Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đơn Giản Và Thuần Khiết (Upasika Kee Nanayon)

Tác phẩm Đơn Giản Và Thuần Khiết này là tổng hợp của nhiều bài Pháp được giảng từ những năm 1954 đến 1977 của Upasika Kee Nanayon. Mỗi phần có thể là một bài giảng ở một thời điểm khác nhau, vì thế khi tập hợp lại, điều này tạo cho chúng ta cảm tưởng của sự lặp đi lặp lại nhiều ý tưởng. Đó có thể là lý do khiến cho một số độc giả thiếu kiên nhẫn khi theo dõi, riêng đối với những người sơ cơ thì điều đó lại là một ân huệ. Ngoài ra văn phong của Upasika Kee Nanayon rất giản dị, chân tình. Đôi khi chúng ta sẽ có cảm giác như đang nghe những lời nhắc nhở, dạy dỗ của một người thầy, người mẹ, dầu hơi nghiêm khắc, nhưng luôn tràn đầy tâm từ bi, muốn cho người nghe, người đọc phải tinh tấn thêm lên, gấp rút thêm lên trên con đường tu học của mình.***

Upasika Kee Nanayon, còn được biết đến qua bút danh, K. Khao-suan-luang, là một vị nữ Pháp sư nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20 ở Thái Lan. Sinh năm 1901, trong một gia đình thương nhân Trung Hoa ở Rajburi (một thành phố ở phía Tây Bangkok), bà là con cả trong gia đình năm chị em - hay tám chị em, nếu tính luôn cả những đứa con của mẹ kế. Mẹ bà là một Phật tử thuần thành, đã dạy cho bà những kiến thức cơ bản về các nghi lễ Phật giáo, như là tụng niệm hằng đêm và giữ gìn giới luật từ khi bà còn rất nhỏ. Lúc cuối đời bà đã kể lại, từ lúc sáu tuổi, bà đã cảm thấy đầy sợ hãi và ghê sợ như thế nào đối với những khốn khổ mà mẹ bà đã phải trải qua trong lúc mang thai và sinh ra một trong những người em của bà, đến nỗi khi nhìn thấy đứa trẻ mới sinh lần đầu tiên -“đang nằm yên ngủ, một sinh vật nhỏ tí, đỏ hỏn, với tóc đen, thật đen”- bà đã chạy trốn khỏi nhà suốt ba ngày. Kinh nghiệm này, cộng với những bức xúc mà bà hẳn đã cảm nhận khi cha mẹ bà chia tay nhau, có lẽ là lý do tiềm ẩn khiến bà, dầu còn rất trẻ, đã quyết định rằng bà sẽ không bao giờ chịu cúi đầu tuân theo những gì mà bà coi như là sự nô lệ trong hôn nhân.

Ở tuổi vị thành niên, bà dốc hết thời gian rảnh rỗi vào việc tìm hiểu Phật Pháp và hành thiền, chỉ làm việc đủ để kiếm tiền nuôi dưỡng cha già, bằng cách trông coi một cửa hàng nhỏ. Sự hành thiền của bà tiến bộ tốt, đến nỗi bà có thể dạy cha hành thiền với kết quả khả quan trong năm cuối đời ông. Sau khi cha mất, bà tiếp tục làm việc với suy nghĩ rằng bà sẽ để dành đủ tiền để giúp bà có thể sống quãng đời còn lại ở một nơi thanh vắng, và dốc hết tâm sức vào việc tu tập. Cô chú của bà, những người cũng rất ham thích việc hành thiền, có một ngôi nhà nhỏ gần một ngọn đồi có rừng, Khao Suan Luang -, ở ngoại thành của Rajburi, nơi bà thường đến tu tập - (Núi Công Viên Hoàng Gia, nơi đã tạo ra hứng khởi để bà chọn làm bút danh). Vào năm 1945, khi cuộc sống xáo trộn do Thế chiến thứ II gây ra đã bắt đầu trở lại bình thường, bà giao cửa hàng lại cho người em gái, để theo cô chú dọn về vùng núi, nơi mà cả ba người bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn hướng về thiền tập, như những Ưu-bà-tắc (upasaka) và Ưu-bà-di (upasika) -những đệ tử nam, nữ tại gia của Đức Phật. Từ một nhóm tu nhỏ, do họ tự lập với nhau trong một tu viện đã bị bỏ hoang, dần dần nó đã phát triển để trở thành một trung tâm tu tập của phụ nữ, và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

Cuộc sống ở nơi tịnh tu này rất khó khăn, vì thực tế là trong những năm đầu tiên, ít có được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay dầu trung tâm đã được nhiều người biết đến, cơ ngơi đã được xây dựng khang trang, thì sự cần kiệm giống như xưa vẫn được duy trì vì những lợi ích của nó -làm giảm thiểu lòng tham, tự ái và những uế nhiễm tâm linh khác- cũng như vì sự an lạc mà nó mang đến khi làm giảm bớt bao lo âu trong tâm. Tất cả các phụ nữ tu tập ở trung tâm đều ăn chay và không sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà-phê và trầu cau. Hằng ngày, họ tụ họp lại để đọc kinh, hành thiền theo nhóm và trao đổi về các kinh nghiệm tu tập. Trong những năm khi sức khỏe của Upasika Kee vẫn còn tốt, bà tổ chức những buổi họp mặt đặc biệt, qua đó các thành viên sẽ báo cáo về sự thực hành của họ, sau đó bà sẽ nói một bài pháp về những vấn đề quan trọng mà họ đã nêu lên trong báo cáo. Phần lớn các bài pháp được ghi lại trong sách này có xuất xứ từ những buổi họp mặt như thế.

Trong những năm đầu của trung tâm, các nhóm nhỏ như bạn bè, thân quyến khi có dịp sẽ thăm viếng để hỗ trợ và để được lắng nghe các bài Pháp của Upasika Kee. Dần dần khi các bài Pháp cũng như sự tu tập của bà được đánh giá cao, được nhiều người biết đến, thì nhiều đoàn Phật tử khác đã đến viếng thăm và có nhiều phụ nữ gia nhập cộng đồng đó hơn. Mặc dầu rất nhiều các đệ tử của bà được làm tu nữ thọ tám giới, trang phục trong y trắng, chính bản thân bà vẫn duy trì địa vị của một người nữ cư sĩ thực hành giữ tám giới suốt cuộc đời. Tìm mua: Đơn Giản Và Thuần Khiết TiKi Lazada Shopee

Khi máy ghi âm (tape-recording) xuất hiện ở Thái Lan vào giữa những năm 1950, bạn bè bắt đầu ghi âm lại những bài giảng Pháp của bà, và vào năm 1956, một số bài giảng của bà được đem in ấn tống. Đến giữa 1960, luồng văn hóa Phật giáo miễn phí từ Khao Suan Luang -gồm các bài thơ cũng như bài Pháp của bà- đã tuôn tràn như thác lũ. Điều này càng lôi cuốn thêm nhiều người đến với trung tâm của bà và bà được đánh giá là một trong những vị giảng sư lỗi lạc nhất ở Thái Lan, không kể là nam hay nữ.

Upasika Kee là người tự học. Mặc dầu bà đã tiếp nhận được các phương thức hành thiền căn bản trong những lần thường xuyên đến viếng các tu viện khi còn trẻ, nhưng bà thực hành phần lớn là tự bản thân chứ không học chính thức với một vị thiền sư nào. Hầu hết những lời giảng của bà trích ra từ các kinh điển như -Tam tạng kinh, các tác phẩm của các vị thầy đương thời- và từ các trải nghiệm cam go, không ngừng nghỉ của bà.

Trong những năm cuối đời, bà bị cườm mắt, dần đưa đến việc bị mất thị giác, nhưng bà vẫn duy trì một thời khóa biểu hành thiền miên mật và vẫn tiếp đón những vị khách nào muốn đến để tìm hiểu Phật Pháp. Bà đã ra đi một cách lặng lẽ vào năm 1978, sau khi đã giao trung tâm lại cho một Hội đồng mà bà đã chọn lựa trong các thành viên. Em gái của bà, Upasika Wan, người cho đến thời điểm đó, đã giữ một vai trò quan trọng trong việc hộ Pháp, và cũng là người điều hành trung tâm, đã gia nhập Hội đồng này chỉ vài tháng sau khi Upasika Kee viên tịch. Upasika Wan không lâu sau đó đã trở thành là người lãnh đạo của trung tâm, một vị trí mà bà đã giữ cho đến khi bản thân bà cũng ra đi vào năm 1993. Giờ thì một lần nữa, trung tâm lại được điều hành bởi một Hội đồng và đã phát triển để có thể thâu nhận đến sáu mươi thành viên.

Tỳ Kheo Thanissaro

Metta Forest Monastery

Valley Center, California

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đơn Giản Và Thuần Khiết PDF của tác giả Upasika Kee Nanayon nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bát Chánh Đạo (Annie Besant)
Hai ngàn ba trăm năm đã trôi qua kể từ khi Hoàng đế Phật giáo vĩ đại, Ashoka, đã gửi con trai và con gái ông đến đảo Tích Lan (Sri Lanka), để trồng ở hòn đảo này, không chỉ là nhánh mầm từ cây linh thiêng của Đức Phật Gaya, mà cũng là để trồng ở đây một nhánh mầm của Cây Minh triết, mà từ ngày đó, đã lan rộng rãi vượt ra khỏi đảo, vì nó đã lan rộng ra khắp các quốc gia, trên khắp thế giới - Cây Minh triết mà bạn gọi là Đạo Phật. Chiều nay chúng ta sẽ chọn một trong những giáo lý vĩ đại của Ngài cho việc nghiên cứu của chúng ta. Bạn còn nhớ cách thức và lúc Ngài đã rời khỏi nhà của cha mình, khi Ngài đã rời bỏ vợ và đứa con trai sơ sinh của mình, khi Ngài đã tìm cách sống, nhờ sự giúp đỡ của những huấn sư trong rừng; khi Ngài, bằng sự khổ hạnh, tìm cách tìm ra thánh đạo mà những người khác đã không thể dạy Ngài, để rồi cuối cùng, Ngài ngồi dưới gốc cây nổi tiếng đó, đã chinh phục mọi cám dỗ, đã quăng trả lại mọi ảo ảnh của Ma vương, khi cuối cùng sự giác ngộ đã đến với Ngài, khi Ngài đã nhập vào tri thức hoàn hảo - khi đó Ngài đã thấy, lần đầu tiên trong cuộc đời này - Tứ Diệu Đế: nỗi khổ, cội nguồn của khổ, việc chấm dứt nỗi khổ, con đường thoát khổ - là Bát chánh đạo. Và chính là Bát Chánh Đạo đó mà tôi yêu cầu bạn chú ý chiều nayDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bát Chánh Đạo PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thuyền Rỗng (Osho)
Mục lục Lời giới thiệu 1. Chiếc bánh cháy 2. Con người của Đạo 3. Cú và Uyên Sồ Tìm mua: Thuyền Rỗng TiKi Lazada Shopee 4. Xin lỗi 5. Ba vào buổi sáng 6. Nhu cầu đoạt giải 7. Ba người bạn 8. Cái vô dụng 9. Phương tiện và mục đích 10. Cái toàn thể 11. Đám tang của Trang Tử Về Osho Lời giới thiệu Làm sao lời có thể truyền được thông điệp vô lời? Có thể nói gì về thầy đã chứng ngộ? Tinh hoa của thông điệp vượt ra ngoài lời nói này là ngược đời, và Osho cùng Trang Tử yêu cầu chúng ta chấp nhận ngược đời, gạt tâm trí và logic sang một bên, và trở thành trống rỗng. Chỉ khi làm trống rỗng những ước định, ý tưởng và những trông đợi của chúng ta - bản ngã của chúng ta - chỉ thế thì chứng ngộ mới trở thành của riêng chúng ta. Trang Tử hàng nghìn năm trước đây, và Osho ngày nay, hợp sức làm cho chúng ta thành không ai cả, thuyền rỗng, người có thể nhận được cái vô lời, cái vĩnh hằng họ là hiện thân. Trong những bài nói này, Osho đã nêu một cách rất hiển nhiên rằng trong tình trạng hiện tại của chúng ta về hiện hữu/làm, không có chỗ cho cái vô lời đi vào trong chúng ta và đọng lại. Nó vẫn có đấy chờ đợi không gian trống rỗng trong chúng ta; những bận tâm, những kế hoạch đã đóng cánh cửa lại và chúng ta lỡ mất điều đó. Nhưng bất kì nỗ lực nào để đạt tới cái trống rỗng này đều làm lộ ra điều ngược đời - nỗ lực và tham vọng xây dựng nên bản ngã và đầy đoạ chúng ta vào thất bại chung cuộc. Vậy chúng ta có thể làm được gì? Osho nói cho chúng ta rằng chẳng có gì phải làm cả, tất cả mọi việc làm đều là do bản ngã. Nhưng chúng ta có thể ở trong trạng thái cảm nhận, chúng ta có thể cởi mở và chấp nhận sự tồn tại. Vượt qua tâm trí phê phán và lời của Người sẽ lắng vào trong chúng ta, sẽ chìm sâu vào trong chúng ta, và chúng ta trở thành giống như thuyền rỗng. Cân nhắc về những lời lẽ, những ý nghĩa của chúng, là con đường dẫn tới lẫn lộn. Osho hay dùng mâu thuẫn như một kĩ thuật và thông qua nó đề cập đến tất cả các kiểu cá tính, Người biết mọi thoái thác xoắn xuýt của bản ngã, mọi mưu mẹo của tâm trí; Người đã đi lên trước nhiều bước. Osho không định biến chúng ta thành nô lệ cho những quy tắc của Người, Người không phải là kẻ thù của chúng ta. Người có nhiều tình yêu với cái bản tính khỉ gió của chúng ta đến mức toàn bộ nỗ lực của Người là để giúp chúng ta trở nên nhận biết về thân phận nô lệ của mình, không phải để hoà giải với chúng. Người gây cho chúng ta những cơn sốc để thoát ra khỏi cái lồng thoải mái của mình, để cho qua hiểu biết và nhận biết, chúng ta có thể siêu việt lên chúng. Bạn hoài nghi tôi nhưng bạn chưa bao giờ hoài nghi chính mình, bởi vì một khi tâm trí bắt đầu hoài nghi chính nó thì nó đã bắt đầu đi ra khỏi sự tồn tại. Một khi việc tự hoài nghi nảy sinh, cơ sở đã bị tan vỡ, tâm trí đã mất tự tin của nó. Một khi bạn bắt đầu hoài nghi tâm trí, chẳng chóng thì chầy bạn sẽ rơi vào trong vực thẳm của thiền. Trong khi đọc Osho, phần lớn điều có thể làm là trở thành cảm nhận, để cho thông điệp không nói ra đó thấm nhuần vào toàn bộ lời nói. Tôi nói, tôi có thể giúp bạn bởi vì tôi không phải là chuyên gia, tôi không phải là người ngoài. Tôi đã du hành trên cùng con đường này rồi… Tôi đã đi qua cùng con đường này rồi - cùng khổ, đau, cùng những ác mộng. Và bất kì cái gì tôi làm thì cũng không gì khác hơn ngoài việc thuyết phục bạn để bước ra khỏi cái điên khùng của mình. Dù bạn đang ở đâu, tôi đã ở đó rồi, và dù tôi đang ở đâu, bạn cũng có thể tới đó. Nhìn vào tôi thật sâu sắc nhất đi, và cảm tôi thật sâu sắc đi, bởi vì tôi là tương lai của bạn, tôi là khả năng của bạn. Ma Prem Paras Bài nói ngẫu hứng cho đệ tử và bạn bè tại thính phòng Trang Tử, Poona, Ấn ĐộDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thuyền Rỗng PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thuyền Rỗng (Osho)
Mục lục Lời giới thiệu 1. Chiếc bánh cháy 2. Con người của Đạo 3. Cú và Uyên Sồ Tìm mua: Thuyền Rỗng TiKi Lazada Shopee 4. Xin lỗi 5. Ba vào buổi sáng 6. Nhu cầu đoạt giải 7. Ba người bạn 8. Cái vô dụng 9. Phương tiện và mục đích 10. Cái toàn thể 11. Đám tang của Trang Tử Về Osho Lời giới thiệu Làm sao lời có thể truyền được thông điệp vô lời? Có thể nói gì về thầy đã chứng ngộ? Tinh hoa của thông điệp vượt ra ngoài lời nói này là ngược đời, và Osho cùng Trang Tử yêu cầu chúng ta chấp nhận ngược đời, gạt tâm trí và logic sang một bên, và trở thành trống rỗng. Chỉ khi làm trống rỗng những ước định, ý tưởng và những trông đợi của chúng ta - bản ngã của chúng ta - chỉ thế thì chứng ngộ mới trở thành của riêng chúng ta. Trang Tử hàng nghìn năm trước đây, và Osho ngày nay, hợp sức làm cho chúng ta thành không ai cả, thuyền rỗng, người có thể nhận được cái vô lời, cái vĩnh hằng họ là hiện thân. Trong những bài nói này, Osho đã nêu một cách rất hiển nhiên rằng trong tình trạng hiện tại của chúng ta về hiện hữu/làm, không có chỗ cho cái vô lời đi vào trong chúng ta và đọng lại. Nó vẫn có đấy chờ đợi không gian trống rỗng trong chúng ta; những bận tâm, những kế hoạch đã đóng cánh cửa lại và chúng ta lỡ mất điều đó. Nhưng bất kì nỗ lực nào để đạt tới cái trống rỗng này đều làm lộ ra điều ngược đời - nỗ lực và tham vọng xây dựng nên bản ngã và đầy đoạ chúng ta vào thất bại chung cuộc. Vậy chúng ta có thể làm được gì? Osho nói cho chúng ta rằng chẳng có gì phải làm cả, tất cả mọi việc làm đều là do bản ngã. Nhưng chúng ta có thể ở trong trạng thái cảm nhận, chúng ta có thể cởi mở và chấp nhận sự tồn tại. Vượt qua tâm trí phê phán và lời của Người sẽ lắng vào trong chúng ta, sẽ chìm sâu vào trong chúng ta, và chúng ta trở thành giống như thuyền rỗng. Cân nhắc về những lời lẽ, những ý nghĩa của chúng, là con đường dẫn tới lẫn lộn. Osho hay dùng mâu thuẫn như một kĩ thuật và thông qua nó đề cập đến tất cả các kiểu cá tính, Người biết mọi thoái thác xoắn xuýt của bản ngã, mọi mưu mẹo của tâm trí; Người đã đi lên trước nhiều bước. Osho không định biến chúng ta thành nô lệ cho những quy tắc của Người, Người không phải là kẻ thù của chúng ta. Người có nhiều tình yêu với cái bản tính khỉ gió của chúng ta đến mức toàn bộ nỗ lực của Người là để giúp chúng ta trở nên nhận biết về thân phận nô lệ của mình, không phải để hoà giải với chúng. Người gây cho chúng ta những cơn sốc để thoát ra khỏi cái lồng thoải mái của mình, để cho qua hiểu biết và nhận biết, chúng ta có thể siêu việt lên chúng. Bạn hoài nghi tôi nhưng bạn chưa bao giờ hoài nghi chính mình, bởi vì một khi tâm trí bắt đầu hoài nghi chính nó thì nó đã bắt đầu đi ra khỏi sự tồn tại. Một khi việc tự hoài nghi nảy sinh, cơ sở đã bị tan vỡ, tâm trí đã mất tự tin của nó. Một khi bạn bắt đầu hoài nghi tâm trí, chẳng chóng thì chầy bạn sẽ rơi vào trong vực thẳm của thiền. Trong khi đọc Osho, phần lớn điều có thể làm là trở thành cảm nhận, để cho thông điệp không nói ra đó thấm nhuần vào toàn bộ lời nói. Tôi nói, tôi có thể giúp bạn bởi vì tôi không phải là chuyên gia, tôi không phải là người ngoài. Tôi đã du hành trên cùng con đường này rồi… Tôi đã đi qua cùng con đường này rồi - cùng khổ, đau, cùng những ác mộng. Và bất kì cái gì tôi làm thì cũng không gì khác hơn ngoài việc thuyết phục bạn để bước ra khỏi cái điên khùng của mình. Dù bạn đang ở đâu, tôi đã ở đó rồi, và dù tôi đang ở đâu, bạn cũng có thể tới đó. Nhìn vào tôi thật sâu sắc nhất đi, và cảm tôi thật sâu sắc đi, bởi vì tôi là tương lai của bạn, tôi là khả năng của bạn. Ma Prem Paras Bài nói ngẫu hứng cho đệ tử và bạn bè tại thính phòng Trang Tử, Poona, Ấn ĐộDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thuyền Rỗng PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Và Sức Khỏe (Đỗ Hồng Ngọc)
Mục lục 1. Lời ngỏ 2. Thiền và sức khỏe 3. Thiền định Phật giáo 4. Kinh nhập tức xuất tức niệm (Anàpànasati Sutta) Tìm mua: Thiền Và Sức Khỏe TiKi Lazada Shopee 5. Stress 6. Thở để chữa bệnh 7. Lợi ích của thở bụng 8. Thiền và Thở 9. Những sai lầm thường gặp 10. Thiền và ăn 11. Thiền và ngủ 12. Thiền và Yoga 13. Thiền với trí thức 14. Thiền với doanh nhân 15. Thiền với sinh viên 16. Thiền và... những câu hỏi THIỀN & SỨC KHỎE Lời ngỏ Tôi đến với Thiền rất trễ, gần tuổi 60. Trước đó, những năm hai mươi tuổi tôi cũng có đọc thiền, biết thiền qua sách vở, qua Krishnamurti, Suzuki, Minh Châu, Nhất Hạnh… nhưng đọc để biết, để có kiến thức với người ta thế thôi. Tôi cảm thấy thiền là cái gì đó huyền bí xa vời, chỉ dành riêng cho một giới nào đó, có phần như dị đoan mê tín nên chỉ “kính nhi viễn chi”. Tôi là một bác sĩ, hơn 12 năm làm ở Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Sài Gòn, rồi hơn 20 năm phụ trách Trung tâm truyền thông và Giáo dục sức khỏe, thực hiện các chương trình Săn sóc sức khỏe ban đầu (Primary Health Care), tham gia giảng dạy ở các trường Y, viết sách báo v.v… làm việc như điên, cho đến một hôm người ta phải đưa tôi đi bệnh viện để mổ sọ não cấp cứu vì tai biến. Từ lúc lơ mơ đến lúc tỉnh dây ở phòng hồi sức… hình như tôi đã trải qua một cuộc… phiêu lưu kỳ thú! Khi bước đi được những bước đầu tiên lẫm chẫm như một em bé trên nền đất, tôi thấy quả là một phép lạ. Tôi nhìn tôi trong gương với cái đầu trọc lóc và thấy tức cười. Tôi đó ư? Vậy mà lâu nay tôi tưởng tôi là cái gì khác chứ! Bạn bè trong ngành ai cũng thương cho thật nhiều thuốc. Tôi chọn dùng một thứ duy nhất bởi biết bệnh tôi không thể chữa bằng thuốc. Phải đi tìm một con đường khác thôi. Rồi tôi đọc lại Tâm Kinh “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát Nhã ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẫn giai không, độ nhất thiết khổ ách…”. Những câu kinh xưa mịt mờ bây giờ bỗng sáng rõ với tôi. Phải rồi. Phải tự tại. Phải dựa vào chính mình thôi. Tôi vừa tìm hiểu kinh thư vừa lục toang đống sách y khoa đã học từ mấy chục năm trước để tìm kiếm. Thì ra có sẵn một con đường mà bấy lâu xa lạ. “Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí…” (Satipatthana, Tứ Niệm Xứ). Con đường độc nhất ư? Có thể dẫn tới thanh tịnh ư? Còn mong gì hơn khi ta đang sống trong một thời đại đầy “điên đảo mộng tưởng”, có thể diệt trừ khổ ưu ư? Còn mong gì hơn khi ta đang sống một nếp sống đầy khổ đau và phiền muộn, rồi thành tựu chánh trí nữa ư? Thì ra cái “trí” của ta bấy lâu chỉ là cái trí tích cóp, cái “thức” của ta bấy lâu chỉ là cái thức phân biệt, thị phi… Con đường nào đó vậy? Chính là thiền Anapanasati hay Nhập tức xuất tức niệm, cũng được dịch là An-ban thủ ý, đã được nói đến từ ngàn xưa, bây giờ được gọi là “Quán niệm hơi thở”: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra… Chỉ có vậy thôi sao? Tin được không? Tìm hiểu thấu đáo, thực hành “miên mật” thì quả là có cơ sở khoa học để tin. Gần đây ngày càng nhiều nhà sinh học, tâm lý học, hợp tác cùng các nhà sư dùng những kỹ thuật mới như EEG, PET, fMRI… hy vọng khám phá những “bí nhiệm” của Thiền thì “thiền” nở rộ như nấm gặp mưa, đến nỗi gây ra không ít hoang mang, ngờ vực! Thực ra, đưa kỹ thuật vào khảo sát thiền định chỉ có thể thấy được một góc nào đó thôi, vì đằng sau còn biết bao điều “bất khả thuyết”, bất khả tư nghì! Thế là từ hơn mười năm trước, tôi đã đến với thiền bằng cách riêng của mình, nhằm để tự chữa bệnh mình, dựa trên thiền Anapanasati, thứ thiền căn bản, được dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ, có cơ sở sinh y học, khoa học thực nghiệm. Tôi bắt đầu với phương pháp thở bụng (abdominal breathing) của Nguyễn Khắc Viện - mà tôi được ông truyền thụ trực tiếp - cùng tham khảo thêm các chương trình điều trị tim mạch của Dean Ornish, phương pháp trị liệu toàn diện của Deepak Chopra, những đồng nghiệp phương Tây, đồng thời tôi lặn lội đến tham vấn các vị Sư thầy mà tôi tin tưởng, nơi này nơi khác, học hỏi mỗi người một chút. Khi nắm được những nguyên tắc, tôi quyết định đi vào thiền tập dựa vào bản thân mình, làm theo cách riêng mình, với tâm sinh lý riêng của mình, kết hợp thiền “Anapanasati” với thể dục, với ăn uống ngủ nghỉ phù hợp, từ đó thấy sức khỏe phục hồi tốt, sức đề kháng và sức bền gia tăng, không phải lệ thuộc vào thuốc men… Năm 2008, tôi có dịp đến chùa Từ Đàm ở Huế để trình bày về Thiền và Sức khỏe nhân Tuần lễ văn hoá Phật giáo, rồi năm 2010, cũng đề tài này tại tuần lễ văn hoá Phật giáo ở Nha Trang với các vị sư sải. Sau đó tôi cũng đã có nhiều buổi trao đổi kinh nghiệm với các bạn trí thức, doanh nhân, sinh viên, và trên trang nhà www.dohongngoc.com... Tất cả đều là những cơ hội giúp tôi được học hỏi, trao dồi thêm những hiểu biết và kinh nghiệm thực hành của mình. Đến nay, có nhiều bạn khuyên đã đến lúc nên mạnh dạn sẻ chia cùng mọi người, những bạn bè có tuổi, những người đồng bệnh tương lân, những doanh nhân, trí thức, nhất là các bạn trẻ… đang ngày càng quan tâm đến thiền như một cách sống hạnh phúc. Trong tập tài liệu nhỏ này, tôi chỉ khu trú vào mối tương quan giữa Thiền và Sức khỏe mà tôi đã được trải nghiệm, nhằm góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người, theo đó, sức khỏe được định nghĩa như là “một sự hoàn toàn sảng khoái (well-being; bien-être) về thể chất, tâm thần và xã hội chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật” (WHO, 1946). Hai trăm năm trước, Nguyễn Du viết: “Mãn cảnh giai không hà hữu tướng/ thử tâm thường định bất ly thiền” (tất cả cảnh đều là không vì tâm ta luôn ở trong thiền định) và năm trăm năm trước đó nữa, Trần Nhân Tông đã bảo: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mích Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền! (Ở đời vui đạo cứ tùy duyên/ Đói đến thì ăn mệt ngủ liền/ Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Trước cảnh vô tâm chẳng hỏi thiền!). Thôi thì, hãy cứ “tùy duyên”! Thân mến, Ðỗ Hồng NgọcDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đỗ Hồng Ngọc":Nghĩ Từ Trái TimThiền Và Sức KhỏeNhững Người Trẻ Lạ LùngViết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu LòngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Và Sức Khỏe PDF của tác giả Đỗ Hồng Ngọc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.