Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thuật Xăm Sinh Tử - Phần 2 (Thụy Du)

"Thuật Xăm Sinh Tử" là chuyện ma kể về cuộc đời của Hổ, chàng thanh niên sống cùng ông nội là thợ xăm sinh tử gia truyền. Lần đầu tiên được xăm sinh tử, Hổ đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng, khiến nội phải hy sinh cứu mình. Mất nội, Hổ bơ vơ, rồi từng bước từng bước bắt đầu trở thành thợ xăm sinh tử. Trải qua nhiều sự việc ly kỳ nguy hiểm trong quá trình xăm hình cho khách để kiếm đủ 5 tỷ cứu nội, Hổ dần dần hé mở ra bức màn bí mật về bản thân, về cha mẹ và về tất cả những bí ẩn xoay quanh thuật xăm sinh tử mà cậu đang mang. Mời quý thính giả cùng thưởng thức.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thụy Du":Thuật Xăm Sinh TửThuật Xăm Sinh Tử - Phần 2Thuật Xăm Sinh Tử - Phần 3Thuật Xăm Sinh Tử - Phần 4

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thuật Xăm Sinh Tử - Phần 2 PDF của tác giả Thụy Du nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chuyện Tình Romeo Và Juliet (Willam Shakespeare)
William Shakespeare, sinh năm 1564, mất ngày 23 tháng 4, 1616 là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại. Ông cũng được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là "Nhà thơ của Avon" (Avon là quê của Shakespeare, viết tắt của Stratford-upon-Avon). Những tác phẩm của ông, bao gồm cả những tác phẩm hợp tác, bao gồm 38 vở kịch, 154 bản sonnet, 2 bản thơ tường thuật dài, và vài bài thơ ngắn. Những vở kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì nhà viết kịch nào. Truyền thuyết về Roméo và Juliette đã được kể lại nhiều lần hơn 100 năm trước khi William Shakespeare viết thành kịch bản. Vào năm 1476 trong cuốn sách Ý nhan đề là Il Novellino, tác giả Masuccio Salernitano đã kể về mối tình vụng trộm, về vụ giết người, vụ đầy đi khỏi xứ, về một nhà tu sẵn lòng giúp đỡ và cả về đám cưới của hai gia đình thù nghịch. Năm 1530, Luigi da Porta cũng kể lại câu chuyện tình này, gắn cho các nhân vật trong truyện các tên Ý và nơi diễn ra nghịch cảnh là thành phố Verona. Theo truyện của Da Porta, đôi tình nhân này cũng tự sát. Tới năm 1562 tại nước Anh, nhà thơ Arthur Brooke đã dùng đề tài này trong tập thơ dài “The Tragical Historye of Romeus and Julius” (Lịch sử bi thương của Romeus và Julius), đã đề cập tới một thứ đam mê không thánh thiện, một thứ tình yêu vụng trộm, sự không vâng lời cha mẹ và bất tuân luật pháp. Ngôn ngữ trong tập thơ của Brooke thì khô khan, thiếu hấp dẫn dù cho tác giả có cảm tình với cặp uyên ương. Tới khi William Shakespeare dùng câu chuyện tình kể trên làm chất liệu cho vở bi kịch, thì Đại Văn Hào đã làm cho các nhân vật hành xử giống như chúng ta ngày nay: họ có các ưu điểm và khuyết điểm, có lúc nổi giận, có lúc khôi hài… Vở kịch “Roméo và Juliette” là một chuyện tình và một định mạng bi thương. Các nhân vật trong vở kịch đã suy nghĩ như thế nào, tại sao họ đã chọn các cách hành động như vậy? Trong vở kịch “Roméo và Juliette” của Shakespeare, có hai loại nhân vật: loại chuyển biến và loại thụ động. Các nhân vật chuyển biến đã phát triển và thay đổi qua thời gian, đã hành động theo nhiều cách tùy theo các hoàn cảnh khác nhau, gồm có Juliet, Roméo, Cha Lawrence, Hoàng Tử Escalus. Loại thụ động không thay đổi, hành động theo lề lối chúng ta có thể đoán ra được, gồm có bà vú nuôi, Mercutio, Hầu Tước và bà Montague, Hầu Tước và bà Capulet, Tybalt, Benvolio, Paris … Mời các bạn đón đọc Roméo và Juliette của tác giả William Shakespeare.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Tình Romeo Và Juliet PDF của tác giả Willam Shakespeare nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiếc Lá Cuối Cùng (O Henry)
Một số người sống trong một quận gạch đỏ dưới phía đông của thành phố luôn luôn thiếu ổn định, mãi trôi giạt, lang thang. Tuy vô gia cư, họ vẫn có hàng trăm chỗ ở. Họ nhảy từ phòng cho thuê này qua phòng khác (phòng nào cũng đủ tiện nghi nội thất), luôn trong cảnh lông bông, lông bông về chỗ trú ngụ, lông bông về tâm hồn và tư tưởng. Họ ca hát “Tổ ấm gia đình” trong điệu dân ca Mỹ rộn ràng, họ mang đồ tế nhuyễn trong một cái thùng đáng lẽ chỉ để đựng đồ linh tinh, dây leo làm cảnh quấn quanh cái mũ rộng vành ta thường thấy trong các bức họa, một cái cây nhỏ là cây bóng mát. Vì thế, những ngôi nhà của quận này, với hàng nghìn nhân khẩu, có hàng nghìn câu chuyện để kể, đương nhiên, phần lớn đều vô vị, nhưng sẽ là điều lạ lùng nếu ta không thể tìm ra một vài bóng ma trong đám dân cư lông bông này. Một buổi tối, một thanh niên lượn vòng, bấm chuông những toà nhà màu đỏ đổ nát này. Đến toà nhà thứ mười hai, anh đặt túi hành lý lép kẹp trên bậc thềm, lau cái trán đã lấm đầy bụi. Cái chuông phát ra âm thanh khe khẽ và xa xôi trong những chiều sâu nào đấy hun hút, trống rỗng. Một người đàn bà đi ra cửa. Bà làm anh liên tưởng đến một con sâu bệnh hoạn, háo ăn háo uống đã đục khoét cả một cái quả chỉ chừa lại vỏ cứng và bây giờ đang lo kiếm khách trọ nào đấy có thể xơi được, để lấp đầy chỗ hổng. Anh hỏi bà có phòng trống cho thuê hay không. Bà trả lời, tiếng phát ra từ cổ họng, cổ họng dường như được lót lông thú: - Mời vào. Tôi có tầng ba, phía sau, đã trống một tuần nay. Anh muốn xem không? Người thanh niên theo bà đi lên cầu thang. Một luồng ánh sáng nhợt nhạt không rõ phát ra từ đâu lắp bớt những khoảng tối trong các hành lang. Họ bước không một tiếng động nào trên một tấm thảm mà cái khung cửi dệt của nó hẳn phải không dám nhìn nhận nó nữa. Dường như tấm thảm đã trở nên một loài thực vật, trong bầu không khí nặng không hề có ánh mặt trời, nó đã bị thoái hoá thành một lớp địa y lùm xùm hay rêu lan tràn mọc từng mảng đến tận cầu thang, nó trơn nhớt dưới chân như là một chất hữu cơ. Ở mỗi chỗ ngoặt của cầu thang là những hốc lõm trên tường. Có lẽ một loại cây cỏ nào đó đã từng mọc trong đấy. Nếu đúng thế, hẳn mấy cây cỏ đó đã tàn lụi trong bầu không khí hôi hám. Có thể có những bức tượng của các vị thánh đã được đặt ở đấy, nhưng ta có thể suy luận dễ dàng là ma quỷ đã lôi họ qua bóng tối xuống những vực sâu có trang bị đồ đạc trần tục ở phía dưới. Bà chủ nói qua cổ họng được lót lông thú: - Phòng này đây. Phòng này tốt lắm. Ít khi trống. Mùa hè vừa rồi có người đứng đắn thuê - không gây rắc rối gì cả, lại còn trả tiền trước. Nước ở cuối hành lang. Sprowls và Mooney đã thuê ở đây ba tháng. Họ diễn trên sân khấu văn nghệ tạp kỹ. Cô B’retta Sprowls - chắc ông có nghe nói đến cô ấy - À, mà đấy chỉ là tên sân khấu - trên tủ quần áo ngay đây là nơi họ treo giấy hôn thú, có đóng khung đàng hoàng. Vòi ga ở đây, có nhiều tủ quần áo, ông thấy đấy. Ai cũng thích phòng này. Không mấy khi trống.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Lá Cuối Cùng PDF của tác giả O Henry nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiếc Lá Cuối Cùng (O Henry)
Một số người sống trong một quận gạch đỏ dưới phía đông của thành phố luôn luôn thiếu ổn định, mãi trôi giạt, lang thang. Tuy vô gia cư, họ vẫn có hàng trăm chỗ ở. Họ nhảy từ phòng cho thuê này qua phòng khác (phòng nào cũng đủ tiện nghi nội thất), luôn trong cảnh lông bông, lông bông về chỗ trú ngụ, lông bông về tâm hồn và tư tưởng. Họ ca hát “Tổ ấm gia đình” trong điệu dân ca Mỹ rộn ràng, họ mang đồ tế nhuyễn trong một cái thùng đáng lẽ chỉ để đựng đồ linh tinh, dây leo làm cảnh quấn quanh cái mũ rộng vành ta thường thấy trong các bức họa, một cái cây nhỏ là cây bóng mát. Vì thế, những ngôi nhà của quận này, với hàng nghìn nhân khẩu, có hàng nghìn câu chuyện để kể, đương nhiên, phần lớn đều vô vị, nhưng sẽ là điều lạ lùng nếu ta không thể tìm ra một vài bóng ma trong đám dân cư lông bông này. Một buổi tối, một thanh niên lượn vòng, bấm chuông những toà nhà màu đỏ đổ nát này. Đến toà nhà thứ mười hai, anh đặt túi hành lý lép kẹp trên bậc thềm, lau cái trán đã lấm đầy bụi. Cái chuông phát ra âm thanh khe khẽ và xa xôi trong những chiều sâu nào đấy hun hút, trống rỗng. Một người đàn bà đi ra cửa. Bà làm anh liên tưởng đến một con sâu bệnh hoạn, háo ăn háo uống đã đục khoét cả một cái quả chỉ chừa lại vỏ cứng và bây giờ đang lo kiếm khách trọ nào đấy có thể xơi được, để lấp đầy chỗ hổng. Anh hỏi bà có phòng trống cho thuê hay không. Bà trả lời, tiếng phát ra từ cổ họng, cổ họng dường như được lót lông thú: - Mời vào. Tôi có tầng ba, phía sau, đã trống một tuần nay. Anh muốn xem không? Người thanh niên theo bà đi lên cầu thang. Một luồng ánh sáng nhợt nhạt không rõ phát ra từ đâu lắp bớt những khoảng tối trong các hành lang. Họ bước không một tiếng động nào trên một tấm thảm mà cái khung cửi dệt của nó hẳn phải không dám nhìn nhận nó nữa. Dường như tấm thảm đã trở nên một loài thực vật, trong bầu không khí nặng không hề có ánh mặt trời, nó đã bị thoái hoá thành một lớp địa y lùm xùm hay rêu lan tràn mọc từng mảng đến tận cầu thang, nó trơn nhớt dưới chân như là một chất hữu cơ. Ở mỗi chỗ ngoặt của cầu thang là những hốc lõm trên tường. Có lẽ một loại cây cỏ nào đó đã từng mọc trong đấy. Nếu đúng thế, hẳn mấy cây cỏ đó đã tàn lụi trong bầu không khí hôi hám. Có thể có những bức tượng của các vị thánh đã được đặt ở đấy, nhưng ta có thể suy luận dễ dàng là ma quỷ đã lôi họ qua bóng tối xuống những vực sâu có trang bị đồ đạc trần tục ở phía dưới. Bà chủ nói qua cổ họng được lót lông thú: - Phòng này đây. Phòng này tốt lắm. Ít khi trống. Mùa hè vừa rồi có người đứng đắn thuê - không gây rắc rối gì cả, lại còn trả tiền trước. Nước ở cuối hành lang. Sprowls và Mooney đã thuê ở đây ba tháng. Họ diễn trên sân khấu văn nghệ tạp kỹ. Cô B’retta Sprowls - chắc ông có nghe nói đến cô ấy - À, mà đấy chỉ là tên sân khấu - trên tủ quần áo ngay đây là nơi họ treo giấy hôn thú, có đóng khung đàng hoàng. Vòi ga ở đây, có nhiều tủ quần áo, ông thấy đấy. Ai cũng thích phòng này. Không mấy khi trống.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Lá Cuối Cùng PDF của tác giả O Henry nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Người Khốn Khổ (Victor Hugo)
Sách của tác giả: Victor Hugo 17:47:51Nhà Thờ Đức Bà Paris (Victor Hugo) 03:11:43Ngày Cuối Cùng Của Một Tử Tù (Victor Hugo) 17:55:39Những Người Khốn Khổ (Victor Hugo) 13:39:54Chín Mươi Ba (Victor Hugo) Chú Bé Thành Paris (Victor Hugo) Thằng Cười (Victor Hugo) Tử Tù Claude Gueux (Victor Hugo) $('#testCarousel3').owlCarousel({ items: 3, loop: true, margin: 10, autoplay: true, video: true, merge: true, autoplayTimeout: 3000, autoplayHoverPause: true, responsive: { 0: { items: 2 }, 479: { items: 3 }, 768: { items: 4 }, 1200: { items: 5 }, } }).addClass("owl-carousel-init");