Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Thế Giới Cận Đại (Vũ Dương Minh)

Nội dung cơ bản của thời kỳ lịch sử cận đại là sự chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, sự xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.

Những cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ (giữa thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XIX) đã từng bước thiết lập hệ thống chính trị tư sản trong các quốc gia phát triển (Anh, Mỹ, Pháp, Đức) rồi lan tỏa ảnh hưởng ra các nước trên những mức độ khác nhau ở châu Âu, châu Mỹ latinh và châu Á. Cùng với sự hình thành bộ máy nhà nước tư sản là sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng về quyền con người và quyền công dân; các học thuyết về thể chế chính trị và quyền tự do dân chủ, nổi bật nhất là Triết học Ánh sáng; các dòng văn học lãng mạn và hiện thực phản ánh cuộc vận động lớn lao đó.

Thời kỳ này còn được đánh dấu bởi cuộc cách mạng công nghiệp, mở đầu bằng việc phát minh và sử dụng máy hơi nước vào sản xuất ở nước Anh cuối thế kỷ XVIII. Một quá trình công nghiệp hóa diễn ra rầm rộ ở châu Âu đã làm thay đổi cách thức sản xuất từ lao động bằng tay, sang sử dụng máy móc và từng bước hình thành một cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh; từ sản xuất quy mô nhỏ lên quy mô lớn với sự ra đời của các nhà máy và các khu công nghiệp, khiến cho loài người trong vòng chưa đầy một trăm năm, có thể sáng tạo nên một lực lượng vật chất to lớn hơn và đồ sộ hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại, theo đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Chính những thành tựu kinh tế và kỹ thuật ấy đã khẳng định ưu thế của chế độ tư bản đối với chế độ phong kiến, đã tạo nên một bước ngoặt cơ bản “từ làn sóng văn minh nông nghiệp sang làn sóng văn minh công nghiệp” theo cách diễn dạt của nhà tương lai học A.Toffler.

Kết quả ấy dẫn tới những biến động lớn lao về đời sống xã hội với sự tăng dân số, sự phát triển đô thị, sự pháp lý hóa chế độ gia đình một chồng một vợ và điều quan trọng là sự hình thành các giai cấp xã hội mới.

Giai cấp tư sản công thương nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp - hệ quả tất yếu của cách mạng công nghiệp - trở thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, có mối liên hệ khăng khít trong guồng máy sản xuất của nền kinh tế, đồng thời ẩn chứa mối mâu thuẫn cơ bản về quyền lợi giữa những người thống trị và những người bị trị, giữa tư sản và vô sản. Từ trong sự đối lập dai dẳng ấy đã hình thành trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiền công nghiệp (Morơ, Mêliê, Babớp…) trào lưu xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp (Xanh Ximông, Phuariê…) cho đến chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ăngghen. Những cuộc đấu tranh tiếp diễn về mặt ý thức hệ cũng như về mặt tổ chức (Quốc tế I, Quốc tế II) trở thành một trong những nét quan trọng của lịch sử phong trào công nhân quốc tế, đi từ học thuyết Mac đến học thuyết Lênin, từ cuộc thủ nghiệm Công xã Pari (1871) đến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Tìm mua: Lịch Sử Thế Giới Cận Đại TiKi Lazada Shopee

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình thực dân hóa ở các châu lục chậm phát triển. Từ các thuộc địa của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong thời kỳ phát kiến địa lý (cuối thế kỷ XV) đến hệ thống thuộc địa rộng lớn của người Anh, người Pháp… thì vào cuối thế kỷ XIX hầu như trên hành tinh không còn vùng “đất trống”, nghĩa là không nơi nào không bị người phương Tây xâm lược và thống trị.

Các nước châu Á, châu Phi không đứng vững được trước làn sóng thôn tính ào ạt của phương Tây có trình độ kinh tế cao hơn và trang bị kỹ thuật quân sự tối tân hơn nên lần lượt trở thành các thuộc địa và phụ thuộc. Riêng Nhật Bản, với cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) đã vượt qua được thử thách đó, giữ vững chủ quyền, vươn lên thành một nước tư bản và bước vào hàng ngũ đế quốc. Thành công của Nhật Bản gây nên tiếng vang lớn, thúc đẩy phong trào tư sản mới xuất hiện yếu ớt ở một số quốc gia châu Á. Người Trung Hoa thất bại trong việc áp dụng kinh nghiệm duy tân trong cuộc vận động năm Mậu Tuất (1898) đã tìm con đường cách mạng với học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn, dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) nhưng phải dừng lại nửa chừng. Sự chọn lựa giữa hai khả năng cải lương và cách mạng của các nhà yêu nước phương Đông đã không đem lại kết quả gì khi thế giới bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất - cuộc giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc. Nhưng dẫu sao, khu vực này cũng đã bị lôi cuốn một cách cưỡng bức vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới.

Như vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Mười Nga, cả thế giới đã vận hành ở những tầng cấp khác nhau, vị thế khác nhau trong vòng quay của những quy luật tư bản chủ nghĩa.

*

* *

Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân định mốc mở đầu và kết thúc của thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Thực ra, lịch sử phát triển liên tục mà sự phân kỳ chỉ có tính chất quy ước, mỗi người theo một quan điểm khác nhau trong việc chọn lựa. Hơn thế nữa, sự vận động lịch sử không diễn ra đồng đều trên tất cả các nước và các khu vực, mốc thời gian phù hợp với nơi này lại không thích ứng với nơi khác.

Tuy vậy, trong khuôn khổ giáo trình đại học, việc định mốc phân kỳ - dù chỉ coi như quy ước - vẫn là điều cần thiết. Nằm trong toàn bộ quá trình lịch sử từ cổ đến kim, thời kỳ cận đại xen vào giữa nên phải nhất quán với phần giáo trình trước nó là lịch sử cổ trung đại và sau nó là lịch sử hiện đại. Do vậy, trong giáo trình này, lịch sử thế giới cận đại được bắt đầu từ cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII, kết thúc bởi cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đầu thế kỷ XX. Ngay trong thời kỳ cận đại cũng khó có được một sự phân định rõ rệt thống nhất chung cho cả phương Tây và phương Đông. Cho nên, để tiện cho việc học tập của anh chị em sinh viên, chúng tôi chia giáo trình này thành 2 phần:

Phần một: Lịch sử thế giới cận đại phương Tây.

Phần hai: Lịch sử thế giới cận đại phương Đông.

Lịch sử thế giới diễn biến theo một thể thống nhất, có mối liên hệ khăng khít giữa các quốc gia, các khu vực và các châu lục. Các bài giảng nên gọi mở cho sinh viên suy nghĩ trên bình diện tổng quát và phân tích tác động qua lại giữa các sự kiện nhằm khắc phục những hạn chế của sự phân chia tách bạch tạo nên.

***

Giáo trình lịch sử thế giới cận đại đã được sử dụng trong nhiều năm để giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) và một số trường đại học khác. Ý kiến của các giáo sư, các bạn dồng nghiệp cũng như nhiều câu hỏi của sinh viên đã gợi mở cho chúng tôi những điều cần bổ sung, sửa chữa cho mỗi lần xuất bản. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các bạn đọc đã sử dụng và góp ý cho cuốn sách này. Chúng tôi luôn chờ mong và đón nhận các ý kiến đóng góp cho cuốn sách ngày một hoàn chỉnh.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Thế Giới Cận Đại PDF của tác giả Vũ Dương Minh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bí Mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh
Bí Mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh Bí Mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh Tử Cấm Thành không chỉ niềm tự hào của ngân dân Trung Quốc mà còn là sự ngưỡng mộ của thế giới. Với vẻ đẹp thâm nghiêm, tráng lệ và tinh xảo, Tử Cấm Thành thật xứng đáng là một Viện Bảo tàng hiện đại về văn hóa lịch sử và nghệ thuật của cung đình hai triều Minh – Thanh, và là một quần thể kiến trúc hùng vĩ vào bậc nhất thế giới. Trước đây, do phép tắc cung cấm, quy chế ngặt nghèo, những bí mật trong nội cung của Tử Cấm Thành luôn gây sự tò mò và là đề tài bàn cãi không dứt trong nhiều thập kỉ. Chết Bởi Trung Quốc Người Trung Quốc Xấu Xí Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979 Giờ đây, khi các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu bắt tay vào việc khám phá Tử Cấm Thành, thì những bí mật nơi chốn thâm nghiêm mới dần được hé lộ gây nhiều hứng thú đối với du khách trong và ngoài nước. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Bí Mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Hãy chia sẻ cuốn sách này đến bạn bè và đừng quên đăng ký email nhận thông báo sách mới hàng tuần.
Con Đường Việt Nam
Con Đường Việt Nam Con Đường Việt Nam – Nguyễn Sĩ Bình Lật lại những trang sử các thời kỳ, mỗi người dân Việt, dù trong hay ngoài nước, luôn được khơi dậy tình yêu quê hương, niềm tự hào tổ quốc. Đó là thời nghìn năm Bắc thuộc với tinh thần chống Hán hóa, nhiều cuộc khởi nghĩa giành lại chủ quyền diễn ra mà trận chiến thắng Bạch Đằng là đỉnh cao. Đó là thời kỳ độc lập tự chủ, cha ông không những bảo vệ non sông mà còn mở mang bờ cõi, không những giữ gìn mà còn làm phong phú trường tồn bản sắc văn hóa Việt Nam. Với những chiến công hiển hách chống phương Bắc xâm lược, những anh hùng Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… mãi mãi lưu danh. Đó còn là đời sống tôn giáo, lễ hội, tâm linh, phong tục tập quán, ngôn ngữ, các công trình mỹ thuật và kiến trúc, cùng hàng loạt hệ giá trị giàu tính cộng đồng, nhân nghĩa, nhân văn Việt Nam. Tiếu Lâm Chính Trị Việt Nam Năm 1980 Các Triều Đại Việt Nam Chuyện Của Lính Tây Nam Bước vào thời kỳ cận đại, những cuộc chiến tranh khốc liệt diễn ra, cả nước phải trả giá bằng biết bao hy sinh. Nhìn lại hệ tư tưởng cộng sản từ khi xuất hiện ở Việt Nam, ban đầu là gắn vào đấu tranh giải phóng dân tộc dẫn đến chia cắt hai miền năm 1954. Tiếp theo, Việt Nam là chiến trường đối đầu giữa các hệ tư tưởng. Sau thống nhất năm 1975 là cuộc chiến hai đầu biên giới… Ở giai đoạn hòa bình, có thời kỳ động lực phát triển xã hội gần như bị triệt tiêu. Thời kỳ đổi mới không toàn diện tạo ra nhiều nguy hiểm, tác hại trực tiếp có, hậu quả không dễ khắc phục vẫn tiềm tàng. Thời kỳ hội nhập sâu rộng hiện nay càng thêm nhiều rối ren trong đường lối nội trị lẫn ngoại giao. Vấn đề trước hết là phải nhìn lại lịch sử để có đánh giá xác thực, thấy sai lầm mà tránh lặp lại, để hình thành những tư tưởng và lực lượng tiên phong. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện cho mỗi người dân nhìn thấy con đường xuyên suốt của dân tộc, định hướng cho thế hệ trẻ đóng góp tích cực nhằm chấn hưng đất nước. Trong thời đại hội nhập, xã hội cần phát huy dân chủ và thượng tôn pháp luật, mỗi người cần được tôn trọng quyền công dân và quyền con người. Chúng ta cần có tầm nhìn rộng để thấy xu hướng thời đại, xác định đất nước đứng ở vị trí nào trên bản đồ thế giới.
72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh
72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh 72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh Quỷ Cốc Tử theo sách Đông Chu liệt quốc, hạo tên là Vương Hủ bạn thân của Tôn Vũ và Mặc Địch. Từ khi ông về ẩn cư ở Quỷ Cốc, đất Dương Thành thuộc địa phận nhà Chu, được người đời xưng tụng là Quỷ Cốc tiên sinh. Tư tưởng của ông thiên về âm đạo, có phần giống tư tửơng của Lão Tử. Cuốn sách này tổng hợp lại 72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh. Tuy vậy,cho tới ngày nay các học giả vẫn chưa khảo chứng được tiểu sử của ông một cách chính xác. Lai lịch của ông huyền ảo như chính danh hiệu của ông. Binh Pháp Tôn Tử Mặt Dày Tâm Đen 7 cuốn sách Dượng Tony khuyên bạn trẻ nên đọc Có ngưởi còn cho rằng sách Quỷ Cốc Tử là ngụy thư, nhưng dù phải hay không thì tư tưởng trong sách Quỷ Cốc Tử vẫn có một ảnh hưởng rộng lớn đối với các học phái như Tung Hoành gia, Pháp gia và Binh Pháp gia về sau Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách 72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh. Hãy gieo mầm tri thức bằng việc chia sẻ cuốn sách này và đừng quên đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.
Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979
Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979 Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979 – Bùi Minh Triết Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt – Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Tiếu Lâm Chính Trị Việt Nam Năm 1980 Các Triều Đại Việt Nam Nam Việt Lược Sử Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa. Đã đến lúc, người dân được biết công khai diễn biến về cuộc chiến tranh thảm khốc này. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979. Hãy giúp chia sẻ cuốn sách này đến thật nhiều người và đừng quên đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.