Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đạo - Nguyên lý sống hòa hợp và quân bình

Lịch sử Đạo gia ẩn hiện phía sau bức màn huyền thoại. Dòng thời gian đã khuất lấp hầu như toàn bộ các sự kiện gắn liền với giai đoạn sơ khai của nó, chỉ để lại một vài nét tổng quan lờ mờ hiện ra dưới cái nhìn của giới sử gia. Các bậc thánh triết của Đạo gia là những nhân vật có tiểu sử gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết, ngụ ngôn và huyền thoại. Phần lớn những câu chuyện ấy xuất phát từ Đạo giáo, một tôn giáo có quá nhiều tín điều và hình thức thực hành tín ngưỡng. Điều may mắn là, cùng với các bản văn cổ của Đạo gia nguyên thủy, tinh hoa tư tưởng của các bậc thánh triết ấy vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Đạo là một khái niệm rất cổ xưa. Những ý niệm về đạo đã góp phần hình thành nên nền văn minh và kho tàng triết lý phương Đông. Khởi đầu từ Lão Tử, các bậc thánh triết của Đạo gia đã xây dựng triết thuyết của mình trên nền tảng ý niệm về Đạo như một nguyên lý tuyệt đối, tiên nguyên, vô hình vô danh, huyền diệu và bất khả tư nghị.

Mặc dù được xây dựng trên nền tảng ý niệm huyền nhiệm, triết lý của Đạo gia có tầm ứng dụng thiết thực trong đời sống con người. Từ hàng ngàn năm nay, các nguyên lý của Đạo là nguồn cảm hứng tinh thần của con người, có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành và phát triển của các ngành học thuật như: chính trị, tôn giáo, triết học, văn học, nghệ thuật, y thuật, võ thuật, khoa học v.v… Các nguyên lý ấy cũng được vận dụng kết hợp vì một số triết thuyết khác, đặc biệt là Phật giáo Thiền tông và đạo Nho. Sự kết hợp ấy đã tạo nên kho tàng trí thức minh triết phương Đông, thể hiện trọn vẹn cái nhìn của con người về thế giới vũ trụ và nhân sinh.

Trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay, con người buộc phải nỗ lực không ngừng để có được một đời sống thành đạt và hạnh phúc. Áp lực của cuộc sống tạo ra sự căng thẳng và bất an. Theo quan niệm của Đạo gia, con người hoàn toàn có thể đạt được một cuộc sống toàn mãn mà không cần nỗ lực thái quá. Các nguyên lý của Đạo là phương tiện hữu hiệu giúp con người thực hiện được mục đích đó. Chúng ta có thể hợp nhất với Đạo mà vẫn không mất đi chính mình, có thể hòa vào dòng đời biến động mà vẫn giữ được nhịp sống quân bình và phát huy trọn vẹn năng lực nội tại. Nghịch lý hơn cả, hay nói đúng hơn là huyền nhiệm hơn cả, các nguyên lý ấy giúp chúng ta khai phá tiềm năng tinh thần bằng cách đối mặt với “những điều không biết”. Tóm lại, triết lý của Đạo gia có thể giúp chúng ta tìm thấy một phương cách sống quân bình, an lạc và đầy sức sáng tạo.

Quyển sách này được biên soạn với mục đích giúp bạn đọc tìm hiểu các nguyên lý của Đạo gia và cách thức vận dụng chúng để xây dựng một đời sống khang kiện và hạnh phúc. Về mặt hình thức, quyển sách này được chia làm ba phần, bao gồm 17 chương.

- Phần I trình bày những nét chính trong lịch sử hình thành và phát triển của triết lý Đạo gia.

- Phần II lý giải những quan niệm cơ bản trong triết thuyết của Đạo gia, đúc kết các nguyên lý của Đạo trên tinh thần tôn trọng tính tương giao và thống nhất của các nguyên lý ấy.

- Phần III trình bày và hướng dẫn cách vận dụng các nguyên lý của Đạo trong đời sống thực tế.

Tác giả rất mong quyển sách này sẽ mang đến cho bạn đọc niềm hứng khởi tinh thần trên con đường xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và an lạc trong đời.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập (Lý Bĩnh Nam)
MỤC LỤC Phần thứ nhất: NHỮNG ĐOẠN VĂN TRÍCH TỪ BỘ HOẰNG HỘ TIỂU PHẨM Pháp tu thành tựu ngay trong đời này I. Phải nhận thức rõ hoàn cảnh hiện tại và đường lối tương lai II. Phương pháp giải cứu nghịch cảnh, tai nạn, luân hồi Tìm mua: Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập TiKi Lazada Shopee III. Phương pháp niệm Phật IV. Trợ duyên để niệm Phật thành công V. Những bậc tiền bối mô phạm và kinh điển nên tham khảo VI. Hai loại tâm lý sai lầm thường gặp VII. Giải đáp nghi vấn VIII. Niệm Phật tạm đại lợi ích(ba điều lợi ích lớn của niệm Phật) IX. Phương pháp niệm Phật X. Chưa chứng chân nhưthì đối với lý nhân duyên phải rất cẩn trọng XI. Chẳng hiểu giáo tướng thì khó có thể bàn chuyện có- không XII. Tông phái Phần thứ hai: KHAI THỊ PHẬT THẤT I. Khai thị tại phật thất chùa Linh Sơn năm Nhâm Tý II. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Giáp Dần III. Khai thị trong dịp kết thất niệm Phật đầu xuân Giáp Ngọ IV. Khai thị tại Phật thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ V. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ (lần thứ 1) VI. Khai thị Phật Thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ (lần thứ 2) VII. Khai thị trong Phật thất năm Tân Dậu VIII. Lời trần tình của cụ tuyết tăng nhân dịp Phật thất năm Nhâm Tuất IX. Dao bén cắt đứt mối tơ loạn X. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Ất Sửu XI. Khai thị Phật thất năm Canh Thân tại chùa Linh SơnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập PDF của tác giả Lý Bĩnh Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập (Lý Bĩnh Nam)
MỤC LỤC Phần thứ nhất: NHỮNG ĐOẠN VĂN TRÍCH TỪ BỘ HOẰNG HỘ TIỂU PHẨM Pháp tu thành tựu ngay trong đời này I. Phải nhận thức rõ hoàn cảnh hiện tại và đường lối tương lai II. Phương pháp giải cứu nghịch cảnh, tai nạn, luân hồi Tìm mua: Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập TiKi Lazada Shopee III. Phương pháp niệm Phật IV. Trợ duyên để niệm Phật thành công V. Những bậc tiền bối mô phạm và kinh điển nên tham khảo VI. Hai loại tâm lý sai lầm thường gặp VII. Giải đáp nghi vấn VIII. Niệm Phật tạm đại lợi ích(ba điều lợi ích lớn của niệm Phật) IX. Phương pháp niệm Phật X. Chưa chứng chân nhưthì đối với lý nhân duyên phải rất cẩn trọng XI. Chẳng hiểu giáo tướng thì khó có thể bàn chuyện có- không XII. Tông phái Phần thứ hai: KHAI THỊ PHẬT THẤT I. Khai thị tại phật thất chùa Linh Sơn năm Nhâm Tý II. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Giáp Dần III. Khai thị trong dịp kết thất niệm Phật đầu xuân Giáp Ngọ IV. Khai thị tại Phật thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ V. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ (lần thứ 1) VI. Khai thị Phật Thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ (lần thứ 2) VII. Khai thị trong Phật thất năm Tân Dậu VIII. Lời trần tình của cụ tuyết tăng nhân dịp Phật thất năm Nhâm Tuất IX. Dao bén cắt đứt mối tơ loạn X. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Ất Sửu XI. Khai thị Phật thất năm Canh Thân tại chùa Linh SơnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập PDF của tác giả Lý Bĩnh Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hạnh Hiếu Trong Đạo Phật (Thích Nhật Quang)
Theo cứ vào ngày rằm tháng 7, ngày Tăng Ni tự tứ, toàn thể Tăng Ni Phật tử noi theo gương hiếu của truyền thống Phật giáo Bắc tông, hằng năm đức Mục-kiền-liên, long trọng tổ chức đại lễ Vu-lan-bồn, để tưởng nhớ và báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì thế ngày Vu-Lan đã được xem là ngày Cha Mẹ trong Phật giáo. Trong lễ tưởng niệm ngày hôm ấy, ai diễm phúc còn đầy đủ song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng đỏ. Những ai không may mắn đã mất cha hoặc mẹ hoặc cả song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng trắng. Để buổi lễ được tổ chức trọng thể, các Phật tử tạm dừng mọi công việc hằng ngày để đi lễ chùa, chúc thọ, cầu an hoặc cầu siêu cho cha mẹ. Chư Tăng Ni tại các tự viện, tùng lâm sẽ thuyết giảng về hiếu hạnh, sẽ tụng kinh Vu-lan, kinh Báo Ân Cha Mẹ. Ngoài ra, Tăng Ni, Phật tử còn làm lễ khánh tuế, mừng các bậc sư trưởng của mình được thêm một tuổi đạo.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hạnh Hiếu Trong Đạo Phật PDF của tác giả Thích Nhật Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hạnh Hiếu Trong Đạo Phật (Thích Nhật Quang)
Theo cứ vào ngày rằm tháng 7, ngày Tăng Ni tự tứ, toàn thể Tăng Ni Phật tử noi theo gương hiếu của truyền thống Phật giáo Bắc tông, hằng năm đức Mục-kiền-liên, long trọng tổ chức đại lễ Vu-lan-bồn, để tưởng nhớ và báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì thế ngày Vu-Lan đã được xem là ngày Cha Mẹ trong Phật giáo. Trong lễ tưởng niệm ngày hôm ấy, ai diễm phúc còn đầy đủ song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng đỏ. Những ai không may mắn đã mất cha hoặc mẹ hoặc cả song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng trắng. Để buổi lễ được tổ chức trọng thể, các Phật tử tạm dừng mọi công việc hằng ngày để đi lễ chùa, chúc thọ, cầu an hoặc cầu siêu cho cha mẹ. Chư Tăng Ni tại các tự viện, tùng lâm sẽ thuyết giảng về hiếu hạnh, sẽ tụng kinh Vu-lan, kinh Báo Ân Cha Mẹ. Ngoài ra, Tăng Ni, Phật tử còn làm lễ khánh tuế, mừng các bậc sư trưởng của mình được thêm một tuổi đạo.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hạnh Hiếu Trong Đạo Phật PDF của tác giả Thích Nhật Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.