Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chí Tôn Ca nguyên nghĩa - Bhagavad Gita

Chí Tôn Ca kể về hành trình giác ngộ của Arjuna (hoàng tử của nhà Pandavas) về nhân sinh quan và tìm đến Chân ngã thông qua Yoga ngay trước khi cuộc chiến giữa năm anh em nhà Pandavas và một trăm anh em nhà Kauravas diễn ra dưới sự giảng dạy của Đức Chí Tôn (Krishna).

 kể về hành trình giác ngộ của Arjuna (hoàng tử của nhà Pandavas) về nhân sinh quan và tìm đến Chân ngã thông qua Yoga ngay trước khi cuộc chiến giữa năm anh em nhà Pandavas và một trăm anh em nhà Kauravas diễn ra dưới sự giảng dạy của Đức Chí Tôn (Krishna).

Trong Chí Tôn Ca, những yếu tố khác nhau, cạnh tranh với nhau bên trong hệ thống triết học Ấn Độ, đều đến với nhau và tích hợp thành một tổng đề bao hàm toàn diện. Giáo lý Áo nghĩa thư về đấng Brahman siêu việt, thuyết hữu thần Bhagavata, lòng hiếu thảo, thuyết nhị nguyên của phái Số luận (Sāṃkhya), và thiền định Du-già, đều rút ra từ tính hợp nhất hữu cơ. Tri giác về sự thật được đúc kết từ sự đổi mới cuộc đời. 

Cảnh giới tâm linh không phải cắt lìa khỏi cảnh giới cuộc đời. Tách lìa con người ra khỏi ước vọng ngoại tại và phẩm tính nội tâm là xâm phạm đến tính nguyên toàn của đời người. Hai dòng Thực tại, siêu việt và thực nghiệm, đều gần gũi nhau rất mật thiết. Con người, bằng cách phát huy yếu tính tâm linh nội tại, đã có được một dạng quan hệ mới với thế giới, phát triển thành tự do nơi tính nguyên toàn của cái Ngã không bị thỏa hiệp. Trở nên nhận biết về chính mình như là một cá nhân năng động và sáng tạo, đời sống không phải được điều động bằng kỷ luật uy quyền ngoại tại mà bằng quy luật nội tại của tự do hiến dâng cho chân lý.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Thất Chân Nhân Quả (Đạo Cao Đài)
Thất Chân Nhân Quả là một trong những cổ thư độc đáo thuộc kho tàng Đạo học Trung Hoa. Tác giả có lẽ là một đạo sĩ ẩn danh, đã tiểu thuyết hóa rất tài hoa nhân duyên và kết quả con đường tu Tiên của Tổ Sư Vương Trùng Dương cùng bảy tông đồ là Khưu Xứ Cơ, Lưu Xứ Huyền, Đàm Xứ Đoan, Mã Ngọc, Hác Đại Thông, Vương Xứ Nhất và Tôn Bất Nhị. Bảy vị Đại Tiên này được gọi chung là Bắc Thất Chân hay Toàn Chân Thất Tử. Tại Vạn Quốc Tự, Chân Lý Đàn, ngày 15-11- Ất Tỵ (07-12-1965), Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy môn sinh Cao Đài “Mỗi ngày phải chừa một giờ để đọc Thánh kinh hiền truyện”. Chúng ta hiểu rằng, Ơn Trên giúp chúng ta một phương tiện hiệu quả để Thánh hóa tâm hồn, đồng thời rút tỉa kinh nghiệm tu hành của các Đấng Thánh Hiền, Tiên Phật thuở trước. Thất Chân Nhân Quả chính là một kỳ thư mà người tu học không thể thiếu nếu muốn thi hành lời dạy của Đức Giáo Tông. Thật vậy, ngoài tấm gương sáng đại hạnh khổ tu của tám vị thầy trò, tác phẩm này còn dạy chúng ta nhiều bài giáo pháp cao siêu về tu đơn, tịnh luyện của Tiên Gia, phương pháp đối trị những chướng ngại trên đường công phu mà bất kỳ hành giả nào từ sơ cơ cho đến thượng thừa cũng thường vướng mắc. Với những sự tích rất cảm động, truyện giúp chúng ta thấu hiểu vì sao phải kết hợp công phu với công trình, công quả. Dịch giả đã căn cứ theo Toàn Chân Thất Tử Toàn Thư 全眞七子全書, bản in của Xuân Phong Văn Nghệ Xuất Bản Xã (Liêu Ninh, Trung Hoa, 1989) cống hiến chúng ta bản tiếng Việt này. Các bản chữ Hán đang có trên mạng cũng được tham khảo khi cần thiết. Tìm mua: Thất Chân Nhân Quả TiKi Lazada Shopee Rất thú vị là hai mươi chín hồi trong Thất Chân Nhân Quả đều xen kẽ nhiều bài thơ diễn bày Đạo lý cao thâm. Dịch giả đã công phu phiên âm Hán Việt, và lúc chuyển ngữ lại dùng thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, hay bát cú như nguyên tác, nhờ đó chúng ta có dịp thưởng thức phong vị cổ kính của Đường thi bàng bạc suốt tập sách. Hơn thế nữa, khi chú thích chi tiết câu văn lời thơ trong tác phẩm này, dịch giả đã dẫn chứng rõ ràng nguồn gốc ở Tứ Thư của Đạo Nho hay kinh điển nhà Phật, đủ thấy Thất Chân Nhân Quả dung thông Tam Giáo. Nói khác đi, phép tu hành trong truyện Thất Chân đề hòa Nho, Thích, Lão thời Nhị Kỳ, tức là chẳng xa lìa giáo lý Tam Giáo Quy Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhất buổi Tam Kỳ Đại Đạo. Bên cạnh đó, khi biên tập bản dịch này, chúng tôi chuyển tất cả phần chữ Hán và phiên âm Hán Việt xuống phần chú thích. Như thế, quý đạo hữu đọc sách đỡ rối mắt mà những vị cần tham chiếu chữ Hán vẫn không trở ngại. Nhà xuất bản Tam Giáo Đồng Nguyên Tháng 11, năm Canh DầnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thất Chân Nhân Quả PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Huỳnh Đình Nội Cảnh Kinh (Tuyết Liên Tử)
Huỳnh Đình Kinh là bản kinh văn từ thời Tối Cổ, do Đức Hồng Quân Lão Tổ thuyết giảng cho ba vị Tam Thanh để các vị ấy tùy nhân duyên mà truyền cho Tam Giới. Huỳnh Đình Kinh Nội - Ngoại Cảnh giúp nhắc nhở người hành giả giữ mình trong sạch, không vướng Thất Tình, tâm thân thanh tịnh, hiểu mình, hiểu sự tương quan giữa Tiểu Vũ Trụ bản thân và Đại Vũ Trụ. Đức Đạo Đức Thiên Tôn giản lược nên thuyết Ngoại Cảnh, chủ yếu là dành cho Nhân Đạo tu học làm người lành, bàn tới chuyên sâu luyện Đạo nhiều. Hiên Viên Hoàng Đế được truyền quyển kinh này để tu luyện đạt trường sinh mà sống thọ hàng ngàn năm, được xưng tụng là Thần giữa phàm nhân. Đức Linh Bảo Thiên Tôn vì mong muốn truyền cho vạn chúng nên biên thành Nội Cảnh, nội dung chi tiết nhiều để toàn thể chúng sinh từ kim thạch, cỏ cây, muông thú và con người đều do đó mà luyện thân, tâm đạt Đạo trường sinh lẫn siêu phàm nhập Thánh triệt để. Vậy nên mới gọi tông phái của Ngài là Triệt Giáo. Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn thì tùy nhân duyên mà truyền một trong hai hoặc cả hai quyển kinh Huỳnh Đình, vì môn đệ của Ngài toàn là Tiên phong Đạo cốt nên tương đối nhẹ nhàng Tìm mua: Huỳnh Đình Nội Cảnh Kinh TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Huỳnh Đình Nội Cảnh Kinh PDF của tác giả Tuyết Liên Tử nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Góp Nhặt Chuyện Đạo (Đạo Cao Đài)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Góp Nhặt Chuyện Đạo PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cửu Thiên Trọng Yếu (Tuyết Liên Tử)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cửu Thiên Trọng Yếu PDF của tác giả Tuyết Liên Tử nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.