Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Hoạt Động Phá Hoại Và Lật Đổ Của Cia Ở Việt Nam (Dương Thông)

Cho tới nay trên thể giới đã xuất bản rất nhiều sách viết về Cục tình báo trung ương Mỹ, gọi tắt là CIA: “CIA chống Cuba”, “CIA lũng đoạn lục địa Mỹ La tinh”, “CIA trên đất Thụy Sĩ ", “CIA trong cuộc chiến tranh thể giới thứ hai” … Có thể nói, trên khắp các lục địa của trái đất này, đều có CIA hoạt động. Nước sở tại tố cáo các hành vì tội ác của CIA đã đành, ngay cả nhiều quan chức cấp cao đã từng một thời hoạt động trong hàng ngũ CIA cũng viết nhiều cuốn sách có tính chất hồi ký, phanh phui trước ánh sáng dư luận nhiều mưu đồ và hoạt động đen tối của CIA. Không phải ai khác mà chính người Mỹ đã gọi CIA là “con quái vật”, là “bộ máy gián điệp khổng lồ ngốn nhiều tiền của nhất của nước Mỹ”, là “một chính phủ vô hình” trùm lên chính quyền Mỹ, lũng đoạn cả Nhà Trắng lẫn Lầu năm góc.

Tuy nhiên, cũng cho mãi tới nay, sách báo viết về các hoạt động của CIA tại Việt Nam hãy còn rất ít và quá sơ lược. Trong khi đó, liên tục suốt mấy thập kỷ qua, những tội ác của CIA ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam lại rất nhiều. Nếu cuộc chiến tranh xâm lược của đề quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam được nhiều nhà sử học Hoa Kỳ đánh gía là một cuộc chiến tranh “kéo dài nhất, đẫm máu nhất. tốn kém nhất” và “thất bại thảm hại nhất, toàn diện nhất” trong lịch sử viễn chinh của đế quốc Mỹ, thì các hoạt động đen tối của CIA ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam cũng "được coi là những hoạt động điên cuồng nhất, đa dạng nhất, dai dẳng nhất” và cũng đã từng chuốc lấy “những thất bại cay đắng nhất” kể từ ngày thành lập.

Lịch sử đã chứng minh, trước khi những binh lính vũ trang của Mỹ kéo vào miền Nam Việt Nam thì Các điệp viên CIA đã từng thâm nhập vào miền Bằc Việt Nam. CIA không chỉ dọn đường cho đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam mà ngay cả khi tên lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi sân bay Tân Sơn Nhất CIA còn đề lại một kế hoạch “hậu chiến” đã được chuẫn bị sẵn, ấp ủ nhiều mưu đồ phá hoại lâu dài đất nước Việt Nam. Nhưng lịch sử cũng đã chứng minh, tất cả mưu đồ nham hiểm lâu dài đó của CIA đều đã bị phá sản thảm hại.

Cuộc đấu tranh chống các hoạt dộng phá hoại của CIA ở Việt Nam là một cuộc đấu tranh rất lâu dài và vô cùng gay go, phức tạp. Thắng lợi của cuộc đấu tranh muôn hình muôn vẻ, không có ranh giới, không có mặt trận này, trước hết là thắng lợi của tinh thần yêu nước và truyền thống bất khuất của toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản quang vinh và Chủ tịch Hồ Chi Minh muôn đời bất diệt. Trong chiến công chói lọi của các tầng lớp nhân dân hai miền NamBắc Việt Nam có phân dóng góp xứng đáng của các lực lượng chiến đâu trên mặt trận thầm lặng trong dó có cán bộ và chiến sĩ trong lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của Việt Nam trong năm 1990: kỷ niệm 45 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau đổi thành Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kỷ niệm 43 năm ra đời lực lượng công an nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân cho xuất bản cuốn “Những hoạt động phá hoại và lật đổ của CIA ở Việt Nam”. Tìm mua: Những Hoạt Động Phá Hoại Và Lật Đổ Của Cia Ở Việt Nam TiKi Lazada Shopee

Đây chưa phãi là cuốn sách tổng kết toàn bộ hoạt động của CIA ở Việt Nam nhưng qua những tư liệu thực giúp bạn đọc hiểu được tổng quát âm mưu, tội ác của CIA đối với nước ta qua từng giai đoạn cách mạng. Những sự kiện ghi lại trong cuốn sách này đều là “việc thật, người thật”. Nguồn tư liệu để viết cuốn sách này rút từ những văn bản do chính các nhân viên cấp cao của CIA tiết lộ, cùng với những chuyện kể của các cán bộ phản gián và cả những lời khai của một số người trước kia cộng tác với CIA nay đã hối cải. Một số tài lỉệu tịch thu được của Mỹ ngụy sau khi giải phóng miền Nam Việt Nam cũng được tận dụng.

Vì bản thân các hoạt động của CIA ở Việt Nam, tự nó đã nói lên sự thật, cho nên người viết không phải bình luận phê phán dài dòng mà chỉ ghi lại trung thực những sự việc cần nêu. Dĩ nhiên do khuôn khổ có hạn, cuốn sách này chưa thể thuật lại đầy đủ toàn bộ các hoạt động của CIA ờ Việt Nam với tất cả các chi tiêt cụ thể. Nhưng dù sao cũng mong rằng những mẫu chuyện dưới đây sẽ góp phần lưu ý bạn đọc ở trong và ngoài nước về những hoạt động của CIA, không phải chỉ riêng ở trên đất Việt Nam mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới: những hoạt động này không phải đã chấm dứt mà nhất định còn tiếp diễn ở nhiều nơi cũng như ở Việt Nam trong hoàn cảnh mới.

Nhà xuất bản cũng như người viết mong nhận được những ý kiến phê bình, nhận xét của bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Hoạt Động Phá Hoại Và Lật Đổ Của Cia Ở Việt Nam PDF của tác giả Dương Thông nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lịch Sử Văn Minh Ấn Độ (Will Durant)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Văn Minh Ấn Độ PDF của tác giả Will Durant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 (Hồ Hữu Tường)
Đây là một tập sách nhỏ mở mào bộ Lịch Sử Văn Chương Việt Nam để cho học sinh bực trung học dùng. Trong cả bộ nầy, chúng tôi chọn những điều trọng yếu mà trình bày một cách gọn gãy, với những lời dễ dàng, cho vừa với sức hiểu của học trò độ mười lăm đến mười tám tuổi. Nhưng bao giờ, cái mục đích chánh của nền trung học - ấy là rèn luyện óc phê phán và suy luận hơn là tích súc quá nhiều thành « nhồi sọ » - mục đích ấy vẫn được theo dõi. Vì vậy mà chúng tôi luôn luôn cố gắng làm cho bật nổi cái lý của mỗi việc và những tương quan của các việc. Các học sinh, khi đã làm quen với phương pháp ấy, sẽ hiểu văn chương Việt Nam hơn. Rồi thấy chỗ nào kém, sót thì lo bồi bổ, thấy nơi nào là nơi phong phú thì lo làm cho thạnh mậu nữa, các bạn trẻ sẽ mỗi người một ít nhiều mà gom góp vật liệu cho những tay thợ xây thêm mãi tòa cung điện là văn chương Việt Nam được càng ngày càng nguy nga, tráng lệ. Tuy bản ý của người viết là dành sách nầy cho học sinh trung học, nhưng nội dung của nó lại không dựa theo một « chương trình trung học » nào cả. Điều ấy, xin mách trước với độc giả, để tránh những chờ đợi vô ích. Độc giả sẽ không thấy chúng tôi bàn đến những tác giả viết ròng bằng chữ Hán, hoặc luận về những tác phẩm bằng chữ Hán của những tác giả được nhắc kể vào trong sách nầy. Đã chọn một quan điểm hẹp hòi như nậy, tức là chúng tôi bác hẳn cái quan điểm của các « chương trình », và cũng là quan điểm của những bộ « văn học sử » đang lưu hành. Bởi vì ghép cái tác phẩm bằng chữ Hán, dầu do người Việt viết ra, vào « văn chương Việt Nam », là một việc vô lý. Lấy cái lẽ rằng « Việt Nam văn học sử » là lịch sử văn học của người Việt Nam, và vì vậy mà cần phải khảo cứu tất cả những tác phẩm của người Việt, dầu là trước tác bằng tiếng Việt, dầu là viết bằng chữ Hán, thì luận điệu ấy không vững chút nào. Trong những đời Đinh, Lê, Lý, Trần, ở xứ ta, ảnh hưởng của Phật giáo thật là mạnh mẽ hơn ảnh hưởng của Nho giáo. Những giáo tài thuộc về trước đời nhà Hồ đã bị tiêu hủy, nên không có gì làm bằng cớ; nhưng có ai lại dám quả quyết rằng lúc ấy, ở xứ ta không có nhà tăng nào mà Phật học uyên thâm, phạn ngữ uẩn súc và đã trước tác ít nhiều bằng tiếng phạn? Và nếu có như thế, thì những người làm « văn học sử » sao lại không sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng phạn của những người Việt mà ghép thêm vào? Lại lịch sử đã nhắc rằng, khi nhà Trần lên ngôi, họ nhà Lý nhiều người không phục, trốn sang nước Triều Tiên và về sau, trong dòng dõi họ, có lắm người lập nên công nghiệp hiển hách ở xứ ấy. Thì sao chẳng sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng Triều Tiên mà góp vào? Còn như khi quân Minh kéo sang diệt nhà Hồ, thì vua nhà Minh có ra lịnh thu thập tất cả sách vở và bắt cả nhân tài về nước. Trong bọn « tù binh » nầy, hay con cháu họ, há chẳng có kẻ viết được sách hay? Cũng thời là chữ Hán, sao không nhặt mà nghiên cứu một thể? Hơn nữa, gần đây, kể ra cũng chẳng thiếu chi những người Việt Nam trước tác bằng tiếng Pháp, và khởi đầu sáng tác bằng tiếng Anh. Nếu hiểu rằng « Việt Nam văn học sử » cần phải trình bày tất cả tác phẩm của người Việt, chẳng luận viết bằng tiếng gì, thì sao lại loại những tác phẩm tiếng phạn, tiếng Pháp, tiếng Anh… ra ngoài? Cho hay, văn chương của một dân tộc tất phải biểu diễn bằng tiếng nói của dân tộc ấy. Mà tiếng Việt không phải là một phương ngữ của tiếng Tàu - điều mà chúng ta sẽ thấy rõ trong tập mở mào của sách nầy, - nên chúng tôi phải loại những tác phẩm viết bằng ngoại ngữ ra ngoài đối tượng, và dành để đó cho những ai nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Việt Nam. Chúng tôi cũng ước mong rằng sau nầy các « chương trình » sẽ chọn một quan điểm giống như vậy. Vì làm như thế, chỉ là chữa một cái lầm mà thôi. Những người không còn bận chi về thi cử cũng có lợi mà đọc bộ sách nầy, vì nó chẳng những trình bày cái quá khứ trong văn chương, lại còn lắm nơi nêu giả thuyết, đặt vấn đề cho mọi người cùng xét. Ở xứ người, một học phái, một tác giả, một tác phẩm, lắm khi một tiểu tiết trong một tác phẩm, đã làm đề cho những luận án hẳn hoi, và mỗi luận án nầy lắm khi là công trình của hàng chục năm nghiên cứu. Rồi « văn học sử » mới là cái kết cấu của tất cả những luận án chính xác ấy. Ở xứ ta, ngoài bộ Đoạn trường tân thanh, thì chưa có tác phẩm nào được xét kỹ lưỡng như thế. Dĩ nhiên là bộ sách nầy phản chiếu cái tình trạng thô sơ chung. Nhưng độc giả thấy rằng đáng lẽ có quyết đoán mà chúng tôi chỉ có thể nêu giả thuyết, hoặc đặt vấn đề, hoặc không đem bằng cớ, ắt sẽ suy nghĩ mà nghiên cứu thêm, hầu trình bày những vấn đề có giá trị. Tìm mua: Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Có vậy thì những nhà viết văn học sử sau nầy mới có thể tập đại thành các công phu nghiên cứu nọ mà làm những bộ lịch sử văn chương Việt Nam hoàn bị. Ấy là điều mong mỏi hơn hết của chúng tôi. Bởi mong mỏi như vậy mới bạo gan viết bộ sách nầy, mặc dầu xét mình chưa có đủ tư cách để làm một công việc mà ai cũng công nhận là rất khó. Nếu những quyển con nầy khêu gợi cho những bộ sách giá trị hơn ra đời được, thì tác giả lấy làm mãn nguyện vậy. Khởi viết ngày 10-X-1949. *** Chính trị gia, ký giả Hồ Hữu Tường sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Năm 1962, ông sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nộp luận san thi cao học ngành Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp, ông kết bạn và tham gia hoạt động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu... và ra nhập Đệ tứ Quốc tế. Ông mất năm 1980 tại Sài Gòn. Giáo sư sử học Đại học Havard Hồ Tài Huệ Tâm là con gái ông. Năm 1926, sau khi bị đuổi khỏi trường Trung học Cần Thơ do tham gia viết bài ủng hộ nhà ái quốc Phan Bội Châu, ông Hồ Hữu Tường sang Pháp thi đỗ tú tài và xin học Toán tại Đại học Marseille. Trong thời gian du học tại Pháp, ông quen biết và cộng tác với các nhà cách mạng người Việt như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh… Năm 1939, chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940, Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Năm 1944, ông được trả tự do. Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc. Tháng 8/1945, ông cùng với các nhà trí thức Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Xiển cùng ký tên vào bức điện gửi cho Hoàng đế Bảo Đại yêu cầu thoái vị. Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp. Sau đó, ông tham gia soạn chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho Bộ Giáo dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 PDF của tác giả Hồ Hữu Tường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 4 (Lâm Hán Đạt)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 4 PDF của tác giả Lâm Hán Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 3 (Lâm Hán Đạt)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 3 PDF của tác giả Lâm Hán Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.