Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thương Ly (Tuyết Linh Chi)

Yêu thương của nàng…y luôn bỏ lỡ…

Nganh ngạch của y…làm nàng chùn bước…

Một câu chuyện phủ đầy bức màn duyên phận nặng nề..

Câu chuyện ấy có tên Thương Ly…

Thương ly như nước chảy, dội vào lòng người những âm thanh trong vắt mà bi thương..về một cuộc đời hay nhiều cuộc đời…về một con người hay nhiều con người như thế…về một tình yêu hay không chỉ một tình yêu… Tìm mua: Thương Ly TiKi Lazada Shopee

Từ đầu đến cuối cuộc hành trình, Tuyết Linh Chi luôn để cho người đọc cảm nhận rõ ý nghĩa của hai chữ thương ly, luôn để cho dòng nước bi thương chảy xuống đọng sâu vào hồn người..

Chỉ đơn giản bằng hai chữ ấy, chỉ là kể một câu chuyện dài nhưng như đã trải qua rấy nhiều năm tháng, rất nhiều kiếp người, kiếp đời trong câu chuyện ấy..

Thủ đoạn, mưu mô, nhẫn nhịn, bức ép, ghen tuông, đau đớn, bi phẫn, buồn bực, đau thương…kể từ lúc Nguyệt lão đùa chơi, cuộc đời của họ, của Mỹ Ly, của Tĩnh Hiên, của Vĩnh Hách, của Tố Doanh, người con gái yêu thương Tĩnh Hiên, đã luôn bị những xúc cảm đỏ bủa vây, đã thành một vòng luẩn quẩn, thoát không được chỉ có thể để nó tơ hồng oan trái của Nguyệt lão cứ thế bủa vây, mặc kệ đau đớn, mặc kệ bi thương, cuộc sống vẫn cứ trải qua trên từng trang giấy….

Phải rồi…

Còn gì đau đớn hơn với một Mỹ Ly, trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời đã yêu một người sâu sắc nhưng không được đáp lại, và rồi vì tình yêu bướng bỉnh đó mà phải trả giá ba năm. Ba năm chờ đợi, ba năm đau đớn, ba năm bất hạnh, ba năm chỉ biết mơ những giấc mơ mộng tưởng, ba năm đủ để biết một cách cách vui tươi yêu đời thành một người con gái trầm lặng, tự ti. Dũng cảm để yêu thương, dũng cảm để đối mặt, dũng cảm để kiên cường đã không còn nữa…trả giá cho một tình yêu, như vậy có phải quá bi thương rồi?

Còn gì vô lý hơn một Tĩnh Hiên, bỏ lỡ mất tình yêu của người con gái vui tươi, ba năm sau gặp lại, lại yêu một người con gái bất hạnh, chỉ muốn một cuộc đời lặng lẽ, để rồi tìm mọi cách chiếm được nàng, tìm mọi cách ở bên nàng, bất chấp nhân lý, bất chấp trái tim người con gái đã bị sẹo bao lần vẫn chưa bao giờ lành hẳn, bất chấp có làm nàng đau lần nữa, bất chấp kéo nàng vào chốn thị phí…

Còn gì oan ức hơn cho một Vĩnh Hách, một chàng trai hiền lành, tốt bụng, đã bỏ qua một lời đàm tiếu để yêu thương một cách cách từng hại chết người, nhưng rồi không thể vượt nổi cường quyền của một Khách vương gia được hoàng thượng ân sủng, chỉ có thể giữ lại trong tim hình bóng của người con gái nhỏ bé, cam chịu chàng yêu thương?

Và còn một Tố Doanh, người con gái yêu thương Tĩnh Hiên hết lòng, nhẫn nhịn để yêu thương, ghen tuông trong thầm lặng..Nàng ta có bất hạnh như một nhân vật phụ làm nền cho tình yêu của đôi nam nữ chính, cũng có ích kỷ để xen chân làm kẻ thứ ba, cũng có ngang bướng để nhất định chung một chồng…

Vậy rồi sao?

Những cuộc đời bị Nguyệt lão trêu ngươi ấy, đến cuối cùng kẻ còn chẳng có, người mất thì nhiều, đến cuối cùng là một bầu ngưng đọng thương ly.

Tương tư sầu thảm, gặp người làm chi để rồi lại chia ly?

Bữa tiệc nào chẳng có lúc tàn như sao mọc rồi lăn, con người sống rồi chết..

Quá bi thương nên không muốn nhắc đến, chỉ là có những thứ đã để lại không thể xóa nhòa.

Không thể quên được khi bánh xe số phận vẫn cứ quay, nghiến nát những đạo lý thường tình của cuộc sống..

Bất hạnh với Mỹ Ly như con sông chảy không bao giờ cạn, như ngọn thác cao không bao giờ vơi.

Chùn bước trước khí bức người của Tĩnh Hiên, đồng ý gả vào Khánh vương phủ, trong đêm đầu động phòng hoa chúc, tấm vải trắng lại không bẩn bụi trần như thách thức nàng, như trêu ngươi nàng, như nói với nàng rằng, dù nàng có chạy đi đâu, đau đớn sẽ tìm ra nàng, bi thương sẽ ùa đến nàng, mãi mãi như vậy…

Nàng đành cam chịu..

Cam chịu để chồng mình nghi ngờ mình là hỗn thê

Cam chịu yên lặng khi chồng mình nghĩ đứa con đang mang là của Vĩnh Hách

Cam chịu tháng ngày trôi đi nợ thêm chồng chất nợ, đau thêm chồng chất đau, Vĩnh Hách chết trên sa trường dường như là nàng đã đẩy y vào cõi chết đó, Tĩnh Hiên nói rằng sẽ vì Vĩnh Hách mà nuôi nấng đứa trẻ trong bụng nàng..

Bi thương thay người thiếu phụ không còn đủ kiên cường để giải thích, cứ để hiểu lầm nuôi lớn tháng năm.

Nhưng nàng đau đớn cũng không sao, đứa trẻ vô tội ấy sao còn phải đau đớn cũng nàng?

Không phải con chính thất, không được cha mình công nhận là con trai, một đứa trẻ ngây thơ đã hứng chịu quá nhiều buồn thương để trưởng thành, đến nỗi chỉ có mong một món quà nó không bao giờ mua được…a mã của nó…a mã của Doãn Khác..

Nàng không thể đứng nhìn, cũng không thể để con trai đau lòng thêm nữa, đánh đổi một tính mạng, đánh đổi một cuộc đời vì một ánh sáng duy nhất trong đời nàng có gì là không đáng…Nàng tình nguyện…cam chịu chết đi…

Ly biệt nhân gian, có gì đáng sợ?

Cái đáng sợ nhiều hơn..sống ở đời mà không được yêu thương…

Một liều thuốc độc đưa người vào vĩnh hằng sâu thẳm..

Họa với dòng nước thương ly chảy ra đại dương xanh..

Để rồi như thế vẫn chưa đủ, để rồi hai người đã đi khỏi vòng luẩn quẩn ấy vẫn chưa xong, những con người bị số phận trêu ngươi lần lượt bước ra và chôn vùi mình vào đất..

Chỉ là đến cuối cùng vẫn còn vương lại những ưu tư.

Vẫn còn nhớ rõ nụ cười của nàng khi Tố Doanh hỏi nàng có yêu Tĩnh Hiên? Nàng chỉ trả lời bằng một nụ cười thật nhẹ….

Có lẽ là yêu..

Có lẽ vẫn yêu..

Như việc đôi khi ta luôn tìm kiếm những thứ có thể thay thế thứ đã mất đi, nhưng tìm hoài, tìm hoài vẫn không thấy, bởi một lẽ khoảng trống ấy vẫn luôn được lấp đầy, chỉ là ta tạm thời quên đi mà thôi.

Như những hòn sỏi đến cuối cùng mới được đào lên và được mang theo chiến trường cho đến khi đổ máu..

Như ba năm trước nàng đã mong khi ở trong cung cấm ấy: “Tĩnh Hiên đưa đi Mỹ Ly”

Như nhiều năm sau y đã ước khi sót lại hơi thở cuối cùng nơi sa trận: “ Mỹ Ly đưa đi Tĩnh Hiên”

Đến cuối cùng không còn biết ai đã đúng ai đã sai, không cần biết ai nên hay không nên nữa…ánh sáng đã mở ra nơi chân trời….có lẽ ở nơi nào đó, cuộc sống của họ mởi bắt đầu ươm mầm nảy nở, mặc kệ gió vẫn hát, đất trời vẫn ca những lời ngày xưa đã từng có ai cất thành lời…

Gặp đúng người đúng thời điểm, là HẠNH PHÚC

Gặp đúng người sai thời điểm, là BI THƯƠNG

Gặp sai người đúng thời điểm, là BẤT LỰC

Gặp sai người sai thời điểm, là THÊ LƯƠNG.

Chỉ cầu cho họ có đủ dũng cảm để tìm nhau, gặp nhau và lại yêu thương nhau trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời nơi ấy…

Người viết: Danchan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thương Ly PDF của tác giả Tuyết Linh Chi nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Núi Thần (Thomas Mann)
Nếu như Buddenbrooks là ngôi sao tỏa sáng trong sự nghiệp của Thomas Mann, hay Chết ở Venice là một cuốn tiểu thuyết ngắn nhưng vô cùng hoàn hảo của ông, thì Núi thần lại là kiệt tác thể hiện những tư tưởng lớn lao của nhà văn cũng như những đối lập trong nền văn hóa châu Âu. Lấy bối cảnh là một viện điều dưỡng trên vùng núi cao ở Thụy Sĩ trong những năm trước Thế chiến thứ nhất, Núi thần là bản tổng hòa của một tác phẩm kinh điển trường phái hiện đại, một bildungsroman (tiểu thuyết triết lý) truyền thống, màn kịch đầy đủ những tính cách, và bức tranh về giới tư sản châu Âu đầu thế kỷ 20. Người ta có thể thấy trong Núi thần tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn và những tư tưởng cấp tiến, tình yêu và trách nhiệm. Núi thần còn là cuốn tiểu thuyết về bệnh tật, không chỉ là bệnh tật trong cơ thể mà còn là bệnh tật trong tâm hồn. Và nơi bệnh tật ngự trị cũng là triệu chứng của sự suy thoái của chủ nghĩa tư bản và giới tư sản Âu châu. Ở một cấp độ cao hơn, Núi thần cũng đặt ra câu hỏi về bản chất của thời gian, thời gian là phương tiện và được phản ánh qua trải nghiệm của nhân vật chính, chàng kỹ sư trẻ tuổi Hans Castorp. Núi thần là cuốn sách đầy sự thông thái với ngòi bút tả thực mỉa mai, đập nhịp cùng sự sống giữa cái chết u ám.***Paul Thomas Mann (1875 - 1955) là nhà văn Đức đoạt giải Nobel Văn học năm 1929 và Giải Goethe năm 1949. Ông được coi là nhà văn lớn nhất của Đức thế kỷ 20. Thomas Mann là nhà văn có tư tưởng nhân đạo. Ông tập trung miêu tả quá trình suy sụp của giai cấp tư sản với một ngòi bút hiện thực, mỉa mai, chú trọng phân tích tâm lý. Văn của Thomas Mann chính xác, từ ngữ gọt giũa kỹ lưỡng, đòi hỏi người đọc phải tập trung suy nghĩ; ông sử dụng nhiều kiến thức về triết học, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, y học, xã hội học, phân tâm học. Năm 1913, cuốn tiểu thuyết ngắn Der Tog in Venedig (Chết ở Venice) được xuất bản, cùng với Tonio Kroger được coi là những tác phẩm xuất sẳc nhất thuộc thể loại này. Tìm mua: Núi Thần TiKi Lazada Shopee Thế chiến thứ nhất đã đẩy nhà văn vào một cuộc khủng hoảng tinh thần trầm trọng, ông viết tập ký 600 trang Betrachtungen eines Unpolitischen (Những suy ngẫm ngoài chính trị, 1918) trong thời gian này. Sau chiến tranh ông trở lại với văn học nghệ thuật, hoàn thành một trong những đỉnh cao sáng tác của minh là Der Zauberberg (Núi thần, 1924). Năm 1929, ông được nhận giải Nobel, chủ yếu vì bộ tiểu thuyết vĩ đại Buddenbrooks - Verfall einer Familie. Từ những năm 1930, Thomas Mann tích cực tham gia các hoạt động chính tri chống chủ nghĩa phát xít; dưới thời Đức quốc xã sách của ông bị cấm và bị đốt ở Đức, ông bị tước quốc tịch Đức (1936), phải sống lưu vong. Năm 1938 ông sang Mỹ và trở thành công dân Mỹ (1944). Sau chiến tranh ông về thăm cả Đông và Tây Đức, được đón tiếp long trọng nhưng ông không ở lại Đức mà sang định cư ở Zurich (Thụy Sỹ) cho đến khi mất. Ngoài giải Nobel, ông được cả Đông và Tây Đức trao tặng giải thưởng Goethe năm 1949; ông cũng được Đại học Oxford và Đại học Cambridge trao bằng danh dự.***Khi tới nhà điều dưỡng để thăm anh họ của mình, kỹ sư Hans Castorp không biết trước rằng, thay vì ở đó một vài tuần như dự định, anh sẽ ở lại nhiều năm, suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết dày ngàn trang của Thomas Mann. Với những người bạn Âu châu mà tôi trở nên đủ thân thiết để hỏi: cuốn tiểu thuyết nào là cuốn bạn thích nhất, câu trả lời “Núi thần” xuất hiện với một tần suất lớn đáng ngạc nhiên. Tôi thử tự lý giải như thế này: Các nhân vật chính hay phụ trong sách: từ Hans Castorp người đi tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời trong khu điều dưỡng cho những người lao phổi, Joachim Ziemßen người anh họ ốm yếu nhưng chỉ có một hoài bão là được ra trận, bà Chauchat người phụ nữ mà Hans Castorp yêu trong tâm tưởng và ghen tuông, bác sĩ trưởng Behrens, nhà hiền triết Settembrini cho đến ông Pepperkorn, chồng của bà Chauchat người chỉ xuất hiện vào nửa cuối của truyện, đều là những nhân vật vô cùng đặc sắc. Đây là một cuốn sách đậm đặc phong vị của châu Âu, đầy sự lịch lãm và hài hước, những gì mà người châu Âu coi là sự biểu đạt của văn hóa. Nhưng cái quan trọng nhất có lẽ lại là cái khác. Đó là thái độ của Hans đối với một cuộc sống tù túng và vô nghĩa, cuộc sống của người bệnh nằm dài ngoài ban công của tòa nhà điều dưỡng, mình cuộn trong tấm chăn mỏng dệt từ lông lạc đà, miệng ngậm hàn thử biểu, nằm để chờ đợi một cái gì khủng khiếp xảy ra, có thể là cái chết, có thể là chiến tranh. Cả chiến tranh và cái chết sẽ đều tới thật. Tiếp nhận cuộc sống như một tấn bi kịch tàn độc và vô nghĩa, với một nụ cười tủm tỉm là lựa chọn của Hans, có lẽ của Thomas Mann và của nhiều người trong số chúng ta. Ngô Bảo Châu ***CÁNH CỬA MỞ RỘNGTủ sách hợp tác giữanhà toán học Ngô Bảo Châu,nhà văn Phan Việtvới Nhà xuất bản TrẻTủ sách CÁNH CỬA MỞ RỘNG được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu những đầu sách có giá trị của thế giới và trong nước đến bạn đọc Việt Nam, đặc biệt là bạn đọc trẻ, góp phần thúc đẩy việc đọc sách, tinh thần hiếu học, coi trọng tri thức và những giá trị sống. Các tựa sách trong tủ do nhà toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt tuyển chọn và giới thiệu. Tủ sách được phân thành ba mảng: văn học, khoa học xã hội - kinh tế, và khoa học tự nhiên; trước mắt cấu tạo tủ sách gồm 80% các sách có khả năng tiếp cận đông đảo bạn đọc và 20% cho các sách chuyên ngành.***Câu chuyện của Hans Castorp mà chúng tôi dự định kể hầu quý vị - không phải kể về bản thân chàng ta (vì quý độc giả sẽ gặp ở đây một chàng trai trẻ rất đỗi bình thường, mặc dù cũng không kém phần đáng mến), mà kể về câu chuyện theo thiển ý của chúng tôi rất đáng lưu truyền (có lẽ cũng nên vì Hans Castorp xin lưu ý quý vị rằng đây là câu chuyện của chàng ta, và không phải bất kỳ ai cũng có được một câu chuyện để kể): một câu chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi, có thể nói rằng những lớp rỉ sét lịch sử đã phủ đầy lên đó, và vì vậy phải được kể bằng thời quá khứ xa xưa nhất. Điều này chẳng phải là một điểm bất lợi cho câu chuyện, đúng ra phải coi đó là lợi điểm; vì đã là chuyện kể thì phải xưa cũ chứ, và có thể nói không ngoa rằng chuyện càng lùi xa vào dĩ vãng lại càng hấp dẫn, càng có lợi cho bản thân câu chuyện lẫn cho người kể chuyện, kẻ rì rầm đọc thần chú gợi lên một thời quá khứ chưa khép lại. Tuy nhiên đối với câu chuyện này, cũng như giờ đây đối với mọi người và dĩ nhiên trong số họ bao gồm cả những người kể chuyện, phải hiểu rằng: nó già cỗi hơn rất nhiều so với tuổi của mình, sự già nua tuổi tác không thể tính bằng ngày bằng tháng, không thể tính bằng những vòng quay của trái đất quanh mặt trời; nói một cách ngắn gọn: mức độ xa xưa của nó đúng ra không được đo bởi thời gian - một nhận định kín đáo ám chỉ và lưu ý ta về tính khả nghi và bản chất tráo trở của cái yếu tố bí hiểm tên gọi thời gian. Để cho sự việc không bị bao phủ dưới bức màn thiếu tự nhiên, xin được giải thích: tính cổ xưa của câu chuyện này bắt nguồn ở chỗ, chuyện xảy ra trước một ranh giới đồng thời là bước ngoặt lịch sử, một vực thẳm xẻ ra trống hoác trong cuộc sống và trong tiềm thức… Chuyện xảy ra, hay, để tránh dùng thời hiện tại một cách có dụng ý, chuyện đã xảy ra và đã từng xảy ra khi ấy, trước kia, vào những ngày xa xưa, trong một thế giới đứng trước cuộc chiến tranh lớn mở đầu cho biết bao nhiêu sự kiện, và sự mở đầu này cho đến nay vẫn còn chưa kết thúc. Vậy là câu chuyện này đã xảy ra trước đó, mặc dù trước đó chẳng bao lâu. Nhưng phải chăng tính xưa cũ của một câu chuyện càng sâu đậm, trọn vẹn và thần thoại khi diễn biến của nó càng xích lại gần thời điểm “trước đó”, trước cái mốc lịch sử kia? Như vậy thì rất có thể câu chuyện của chúng ta, với nội dung của nó, cũng có chút hơi hướng liên quan với thần thoại.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Núi Thần PDF của tác giả Thomas Mann nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nửa Kiếp Hồng Trần, Một Khúc Du Ca (Diệp Lạc Vô Tâm)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nửa Kiếp Hồng Trần, Một Khúc Du Ca PDF của tác giả Diệp Lạc Vô Tâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nửa Đêm Trảng Sụp (Bình Nguyên Lộc)
Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7/3/1914 (giấy tờ ghi 1915) tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai); mất ngày 7/3/1987 tại Rancho Cordova, Sacramento, California, Hoa Kỳ. Các bút hiệu khác: Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn. Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, mười đời ở đất Tân Uyên, cha là Tô Phương Sâm làm nghề buôn gỗ, mẹ là Dương Thị Mão. Thuở nhỏ học chữ nho với thầy đồ, tiểu học ở trường làng; trung học (1928-1934) Pétrus Ký, Sài Gòn. Rời trường không bằng cấp. 1934, kết hôn với cô Dương Thị Thiệt, 1935, vào làm công chức ở kho bạc Thủ Dầu Một. 1936, đổi về Sài Gòn làm kế toán viên ở Tổng Nha Ngân Khố. Tháng tám 1945, bỏ việc, tham gia kháng chiến. 1946, hồi cư về Lái Thiêu và 1949 rời Lái Thiêu về hẳn Sài Gòn viết văn làm báo. Bình Nguyên Lộc bắt đầu viết từ 1942, cộng tác với tạp chí Thanh Niên của Huỳnh Tấn Phát, nhưng đến 1946, mới thực sự bước vào nghề văn, nghề báo. 1950, in tập truyện ngắn Nhốt gió. 1958, chủ trương tuần báo Vui Sống và nhà xuất bản Bến Nghé. 1985, di cư sang Hoa Kỳ, hai năm sau ông mất. Bình Nguyên Lộc đã viết hàng trăm tác phẩm, nhưng bản thảo bị thất lạc cũng nhiều, phần in trên các báo, chưa xuất bản thành sách cũng lớn.*** Làm xong bài toán hình học không gian, Nhan ngáp dài. Nàng xem lại đồng hồ tay thì thấy đã mười giờ bốn mươi rồi. Cô nữ sinh đệ tứ ấy xếp giấy má sách vở lại, đứng lên toan tắt ngọn đèn tọa đăng rồi đi ngủ, nhưng còn chần chờ đứng lại trước bàn để lắng nghe tiếng mưa đêm xào xạc ngoài vườn, và tiếng gió hú đằng xa, nơi cánh đồng vắng sau nhà. Sanh hứng, cô ngâm lên bài ca dao hay bài thơ của ai, cô không còn nhớ nữa: Tìm mua: Nửa Đêm Trảng Sụp TiKi Lazada Shopee Tục truyền tháng bảy mưa Ngâu Con trời lấy chú chăn trâu cũng kỳ Một là duyên, Hai là nợ … Bỗng tiếng mở cửa buồng bên trái làm Nhan giựt mình. Nàng day lại thì thấy ông Tám Huỳnh, cha của nàng, hiện ra nơi khung cửa buồng ấy, trong ánh mờ của cây đèn dầu bàn học của nàng. Tám Huỳnh mặc áo mưa, đi giày ống bằng cao su và tay cầm một chiếc nón lá cũ. Hai cha con lặng lẽ nhìn nhau rồi Tám Huỳnh như sợ con, trốn mắt nó và ngó xuống gạch. - Ba! Trời mưa mà ba đi đâu vậy ba? Tám Huỳnh ú ớ không nói được, lâu lắm ông mới thốt ra vài tiếng, nhẹ như hơi gió thoảng, Nhan cố lắng tai mới nghe: - Ba đi, con ở nhà vài bữa với bà Tư. Nhan châu mày rồi hỏi: - Có phải ba đi việc đó không ba? Tám Huỳnh đưa ngón tay trỏ lên trước miệng ra hiệu bảo con chớ có to tiếng rồi đáp: - Ừ … - Con sợ quá ba à! Nhan nói mà giọng nàng run run. - Không sao, con cứ an lòng. - Con không muốn ba đi nữa … - Ba đã hứa nghe lời khuyên can của con, nhưng còn phải chờ dịp như ba đã cắt nghĩa, mà dịp ấy chưa đến. Nhan nghẹn ngào, cố nuốt nước mắt, nàng cắn môi dưới lại để khỏi khóc ra tiếng. Ông Tám Huỳnh bước tới và đứng gần con. Ông xẳng giọng, nghiêm mặt lại mà rằng: - Con biết tánh ba hay tin dị đoan. Người trong nghề, ai cũng thế. Con đừng làm cho ba sợ, con nghe chưa? Nhan sợ hãi, lấm lét, liếc lên nhìn trộm cha. Ông Tám Huỳnh ngày thường trông cũng hiền từ, nhưng hễ ông nổi giận thì gương mặt ông hung tợn lạ kỳ, khiến cho người con gái độc nhứt và được thương mến hết sức của ông cũng phải kinh hoảng, không dám hó hé. Thương con quá, ông Tám dịu mặt và dịu gọng lại rồi nhỏ nhẹ nói: - Con ở nhà đừng thức khuya, hôm nào mưa thì đừng đi học, kẻo mắc mưa sanh bịnh. Đây, ba cho con tiền chợ và tiền bánh hàng. Ông Tám vừa nói vừa móc trong túi ra một ghim giấy bạc một trăm, đặt lên bàn học của con và dặn thêm: - Ai có hỏi, nói ba đi Sài Gòn uống thuốc. Nhan nhìn xấp giấy bạc rồi nức nở thêm: - Nín, kẻo bà Tư hay! Ông Tám lại xẳng giọng. Nhưng Nhan không còn sợ nữa, nàng nói: - Con... thương …ba! - Cố nhiên, ba lại không biết hay sao. Nhưng chính vì ba cũng thương con nên... - Con đi buôn gánh bán bưng nuôi ba được. - Đã lỡ rồi con à, đặt lại vấn đề làm gì. Ba có muốn theo nghề nầy đâu, nhưng hoàn cảnh đã đưa đẩy ba tới đó, rồi ba không thoát được nữa. Nhưng ba sẽ cố gắng làm vừa lòng con. Con nên nén lòng đợi một thời gian. Thôi, ba đi con nhé! Nhớ đóng cửa cẩn thận. Tám Huỳnh lặng lẽ bước tới mở hé cửa rồi lách mình ra ngoài. Nhan cũng vội bước theo cha, rồi nhìn vào bóng tối. Chớp nhoáng lên và nàng trông thấy bóng dáng dình dàng của cha nàng dưới chiếc nón lá và chiếc áo tơi, bước mau trong mưa gió: ông Tám quẹo ra sau nhà để tiến vào rừng sâu. Bóng đêm lại tràn ngập không gian, khiến Nhan kinh sợ, vội đóng cửa lại và cài then cẩn thận. Đoạn nàng tắt đèn và đánh diêm lên soi đường để đi vào buồng nàng ở phía hữu. Ông Tám Huỳnh góa vợ từ lâu, nhưng ông ở vậy để nuôi con. Nhà chỉ có ba người: ông Nhan và bà Tư, một người dì họ của ông. Bà nầy ngủ ớ nhà sau, vì thế mà ông ra đi bằng cửa trước cho khỏi bị một người như bà bắt chợt bí mật của ông. Bí mật ấy, cách đây một tháng, do một sự tình cờ; Nhan đã khám phá được, sau nhiều năm nghi hoặc. Nàng đã khóc thầm nhiều ngày, rồi rốt cuộc quyết định cật vấn cha. Thấy không thể chối cãi được, ông Tám đành thú nhận với con rằng ông buôn lậu, hơn thế ông chỉ huy một toán tải hàng lậu từ biên giới Việt-Miên đến một khu rừng gần chợ Trà Võ để giao lại cho đoàn khác đưa về Sài Gòn bằng xe hơi. Nhan đã khuyên dứt cha, nhưng ông Tám bảo không khá lắm, phải đợi tìm dịp để xoay nghề mới, mới buông nghề cũ được, và nhứt là phải tìm chỗ ở mới cho thật xa, vì hễ cải tà qui chánh thì phải trốn bọn đồng đảng cũ, chúng sợ bị tố cáo, dám thủ tiêu ông lắm. Chỉ có một đứa con, mà là con mất mẹ, ông Tám cưng Nhan vô cùng, vì thế nên nàng tríu mến cha y như là tríu mến mẹ. Nên chi nàng đã âm thầm đau khổ nhiều sau cuộc khám phá đó, phần lo sợ cho an ninh của cha, phần ngại cho danh dự của gia đình vì ông Tám Huỳnh đă được thiên hạ kính nể bởi nếp sống ra mặt của ông, không có vết nhơ và không ai biết đời sống thứ nhì bí ẩn của ông hết. Nhan đi nằm nhưng trằn trọc mãi không sao nhắm mắt được. Nàng lắng tai nghe mưa gió và hình dung ra người cha già đang lướt đi dưới phong vũ, trong bóng đêm, có thể lâm nguy bất cứ vào lúc nào. Nàng xấu hổ mà nghĩ rằng tiền nàng ăn xài từ thuở giờ do một nguồn lợi bất chính mà ra, và thầm trách cha đã làm xằng. Tuy nhiên đêm nay, như bao đêm rồi, rốt cuộc Nhan vẫn tha thứ cho cha vì có bằng cớ hiển nhiên là ông Tám đã không muốn thế và chỉ bị hoàn cảnh đẩy đưa vào đó thôi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bình Nguyên Lộc":Cõi Âm Nơi Quán Cây DươngĐò DọcGieo Gió Gặt BãoQuán Tai HeoLữ Đoàn Mông ĐenNguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt NamNửa Đêm Trảng SụpTỳ Vết Tâm LinhSau Đêm Bố RápThầm LặngTruyện Ngắn - Bình Nguyên LộcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nửa Đêm Trảng Sụp PDF của tác giả Bình Nguyên Lộc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nửa Đêm Trảng Sụp (Bình Nguyên Lộc)
Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7/3/1914 (giấy tờ ghi 1915) tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai); mất ngày 7/3/1987 tại Rancho Cordova, Sacramento, California, Hoa Kỳ. Các bút hiệu khác: Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn. Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, mười đời ở đất Tân Uyên, cha là Tô Phương Sâm làm nghề buôn gỗ, mẹ là Dương Thị Mão. Thuở nhỏ học chữ nho với thầy đồ, tiểu học ở trường làng; trung học (1928-1934) Pétrus Ký, Sài Gòn. Rời trường không bằng cấp. 1934, kết hôn với cô Dương Thị Thiệt, 1935, vào làm công chức ở kho bạc Thủ Dầu Một. 1936, đổi về Sài Gòn làm kế toán viên ở Tổng Nha Ngân Khố. Tháng tám 1945, bỏ việc, tham gia kháng chiến. 1946, hồi cư về Lái Thiêu và 1949 rời Lái Thiêu về hẳn Sài Gòn viết văn làm báo. Bình Nguyên Lộc bắt đầu viết từ 1942, cộng tác với tạp chí Thanh Niên của Huỳnh Tấn Phát, nhưng đến 1946, mới thực sự bước vào nghề văn, nghề báo. 1950, in tập truyện ngắn Nhốt gió. 1958, chủ trương tuần báo Vui Sống và nhà xuất bản Bến Nghé. 1985, di cư sang Hoa Kỳ, hai năm sau ông mất. Bình Nguyên Lộc đã viết hàng trăm tác phẩm, nhưng bản thảo bị thất lạc cũng nhiều, phần in trên các báo, chưa xuất bản thành sách cũng lớn.*** Làm xong bài toán hình học không gian, Nhan ngáp dài. Nàng xem lại đồng hồ tay thì thấy đã mười giờ bốn mươi rồi. Cô nữ sinh đệ tứ ấy xếp giấy má sách vở lại, đứng lên toan tắt ngọn đèn tọa đăng rồi đi ngủ, nhưng còn chần chờ đứng lại trước bàn để lắng nghe tiếng mưa đêm xào xạc ngoài vườn, và tiếng gió hú đằng xa, nơi cánh đồng vắng sau nhà. Sanh hứng, cô ngâm lên bài ca dao hay bài thơ của ai, cô không còn nhớ nữa: Tìm mua: Nửa Đêm Trảng Sụp TiKi Lazada Shopee Tục truyền tháng bảy mưa Ngâu Con trời lấy chú chăn trâu cũng kỳ Một là duyên, Hai là nợ … Bỗng tiếng mở cửa buồng bên trái làm Nhan giựt mình. Nàng day lại thì thấy ông Tám Huỳnh, cha của nàng, hiện ra nơi khung cửa buồng ấy, trong ánh mờ của cây đèn dầu bàn học của nàng. Tám Huỳnh mặc áo mưa, đi giày ống bằng cao su và tay cầm một chiếc nón lá cũ. Hai cha con lặng lẽ nhìn nhau rồi Tám Huỳnh như sợ con, trốn mắt nó và ngó xuống gạch. - Ba! Trời mưa mà ba đi đâu vậy ba? Tám Huỳnh ú ớ không nói được, lâu lắm ông mới thốt ra vài tiếng, nhẹ như hơi gió thoảng, Nhan cố lắng tai mới nghe: - Ba đi, con ở nhà vài bữa với bà Tư. Nhan châu mày rồi hỏi: - Có phải ba đi việc đó không ba? Tám Huỳnh đưa ngón tay trỏ lên trước miệng ra hiệu bảo con chớ có to tiếng rồi đáp: - Ừ … - Con sợ quá ba à! Nhan nói mà giọng nàng run run. - Không sao, con cứ an lòng. - Con không muốn ba đi nữa … - Ba đã hứa nghe lời khuyên can của con, nhưng còn phải chờ dịp như ba đã cắt nghĩa, mà dịp ấy chưa đến. Nhan nghẹn ngào, cố nuốt nước mắt, nàng cắn môi dưới lại để khỏi khóc ra tiếng. Ông Tám Huỳnh bước tới và đứng gần con. Ông xẳng giọng, nghiêm mặt lại mà rằng: - Con biết tánh ba hay tin dị đoan. Người trong nghề, ai cũng thế. Con đừng làm cho ba sợ, con nghe chưa? Nhan sợ hãi, lấm lét, liếc lên nhìn trộm cha. Ông Tám Huỳnh ngày thường trông cũng hiền từ, nhưng hễ ông nổi giận thì gương mặt ông hung tợn lạ kỳ, khiến cho người con gái độc nhứt và được thương mến hết sức của ông cũng phải kinh hoảng, không dám hó hé. Thương con quá, ông Tám dịu mặt và dịu gọng lại rồi nhỏ nhẹ nói: - Con ở nhà đừng thức khuya, hôm nào mưa thì đừng đi học, kẻo mắc mưa sanh bịnh. Đây, ba cho con tiền chợ và tiền bánh hàng. Ông Tám vừa nói vừa móc trong túi ra một ghim giấy bạc một trăm, đặt lên bàn học của con và dặn thêm: - Ai có hỏi, nói ba đi Sài Gòn uống thuốc. Nhan nhìn xấp giấy bạc rồi nức nở thêm: - Nín, kẻo bà Tư hay! Ông Tám lại xẳng giọng. Nhưng Nhan không còn sợ nữa, nàng nói: - Con... thương …ba! - Cố nhiên, ba lại không biết hay sao. Nhưng chính vì ba cũng thương con nên... - Con đi buôn gánh bán bưng nuôi ba được. - Đã lỡ rồi con à, đặt lại vấn đề làm gì. Ba có muốn theo nghề nầy đâu, nhưng hoàn cảnh đã đưa đẩy ba tới đó, rồi ba không thoát được nữa. Nhưng ba sẽ cố gắng làm vừa lòng con. Con nên nén lòng đợi một thời gian. Thôi, ba đi con nhé! Nhớ đóng cửa cẩn thận. Tám Huỳnh lặng lẽ bước tới mở hé cửa rồi lách mình ra ngoài. Nhan cũng vội bước theo cha, rồi nhìn vào bóng tối. Chớp nhoáng lên và nàng trông thấy bóng dáng dình dàng của cha nàng dưới chiếc nón lá và chiếc áo tơi, bước mau trong mưa gió: ông Tám quẹo ra sau nhà để tiến vào rừng sâu. Bóng đêm lại tràn ngập không gian, khiến Nhan kinh sợ, vội đóng cửa lại và cài then cẩn thận. Đoạn nàng tắt đèn và đánh diêm lên soi đường để đi vào buồng nàng ở phía hữu. Ông Tám Huỳnh góa vợ từ lâu, nhưng ông ở vậy để nuôi con. Nhà chỉ có ba người: ông Nhan và bà Tư, một người dì họ của ông. Bà nầy ngủ ớ nhà sau, vì thế mà ông ra đi bằng cửa trước cho khỏi bị một người như bà bắt chợt bí mật của ông. Bí mật ấy, cách đây một tháng, do một sự tình cờ; Nhan đã khám phá được, sau nhiều năm nghi hoặc. Nàng đã khóc thầm nhiều ngày, rồi rốt cuộc quyết định cật vấn cha. Thấy không thể chối cãi được, ông Tám đành thú nhận với con rằng ông buôn lậu, hơn thế ông chỉ huy một toán tải hàng lậu từ biên giới Việt-Miên đến một khu rừng gần chợ Trà Võ để giao lại cho đoàn khác đưa về Sài Gòn bằng xe hơi. Nhan đã khuyên dứt cha, nhưng ông Tám bảo không khá lắm, phải đợi tìm dịp để xoay nghề mới, mới buông nghề cũ được, và nhứt là phải tìm chỗ ở mới cho thật xa, vì hễ cải tà qui chánh thì phải trốn bọn đồng đảng cũ, chúng sợ bị tố cáo, dám thủ tiêu ông lắm. Chỉ có một đứa con, mà là con mất mẹ, ông Tám cưng Nhan vô cùng, vì thế nên nàng tríu mến cha y như là tríu mến mẹ. Nên chi nàng đã âm thầm đau khổ nhiều sau cuộc khám phá đó, phần lo sợ cho an ninh của cha, phần ngại cho danh dự của gia đình vì ông Tám Huỳnh đă được thiên hạ kính nể bởi nếp sống ra mặt của ông, không có vết nhơ và không ai biết đời sống thứ nhì bí ẩn của ông hết. Nhan đi nằm nhưng trằn trọc mãi không sao nhắm mắt được. Nàng lắng tai nghe mưa gió và hình dung ra người cha già đang lướt đi dưới phong vũ, trong bóng đêm, có thể lâm nguy bất cứ vào lúc nào. Nàng xấu hổ mà nghĩ rằng tiền nàng ăn xài từ thuở giờ do một nguồn lợi bất chính mà ra, và thầm trách cha đã làm xằng. Tuy nhiên đêm nay, như bao đêm rồi, rốt cuộc Nhan vẫn tha thứ cho cha vì có bằng cớ hiển nhiên là ông Tám đã không muốn thế và chỉ bị hoàn cảnh đẩy đưa vào đó thôi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bình Nguyên Lộc":Cõi Âm Nơi Quán Cây DươngĐò DọcGieo Gió Gặt BãoQuán Tai HeoLữ Đoàn Mông ĐenNguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt NamNửa Đêm Trảng SụpTỳ Vết Tâm LinhSau Đêm Bố RápThầm LặngTruyện Ngắn - Bình Nguyên LộcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nửa Đêm Trảng Sụp PDF của tác giả Bình Nguyên Lộc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.