Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khi Nào Cướp Nhà Băng (Stephen J. Dubner)

Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner là hai cái tên không hề xa lạ với độc giả Việt Nam, với những tựa sách "Kinh tế học hài hước", "Siêu kinh tế học hài hước", "Tư duy như một kẻ lập dị". Và lần này, hai nhà kinh tế học trẻ người Mỹ lại trở lại với bạn đọc qua những câu hỏi kỳ lạ cùng những câu trả lời độc và dị không kém trong cuốn sách Khi nào cướp nhà băng. Qua tác phẩm mới nhất này, những người yêu thích các tác giả của "Kinh tế học hài hước" - cuốn sách từng giữ vị trí sách bán chạy nhất của báo New York Times - sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi “oái oăm” như:

- Tại sao nên cướp nhà băng vào buổi sáng thứ Sáu mỗi tuần?

- Tại sao chúng ta chẳng bao giờ đưa tiền boa cho tiếp viên hàng không?

- Tại sao Pepsi sẽ không trả cả đống tiền để mua công thức bí mật bị đánh cắp của Coca Cola?

- Mua vé máy bay giá rẻ liệu có tốt hay không?… Tìm mua: Khi Nào Cướp Nhà Băng TiKi Lazada Shopee

Chắc chắn, khi đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ bắt gặp những khoảnh khắc khiến các bạn ồ lên vì thú vị, thậm chí là bật cười vì sự độc đáo và hài hước của câu chuyện mà các tác giả mang lại. Nhưng không chỉ hài hước, đó còn là những thực trạng có phần phi lý đang tồn tại ngay trước mắt mà chúng ta không hề hay biết (hoặc không đủ hài hước để nhận ra, cũng có thể là như vậy).

***

Steven D. Levitt, nhà kinh tế học trẻ đang giảng dạy tại đại học Chicago (Mỹ) và Stephen J. Dubner là nhà báo, nhà văn nổi tiếng, tác giả nhiều bài viết sắc sảo trên các tờ The New Yorker và New York Times, gặp nhau và cùng giải quyết nhiều vấn đề cuộc sống từ góc độ kinh tế học không hàn lâm mà thiên về những phân tích xã hội, nhân sinh. Ví dụ: khảo sát thị trường mại dâm Mỹ để phô bày nhiều quan niệm, hành xử của người Mỹ với tình dục ngoài hôn nhân qua các thời kỳ, người môi giới bán dâm thì khác gì với người môi giới... nhà đất và giống gì với ông già Noel? Vì sao người ta lại chịu chung sống với sự vô cảm trong lúc bỏ hoang những suy nghĩ giúp mình vị tha hơn? Truyền thông đã làm gì trong việc thổi bùng nỗi sợ cái chết hiếm hoi do cá mập mang tới trong khi lại bình thường hoá những ca tử vong vì tai nạn giao thông? Làm sao để các cảnh sát và chính trị gia ba hoa nước Mỹ bớt hoang tưởng về "thành tựu" trong việc hạn chế tệ nạn xã hội?

Hai cuốn sách này giúp người đọc khám phá những phép màu của tư duy; bằng sự tinh tường, hài hước, thông minh đó mà nhiều hiện tượng xã hội được giải mã phía sau những quan điểm kinh tế học khiến người đọc dễ dàng bị hấp dẫn, chinh phục một cách bất ngờ!

***

Cuốn sách Khi nào cướp nhà băng là cuốn sách mới nhất trong series Kinh tế học hài hước nổi tiếng của 2 tác giả Steve D. Levitt và Stephen J. Dubner. Với tựa đề sách khá tò mò, những trích dẫn khá hài hước như tại sao giá xăng tăng lại đáng mừng hơn đáng lo, tại sao gian lận và doping lại tốt cho thể thao và tốt ở khía cạnh nào…và không thể không kể đến giọng văn lạ lùng, lan man rời rạc nhưng khá thâm thúy đầy nét quen thuộc của các tác giả. Tuy vậy, trước khi quyết định đây có thực sự là một cuốn sách đáng đọc, hãy cùng Review Sách điểm qua những nét chuẩn và chưa chuẩn của cuốn sách này nhé

Hãy đọc chương cuối cùng trước khi đọc nốt các chương còn lại

Như tuyên bố của tác giả, cuốn sách này là tập hợp của những bài viết trên blog của 2 vị, nên chúng ta hoàn toàn có thể đọc bất kỳ bài nào nếu muốn. Nếu không muốn ngủ gục và vứt luôn cuốn sách vào sọt rác, hãy lướt ngay các chương trước đó và tập trung đọc chương cuối cùng, nơi tập hợp những bài viết có thể xem là hay nhất của tác giả. Điểm cộng đầu tiên là cách nhìn cực kỳ hài hước đúng theo phong cách Tư duy như một kẻ lập dị. Ấn tượng từ tiêu đề cho tới nội dung, chương 8 “Khi đã là dân Jet” mang tới cho độc giả những cái nhìn độc và lạ về cuộc sống thường ngày dưới con mắt của các nhà kinh tế học. Bởi những bài viết này không mang tính học thuật, không có viết với ngôn ngữ chuyên môn nên rất dễ hiểu với cả những người có trình độ phổ thông. Hãy cùng đọc thử bài viết về cách nhìn nhận vấn đề cho tiền người ăn xin, các nhà kinh tế sẽ làm gì?

“Trường hợp giả định là bạn đang đi đến một góc phố hẹp, bên trái là một người bán hàng rong đang bán bánh mỳ kẹp thịt, bên phải là một người ăn xin đang nằm lề đường với cái nón chìa ra. Bạn đang có 10$ trong tay thì bạn sẽ làm gì?”

Mark Cuban, khi được tác giả hỏi, đã lập tức trả lời, bỏ qua và bước đi, không mua bánh mỳ và cũng không cho người ăn xin một đồng nào. Đừng quên ông ấy là một doanh nhân thành đạt và là chủ sở hữu một đội bóng rổ. Một thầy giáo dạy kinh doanh là Arthur Brooks thì đưa ra nhiều lựa chọn, ông ấy hoặc mua cho gã ăn xin một ổ bánh mỳ, hoặc nếu bận quá thì đưa tiền cho gã luôn. Nhà kinh tế Tyler Cowen, tác giả của nhiều blog nổi tiếng thì chọn giải pháp mua bánh mỳ kẹp thịt và bước đi (chứ không phải mua cho gã ăn xin nhé). Còn có 2 người nữa trong buổi phỏng vấn thì một người cho tiền gã ăn xin, một người trả lời vòng vo hơn cả triết học Mác và dĩ nhiên nhiều người không hiểu ông ta đang nói cái gì. Chắc hẳn ông cuối cùng được phỏng vấn không hiểu câu hỏi hoặc không dám trả lời.

Vậy câu trả lời của 2 nhà kinh tế học của chúng ta là gì, có ai ngờ được kết cục tác giả kết luận là gì không. Ông ấy, dĩ nhiên là bỏ qua không cho tiền người ăn xin, mà từ thiện 10$ cho người lao động bán bánh mỳ chân chính….

Đấy mới chỉ là một bài viết trong tổng số hơn chục bài trong chương 8 có cái kết bất ngờ. Những bài học vỡ lòng từ Kinh tế học cướp biển nhập môn, có nên hối lộ trẻ nhiều tiền để trẻ chăm chỉ học tập, hay tác hại của việc nhà hàng nổi tiếng bán gà thiu (bị hỏng) nhưng vẫn bắt khách hàng trả tiền…!!! Đây là những bài viết độc đáo và hấp dẫn đến mức bạn không thể bỏ cuốn sách xuống mà không đọc nốt những bài viết kế tiếp. Xét về riêng chương cuối cùng này, xứng đáng với điểm 10 cho chất lượng

Những chương sách còn lại, không dễ đọc cho những người không am hiểu về thị trường, kinh tế, xã hội

Nếu bạn không phải là một nhân viên marketing, không phải là một nhà kinh tế học, lại là một người chỉ quan tâm đến giá xăng tăng hay giảm mỗi ngày, hoặc thích đọc tin lá cải nhiều hơn tin kinh tế, thì nên bỏ qua những chương còn lại. Bởi để đọc được,hiểu được thâm ý của tác giả, cần có những kiến thức chuyên môn nhất định. Cũng bởi vì “Khi nào cướp nhà băng” có cách viết phong cách khá ngắn gọn về ẩn ý nhưng lại dài dòng với nhiều nội dung không cần thiết, sẽ rất nhiều độc giả sốc khi đọc hết bài viết mà chẳng hiểu gì, chả thấy hài hước gì, chả ngấm được gì. Để tránh những số phận bi thảm cho cuốn sách như vứt vào sọt rác hay ẩm mốc trên kệ sách, hãy thương tình và nâng niu nó bằng cách dừng đọc!

Tuy vậy, xét về mặt chuyên môn, đây là một cuốn sách cực kỳ hay. Những kiến thức kinh tế lồng ghép với cách nhìn thú vị, đặc biệt là sự giả dối của những con số thống kê, như chính các tác giả đã vạch trần, là một món ăn thú vị cho những nhà nghiên cứu thị trường. Dân kinh tế thì lại càng khó có thể bỏ qua cuốn sách này, nhất là vào những chiều mưa cuối tuần, bên một tách cafe.

Để kết thúc bài review cho cuốn “Khi nào cướp nhà băng” này, hy vọng khi bạn quyết định đọc nó, chí ít bạn cũng hiểu được tại sao Pepsi không trả cả đống tiền để đổi lấy công thức bí mật bị đánh cắp của Coca-cola, hay thận trọng hơn trong việc chọn mua vé máy bay giá rẻ!!!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khi Nào Cướp Nhà Băng PDF của tác giả Stephen J. Dubner nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trà Kinh (Vũ Thế Ngọc)
Lời thưa Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc đã biết đến cây trà đầu tiên trong lịch sử loài người. Người Việt Nam đã uống trà từ ngàn năm nay, nhưng có lẽ đây là quyển sách đầu tiên viết về nghệ thuật uống trà của Đông phương bằng Việt ngữ tương đối đầy đủ hơn cả. Người viết cũng chân thành thưa rằng chúng tôi phần vì cơm áo, phần vì hoạn nạn, phải tá túc ở nơi cô lậu man dã, vừa ở xa trung tâm văn hóa, lại vừa không được gần gũi các vị trí giả. Quyển sách nhỏ này cũng như nhiều quyển sách khác, phần lớn được viết như lối tự tiêu khiển của một gã học trò già sống cô độc giữa trời đất đá cỏ cây. Kính mong chư vị thiện trí thức lượng xét cho rất nhiều khuyết điểm ở đây. Kính cẩn San Jose tiết Vũ Thủy mùa Xuân Bính Dần Tìm mua: Trà Kinh TiKi Lazada Shopee Nhan Như Uyên Mặc Vũ Thế Ngọc Lời mở đầu Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và cho đến chết vẫn còn được tẩm liệm với trà (chưa kể “được” con cháu pha trà cúng trong các dịp Tết, giỗ). Thế nhưng viết về trà thì gần như chưa có ai viết cả. Tìm tài liệu trong sách xưa, tôi tìm từ các trứ tác của nhà học giả lỗi lạc Lê Quí Đôn (người đã từng ghi chú kĩ lưỡng hàng trăm loại lúa gạo trồng ở Việt Nam trong bộ “Bách Khoa” Vân Đài Loại Ngữ) cho đến toàn bộ trứ tác của gia đình danh sĩ họ Ngô (Ngô gia văn phái) trở lên các tác giả thời kỳ Lý Trần… cũng chỉ thấy ghi vô cùng sơ lược. Cho đến các tác giả cận đại, khi mà trà đã phổ biến và nổi tiếng khắp thế giới với nhiều bộ sách lớn và quan trọng viết về trà, thì tình cảnh cũng không khác. Trong thi văn thì trái lại, trà luôn được nhắc nhở. Tuy nhiên phần lớn vì nhiều tài liệu và giàu óc tưởng tượng, nhiều thần thoại tưởng tượng đã nhiều khi được biến thành giai thoại. Có lẽ độc giả hơn một lần, đâu đó, được đọc về các chuyện “Trà Tiên”, “Trảm Mã Trà”, “Hầu Trà”… có nhà văn còn cam đoan rằng đã từng được một bạn Tàu nào đó cho uống một thứ trà: “Chỉ cần một chén nhỏ thôi là thức ăn đầy bụng sau một đại tiệc bỗng tiêu tan cả, bụng lại thấy trồn và dường như sẵn sàng ăn hết cả một con heo quay…”. Hoặc “gắp một miếng thịt bỏ vào chén trà, một phút sau thịt tan rã cả ra”… Ngay cả các vị đã từng đọc nổi Trà Kinh của Lục Vũ cũng nhiều khi không thấy được cái giới hạn của cuốn “thánh kinh” này trong không gian và thời gian của nó (thế kỷ thứ 8). Chính tôi đã được hầu trà cho các vị thúc bá trong gia đình. Được nghe các lão Nho bàn về trà Long Tĩnh, Vũ Di… (các thánh địa của trà), có cụ đã gửi hàng lạng vàng cho các thương khách Tàu, và chờ đợi hàng nhiều tháng để đổi cho được vài lạng trà thượng hảo hạng. Nghệ thuật thưởng thức trà của các cụ, quả thật là cao cường mà hạng tiểu tử như tôi mới là thứ nòng nọc vừa đứt đuôi trong giếng hẹp. Thế nhưng thấy các cụ vẫn quá tôn kính với những đại danh Vũ Di Sơn, Mộng Đình Sơn, Long Tĩnh… mà không nhất quán với các danh từ riêng về trà như “Tiền Minh, Hậu Minh, Tiền Vũ, Hậu Vũ…”. Một lần đánh bạo bàn góp, rằng thưa tỷ như trà Vũ Di có mấy chục loại, nào là Thiết La Hán, Phật Thủ, Thủy Tiên (tên trà chứ không phải trà Hoa Thủy Tiên), Thanh Hương, Đại Bạch, Đại Hồng Bào, Công Phu… Mỗi loại lại có năm bảy hạng. Vậy đúng hơn cần phải nói như thế nào? Suối Hổ Sơn có hai dòng, chảy dài mấy cây số, vậy phải chọn địa điểm nào để múc nước? Trở lại chuyện trên, tôi muốn nói trà là một nghệ thuật lớn. Khởi từ nơi trồng, địa hình, khi núi gió mưa nắng tuyết nhào nặn thành lộc non lá nõn, cho đến khi pha trà, uống trà, đều là một nghệ thuật. Mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: Một ly trà ngon, mới thật là viên mãn. Đâu phải cứ trà Vũ Di là phải ngon. Vì vậy trong tất cả các sản phẩm của nhân sinh, trà có thể được coi là một nghệ thuật tinh vi nhất. Nó không giống như các sản phẩm “Cam Xã Đoài”, “Nhãn Hưng Yên”… Trà Vũ Di chẳng hạn, cùng một ngọn núi cùng một vườn trà, người ta có hàng trăm loại trà khác nhau. Cùng một vườn nhé, trà “Đông pha” bao giờ cũng hơn trà “Tây pha” vì hướng Đông nhận tia nắng mặt trời trước, phản ứng sinh trưởng của cây trà hướng đông khác hẳn cây trà ở phía Tây. Rồi cùng một cây trà thôi nhé, nên nhớ cây trà được hái nhiều lần nhưng quí nhất là loại trà “Tiền Minh”, đó là loại trà vừa hái khi những tia nắng đầu tiên của mùa Xuân vừa làm tan tuyết, làm căng nhựa sống của muôn cây cỏ sau mùa đông dài. Nhưng cùng hái một lần lại còn phải chia làm nhiều loại tùy theo búp trà. Đó là trà trắng (Bạch Trà: toàn lộc non) hay “trà một lá” (búp trà và một lá non), “hai lá” hoặc “ba lá”… Trà thượng hạng lại phải được hái khi còn sương, khi mặt trời lên, sương tan là phải ngừng ngay. Cách hái cũng đòi hỏi một nghệ thuật, ngày trước các thiếu nữ hái trà phải để móng tay dài (sau này họ dùng một loại lưỡi lam gắn vào hai ngón tay), để móng tay cắt đứt lộc non mà ngón tay, có sức nóng của cơ thể, không được chạm vào, làm như sức ấm của ngón tay có thể làm thay đổi phẩm chất của trà… Độc giả đừng vội cho những điều tôi vừa viết là chỉ có trong thời xa xưa hoặc theo kiểu “truyền kỳ”. Thật sự tất cả những tiêu chuẩn đó đều đã được áp dụng từ xưa đến nay (sẽ trình bày chi tiết trong chương đọc về Trà Kinh của Lục Vũ, Đại Quan Trà Luận của Tống Huy Tông…), đã được viết thành “Văn kiện chính thức” của triều đình Trung Hoa dành cho các loại trà tiến… Ngày nay, nếu muốn mua các loại trà ngon (giá chừng 100 Mỹ kim một lạng trở lên) thì gói trà bao giờ cũng còn đề ngày giờ và thời gian hái trà. (Nhiều khi còn dài dòng thêm cả tên họ người hái, người sao tẩm, ngày sao tẩm và chuyển hàng). Một câu hỏi khác đặt ra là thực tế có sự khác biệt về các loại trà như thế chăng? Lẽ dĩ nhiên cố nhân và trà nhân hiện tại chỉ thưởng thức trà theo kinh nghiệm và được coi là một nghệ thuật không thể giảng dạy được (tuy nhiên học vẫn được). Trong các chương sau, tôi sẽ có dịp phân tích kỹ hơn về phương diện kỹ thuật, áp dụng thử một số những phương pháp định lượng và định tính hóa học để giải thích một phần những gì từ xưa đến nay chỉ gói trọn trong hai chữ “thưởng trà”. Ở đây, xin nói ngay là cây trà có cá tính rất mạnh. Giáo sư nông học nổi tiếng C. R. Harler của Oxford University đã cho biết chuyên viên trà của họ có thể nếm trà mà nói ra từng bụi trà trong một vườn trà (xin đọc C. R. Harler, The Culture and Marketing of Tea, Oxford University Press,1964).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trà Kinh PDF của tác giả Vũ Thế Ngọc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trí Tuệ Do Thái (Eran Katz)
LỜI GIỚI THIỆU (CHO BẢN TIẾNG VIỆT) Quý bạn đọc thân mến! Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay là kết quả của mối nhân duyên kỳ ngộ giữa Công ty Sách Alpha và tác giả của nó là Eran Katz - một nhà văn, học giả người Israel, cũng là người nổi tiếng với kỷ lục Guinness về khả năng nhớ lại được một dãy số có đến 500 chữ số sau khi được nghe chỉ một lần. Eran Katz đến Việt Nam hồi đầu năm 2009 với bản thảo bằng tiếng Anh của hai cuốn sách: Secret of a Super Memory và Jerome Becomes a Genius, đã xuất bản bằng tiếng Hebrew (ngôn ngữ chính thức của Israel) và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông mong muốn hai bản thảo này được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt. Nhiều nhà xuất bản và công ty sách, nhà sách có tiếng ở Việt Nam nồng nhiệt chào đón ông. Nhưng cuối cùng, ông đã chọn Alpha Books. Và ông đề nghị Công ty chuyển phần lớn tiền bản quyền của hai cuốn sách này cho Quỹ Sao Biển của Hoa hậu người Việt Ngô Phương Lan - một quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ trẻ em và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam. Tìm mua: Trí Tuệ Do Thái TiKi Lazada Shopee Cuốn Jerome Becomes a Genius (với tựa đề tiếng Việt Trí tuệ Do Thái) là câu chuyện kể về một chàng trai Do Thái tên là Jerome. Gã trai này có cái vẻ bề ngoài, nói theo cách của người Việt Nam chúng ta, là khá “lấc cấc”, sống “lông bông”, ăn mặc “lố lăng”. Gần như lúc nào anh ta cũng diện độc một chiếc quần bò bạc phếch, với đủ loại áo phông in những hình thù kỳ dị và những câu khẩu hiệu nghe rất chướng tai mà anh ta đang hăng hái quảng cáo và tiếp thị. Anh ta cũng rất ham mê thể thao, đặc biệt là môn bóng đá. Thế nhưng, trái với cái vẻ bề ngoài buồn cười đó, anh ta may mắn có được một động lực phấn đấu thật đặc biệt, dựa trên một vụ cá cược tưởng như đùa bỡn giữa anh ta với hai người bạn thân - một là Itamar Forman, giáo sư đại học; một là tác giả, nhà văn Eran Katz của chúng ta. Trong vòng ba năm, Jerome sẽ tích cực làm ăn để có một tài sản trị giá 50 triệu đô-la, đồng thời theo học một khóa Quản trị kinh doanh và thi lấy bằng Thạc sĩ, nhưng theo cách thức mà những người Do Thái thường làm. Rốt cục, Jerome đã làm được hơn thế rất nhiều. Nói đúng hơn, anh đã trở thành một “thiên tài” đúng với ý nghĩa đích thực của từ này. Chỉ hai năm, anh đã kiếm được 20 triệu đô-la, vẫn bằng cái nghề thiết kế mẫu và buôn bán đủ loại áo phông mà anh yêu thích; anh đã học xong chương trình đại học Quản trị kinh doanh. Và chẳng cần đợi đến khi có đủ 50 triệu đô-la và tấm bằng Thạc sĩ trong tay, Jerome cưới luôn Lisa, cô gái mà anh yêu và tôn thờ như “một phụ nữ Do Thái đặc biệt”. Trong không khí trang nghiêm, tưng bừng và cũng rất lãng mạn của lễ thành hôn, ba người bạn lại có dịp gặp nhau và ôn lại câu chuyện cá cược lúc trước. Itamar và Eran ngỏ ý rằng, những mục tiêu cao cả mà họ đã cùng Jerome đặt ra không nhất thiết phải được thực hiện quá hoàn hảo. Nhưng Jerome tươi cười nói, công việc làm ăn của anh hiện nay rất có triển vọng, và thời gian còn lại một năm nữa là quá đủ để anh hoàn thành nốt những gì còn lại. * Dựa trên cốt truyện lãng mạn này, cuốn sách dần dần hé lộ những bí ẩn về sự thông thái của người Do Thái. Nó kể chuyện về một dân tộc Do Thái thông tuệ với những phương pháp và kỹ thuật xây dựng và phát triển tầng lớp trí thức đã được giữ kín hàng ngàn năm như một bí mật mang tính văn hóa. Ở thời Trung đại, hơn 17% những nhà khoa học hàng đầu là người Do Thái, trong khi dân tộc Do Thái chỉ chiếm 1% dân số loài người. Cho đến nay, người Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về chất xám và trí tuệ. Thuật ngữ “Bộ óc Do Thái”, dùng để chỉ một người nào đó thật thông thái, đã trở thành cụm từ được sử dụng bởi cả những người Do Thái và người không phải Do Thái. Không còn nghi ngờ gì nữa, Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhất trên thế giới nếu tính về tài năng. Những cái tên Do Thái nổi bật, chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những số liệu thống kê sau đây cho thấy sự thành công vĩ đại mà dân tộc nhỏ bé này đã đạt được: Về tư tưởng: Moses, Sigmund Freud, Albert Einstein. Thậm chí cả Karl Marx và chúa Jesus cũng là người Do Thái. Chính trị: Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger, Thủ tướng Áo Bruno Kreisky, Thủ tướng Pháp Pierre Mendes-France, Thủ tướng Na Uy Grew Brondenvald... Văn học: Shai Agnon, Shalom Aleichem, Isaac Bashevis Singer, Franz Kafka, Isaac Asimov, Joseph Heller... Âm nhạc cổ điển: Yascha Heifetz, Daniel Burnbaum, Isaac Stern, Arthur Rubinstein. Ngành giải trí: Barbara Streisand, Mandy Patinkin, Billy Joel, Simon & Garfunkel, Paul Anka, Jerry Seinfeld, Jackie Mason, Marcel Marceau, Larry King, David Copperfield… Điện ảnh: Woody Allen, anh em nhà Marx, Billy Crystal, Steven SpeilbergSpielberg, Bette Midler, Harrison Ford... Kinh doanh: Reichman, Bronfman, Estee-Lauder, George Soros, Ralph Lauren, Ben Cohen, Adam Citroen… Ở nước Mỹ hiện nay: Có 1/3 triệu phú Mỹ, và 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trí Tuệ Do Thái PDF của tác giả Eran Katz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trí Tuệ Do Thái (Eran Katz)
LỜI GIỚI THIỆU (CHO BẢN TIẾNG VIỆT) Quý bạn đọc thân mến! Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay là kết quả của mối nhân duyên kỳ ngộ giữa Công ty Sách Alpha và tác giả của nó là Eran Katz - một nhà văn, học giả người Israel, cũng là người nổi tiếng với kỷ lục Guinness về khả năng nhớ lại được một dãy số có đến 500 chữ số sau khi được nghe chỉ một lần. Eran Katz đến Việt Nam hồi đầu năm 2009 với bản thảo bằng tiếng Anh của hai cuốn sách: Secret of a Super Memory và Jerome Becomes a Genius, đã xuất bản bằng tiếng Hebrew (ngôn ngữ chính thức của Israel) và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông mong muốn hai bản thảo này được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt. Nhiều nhà xuất bản và công ty sách, nhà sách có tiếng ở Việt Nam nồng nhiệt chào đón ông. Nhưng cuối cùng, ông đã chọn Alpha Books. Và ông đề nghị Công ty chuyển phần lớn tiền bản quyền của hai cuốn sách này cho Quỹ Sao Biển của Hoa hậu người Việt Ngô Phương Lan - một quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ trẻ em và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam. Tìm mua: Trí Tuệ Do Thái TiKi Lazada Shopee Cuốn Jerome Becomes a Genius (với tựa đề tiếng Việt Trí tuệ Do Thái) là câu chuyện kể về một chàng trai Do Thái tên là Jerome. Gã trai này có cái vẻ bề ngoài, nói theo cách của người Việt Nam chúng ta, là khá “lấc cấc”, sống “lông bông”, ăn mặc “lố lăng”. Gần như lúc nào anh ta cũng diện độc một chiếc quần bò bạc phếch, với đủ loại áo phông in những hình thù kỳ dị và những câu khẩu hiệu nghe rất chướng tai mà anh ta đang hăng hái quảng cáo và tiếp thị. Anh ta cũng rất ham mê thể thao, đặc biệt là môn bóng đá. Thế nhưng, trái với cái vẻ bề ngoài buồn cười đó, anh ta may mắn có được một động lực phấn đấu thật đặc biệt, dựa trên một vụ cá cược tưởng như đùa bỡn giữa anh ta với hai người bạn thân - một là Itamar Forman, giáo sư đại học; một là tác giả, nhà văn Eran Katz của chúng ta. Trong vòng ba năm, Jerome sẽ tích cực làm ăn để có một tài sản trị giá 50 triệu đô-la, đồng thời theo học một khóa Quản trị kinh doanh và thi lấy bằng Thạc sĩ, nhưng theo cách thức mà những người Do Thái thường làm. Rốt cục, Jerome đã làm được hơn thế rất nhiều. Nói đúng hơn, anh đã trở thành một “thiên tài” đúng với ý nghĩa đích thực của từ này. Chỉ hai năm, anh đã kiếm được 20 triệu đô-la, vẫn bằng cái nghề thiết kế mẫu và buôn bán đủ loại áo phông mà anh yêu thích; anh đã học xong chương trình đại học Quản trị kinh doanh. Và chẳng cần đợi đến khi có đủ 50 triệu đô-la và tấm bằng Thạc sĩ trong tay, Jerome cưới luôn Lisa, cô gái mà anh yêu và tôn thờ như “một phụ nữ Do Thái đặc biệt”. Trong không khí trang nghiêm, tưng bừng và cũng rất lãng mạn của lễ thành hôn, ba người bạn lại có dịp gặp nhau và ôn lại câu chuyện cá cược lúc trước. Itamar và Eran ngỏ ý rằng, những mục tiêu cao cả mà họ đã cùng Jerome đặt ra không nhất thiết phải được thực hiện quá hoàn hảo. Nhưng Jerome tươi cười nói, công việc làm ăn của anh hiện nay rất có triển vọng, và thời gian còn lại một năm nữa là quá đủ để anh hoàn thành nốt những gì còn lại. * Dựa trên cốt truyện lãng mạn này, cuốn sách dần dần hé lộ những bí ẩn về sự thông thái của người Do Thái. Nó kể chuyện về một dân tộc Do Thái thông tuệ với những phương pháp và kỹ thuật xây dựng và phát triển tầng lớp trí thức đã được giữ kín hàng ngàn năm như một bí mật mang tính văn hóa. Ở thời Trung đại, hơn 17% những nhà khoa học hàng đầu là người Do Thái, trong khi dân tộc Do Thái chỉ chiếm 1% dân số loài người. Cho đến nay, người Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về chất xám và trí tuệ. Thuật ngữ “Bộ óc Do Thái”, dùng để chỉ một người nào đó thật thông thái, đã trở thành cụm từ được sử dụng bởi cả những người Do Thái và người không phải Do Thái. Không còn nghi ngờ gì nữa, Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhất trên thế giới nếu tính về tài năng. Những cái tên Do Thái nổi bật, chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những số liệu thống kê sau đây cho thấy sự thành công vĩ đại mà dân tộc nhỏ bé này đã đạt được: Về tư tưởng: Moses, Sigmund Freud, Albert Einstein. Thậm chí cả Karl Marx và chúa Jesus cũng là người Do Thái. Chính trị: Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger, Thủ tướng Áo Bruno Kreisky, Thủ tướng Pháp Pierre Mendes-France, Thủ tướng Na Uy Grew Brondenvald... Văn học: Shai Agnon, Shalom Aleichem, Isaac Bashevis Singer, Franz Kafka, Isaac Asimov, Joseph Heller... Âm nhạc cổ điển: Yascha Heifetz, Daniel Burnbaum, Isaac Stern, Arthur Rubinstein. Ngành giải trí: Barbara Streisand, Mandy Patinkin, Billy Joel, Simon & Garfunkel, Paul Anka, Jerry Seinfeld, Jackie Mason, Marcel Marceau, Larry King, David Copperfield… Điện ảnh: Woody Allen, anh em nhà Marx, Billy Crystal, Steven SpeilbergSpielberg, Bette Midler, Harrison Ford... Kinh doanh: Reichman, Bronfman, Estee-Lauder, George Soros, Ralph Lauren, Ben Cohen, Adam Citroen… Ở nước Mỹ hiện nay: Có 1/3 triệu phú Mỹ, và 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trí Tuệ Do Thái PDF của tác giả Eran Katz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tự Đào Giếng Trước Khi Chết Khát (Harvey Mackay)
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CỦA JACK KEMP CHÚC MỪNG SINH NHẬT, ZIGGY! Chương 1 LUÔN ĐÁNH THỨC MẠNG LƯỚI QUAN HỆ Chương 2 SÁU MẮT XÍCH ĐỂ BẮT ĐẦU Tìm mua: Tự Đào Giếng Trước Khi Chết Khát TiKi Lazada Shopee Chương 3 MẠNG LƯỚI QUAN HỆ CÓ THỂ LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC Chương 4 10 ĐIỀU NÊN LÀM KHI XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ Chương 5 CHUẨN BỊ ĐỂ CHIẾN THẮNG CHƯƠNG 6 MẠNG LƯỚI - GIỐNG NHƯ NHỮNG CON CÁ Ở MỌI NƠI BẠN TÌM CHƯƠNG 7 BỐN NƠI TỐT NHẤT ĐỂ TÌM KIẾM CƠ HỘI Chương 8 BẠN BIẾT NGƯỜI KHÁC, NHƯNG LIỆU NGƯỜI KHÁC CÓ BIẾT BẠN? Chương 9 BÀI HỌC QUAN TRỌNG NHẤT TÔI BIẾT VỀ MẠNG LƯỚI QUAN HỆ Chương 10 LÀM NHỮNG VIỆC ĐẾN MỘT CÁCH KHÔNG TỰ NHIÊN Chương 11 CÂU CHUYỆN VỀ MẠNG LƯỚI QUAN HỆ CỦA LOU HOLTZ Chương 12 MẠNG LƯỚI QUAN HỆ LÀ GÌ? Chương 13 ĐIỀU GÌ KHÔNG PHẢI LÀ MẠNG LƯỚI QUAN HỆ? Chương 14 HÃY THỬ NÓ Chương 15 15 HÒN ĐÁ TẢNG CHO MỘT MẠNG LƯỚI BỀN VỮNG Chương 16 CUỘC SỐNG CỦA BẠN CÓ PHỤ THUỘC VÀO MẠNG Chương 17 VÌ SAO ĐẶT MỤC TIÊU THẤP? Chương 18 CÁC MẠNG LƯỚI ĐỀU CÓ Ở ĐÂY Chương 19 VỊ TRÍ THUẬN LỢI NHẤT ĐỂ BẮT ĐẦU XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ Chương 20 CÂU CHUYỆN VỀ MẠNG LƯỚI QUAN HỆ CỦA MUHAMMAD ALI Chương 21 KHI BẠN LÀM VIỆC VỀ MẠNG LƯỚI, MẠNG LƯỚI LÀM VIỆC CHO BẠN Chương 22 ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ QUÂN ĐỘI Chương 23 SẮP XẾP THÔNG TIN VỀ MẠNG LƯỚI Chương 24 SỬ DỤNG MẠNG LƯỚI Chương 25 HÃY CHỈ CHO TÔI CÁI MÀ BẠN CÓ… TÔI SẼ CHỈ CÓ BẠN NHỮNG GÌ TÔI CÓ Chương 26 CỐ GẮNG TỐI ĐA, KẾT QUẢ TỐI ĐA Chương 27 KHÔNG CÓ GÌ TỆ HƠN LÀ NHÌN THẤY MỘT NGƯỜI LÚNG TÚNG Chương 28 NGƯỜI BÁN THỊT, NGƯỜI LÀM BÁNH, NGƯỜI SẢN XUẤT BAO BÌ Chương 29 HÃY LÀ SỰ KHÁC BIỆT VÀ… Chương 30 … VÀ HỌ SẼ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN BẠN Chương 31 SỰ TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG MỘT TAY Chương 32 KHÔNG QUAN TRỌNG BẠN BẮT ĐẦU Ở ĐÂU, QUAN TRỌNG LÀ ĐÍCH BẠN ĐẾN Chương 33 HÃY SỬ DỤNG MẠNG LƯỚI CỦA TÔI… Chương 34 HÃY BẮT ĐẦU CUỘC CHƠI Chương 35 HỎI: LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỞ ĐƯỢC CỬA? ĐÁP: QUEN BIẾT VỚI NGƯỜI GIỮ CỬA Chương 36 BẠN LÀ NHỮNG GÌ BẠN ĐỌC Chương 37 BÀI TẬP HAI PHÚT Chương 38 CON CÁ TO ĐÃ THOÁT MẤT Chương 39 LIÊN MINH CỦA RIÊNG MÌNH Chương 40 HÃY MANG ĐIỀU GÌ ĐÓ TỚI BỮA TIỆC Chương 41 ĐA DẠNG HÓA Chương 42 YÊU THƯƠNG, TRÂN TRỌNG VÀ TUÂN THEO MẠNG LƯỚI CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI Chương 43 NƠI TỐT NHẤT ĐỂ TÌM MỘT BÀN TAY GIÚP ĐỠ CHÍNH LÀ Ở CUỐI CÁNH TAY BẠN Chương 44 MẠNG LƯỚI QUAN HỆ Ở NGAY CẠNH BẠN Chương 45 VÀO ĐI NÀO, HÔM NAY KHÔNG THẤY CÁ MẬP Chương 46 CÂU CHUYỆN VỀ MẠNG LƯỚI QUAN HỆ CỦA MARILYN NELSON Chương 47 ĐỪNG QUÊN ĐỒNG NGHIỆP CŨ Chương 48 DẠY CHO CẤP DƯỚI BIẾT VỀ SỨC MẠNH CỦA MẠNG LƯỚI QUAN HỆ Chương 49 NHỮNG MẠNG LƯỚI RAO BÁN Chương 50 10 SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG NHẤT KHI XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ Chương 51 CÂU CHUYỆN MẠNG LƯỚI QUAN HỆ CỦA NORMAN RNSTEIN Chương 52 ĐỪNG BAO GIỜ CHUYỂN CÔNG TY MÀ THIẾU VẬT NÀY Chương 53 THỂ HIỆN ĐỂ CHIẾN THẮNG Chương 54 BÁO ĐỘNG MẠNG LƯỚI Chương 55 SỰ KHÔN NGOAN CỦA MẠNG LƯỚI Chương 56 ẢNH MINH HỌA CỦA MẠNG LƯỚI Chương 57 CÁC MẠNG LƯỚI KHÔNG PHẢI ĐƯỢC TẠO RA GIỐNG NHAU Chương 58 HÃY YÊU CẦU, BẠN SẼ CÓ THỂ ĐƯỢC NHẬN Chương 59 10 CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ GIỮ LIÊN LẠC VỚI MẠNG LƯỚI CỦA BẠN Chương 60 NÊN CHO TRƯỚC KHI NHẬN Chương 61 KHU VƯỜN NỞ HOA QUANH NĂM Chương 62 MỘT VÀI NGÓN NGHỀ (Phần 1) Chương 63 MỘT VÀI NGÓN NGHỀ (Phần 2) Chương 64 BẠN KHÔNG BAO GIỜ BIẾT KHI NÀO CHUÔNG ĐIỆN THOẠI REO Chương 65 BẠN KHÔNG THỂ ĐI QUA MỘT CÁNH CỬA TRỪ KHI BẠN MỞ NÓ Chương 66 NGƯỜI XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ GIỎI NHẤT THẾ GIỚI Chương 67 VÀ BÂY GIỜ ĐẾN NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG HẠNG NHÌ Chương 68 GIA NHẬP ĐỘI NHÂN VIÊN MẶT ĐẤT Chương 69 MÓN QUÀ TRONG SỰ SÁNG TẠO Chương 70 CÂU CHUYỆN VỀ MẠNG LƯỚI QUAN HỆ CỦA PAT O’BRIENĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Đào Giếng Trước Khi Chết Khát PDF của tác giả Harvey Mackay nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.