộc đời.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 1001 Bức Thư Viết Cho Tương Lai PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Á - Âu Cách Một Cây Cầu (Diễm Trang)
Cuốn sách này đánh dấu một chặng đường phiêu du của Đào Thị Diễm Trang (tên “ở nhà” là Diễm) khi cô đi qua vừa đủ 20 nước trên thế giới. Lúc bạn cầm nó trên tay, có lẽ cô đã kịp trở về từ nước thứ 23. Nếu chỉ là con số như vậy thì chắc hẳn chưa có gì phi thường, nhất là đối với thế hệ của cô, những người tuổi teen ở năm 2000 thích chi vào du lịch, ẩm thực, khám phá thế giới bằng số tiền mà các thế hệ trước đó tích lũy để tậu xe, xây nhà, cưới hỏi… (Là tôi thấy những nghiên cứu trên thế giới tổng kết như vậy.) Không chỉ đi. Thế hệ ấy còn thích viết tản văn du lịch. Lúc đầu thường đơn giản đưa ngay lên facebook, cùng với những tấm hình, những video livestream,… chia sẻ cho vòng bạn hữu rằng mình đã “check-in”, đang “enjoy” đâu đó. Đến một ngày nhìn lại thấy giàu có, và quan trọng hơn, nhận ra rằng gia tài tinh thần này không chỉ thuộc về mình và cho mình nữa. Vì thế hệ ấy cũng mê đọc tản văn du lịch. “500 anh em” ào ào vào “like” và “comment”, báo chí nhanh tay đăng lại những bài hay, nhà xuất bản in tuyển tập, các cơ sở du lịch thì an tâm ngồi đợi một số không ít anh em “lây nhiễm” thú xê dịch sẽ lại lên đường và sẽ lại tiếp tục post… Những “entry” du lịch thành một loại tiền tệ của những “bộ tộc” trẻ trung khắp cả thế giới. Du ký trong khoảng mươi năm nay chưa bao giờ hết “mốt”. Mà ngày càng nhiều trong số đó là của các “nữ hiệp”: Hoàng Yến Anh (Dưới nắng trời châu Âu), Ngô Thị Giáng Uyên (Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương), Nguyễn Phương Mai (Tôi là một con lừa, Con đường Hồi giáo), Nguyễn Phan Quế Mai (Hạt muối rong chơi, Từ tuyết đến mặt trời), Yếm đào lẳng lơ (Gái phượt), Huyền Chíp (Xách ba lô lên và đi), Hiên Bonnie Trần (Vì cuộc đời là những chuyến đi), Quỳnh in Seoul (Seoul đến và yêu), Thủy Trần (Trên dấu chân mình, Thương nhớ Đồng Văn), Đinh Hằng (Chân đi không mỏi: Hành trình Đông Nam Á, Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ), Bùi Mai Hương (Hẹn hò với châu Âu), Camille Thắm Trần (Bỏ nhà đi Paris), Nguyễn Thị Kim Ngân (Rong ruổi Scotland cùng anh, em nhé!, Nào, mình cùng đạp xe đến Paris), Ploy (Bánh bèo phiêu lưu ký), Đoàn Thị Thanh Trà (Ở xứ đàn bà không chạy chợ)… Trang Hạ đã có lần đặt câu hỏi: Tìm mua: Á - Âu Cách Một Cây Cầu TiKi Lazada Shopee “Hàng nghìn nhà văn nữ đang viết sách du lịch và văn hóa cho độc giả châu Á vẫn luôn là những phụ nữ đáng thèm muốn nhất. Vì sao họ có sức hút lạ lùng ấy, với đàn ông và với độc giả?”. Và tự trả lời: “Đó là người phụ nữ cầm máy ảnh đi dọc đường độc hành, vừa thấy cô đơn vừa thấy tự tại. […] Và chỉ có người phụ nữ với những cảm nhận dọc đường đi, tinh tế và lãng mạn, mới làm cho những cuốn sách du lịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo một nơi đến. Với tôi, nó nói nhiều hơn về cách sống. […] Đi - chụp ảnh - ghi chép trở thành cách người phụ nữ chinh phục cuộc sống. Họ luôn hạnh phúc, dù đi một mình hay với ai. Và vì thế, người phụ nữ đi là một người phụ nữ luôn đẹp, luôn cuốn hút, luôn có những câu chuyện để kể”1. 1 Trang Hạ: “Đi và viết”. Rãnh ngực và tiệc đêm. NXB Thời đại 2012. Giọng nữ quyền có thể tìm thấy ở quý cô ngao du, “Lady Walker” - một hình tượng tuyệt vời đích đáng để đối trọng với quý ông đi bộ “Johnnie Walker” của giới mày râu bấy lâu nay. Hay thật chứ! Thuộc thế hệ trước Diễm, tôi cũng đã kịp tới hầu khắp các nước mà cô qua…, ừ thì thiếu Úc, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại có thêm Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Tây Ban Nha, Luxembourg, Mỹ. Thế mà vẫn bị du ký của cô cuốn hút, sung sướng gặp lại những nơi chốn mình từng thả bước, nghe những kỷ niệm thoang thoảng hay sâu lắng trong lòng bỗng thức dậy mới mẻ khi một lần nữa phiêu du cùng Diễm. Còn nếu đó là nơi chưa bao giờ đến, trót phiêu du cùng Diễm thì muốn book vé bay và sửa soạn va-li, mê đắm những chân trời. Đôi lúc, muốn thử soi dưới nắng (bắt chước Gorki hay Lỗ Tấn), tìm giữa những dòng chữ, sức hấp dẫn riêng gì, nét duyên riêng gì… rất Diễm? Dường như có nhiều ở trong giọng kể ngôi thứ nhất của cô. “Tôi mê mẩn nhìn / Tôi lẩm nhẩm hát / Tôi để ý / Tôi quen dần / Tôi nhận ra / Tôi thích nhất / Tôi xiêu lòng / Tôi rớt nước mắt / Tôi choáng váng / Tôi hối hận / Tôi ngẫm / Tôi cảm thấy…” đậm đặc tất cả các bài viết. Không đặt focus ở miêu thuật, khách quan mà chủ yếu biểu hiện, chủ quan. Không bao giờ flat, monotonous, mà luôn sống động, phấn hứng, kịch tích, hài hước trong khi vẫn giữ được tất cả độ tin cậy của sự chân thành, hồn nhiên, dung dị. Dường như có nhiều ở bản năng nắm bắt được ma lực của collage, bricolage, pastiche. Cô xếp chồng lớp lớp trong lời kể của mình những chất liệu, những nguồn cảm hứng hết sức đa dạng, khi thì tương cận hài hòa, khi thì tương phản mạnh mẽ, khiến chúng âm vang lên những tấu khúc lạ lùng, dung nhập hiện đại với truyền thống, thực tại với mộng tưởng, ta với tha nhân, tâm với vật…, bất ngờ đi về giữa Sydney và Yên Tử, người đàn ông tiểu thương Kapalicarsi và bà Tú Xương buôn bán ở mom sông, bài ca và giọt lệ của đá, bệnh tật và nghệ thuật, những trận đấu bò với khoái cảm từ máu, khinh khí cầu và khát vọng vút bay… Và, có lẽ nhiều nhất là ở năng lực giàu có mãnh liệt của tâm hồn. Thường chỉ có khoảng năm đến mười ngày của một tour du lịch theo hành trình định sẵn, cô biết rõ sự khắc nghiệt của mỗi khoảnh khắc qua đi là mỗi khoảnh khắc không lấy lại được. Để mở hết cánh cửa cả sáu giác quan, để thâu nhận những cảnh, những người, những truyền thống, những nền văn hóa bằng tất cả tâm hồn nhạy cảm, đằm thắm yêu thương của một công dân quốc tế, biết đối thoại và chung sống. Và dẫu đi muôn phương, cuối cùng trở về, để thấm thía hơn nỗi niềm hoài nhớ nostalgia gắn bó mình với Mẹ, với ngôi nhà, với quê hương, đất nước còn khó nghèo nhưng đầy đặn nghĩa tình. Diễm không phải một phượt thủ, chỉ thỉnh thoảng thành lữ khách (VIP) của những công ty du lịch. Nghề chính, cô là giảng viên đại học, làm tour guide dẫn các em sinh viên đến những xứ sở văn chương, văn hóa các nước. Chỉ đọc du ký thôi, có thể hình dung những giờ dạy của cô. Phiêu du cùng Diễm bao giờ cũng là một trải nghiệm thi vị.Tháng 05/ 2018,GS. TS Phan Thị Thu Hiền***Tôi không phải là một phượt thủ. Cách du ngoạn các nước của tôi có thể không hấp dẫn với nhiều người. Tôi mua một tour du lịch khi phải đến những địa điểm mà tôi không chắc mình rành rẽ về nó. Bạn đồng hành của tôi là những người thân trong gia đình. Không đi một mình, không đến những điểm không an toàn nhưng nếu cần thì tách đoàn trong một thời gian ngắn; tranh thủ thời gian trống của tour để khám phá thêm những điểm tham quan, trải nghiệm ẩm thực hay thử một phương tiện giao thông địa phương là nguyên tắc của tôi. Không cố tình bắt chước thi hào Tagore thuở bé - nhìn ra cửa sổ khi thầy giáo giảng bài - nhưng tôi cũng mắc cái tật hướng về cửa sổ xe khi hướng dẫn viên đang thao thao bất tuyệt. Điều đó không có nghĩa là tôi lơ đễnh hoặc không tin những gì anh ta hay cô ta đang nói. Tôi có lắng nghe và ghi chú lại những ý hay, những “key word” rồi từ từ tra cứu nếu có hứng thú. Hầu hết thời gian trên đường, tôi nhìn ngắm mọi thứ trước khi thuốc say xe chỉ đạo phải say giấc. Tôi thích nhan đề cuốn sách Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux, có chút gì đó giống hoàn cảnh của mình. Thế nên, tôi sẽ không bao giờ viết được những công trình du ký dày dặn, công phu và chỉn chu. Những ghi chép của tôi hầu hết là ngẫu hứng và dựa trên “nồng độ” xúc cảm khi tiếp cận thắng cảnh, con người, văn hóa. Tôi nghiệm ra rằng không phải cái gì hoành tráng, lâu đời thì sẽ cho cảm xúc đậm đà và ngược lại. Tôi cũng rút kinh nghiệm là phải ghi chép lại ngay vì để lâu sẽ “nguội”. Cứ viết khi căng tràn cảm xúc. Có những điều thấm vào máu thịt nhưng chẳng thể tròn lời thì tạm “nhân nhượng” chứ không “cố chấp”. Đôi lúc, một vài ấn tượng giữa các lần xê dịch sẽ là những mảnh ghép hoàn hảo để tôi hoàn thành một bài viết mang tính xâu chuỗi, tổng hợp. Hoặc có khi, một chi tiết nào đó ở địa danh này lại giúp tôi có dịp liên tưởng, ngẫm nghĩ đến những yếu tố tương tự ở một địa danh khác. Những ghi chép của tôi không cân đối và khuyết hẳn hai “người khổng lồ” của châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa. Tôi chưa đến Ấn Độ, dẫu biết vùng đất này tuyệt vời nhưng có lẽ tôi cần có một sự chuẩn bị đầy đủ hơn, về mọi mặt, để có thể tự tin thả mình trôi theo xứ sở của tâm linh lẫn lạc thú, nơi mà chữ “duyên” được xem như khởi nguồn của những tao ngộ. Trung Hoa thì tôi đã trở đi trở lại bốn lần, ở nhiều thành phố khác nhau, nhưng những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực cứ trộn lẫn khiến tôi thấy rối bời khi đặt bút. Nhưng không có nghĩa là tôi sẽ “bỏ qua”. Một ngày không xa, tôi sẽ đi sâu và ngẫm lâu về hai nơi chốn “lớn hết phần người khác” này. Trong khi đó, tôi lại ý thức rõ sự dạt dào của mình với Trung Đông. Đó là sự phải lòng bất kể lúc nào gặp gỡ và chỉ ngày càng thêm sâu đậm. Tôi có thể mỉm cười hay rơi nước mắt một cách tự nhiên mỗi khi hồi tưởng những giờ phút ở đây. Những đôi mi rợp lá dừa, mùi ngây ngây trên thân lạc đà, mấy tán cây hiếm hoi mà cao kỳ và cơ man sắc màu lộng lẫy, huyền bí của trang sức, vật dụng luôn tràn ngập trong tâm trí tôi. Một kẻ thiên vị đáng được cảm thông hơn là trách cứ, phải không? Xen kẽ trong những bài viết về các quốc gia Á, Âu là vài bài viết trên những nẻo đường nước Việt. Mỗi khi từ đâu trở về, tôi đều xách xe máy chạy một vòng trung tâm Sài Gòn, uống cà phê, ăn quà vặt. Tôi hiếm khi mua tour trong nước mà tự mình thu xếp chuyến đi. Khách sạn tuyệt vời và thân thiện. Núi đồi, đèo dốc, đồng bằng, sông ngòi, biển cả… duyên dáng, thơ mộng. Thức ăn, với tôi, không nước nào ngon miệng bằng nước mình. Và tôi cứ thế mê đắm. Tôi ra mắt cuốn sách nhỏ này nhân một dịp đặc biệt với riêng bản thân mình: đi vừa tròn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu và châu Á (Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore, Bruney, Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Dubai - Abu Dhabi, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ý). 20 bài viết không đại diện cho 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tôi đã đi qua, mà là một con số mang tính chất kỷ niệm. Tôi chọn tựa Á - Âu cách một cây cầu vì tôi quá ấn tượng với chuyện “trượt qua trượt lại” giữa hai châu lục này chỉ với những cây cầu bắc qua eo biển Bosphorus. Thêm nữa, Á và Âu dĩ nhiên khác biệt nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể phân định thật rạch ròi. Chúng tương giao nhau ở nhiều điểm. Và điềm nhiên đọng lại trong trái tim tôi một cách hòa vẹn. Phần lớn bài viết trong cuốn sách này đã được đăng rải rác trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn từ năm 2014 đến 2017. Chính nhờ thời báo cũng như sự chấp nhận của độc giả mà tôi duy trì được thói quen ghi chép lại những cảm nhận trên hành trình của mình. Xin sâu sắc tri ân những bạn đọc đầu tiên của tôi là cố GS.NGND Trần Thanh Đạm, nữ đạo diễn Việt Linh, nhà báo Võ Huỳnh Thục Đoan, GS.TS Huỳnh Như Phương, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân, GS.TS Phan Thị Thu Hiền, PGS.TS Trần Thị Phương Phương, PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh, PGS.TS Võ Văn Nhơn… Sự chỉ dẫn, góp ý, khích lệ và yêu thương nơi những người thầy - người bạn lớn này đối với các bài viết của tôi đã tạo động lực cầm bút nơi tôi. Xin chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, biên tập viên Lê Viết Hổ đã “thúc giục” và định hình bản thảo. Tháng 12/ 2017, Diễm TrangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Á - Âu Cách Một Cây Cầu PDF của tác giả Diễm Trang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiện, Ác Và Smartphone (Đặng Hoàng Giang)
Trong thời đại của Internet, chưa bao giờ con người lại bị lăng nhục nhanh, nhiều và dễ dàng đến thế! Qua những câu chuyện thời sự nóng bỏng, Thiện, Ác và Smartphone của Đặng Hoàng Giang phác họa sắc nét chân dung của văn hóa làm nhục thời mạng xã hội, khiến chúng ta rùng mình vì sự xấu xí và sức phá hủy của nó. Những phân tích thấu đáo buộc chúng ta phải đối diện với bản thân, và giật mình nhận ra đôi khi chính mình cũng đang góp phần tạo ra bức chân dung đó, để hủy hoại người khác và hủy hoại bản thân. Không dừng lại ở đó, tác giả chỉ ra con đường thoát bằng sức mạnh của sự điềm tĩnh và vững vàng của lòng trắc ẩn. Để luôn ý thức rằng đằng sau những avatar ảo là con người thật. Để phê bình mà không mạt sát, lên án nhưng không lăng nhục. Để trong khi thượng tôn pháp luật vẫn trân trọng nhân phẩm con người. Để thấu cảm, khoan dung, tha thứ và hướng tới một xã hội của công lý phục hồi và hàn gắn, thay vì của trừng phạt tàn khốc. Giàu chất thời sự nhưng mang ý nghĩa vững bền, chạm tới từng góc khuất trong tâm can mỗi người nhưng đồng thời bao quát cả xã hội, cuốn sách mang tính xây dựng và tinh thần nhân văn sâu sắc. Hãy đặt smartphone xuống và đọc cuốn sách này! *** Tìm mua: Thiện, Ác Và Smartphone TiKi Lazada Shopee Cuốn sách của Đặng Hoàng Giang ngập tràn những câu chuyện thực tế và những ví dụ cụ thể. Vì vậy, tôi sẽ viết lời tựa cho nó cũng bằng một ví dụ cụ thể. Tháng 9 năm 2016, một quán karaoke ở Hà Nội bị cháy và bức ảnh một nữ nhân viên chạy ra ngoài che mặt bằng chiếc áo lót thấm nước lan truyền trên mạng. Thay vì khen ngợi cô gái có kỹ năng sống và biết xử lý tình huống rất thông minh (trong hỏa hoạn ta dễ chết ngạt vì khói hơn là chết thiêu trong lửa), vô số những bình luận độc ác nhanh chóng nhấn chìm cô gái xuống bùn đen. Người ta mặc định cô là gái bán hoa, miệt thị nhân cách của cô, phán xét cô vì là gái bán hoa nên cũng sẽ là kẻ toàn ăn không ngồi rồi, cướp chồng người khác (!), và ám chỉ nếu cô chết thiêu thì cũng đáng kiếp bằng những lời nói dửng dưng tàn nhẫn: “Úi giời, toàn là bọn điếm ý mà”. Hai ngày sau vụ tai nạn kinh hoàng, cô gái phải kêu lên: “Có lẽ nào tôi chết trong đám cháy ấy còn tốt hơn là may mắn sống đến bây giờ để nhận những lời miệt thị từ các bạn?” Hãy thử tưởng tượng là họ chạy ra từ một công sở bị cháy, cô gái có cách xử lý cực kỳ thông minh ấy sẽ được tung hô như người hùng. Nhưng định kiến xã hội và sự tàn ác của những kẻ vô danh mạnh hơn sự công bằng: làm ở quán karaoke thì là gái làm tiền. Không ai có bằng chứng, nhưng cần gì bằng chứng? Một xã hội càng thiếu khoan dung thì càng nhiều định kiến, đơn giản vì nó khiến người ta phán xét tốt xấu một cách giản đơn nhất mà không cần lòng nhân ái, khả năng biết chờ đợi sự thật, và khả năng lắng nghe những số phận riêng biệt của từng con người. Việc tuyên án các cô gái là người bán dâm tạo nguyên cớ cho việc sỉ nhục thay vì tung hô. Trong cuốn sách này, Đặng Hoàng Giang phân tích khá kỹ lưỡng về quá trình diễn biến và nguồn gốc của sỉ nhục từ khía cạnh tâm lý. Khối lượng kiến thức mà tác giả đầu tư khiến cuốn sách mang tầm vóc của một tác phẩm khoa học thường thức. Nó thỏa mãn sự đòi hỏi học thuật của các chuyên gia tâm lý, nhưng đồng thời cũng là một cánh cửa biến hóa với chiếc tay nắm vừa tầm với bất kỳ một người đọc nào, dù tình cờ hay chủ ý. Cuốn sách là một chiếc gương tâm lý phản chiếu một phần cuộc sống của chúng ta, nơi mỗi cá nhân có thể dễ dàng nhận thấy mình đã từng vừa là nạn nhân, và đôi khi vừa là thủ phạm một cách vô thức. Là một người nghiên cứu văn hóa từ góc độ liên ngành (interdisciplinary), tôi cảm thấy thực sự thích thú khi có cơ hội được ráp nối những phân tích sắc sảo của tác giả với những hiểu biết của chính mình về vai trò của “ý thức nhóm” trong sinh học tiến hóa. Từ góc nhìn chọn lọc tự nhiên, một lý do khiến con người trở nên ác độc với kẻ khác là việc chúng ta phải bảo vệ người cùng phe với mình. Con người là sinh vật bầy đàn, không có bầy đàn thì cá nhân không thể tồn tại. Vì vậy, bầy đàn trở thành đối tượng quan trọng để yêu thương, hy sinh và bảo vệ. Trong quá trình tiến hóa, chúng ta dần dần xây dựng khả năng nhận biết kẻ cùng bầy đàn thông qua ngôn ngữ, cách ăn mặc, giá trị, hoặc hành vi... Kẻ không chia sẻ những đặc tính này thường kích hoạt hệ thống amygdala trong não chúng ta với tín hiệu “kẻ lạ, dè chừng”. Khi phải cạnh tranh nguồn sinh sống, chúng ta không thể vị tha với kẻ khác bầy đàn giống như kẻ cùng bầy đàn được, và tiến hóa xã hội hình thành một công cụ hữu hiệu để giúp con người có đủ dã tâm tàn hại kẻ khác (demonization - nghĩa là “biến kẻ khác thành quỷ dữ”). Để lòng trở nên vô cảm với kẻ thù, ta sẽ miêu tả họ là vô đạo đức, dã thú, xấu xa. Giết một kẻ xấu xa sẽ dễ dàng hơn giết một kẻ cũng giống như chúng ta. Đó là công cụ đắc lực để con người coi đồng loại là loài cầm thú đáng bị tiêu diệt, để vượt qua lòng vị tha và sẵn sàng vung kiếm trên chiến trường hoặc trên Facebook. Phi nhân hóa và sỉ nhục kẻ khác vì vậy một phần có nguồn gốc tiến hóa, và oái oăm thay, lại là sản phẩm của lòng trung thành với bầy đàn của chính mình. Nói cách khác, chúng ta vì yêu bầy đàn (gia đình, tộc họ, quốc gia, tôn giáo) của mình quá mà kết quả là biến bầy đàn khác thành kẻ xấu xa. Điều đó giải thích cho việc một số phụ nữ kiên quyết đổ tội cho gái mại dâm chứ chồng mình nhất định chỉ là nạn nhân bị dụ dỗ. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng vậy, nó bôi nhọ, kết án, sỉ nhục, và biến quốc gia và nhóm người khác thành quỷ dữ. Con đường mà Đặng Hoàng Giang dẫn bạn đọc đi qua sẽ khiến không ít kẻ trong chúng ta giật mình vì nhìn thấy chính bản thân trong đó. Vô tình hay cố ý, ai trong chúng ta cũng từng phán xét, hạ nhục, hoặc phi nhân hóa kẻ khác, về khía cạnh tâm lý, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi các phân tích của tác giả bởi tôi cho rằng, một cách gián tiếp, hạ thấp kẻ khác khiến cho ta cảm thấy hài lòng với bản thân, với nhân cách mình đang có mà không mất nhiều thời gian tự kiểm điểm. Nếu kẻ kia xấu xa thì đương nhiên kẻ mạt sát họ (tức là ta) trở thành tốt đẹp. Những vấn đề mà ta đang có bị lu mờ và đẩy lùi vào hậu trường. Ta mải mê mạt sát mà quên soi gương để tự kiểm điểm bản thân, vì chỉ cần chứng minh kẻ kia là bóng tối thì ta thành ánh sáng. Tôi đặt tên cho hành động này là “thủ dâm nhân cách”, với ý rằng sỉ nhục, hạ thấp, phi nhân hóa đối phương chỉ là một cơn cực khoái bằng đồ giả, một liều doping trá hình để xoa xít cho cái nhân cách đang hơi hoang mang, hơi bối rối, thậm chí đôi khi hơi thiếu tự tin của bản thân. Như một kẻ phải bắt nạt người khác mới thấy mình mạnh mẽ, bôi đen người khác mới có thể tự thuyết phục rằng mình trong sạch, giết chết người khác mới có thể biết rằng mình đang sống. Ai trong chúng ta cũng từng thủ dâm nhân cách, và đều từng bị vướng vào vòng xoáy khủng khiếp ấy, nhất là những kẻ từng chịu đớn đau. Đặng Hoàng Giang đã rất chính xác khi gọi tên khát vọng muốn chà đạp kẻ khác đôi khi xuất phát từ sự tổn thương vì bị chối bỏ. Những nỗi đau vô thức dù ta đã quên đi nhưng luôn tồn tại như các cơn sóng ngầm lái con thuyền hành vi vào tâm bão, khiến ta quay cuồng mà khó thực sự hiểu ra nguyên cớ. Những trận đòn của bố mẹ hay sự xâm phạm tình dục thời thơ ấu sẽ như vết thương vô hình đi theo suốt cuộc đời và ngấm ngầm phá hoại tình yêu, công việc, hay các giao tiếp hết sức thông thường hằng ngày. Tôi đặc biệt thích thú với những chương cuối trong cuốn sách. Nó mở ra những giải pháp và đặt vào tay người đọc những cơ hội thay đổi. Nó giúp mỗi chúng ta nhìn nhận rõ hơn sự khác nhau giữa phê bình và mạt sát, giữa lên án và sỉ nhục, giữa bản án của trái tim khoan dung và bản án của sự căm giận, giữa công bằng của pháp quyền và công lý của sự cuồng nộ. Những điều xấu xa và tốt đẹp sẽ luôn song hành với nhau, nhưng cuốn sách này sẽ khiến bạn tự hỏi, liệu có gì không ổn ở việc trừng phạt sự xấu xa này bằng một sự xấu xa khác? Nó giống như án tử hình vậy, giết người để dạy rằng giết người là sai. Liệu chúng ta có thể đối mặt với cái ác bằng trái tim nhân từ và lý trí sáng suốt? Nếu có kẻ sỉ nhục ta hoặc những giá trị mà ta tôn thờ, liệu ta có nên sỉ nhục lại kẻ đó và biến kẻ đó thành ác quỷ? Liệu ta có hiểu rằng, ta không thể làm tổn thương kẻ khác trước khi làm chính mình bị tổn thương bởi những khát khao làm điều ác? Liệu ta có còn kịp nhớ rằng, ta không thể biến kẻ khác thành ác quỷ nếu trái tim ta không đủ nguyên liệu để hình thành nên ác quỷ? Ác quỷ không dọn đường cho một cái thiện lớn hơn. Nó dọn đường cho một bãi chiến trường. Nếu trên bãi chiến trường ấy những đấu sĩ trở thành vô danh, những đối thủ chỉ là các avatar hư ảo, những nhát kiếm giết người chỉ cần bấm nút like, thì khả năng tàn sát của chúng ta chẳng kém gì các trò chơi điện tử đẫm máu. Vấn đề ở đây là máu thật và những số phận người thật. Chính vì lý do này, những điều Đặng Hoàng Giang chia sẻ chưa bao giờ đúng thời điểm hơn, khi mà mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Cho nên, tôi sẽ là người đầu tiên tham gia vào “dự án trắc ẩn” của anh. Đó là những cố gắng ứng xử tử tế khi đối diện với giận dữ, đó là việc dừng lại và chờ cho đến khi tiếng nói cất lên không phải tiếng nói của nỗi căm ghét mà là của lòng từ tâm.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiện, Ác Và Smartphone PDF của tác giả Đặng Hoàng Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Du Ký Châu Phi (Cố Khúc)
Nhiều người tỏ ra rất ngạc nhiên khi tôi có thể nhớ mọi điều về họ. Sao tôi có thể quên được? Người ta chỉ có thể xóa nhòa năm tháng, ký ức thì còn mãi. Tôi thích tôi như bây giờ: một chiếc quần bò phai màu mặc cả tháng. Tôi thích tôi như thế: một mình tôi giữa thế giới, bụi bặm phong trần, gương mặt mỏi mệt. Nhưng ánh mắt tôi luôn ngời sáng, nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Để tôi nói bạn nghe, lúc ấy, tôi xinh đẹp hơn mọi lúc… Tôi yêu bản thân mình, tôi biết. Và chắc chắn bạn cũng sẽ yêu tôi. Tôi gặp rất nhiều người trên đường đi, thế giới này quả thật rất phong phú, muôn hình muôn vẻ. Điều duy nhất bạn cần làm là dừng lại, pha một tách cà phê và lắng nghe từng câu chuyện thú vị mà thế giới ấy rủ rỉ bên tai bạn. Thực ra một mình cũng có rất nhiều điều thú vị. Bạn sẽ được thoải mái ngồi ngơ ngẩn trước một khung cảnh tuyệt đẹp nào đó, bạn sẽ có rất nhiều thời gian để trò chuyện. Và nếu bạn chỉ có một mình, người dân địa phương cũng như những người đi du lịch bụi giống bạn sẽ dễ dàng làm thân với bạn.Thế giới quanh cũng vì thế mà trở nên sinh động hơn, thú vị hơn, độc đáo hơn. Bạn cứ thử xem, hãy tin vào bản thân mình, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta mạnh mẽ, dũng cảm hơn chúng ta tưởng tượng. Tìm mua: Du Ký Châu Phi TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Du Ký Châu Phi PDF của tác giả Cố Khúc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.