Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Pháp Bảo Đàn Kinh (Lục Tổ Huệ Năng)

Pháp Bảo Đàn Kinh - Lục Tổ Huệ Năng Giảng

“Cuốn sách có nội dung ngắn gọn, súc tích, đọc vào từng câu chữ mà thấy cả tâm chấn động thình thịch” - Đây là tác phẩm chọn lọc đắc ý nhất mà dịch giả muốn gửi đến Quý độc giả như một cách gieo hạt giống duyên lành trong dòng đời vội vã này. Lục tổ Huệ Năng là một nhân vật lịch sử đi vào huyền thoại. Tiểu sử về ngài và sự nghiệp giáo hóa của ngài đều ghi rõ trong cuốn Pháp Bảo Ðàn Kinh này, cũng là tác phẩm duy nhất ngài để lại. Cuộc đời và duyên hạnh ngộ của ngài là một sự kỳ lạ. Là một vị Tổ không biết chữ nhưng đại trí đại huệ, thông suốt giáo pháp, ngài đã giáo hóa thành tựu vô số đệ tử và phát triển Thiền tông thành công rực rỡ nhất, ảnh hưởng đến văn hóa các nước như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam… Hiện nay, cuốn sách vẫn là đề tài sâu sắc và là nguồn cảm hứng cho mọi người tìm hiểu học Thiền.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pháp Bảo Đàn Kinh PDF của tác giả Lục Tổ Huệ Năng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Các Vị Đại Sư Tái Sinh Tây Tạng (Nguyễn Minh Tiến)
DẪN NHẬP Cho đến nay, hầu chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về lịch sử Mật tông được công bố. Những khó khăn về mặt sử liệu có thể làm nản lòng ngay cả các nhà nghiên cứu nhiệt tình và nghiêm túc nhất, bởi họ gần như không biết phải bắt đầu từ đâu, và cũng không có gì nhiều ngoài những mảnh vụn rải rác trong các truyền thuyết, hoặc những trích dẫn không mang tính hệ thống từ lời dạy của các bậc thầy Mật tông trước đây và hiện nay. Dĩ nhiên, những điều đó chưa bao giờ được xem là những cứ liệu xác đáng theo cách nhìn của các học giả phương Tây, và càng không thể là nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn về mặt lịch sử. Hơn thế nữa, vấn đề nguồn gốc hình thành hay quá trình phát triển của Mật tông chưa bao giờ là vấn đề quan tâm của các vị đạo sư thuộc tông phái này. Vì thế, họ để lại rất ít hoặc gần như không có gì liên quan đến lịch sử tông phái. Điều mà các vị thực sự quan tâm chỉ là những gì mà chính bản thân họ cũng như những đệ tử mà họ dẫn dắt phải đạt được trong quá trình tu tập. Nhìn từ góc độ nhu cầu tâm linh của người tu tập thì một quan điểm như thế là hoàn toàn đúng đắn và rất đáng trân trọng. Hơn thế nữa, chính sự nhấn mạnh vào khía cạnh thực hành tu tập là yếu tố quan trọng nhất trong sự tồn tại của Mật tông qua các thời đại, bất chấp mọi biến động về kinh tế, chính trị và xã hội. Chúng ta không nghi ngờ gì về việc các hành giả Mật tông không cần đến những hiểu biết về lịch sử tông phái mà vẫn có thể đạt được những kết quả tiến triển trong việc tu tập, miễn là họ tìm được một bậc thầy chân chính và có những nỗ lực tu tập đúng hướng. Tuy nhiên, đó không phải là sự may mắn mà tất cả mọi người đều có được. Điều thường xảy ra hơn là có rất nhiều người quan tâm đến Mật tông nhưng lại hiểu biết rất ít, hoặc thậm chí sai lệch về tông phái này. Điều đó có thể dẫn đến vô số những nhận thức và hành vi sai lầm đáng tiếc cho bản thân cũng như cho mọi người chung quanh, vì chúng ta đều biết là khi một sai lầm không được sửa chữa thì chắc chắn nó sẽ dẫn đến rất nhiều sai lầm khác. Khác với giai đoạn trước đây luôn được giữ kín trong núi cao rừng rậm với những bậc thầy ẩn mình hoàn toàn không giao tiếp với thế giới bên ngoài, ngày nay với những phương tiện thông tin của thế kỷ 21, Mật tông đã được quá nhiều người biết đến qua những nguồn thông tin khác nhau. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận những nguồn thông tin chính xác và toàn diện vẫn còn là điều rất hiếm khi có được. Tìm mua: Các Vị Đại Sư Tái Sinh Tây Tạng TiKi Lazada Shopee Phần lớn những ai quan tâm đến Mật tông, đặc biệt là thế hệ trẻ, chỉ có được những phần thông tin rời rạc, phiến diện và rất nhiều khi sai lệch. Qua nhiều lần tiếp xúc với các bạn trẻ quan tâm đến Mật tông, người viết những dòng này đã nhận ra một thực tế là có rất nhiều bạn hiểu sai về Mật tông, và nguyên nhân chính là vì không có được những nguồn thông tin đầy đủ và chính xác. Trong tình hình đó, trước khi có được những công trình nghiên cứu toàn diện và đáng tin cậy về Mật tông ra đời thì một vài nỗ lực nhỏ hơn trong việc giới thiệu đến quý độc giả, nhất là các bạn trẻ, những nét chính xác và cơ bản nhất về tông phái này có lẽ cũng là điều cần thiết. Thông qua việc kể lại cuộc đời của các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu (Cát-mã Ca-nhĩcư) được gọi là các vị Karmapa (Cát-mã-ba), tập sách này hy vọng sẽ có thể phác họa được những nét cơ bản nhất về Mật tông và sự tu tập hành trì của tông phái này. Hy vọng là qua đó người đọc sẽ có thể nhận ra được một điều: Mật tông hoàn toàn không phải là một tông phái thần bí và hoàn toàn xa cách với giáo lý căn bản của đạo Phật. Ngược lại, nền tảng giáo lý Mật tông thật ra cũng không gì khác hơn chính là những điều mà đức Phật đã từng truyền dạy. Tuy nhiên, các bậc đạo sư Mật tông đã có những vận dụng sáng tạo và độc đáo để thực hành và giảng dạy những giáo lý ấy theo cách riêng của mình, nhưng vẫn đảm bảo một điều là dẫn dắt người tu tập đi đến sự giải thoát, dứt trừ mọi khổ đau, phiền não. Với mục đích như trên, việc sưu tầm và kể lại những câu chuyện về cuộc đời các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu trong sách này không chỉ đơn thuần là những câu chuyện kể. Bởi vì thông qua cuộc đời của các bậc đạo sư này, người đọc sẽ tìm thấy vô số những chi tiết, những hình ảnh minh họa sống động về giáo lý Mật tông và sự tu tập hành trì giáo lý đó. Hiểu được những điều này cũng có nghĩa là hiểu được những nét cơ bản nhất của Mật tông qua thực tiễn hành trì chứ không phải qua sự diễn giải lý thuyết. Chính vì thế mà những hiểu biết này mới thực sự là chính xác và hữu ích. Về mặt lịch sử, cho dù đây chỉ là những câu chuyện được truyền tụng trong dòng phái, nhưng chúng là những câu chuyện rất thật, bởi người được tiếp nhận sự truyền thừa gần đây nhất của dòng Karma Kagyu, vị Karmapa đời thứ 17 hiện vẫn còn đang sống như một chứng nhân lịch sử, và sự ra đời của ngài vào năm 1985 đã được dự báo trước một cách chắc chắn bởi vị Karmapa đời thứ 16 trước khi vị này viên tịch vào năm 1980. Như chúng ta sẽ thấy qua nội dung những câu chuyện kể, với một sự truyền thừa sống động trực tiếp qua từng thế hệ được kéo dài liên tục từ đầu thế kỷ 12 cho đến nay, không ai còn có thể hoài nghi về tính chất có thật và sự tái sinh của các vị Karmapa. Vì thế, những gì được ghi lại trong các câu chuyện kể này tuy không mang tính chất của những sử liệu chính thức, nhưng hoàn toàn có thể giúp chúng ta phác họa lại những bức tranh khá đầy đủ và chính xác về những quãng thời gian mà các vị đã từng tu tập và hoằng hóa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Minh Tiến":Các Vị Đại Sư Tái Sinh Tây TạngTruyền Thuyết Về Bồ Tát Quán Thế ÂmQuy Sơn Cảnh SáchĐừng Đánh Mất Tình YêuHạnh Phúc Là Điều Có ThậtKiến Thúc Vui Về Cơ Thể Con NgườiĐiều Trị Bệnh Tận Gốc Năng Lực Của Tâm Bi MẫnCẩm Nang Phóng SinhChuyển Họa Thành PhúcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Các Vị Đại Sư Tái Sinh Tây Tạng PDF của tác giả Nguyễn Minh Tiến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vào Thiền (Nguyên Minh)
Dẫn nhập Một trong những sáng tạo độc đáo có thể được xem là vĩ đại nhất trong lịch sử toàn nhân loại chính là Thiền học. Sở dĩ có thể nói như thế, là vì trong suốt bề dày lịch sử hình thành và phát triển, thiền đã và đang mang lại cho nhân loại những giá trị tốt đẹp có ý nghĩa đối với mọi dân tộc và mọi thời đại. Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính... Tất cả chúng ta đều bình đẳng và có cơ hội như nhau khi đến với thiền. Sự phát triển mạnh mẽ của thiền trong những năm gần đây ở các nước phương Tây đã chứng minh điều này. Thiền không chỉ là “tinh hoa văn hóa phương Đông” như đã được thừa nhận từ lâu, mà đang dần dần trở nên quen thuộc và phát triển ngay trong lòng những xã hội công nghiệp hiện đại náo nhiệt nhất, mặc dù điều này có vẻ như một nghịch lý khi so sánh với tính chất tĩnh lặng từ nhiều thế kỷ qua khi thiền phát triển ở các nước phương Đông. Chúng ta đều biết, người đầu tiên khơi mở nguồn thiền cho nhân loại là đức Phật Thích-ca Mâu-ni, bởi vì thiền vốn dĩ là một trong các pháp môn do ngài truyền dạy. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta biết được hôm nay về thiền học còn có cả sự đóng góp của nhiều thế hệ thiền sư, những người đã trực tiếp truyền nối và phát triển thiền học. Họ không chỉ tiếp nhận những tinh túy của các bậc thầy đi trước truyền lại, mà mỗi người còn đóng góp sự sáng tạo của mình vào tính chất phong phú và độc đáo của thiền. Chính nhờ vào điều này mà trải qua hơn 25 thế kỷ, thiền vẫn luôn giữ được tính chất sinh động, linh hoạt và bắt kịp mọi sự thay đổi chuyển biến của từng thời đại, cũng như nhanh chóng thích nghi với mọi điều kiện phát triển trong từng xã hội khác nhau. Tuy nhiên, tiếp nhận thiền vào cuộc sống của mỗi người và tìm hiểu về thiền là hai việc khác nhau. Tìm mua: Vào Thiền TiKi Lazada Shopee Một số người may mắn có thể bắt tay ngay vào việc thực hành thiền để tự mình có thể đạt được phần lợi ích thiết thực ngay trong cuộc sống mỗi ngày. Đây cũng có thể xem là mục đích chính của thiền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, việc tìm hiểu thiền được đòi hỏi như một động cơ tích cực ban đầu để giúp cho những người chưa bước chân vào thiền có thể có được những cơ sở xác lập niềm tin trước khi khởi sự thực hành thiền. Thường thì đây là những đối tượng tích chứa nhiều tri thức kiến giải và không thể bước thẳng vào thiền khi chưa được nghe những bài giảng dài và thuyết phục. Tập sách này được viết ra chính là vì nhắm đến những ai còn đứng ngoài cửa thiền, vốn dĩ chỉ biết đến thiền như một môn học giống như bao nhiêu môn học khác. Cho dù sự hiểu biết về thiền hoàn toàn không thể giúp chúng ta cảm nhận được những gì mà thiền có thể thực sự mang đến trong cuộc sống, nhưng chắc chắn đây sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho bất cứ ai quan tâm đến lãnh vực này. Nhưng riêng về điểm này, cũng có không ít ý kiến cho rằng việc “học nhiều biết rộng” chẳng qua chỉ làm trở ngại thêm cho việc thực hành thiền mà thôi. Trên cơ sở cho rằng thiền vốn là “bất lập văn tự”, nhiều người tin rằng mọi sự nghiên cứu tìm hiểu chỉ là công việc của những ai vốn chẳng hiểu chút gì về thiền cả! Việc nhấn mạnh vào khía cạnh thực nghiệm của thiền là hoàn toàn chính xác. Nhưng “dị ứng” với việc tìm hiểu về thiền là một thái độ cực đoan. Hiểu theo cách cực đoan này thì ngay cả cái tôn chỉ “bất lập văn tự” cũng đã không thể nêu lên, vì vừa nhắc đến vốn đã là văn tự. Và nếu quả thật không văn tự thì hậu thế chúng ta dựa vào đâu mà biết được những gì tổ sư ngày xưa truyền dạy? Chỉ riêng một chỗ này, nếu hiểu không thấu đáo tất yếu sẽ nảy sinh mâu thuẫn không sao giải quyết được. Tập sách này không có tham vọng trình bày tất cả những gì có liên quan đến thiền, nhưng hy vọng sẽ có thể mang đến cho bạn đọc một cái nhìn khái quát tạm đủ để thấy được đôi nét đặc trưng của thiền, cũng như góp phần làm thay đổi một vài định kiến sai lệch về mối quan hệ giữa thiền với ngôn ngữ văn tự. Trong bối cảnh phát triển ngày càng rộng khắp của thiền học, hy vọng là tập sách sẽ có thể góp phần nhỏ nhoi trong việc tạo ra một cái nhìn thích hợp về thiền cho những ai lần đầu tiên quan tâm tìm đến lãnh vực này, cũng như trong một chừng mực nào đó có thể xem là một phương thức sử dụng tri thức để xóa bỏ tri thức, giúp cho một số người có thể bước chân vào thiền. Mặc dù đã hết sức thận trọng trong suốt quá trình hình thành tập sách, nhưng do những hạn chế nhất định về trình độ, chắc hẳn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Kính mong các bậc cao minh rộng lòng chỉ giáo và quý độc giả gần xa niệm tình lượng thứ. Tháng 12 năm 2004 Nguyên MinhDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Minh":Vào ThiềnAi Vào Địa Ngục?Vì Sao Tôi KhổChắp Tay Lạy NgườiNhững Tâm Tình Cô ĐơnSống ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vào Thiền PDF của tác giả Nguyên Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên Cơ (Đạo Cao Đài)
MỤC LỤC CHƯƠNG I THIÊN TAI TRONG 100 NĂM QUA TIẾT I. NHỮNG TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN TRONG 100 NĂM QUA TIẾT II. NHỮNG NGỌN NÚI LỬA PHUN TRÀO TRONG 100 NĂM QUA Tìm mua: Tìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên Cơ TiKi Lazada Shopee TIẾT III. CÁC THIÊN TAI KHÁC: LŨ LỤT, LỠ ĐẤT, VÒI RỒNG… CHƯƠNG II NGUYÊN NHÂN THIÊN TAI THEO KHOA HỌC TIẾT 1. NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN? TIẾT 2: NGUYÊN NHÂN LÀM NÚI LỬA PHUN TRÀO TIẾT 3: CẤU TRÚC ĐỊA CẦU VÀ LỚP VỎ TRÔI NỔI TIẾT 4: BÃO MẶT TRỜI CHƯƠNG III NGUYÊN NHÂN THIÊN TAI THEO HUYỀN HỌC TIẾT 1: TẤM BẢN ĐỒ PIRI RE’IS CỔ XƯA TIẾT 2: NHỮNG NỀN VĂN MINH ĐÃ MẤT TIẾT 3: THẾ GIỚI KHI XƯA (THE WORLD BEFORE) CHƯƠNG IV CÁC NHÀ TIÊN TRI TIÊN ĐOÁN GÌ? TIẾT 1: TIÊN ĐOÁN CỦA BÁC SĨ THEOPHRASTUS BOMBASTUS TIẾT 2: ISAAC NEWTON VÀ LỜI TIÊN TRI TẬN THẾ TIẾT 3: TIÊN TRI CỦA EDGAR CAYCE TIẾT 4: BẢN ĐỒ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI THEO G.M.SCALLION TIẾT 5: TIÊN ĐOÁN CỦA EDWARD.A.DAMES TIẾT 6: DỰ ĐOÁN CỦA DOUGLA S PARKER TIẾT 7: BẢN ĐỒ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI THEO NEIDA RIOS TIẾT 8: KINH THÁNH TIÊN ĐOÁN GÌ? TIẾT 9: SỰ ĐỔI TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT CHƯƠNG V CÁC ĐẤNG THIÊNG LIÊNG TRONG Đ.Đ.T.K.P.Đ. TIÊN ĐOÁN GÌ? TIẾT 1: THÁNH NGÔN CỦA ĐỨC CHÍ TÔN TIẾT 2: THƠ & THÁNH NGÔN CỦA ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG TIẾT 3: LỜI TIÊN TRI CỦA CÁC ĐẤNG THIÊNG LIÊNG - Đ.H.P. GIẢNG VỀ HỘI LONG HOA - Đ.H.P. LUẬN GIẢI VỀ CHỮ TU - ĐH.P. GIẢNG VỀ LUẬT NHÂN QUẢ, VAY TRẢ CỦA NHƠN LOẠI TRONG THỜI HẠ NGƯƠN - ĐH.P. TIÊN ĐOÁN VỀ THỜI CUỘC CỦA VIỆT NAM & THẾ GIỚI - ĐH.P. NÓI VỀ VẬN NƯỚC - TIÊN TRI CỦA TÔN TRUNG SƠN CHƠN NHƠN VÀ TÔN THẦN NGUYỄN TRUNG TRỰC KẾT LUẬNDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên Cơ PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thanh Tịnh Đạo (Bhadantacariya Buddhaghosa)
Lời Giới Thiệu Bản Thanh Tịnh Ðạo được sư cô Trí Hải dịch từ bản The Path of purification, bản dịch Anh ngữ của Thượng toạ Nànamoli, nguyên bản Pàli do luận sư Buddhaghosa sáng tác vào thế kỷ thứ V Tây lịch. Là bộ sách kết tập tinh hoa trí tuệ từ kinh tạng Kikàya, Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt, và là hành trang chủ yếu của những ai thực hành giải thoát ở đời. Dịch giả, sư cô Trí Hải, với nhiều kinh nghiệm dịch thuật, với nhiều năm nghiên cứu kinh tạng Nikàya, đã dịch Thanh Tịnh Ðạo rất cẩn trọng và chân xác. Chúng tôi tin tưởng bản dịch sẽ tự giới thiệu với quý độc giả nhiều hơn những giá trị chúng tôi đề cập. Tìm mua: Thanh Tịnh Đạo TiKi Lazada Shopee Với tư cách của người chuyển dịch kinh tạng Nikàya qua Việt ngữ, chúng tôi tán thán công đức phiên dịch của sư cô Trí Hải, và trân trọng giới thiệu bản dịch giá trị này. Hoà thượng Thích Minh Châu, 1991 -ooOooĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thanh Tịnh Đạo PDF của tác giả Bhadantacariya Buddhaghosa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.