Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tịnh Độ Vấn Đáp (Tịnh Không)

Sau khi chứng ngộ quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu thuyết pháp độ sanh suốt 49 năm. Những dòng pháp của Thế Tôn như dòng suối “Cam Lồ” tưới mát cho tất cả chúng sanh đang bị nóng bức, bị đốt cháy, bởi lửa tham sân si. Dòng pháp vị nhiệm mầu ấy đã chảy từ mấy ngàn năm trước và tiếp tục chảy mãi, chảy mãi đến nơi nào khổ đau bởi do tham lam, sân hận, si mê còn đang ngự trị. Chính là dòng chảy của Phật giáo qua các pháp môn tu tập, như trăm sông, ngàn suối rồi về chung biển cả. Cũng thế, pháp môn tuy nhiều, diễn đạt lời pháp có sâu, có cạn. Nhưng dù sâu cạn thế nào đi nữa thì tất cả như chìa khóa để mở cửa tâm linh, như những phương thuốc để chữa lành tâm bệnh cho tất cả chúng sanh.

Pháp môn Tịnh độ là một trong những pháp môn tu tập của Đạo Phật du nhập vào Việt Nam rất sớm, được đa số Phật tử tại gia tu tập vì dễ tu, dễ thực hành cho mọi tầng lớp từ già đến trẻ, từ tu sĩ đến cư sĩ, từ nông dân đến tiến sĩ, bác học, nhất là trong thời đại khoa học năng động này. Bất kỳ ai niệm Phật đầy đủ: tín, hạnh, nguyện thì ngay trong hiện tại thân tâm được an lạc, tương lai được vãng sanh về thế giới của Phật A Di Đà.

Hiện nay, do thấy số lượng Phật tử tu pháp môn niệm Phật ngày càng nhiều, cho nên chúng tôi cố gắng phiên dịch những tài liệu về pháp môn Tịnh độ của các bậc cao tăng tiền bối đã giảng dạy nhằm góp phần cung cấp thêm tài liệu cho các giới Phật tử tại gia tìm hiểu, nghiên cứu tu tập đúng theo trong kinh luận Phật và các Bậc Tổ Sư chỉ dạy. Tập sách “Tịnh độ Vấn Đáp” của Hòa thượng Tịnh Không cũng là một trong những tập sách trả lời những thắc mắc, nghi vấn của nhiều tầng lớp Phật tử tại gia đang tu niệm Phật tại đạo tràng Tịnh Tông Học Hội ở Úc châu, nhằm tháo gỡ những nghi vấn của các Phật tử, giúp họ phát khởi tín tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ.

Trong quá trình phiên dịch cũng như làm các Phật sự, chúng con thành tâm tri ân các bậc tôn túc đặc biệt là Thầy Thích Chân Tính - trụ trì Chùa Hoằng Pháp - người luôn quan tâm và tạo điều kiện cho hàng đệ tử chúng con trên bước đường tu học và hoằng truyền chánh pháp.

Với chút công đức này, chúng con xin nguyện hồi hướng cầu nguyện cho kẻ mất, người còn khi xả bỏ báo thân đồng sanh về Tịnh độ. Mặc dù hết sức cố gắng trong quá trình phiên dịch, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Kính mong chư tôn hiền đức, cùng pháp hữu mười phương niệm tình chỉ giáo, thật tri ân vô lượng Tìm mua: Tịnh Độ Vấn Đáp TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tịnh Độ Vấn Đáp PDF của tác giả Tịnh Không nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sống Trong Thực Tại (Viên Minh)
Thiền Phật giáo đã được truyền khắp năm châu, nhưng cũng vì thế mà hiện nay có rất nhiều trường phái khác nhau, tựu trung chúng ta có thể phân ra ba loại tùy theo căn cơ trình độ hay nhu cầu của hành giả: - Một số hành giả dựa trên GIÁO mà hiểu NGHĨA theo tầm cỡ nhận thức của mình hoặc theo truyền thống của tông môn mình, rồi vận dụng ra phương pháp thiền để tu tập và hướng dẫn người khác. Những phương pháp này nằm trong khuôn khổ chế định, mang tính tục đế, tuy cũng có nhiều kết quả khả quan nhưng chỉ giải quyết được những vấn đề cục bộ, như người mù sờ voi, không thể thấy chân tánh toàn diện của thực tại. Phần lớn hành giả chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm phiến diện trong các trạng thái định chứ chưa khai mở được tuệ giác. - Ở tầm vóc cao hơn, một số hành giả đã thấy được LÝ nhưng khi vào SỰ thì hoàn toàn lúng túng. Bởi vì thấy LÝ cũng có nhiều mức độ khác nhau: 1) Hiểu được LÝ qua lý trí. 2) Nhận ra LÝ qua thể nghiệm ban đầu. 3) Thông suốt LÝ qua thể nghiệm toàn diện. Tiến trình này được đức Phật gọi là THẤY - BIẾT - HIỆN QUÁN và THỰC CHỨNG. Ở trình độ này hành giả có thể chứng ngộ được thực tánh pháp tùy theo độ khai mở của tâm (qua các tuệ chứng tương ứng). - Khi đã thực chứng, tức đã thấy LÝ trong SỰ, hành giả bắt đầu sống TÙY DUYÊN THUẬN PHÁP, trải nghiệm tất cả SỰ trong nghiệp mệnh chính mình chứ không tìm kiếm bên ngoài, nhờ đó thấy ra LÝ và SỰ không hai, LÝ và SỰ dung thông ngay nơi thực tại thân-tâm-cảnh hiện tiền. Ở trình độ đầu, hành giả thường thích đề cao kinh nghiệm cá nhân, xem đó là sở đắc và luôn muốn đạt được những kinh nghiệm cao hơn. Chính vì vậy họ bị lệ thuộc vào lập trình quy ước của phương pháp, vào thời gian tâm lý trong cố gắng tạo nhân để gặt quả - sở đắc - mà họ mong đợi. Đây là một loại chấp hữu, khó khai mở được. Tìm mua: Sống Trong Thực Tại TiKi Lazada Shopee Ở trình độ thứ hai, hành giả thường tự mãn về LÝ mà mình đã thấy nên chỉ lo thuyết phục người khác mà quên đi thực tại nơi chính mình, vì tưởng rằng thấy lý là đã xong. Do quá đề cao LÝ, họ sống thiếu thực tế và tỏ vẻ lập dị giữa cuộc sống bình thường. Đây là một loại chấp không, khó chấp nhận đời sống hiện thực. Ở trình độ thứ ba, dù hành giả lặng lẽ hay nói năng đều hợp nhất SỰ và LÝ, thân và tâm, vừa tùy duyên thuận pháp - sống hợp với chân đế; vừa tùy thuận chúng sanh - không xa lìa tục đế; đồng thời tùy hạnh nguyện VÔ NGÃ VỊ THA mà hành xử theo trung đạo chứ không có chỗ tham cầu, không có nơi dừng lại... Vậy vấn đề là ở chỗ làm thế nào trình bày một pháp thiền vừa có SỰ LÝ viên dung, hợp với nguyên lý giác ngộ giải thoát, vừa đáp ứng được nhu cầu tu tập thực tiễn của nhiều căn cơ trình độ khác nhau trong bối cảnh thời đại hiện nay, chứ không rập khuôn theo những phương pháp lưu truyền từ các trường phái thiền xưa cũ mà phần nhiều đã mất gốc hay đã lỗi thời!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Viên Minh":Soi Sáng Thực TạiKhai Thị Thực TạiThực Tại Hiện TiềnSống Trong Thực TạiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Trong Thực Tại PDF của tác giả Viên Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Trong Thực Tại (Viên Minh)
Thiền Phật giáo đã được truyền khắp năm châu, nhưng cũng vì thế mà hiện nay có rất nhiều trường phái khác nhau, tựu trung chúng ta có thể phân ra ba loại tùy theo căn cơ trình độ hay nhu cầu của hành giả: - Một số hành giả dựa trên GIÁO mà hiểu NGHĨA theo tầm cỡ nhận thức của mình hoặc theo truyền thống của tông môn mình, rồi vận dụng ra phương pháp thiền để tu tập và hướng dẫn người khác. Những phương pháp này nằm trong khuôn khổ chế định, mang tính tục đế, tuy cũng có nhiều kết quả khả quan nhưng chỉ giải quyết được những vấn đề cục bộ, như người mù sờ voi, không thể thấy chân tánh toàn diện của thực tại. Phần lớn hành giả chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm phiến diện trong các trạng thái định chứ chưa khai mở được tuệ giác. - Ở tầm vóc cao hơn, một số hành giả đã thấy được LÝ nhưng khi vào SỰ thì hoàn toàn lúng túng. Bởi vì thấy LÝ cũng có nhiều mức độ khác nhau: 1) Hiểu được LÝ qua lý trí. 2) Nhận ra LÝ qua thể nghiệm ban đầu. 3) Thông suốt LÝ qua thể nghiệm toàn diện. Tiến trình này được đức Phật gọi là THẤY - BIẾT - HIỆN QUÁN và THỰC CHỨNG. Ở trình độ này hành giả có thể chứng ngộ được thực tánh pháp tùy theo độ khai mở của tâm (qua các tuệ chứng tương ứng). - Khi đã thực chứng, tức đã thấy LÝ trong SỰ, hành giả bắt đầu sống TÙY DUYÊN THUẬN PHÁP, trải nghiệm tất cả SỰ trong nghiệp mệnh chính mình chứ không tìm kiếm bên ngoài, nhờ đó thấy ra LÝ và SỰ không hai, LÝ và SỰ dung thông ngay nơi thực tại thân-tâm-cảnh hiện tiền. Ở trình độ đầu, hành giả thường thích đề cao kinh nghiệm cá nhân, xem đó là sở đắc và luôn muốn đạt được những kinh nghiệm cao hơn. Chính vì vậy họ bị lệ thuộc vào lập trình quy ước của phương pháp, vào thời gian tâm lý trong cố gắng tạo nhân để gặt quả - sở đắc - mà họ mong đợi. Đây là một loại chấp hữu, khó khai mở được. Tìm mua: Sống Trong Thực Tại TiKi Lazada Shopee Ở trình độ thứ hai, hành giả thường tự mãn về LÝ mà mình đã thấy nên chỉ lo thuyết phục người khác mà quên đi thực tại nơi chính mình, vì tưởng rằng thấy lý là đã xong. Do quá đề cao LÝ, họ sống thiếu thực tế và tỏ vẻ lập dị giữa cuộc sống bình thường. Đây là một loại chấp không, khó chấp nhận đời sống hiện thực. Ở trình độ thứ ba, dù hành giả lặng lẽ hay nói năng đều hợp nhất SỰ và LÝ, thân và tâm, vừa tùy duyên thuận pháp - sống hợp với chân đế; vừa tùy thuận chúng sanh - không xa lìa tục đế; đồng thời tùy hạnh nguyện VÔ NGÃ VỊ THA mà hành xử theo trung đạo chứ không có chỗ tham cầu, không có nơi dừng lại... Vậy vấn đề là ở chỗ làm thế nào trình bày một pháp thiền vừa có SỰ LÝ viên dung, hợp với nguyên lý giác ngộ giải thoát, vừa đáp ứng được nhu cầu tu tập thực tiễn của nhiều căn cơ trình độ khác nhau trong bối cảnh thời đại hiện nay, chứ không rập khuôn theo những phương pháp lưu truyền từ các trường phái thiền xưa cũ mà phần nhiều đã mất gốc hay đã lỗi thời!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Viên Minh":Soi Sáng Thực TạiKhai Thị Thực TạiThực Tại Hiện TiềnSống Trong Thực TạiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Trong Thực Tại PDF của tác giả Viên Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thực Tại Hiện Tiền (Viên Minh)
Phật giáo Việt Nam đã thống nhất, nhưng là thống nhất trèn ý chí, trèn hiến chương, trèn hình thức tổ chức chi chi đó thôi, chứ có một điều chưa bao giờ thống nhất được: ấy là tư tưởng Phật học. Mỗi tông phái thường có một số kinh điển làm tư tưởng nồng cốt cho tông phái mình, từ đó làm kim chỉ nam cho sinh hoạt, tu hành, xiển dương phát triển v.v... Như vậy, thì rõ ràng tính từ xưa đến nay, số kinh điển ấy rất nhiều, thật không kể xiết. Người nghièn cứu kinh điển thường có cái nhìn một phía, một chiều. Chính vì vậy mới gọi là "mạt pháp." Mỗi người đều học hỏi được một số điểm giáo lý nào đó, và họ chợt nhận ra rằng, những cái thấy của họ đều khác nhau! Không những vậy mà ngay chính từ một điểm giáo lý trong cùng một tông phái, cái nhìn mỗi người cũng đã khác nhau rồi. Tại sao vậy? Tại vì thời của chúng ta là thời mạt pháp. Mạt pháp tức là cái ngọn. Chánh pháp là cái gốc. Tượng pháp là cành, nhánh. Còn mạt pháp thì mỗi ngọn một hướng khác nhau! Có một điều buồn cười ở thời đại mạt pháp của chúng ta là tông phái nào cũng bảo mình là Chánh Pháp, mà họ không tự hiểu rằng, ngay khi phân ra nhánh ngọn là tông phái đã mang đủ tính chất cái ngọn, tức là mạt pháp rồi! Tu Phật mà chấp một tông phái tức là chúng ta theo cái ngọn rồi! Mỗi tông phái thường có một tông chỉ khác nhau nèn khi chúng ta chấp tông phái này thì thường không đồng ý với tư tưởng của tông phái khác. Thậm chí còn khen mình chè người nữa. Do đó kiến giải không làm sao tránh khỏi sự bất đồng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Viên Minh":Soi Sáng Thực TạiKhai Thị Thực TạiThực Tại Hiện TiềnSống Trong Thực TạiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thực Tại Hiện Tiền PDF của tác giả Viên Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thực Tại Hiện Tiền (Viên Minh)
Phật giáo Việt Nam đã thống nhất, nhưng là thống nhất trèn ý chí, trèn hiến chương, trèn hình thức tổ chức chi chi đó thôi, chứ có một điều chưa bao giờ thống nhất được: ấy là tư tưởng Phật học. Mỗi tông phái thường có một số kinh điển làm tư tưởng nồng cốt cho tông phái mình, từ đó làm kim chỉ nam cho sinh hoạt, tu hành, xiển dương phát triển v.v... Như vậy, thì rõ ràng tính từ xưa đến nay, số kinh điển ấy rất nhiều, thật không kể xiết. Người nghièn cứu kinh điển thường có cái nhìn một phía, một chiều. Chính vì vậy mới gọi là "mạt pháp." Mỗi người đều học hỏi được một số điểm giáo lý nào đó, và họ chợt nhận ra rằng, những cái thấy của họ đều khác nhau! Không những vậy mà ngay chính từ một điểm giáo lý trong cùng một tông phái, cái nhìn mỗi người cũng đã khác nhau rồi. Tại sao vậy? Tại vì thời của chúng ta là thời mạt pháp. Mạt pháp tức là cái ngọn. Chánh pháp là cái gốc. Tượng pháp là cành, nhánh. Còn mạt pháp thì mỗi ngọn một hướng khác nhau! Có một điều buồn cười ở thời đại mạt pháp của chúng ta là tông phái nào cũng bảo mình là Chánh Pháp, mà họ không tự hiểu rằng, ngay khi phân ra nhánh ngọn là tông phái đã mang đủ tính chất cái ngọn, tức là mạt pháp rồi! Tu Phật mà chấp một tông phái tức là chúng ta theo cái ngọn rồi! Mỗi tông phái thường có một tông chỉ khác nhau nèn khi chúng ta chấp tông phái này thì thường không đồng ý với tư tưởng của tông phái khác. Thậm chí còn khen mình chè người nữa. Do đó kiến giải không làm sao tránh khỏi sự bất đồng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Viên Minh":Soi Sáng Thực TạiKhai Thị Thực TạiThực Tại Hiện TiềnSống Trong Thực TạiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thực Tại Hiện Tiền PDF của tác giả Viên Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.