Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ (Thiện Tương Khuyến)

LỜI DẪN

…… Chuyện tiết dục về lý rất thâm, quan hệ rất lớn, nói chẳng dễ dàng đâu nhé! Phàm trời sanh trai gái, thánh nhân phỏng theo trời lập ra quy củ cho nam nữ lập gia đình, chính là mối quan hệ lớn nhất giữa người với người, trên liên quan đến phong hóa, dưới để tiếp nối giống nòi, há phải đâu hằng ngày mong cầu khoái lạc, coi dục sự là trọng ư? Người tham dục, tinh loãng vô lực, như hạt giống lép chẳng thể nẩy mầm; vì thế khó sanh con. Nếu sanh con được, đa phần chưa thành người đã chết yểu! Nếu may mắn không chết yểu thì cũng bấy bớt, yếu đuối, không thể lớn mạnh được! Nếu bảo dưỡng tinh thần, tiết dục nửa năm, đợi đến khi vợ qua kỳ thiên quý, chọn ngày lành tháng tốt, cùng nhau vui vầy, quyết sẽ hoài thai. Sau đấy, vĩnh viễn dứt dục sự thì đứa con được sanh ra chẳng những tánh hạnh trinh lương, dục niệm mỏng nhẹ, mà thể chất mạnh mẽ, không lo bị thai độc, đậu chẩn, tật bệnh v.v… “Thiên quý” tức là hành kinh vậy. Phải qua kỳ kinh nguyệt mới đậu thai được, những lúc khác chẳng thể thọ thai.

Khi kinh nguyệt chưa hết, trọn chẳng được ân ái. Ân ái thì người vợ sẽ mắc bệnh dây dưa, đừng mong chi hoài thai nữa.

Chuyện quan hệ lớn lao của con người há có thể làm vào ngày xấu, tiết xấu; vì thế, phải chọn lấy bữa tốt lành. Thiên Nguyệt Lệnh của sách Lễ Ký có chép thánh nhân vào lúc giữa Xuân, trước khi sấm động ba ngày, đánh mõ lớn để truyền cho dân biết: “Lôi tương phát thanh, hữu bất giới dung chỉ giả, sanh tử bất bị, tất hữu hung tai” (Sấm sắp động. Kẻ nào chẳng biết kiêng cử chuyện ăn nằm thì sanh con chẳng vẹn toàn, ắt iv bị tai họa hung hiểm). “Gõ mõ gỗ truyền lệnh cho nhân dân” là sai quan địa phương truyền báo cho trăm họ. “Dung chỉ” còn gọi là “động tịnh”. “Bất giới dung chỉ” (chẳng biết kiêng cử chuyện ăn nằm) là cứ ân ái. “Sanh con chẳng vẹn toàn” nghĩa là ngũ quan chẳng hoàn toàn v.v… Trong đời thường có kẻ sanh con chẳng ra người, hoặc thân hình thiếu sứt đều là vì lẽ này. “Ắt có tai họa hung hiểm” ý nói cha mẹ còn gặp tai ương nguy hiểm như mắc bệnh ngặt nghèo, yểu thọ v.v… chứ chẳng phải chỉ sanh con không vẹn toàn! Thời xưa, thánh vương coi trọng mạng dân nên đặc biệt chú ý đến điều này, gõ mõ gỗ để báo cho dân biết. Chẳng những khi sấm sắp động nên kiêng kỵ, mà ngay cả khi mưa to gió lớn, gặp ngày có sao xấu, và lúc đổi mùa, nhằm ngày đản sanh của Phật, Thánh đều nên kiêng kỵ cả.

Đây thật là đại đạo tôn trời kính thánh, tuân theo vương pháp, giữ vẹn nhân luân. Tiếc rằng người đời nhất loạt chẳng chịu nói ra điều này khiến cho thể chất của con cháu đời sau ngày càng tệ hơn đời trước, hoặc là tuổi trẻ đã sớm chết yểu, hoặc vì hành dục quá độ, dẫu không chết yểu, cũng trở thành suy tàn, không làm nên trò trống gì! Quá nửa đều là do cha mẹ chẳng biết đạo nhân luân mà nên nỗi! Cha mẹ không biết là vì ông bà không dạy. Lúc con cái trưởng thành, nên đem những chuyện tiết dục bảo tồn thân thể v.v… cặn kẽ bảo ban, cha dạy con gái không tiện, còn mẹ thì không ngại gì! Làm được như thế mới là thật sự yêu thương con cái. Nhưng thế gian yêu thương đa phần là mặc cho nó phóng túng dục sự thì cái hại ấy còn quá giết chết con cái nữa, chẳng đáng buồn ư? Tìm mua: Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ TiKi Lazada Shopee

Thánh nhân trọng thai giáo, hết sức chú ý đến điều này:

Lúc chưa có thai đã chuẩn bị dạy sẵn. Tôi lạm dự vào Tăng chúng, há nên lại bàn chuyện ăn nằm giữa vợ chồng? Là vì trước khi xuất gia đã từng coi những lời luận bàn chí lý của cổ nhân về chuyện củng cố cái gốc, nên muốn truyền cho tri kỷ để báo cái ân hộ pháp. Một lẽ nữa là vì đức Phật là đại y vương, không bệnh nào chẳng trị, Quang làm đệ tử Phật cũng muốn tùy phận, tùy sức hành y đạo. Căn bệnh này là căn bệnh lớn chung của cả thế gian. Nếu cứ để cho căn bệnh lớn phổ biến của cả thế gian này mặc tình phát sanh nẩy nở, chuyên đi trị những căn bệnh riêng biệt nhỏ nhặt khác, há chẳng phải là điên đảo không phân nặng - nhẹ hay sao? ……

Trích Thư gởi cư sĩ X… ở Vĩnh Gia (Ấn Quang Đại sư)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ PDF của tác giả Thiện Tương Khuyến nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Pháp Bảo Đàn Kinh (Lục Tổ Huệ Năng)
Pháp Bảo Đàn Kinh - Lục Tổ Huệ Năng Giảng “Cuốn sách có nội dung ngắn gọn, súc tích, đọc vào từng câu chữ mà thấy cả tâm chấn động thình thịch” - Đây là tác phẩm chọn lọc đắc ý nhất mà dịch giả muốn gửi đến Quý độc giả như một cách gieo hạt giống duyên lành trong dòng đời vội vã này. Lục tổ Huệ Năng là một nhân vật lịch sử đi vào huyền thoại. Tiểu sử về ngài và sự nghiệp giáo hóa của ngài đều ghi rõ trong cuốn Pháp Bảo Ðàn Kinh này, cũng là tác phẩm duy nhất ngài để lại. Cuộc đời và duyên hạnh ngộ của ngài là một sự kỳ lạ. Là một vị Tổ không biết chữ nhưng đại trí đại huệ, thông suốt giáo pháp, ngài đã giáo hóa thành tựu vô số đệ tử và phát triển Thiền tông thành công rực rỡ nhất, ảnh hưởng đến văn hóa các nước như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam… Hiện nay, cuốn sách vẫn là đề tài sâu sắc và là nguồn cảm hứng cho mọi người tìm hiểu học Thiền.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pháp Bảo Đàn Kinh PDF của tác giả Lục Tổ Huệ Năng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Pháp Bảo Đàn Kinh (Lục Tổ Huệ Năng)
Pháp Bảo Đàn Kinh - Lục Tổ Huệ Năng Giảng “Cuốn sách có nội dung ngắn gọn, súc tích, đọc vào từng câu chữ mà thấy cả tâm chấn động thình thịch” - Đây là tác phẩm chọn lọc đắc ý nhất mà dịch giả muốn gửi đến Quý độc giả như một cách gieo hạt giống duyên lành trong dòng đời vội vã này. Lục tổ Huệ Năng là một nhân vật lịch sử đi vào huyền thoại. Tiểu sử về ngài và sự nghiệp giáo hóa của ngài đều ghi rõ trong cuốn Pháp Bảo Ðàn Kinh này, cũng là tác phẩm duy nhất ngài để lại. Cuộc đời và duyên hạnh ngộ của ngài là một sự kỳ lạ. Là một vị Tổ không biết chữ nhưng đại trí đại huệ, thông suốt giáo pháp, ngài đã giáo hóa thành tựu vô số đệ tử và phát triển Thiền tông thành công rực rỡ nhất, ảnh hưởng đến văn hóa các nước như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam… Hiện nay, cuốn sách vẫn là đề tài sâu sắc và là nguồn cảm hứng cho mọi người tìm hiểu học Thiền.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pháp Bảo Đàn Kinh PDF của tác giả Lục Tổ Huệ Năng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Lăng Già (Thích Duy Lực)
Kinh Lăng Già có ba bản dịch từ Phạn sang Hán: Tống dịch, Ngụy dịch và Đường dịch. Hiện đang phổ biến lưu thông là bản Tống dịch, dịch giả bản này là người Ấn-độ, đối với Hán văn chưa được thông thạo lắm, nên lời văn đảo qua lộn lại, có chỗ thì trùng lắp quá dư thừa, dẫu cho nhà Nho tinh thông tiếng Hán cũng cảm thấy khó hiểu. Chúng tôi dịch Kinh này phải tham khảo thêm hai bản dịch đời Ngụy và đời Đường, đồng thời dựa theo quyển Lăng Già Tông Thông của ngài Tăng Phụng Nghi (Cư-sĩ kiến tánh đời Minh), xếp lời văn cho xuôi và thêm bổ từ ngữ để sáng tỏ nghĩa Kinh, cũng có lược bỏ vài chỗ quá dư thừa. Đối với những danh từ tiếng Hán hay tiếng Phạn không thể dịch sang tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú, còn những câu nghĩa lý quá thâm sâu thì chúng tôi chú giải thêm. Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy-thức để phá kiến chấp của Ngoại-đạo, vì danh từ và nghĩa lý của Ngoại-đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì Ngoại-đạo với Phật hai ý khác hẳn, Ngoại-đạo có Sở-trụ mà Phật thì Vô-sở-trụ, nếu độc giả xem xét kỹ sẽ tự thấy rõ. Nói tóm lại, chúng tôi dịch Kinh này rất cố gắng giữ nguyên ý trong bản dịch của Ngài Cầu-na-bạt-đà-la, từng chữ, từng câu mà sáng tỏ nghĩa Kinh, mong giúp cho người đọc xem thấy dễ hiểu hơn. Nhưng chúng tôi cũng chưa được hài lòng, e vẫn còn có nhiều chỗ sơ sót, kính xin các bậc tiền bối và độc giả từ bi chỉ giáo cho. Thích Duy LựcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Lăng Già PDF của tác giả Thích Duy Lực nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Lăng Già (Thích Duy Lực)
Kinh Lăng Già có ba bản dịch từ Phạn sang Hán: Tống dịch, Ngụy dịch và Đường dịch. Hiện đang phổ biến lưu thông là bản Tống dịch, dịch giả bản này là người Ấn-độ, đối với Hán văn chưa được thông thạo lắm, nên lời văn đảo qua lộn lại, có chỗ thì trùng lắp quá dư thừa, dẫu cho nhà Nho tinh thông tiếng Hán cũng cảm thấy khó hiểu. Chúng tôi dịch Kinh này phải tham khảo thêm hai bản dịch đời Ngụy và đời Đường, đồng thời dựa theo quyển Lăng Già Tông Thông của ngài Tăng Phụng Nghi (Cư-sĩ kiến tánh đời Minh), xếp lời văn cho xuôi và thêm bổ từ ngữ để sáng tỏ nghĩa Kinh, cũng có lược bỏ vài chỗ quá dư thừa. Đối với những danh từ tiếng Hán hay tiếng Phạn không thể dịch sang tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú, còn những câu nghĩa lý quá thâm sâu thì chúng tôi chú giải thêm. Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy-thức để phá kiến chấp của Ngoại-đạo, vì danh từ và nghĩa lý của Ngoại-đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì Ngoại-đạo với Phật hai ý khác hẳn, Ngoại-đạo có Sở-trụ mà Phật thì Vô-sở-trụ, nếu độc giả xem xét kỹ sẽ tự thấy rõ. Nói tóm lại, chúng tôi dịch Kinh này rất cố gắng giữ nguyên ý trong bản dịch của Ngài Cầu-na-bạt-đà-la, từng chữ, từng câu mà sáng tỏ nghĩa Kinh, mong giúp cho người đọc xem thấy dễ hiểu hơn. Nhưng chúng tôi cũng chưa được hài lòng, e vẫn còn có nhiều chỗ sơ sót, kính xin các bậc tiền bối và độc giả từ bi chỉ giáo cho. Thích Duy LựcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Lăng Già PDF của tác giả Thích Duy Lực nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.