Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hải Trình Ven Bờ (Jorge Amado)

Nhà văn Brazil nổi tiếng Jorge Amado (1912-2001) không có ý định viết hồi ký. Tác phẩm “Hải trình ven bờ” (Navigation de cabotage, 1992) chỉ là những mảnh vụn hồi ức qua nhiều năm được ông ghi lại và quyết định cho công bố với hy vọng đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi “thế nào” và “vì sao”về những sự kiện và con người thế kỷ XX mà ông có dịp chứng kiến và trải qua. Với ông, đó là những điều vui buồn ông đã trải trên hải trình đi sát bờ của chuyến tàu có tên gọi là Cuộc Sống. Ông viết “Tôi vốn không phải sinh ra để thành người nổi tiếng, đừng đo tôi bằng những thước đo “cỡ lớn - cỡ nhỏ” - lạy Chúa, tôi không bao giờ cảm thấy mình là một nhà văn nổi tiếng, một cá nhân xuất sắc cả. Tôi chỉ đơn giản là một nhà văn, đơn giản là một cá nhân? Như thế còn ít sao?” Thời gian và địa điểm ở đây là lúc và nơi diễn ra sự việc, chứ không phải chỗ khi ông ghi chép lại. Bản dịch được thực hiện theo bản tiếng Nga của A. Bordanovski đăng trên tạp chí “Văn học nước ngoài” của Nga số 7 năm 1998.

***

Jorge Amado de Faria Leal (10/8/1912 - 06/8/2001)

Trong lịch sử văn học Brazil, không có nhà văn nào nổi tiếng, có uy tín và nhiều độc giả như Jorge Amado. Bằng những tác phẩm văn học và hoạt động chính trị không mệt mỏi, nhà văn cộng sản này đã được sự ngưỡng mộ của tầng lớp người nghèo khổ, người da đen bị áp bức.

Hầu hết những tiểu thuyết của Jorge Amado đều được thai nghén tại thành phố Salvador, thủ phủ bang Bahia thuộc vùng Đông Bắc vốn là thủ đô của Brazil c đến năm 1763. Tìm mua: Hải Trình Ven Bờ TiKi Lazada Shopee

Ra đời năm 1912 trong ngôi làng Ferradas, con một nông dân trồng ca cao, J. Amado trải qua thời thơ ấu trong một khu phố nghèo của Salvador mà mọi đường phố, ngôi nhà giờ đây vẫn gợi nhớ về quá khứ thuộc địa của Bồ Đào Nha từ thế kỷ 17.

Là nhà văn hiến mình cho sự nghiệp giải phóng người nghèo khổ, Jorge Amado bắt đầu cuộc chiến đấu từ nghề làm báo năm 14 tuổi. 5 năm sau, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên O País do Carnaval (1931) trong khi đang học luật tại Rio. Tuy nhiên, Amado không hề hành nghề luật sư mà tự nguyện đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Brazil, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng người nghèo. Cho đến những năm 1950 của thế kỷ trước, hàng loạt tác phẩm của Amado viết về người nghèo đã ra đời như: Cacau (Cacao, 1933), Suor (1934), Jubiabá (1935), Mar Morto (Sea of Death, 1936)…

Đến cuối những năm 50, các tác phẩm của Amado có một bước ngoặt sang hướng trào lộng và phê phán mà ông tự nhận là theo chủ nghĩa hiện thực XHCN. Các cuốn tiểu thuyết Gabriela, Cravo e Canela (Gabriela, Clove and Cinnamon, 1958) hoặc Dona Flor e Seus Dois Maridos (Dona Flor and Her Two Husbands, 1966) nói lên sức sống mãnh liệt của nhân dân Brazil. Đây là 2 cuốn tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới, kể cả ở Việt Nam (cuốn Dona Flor và hai người chồng do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 1987) và được dựng thành phim năm 1977 và 1984 do các nghệ sĩ tên tuổi Marcello Mastroianni và Sonia Braga thể hiện. Đây là phim thành công nhất trong lịch sử điện ảnh Brazil, đã được các đề cử cho giải Quả cầu vàng và Giải BAFTA.

Đã nhiều lần được đề cử giải Nobel, nhưng do bị thành kiến, Amado chưa lần nào đoạt giải. Năm 1998, đất nước Brazil của Amado là khách mời danh dự tham gia Hội chợ Triển lãm sách Paris trong đó tên tuổi Amado được tôn vinh xứng đáng. Những thành công của Amado có phần đóng góp không nhỏ của bà Zélia Gattai, người bạn đời cũng là một nhà văn và nhà trí thức có tên tuổi ở Brazil.

Các tác phẩm của J. Amado đã được dịch ra 50 thứ tiếng ở 55 nước trên thế giới và được chuyển thành phim, kịch. Ở VN nhiều tiểu thuyết của J. Amado đã được dịch: Đất dữ, Miền đất quả vàng, Ca cao, Têrêza, Dona Flor và hai người chồng, Gabriela nhành quế và hoa đinh hương…

Một số tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam:

Biển Chết

Dona Flor Và Hai Người Chồng

Hảo Hán Nơi Trảng Cát

Đất Dữ

Hải Trình Ven Bờ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hải Trình Ven Bờ PDF của tác giả Jorge Amado nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Ký Phạm Duy (Phạm Duy)
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc. Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn Hồi Ký này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn "đồng chí hướng" như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời. Nói như vậy vì tôi thèm được thấy bạn đọc nhìn nhận Hồi Ký này không khởi sự từ những năm 20 khi tôi vừa ra đời mà còn ôm đồm thêm những dữ kiện về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thế kỷ. Nếu được như vậy, toàn bộ Hồi Ký của tôi sẽ bao trùm được đủ 100 năm của thế kỷ mà 50 năm đầu là sự đoàn kết của tất cả "người Việt nô lệ" -- trong đó có bố con tôi -- trong việc giành Độc Lập và Tự Do. Muốn biết rõ hơn cuộc đời của một "người Việt tự do" -- là tôi -- trong 50 năm sau của thế kỷ thứ 20, xin mời bạn đọc tiếp những cuốn Hồi Ký tiếp theo. Thế hệ ông cha ta, với các phong trào Văn Thân, Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, thành công hay thất bại, ai cũng đều biết. Riêng tôi biết rõ bố tôi chết đi mà chưa thực hiện được những giấc mơ của mình. Những đứa con là nơi để bố trút bầu tâm sự. Bốn người con lớn không thừa hưởng vẹn toàn thông điệp của bố, có lẽ tại vì các anh các chị chưa phải là thứ "tinh trùng bất mãn" được bố cấy vào trong mẹ. Thằng con út, khởi sự là bào thai đã được bố gửi gấm những hoài bão vào lúc bố biết mình đã thất bại và sắp chết. Nó lớn lên, vì sự linh thiêng của huyết thống, nó thực hiện giấc mộng không thành của người cha?! Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại Học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi. Thuật sống của tôi học được ở mọi tầng lớp nhân dân mà tôi sớm được tiếp xúc. Lẽ dĩ nhiên sự giáo dục về cuộc đời cũng đến với tôi từ mẹ ruột, từ vú nuôi, từ mẹ nuôi, từ thầy giáo, từ bạn bè... đến cả từ những khắc nghiệt của người anh cũng như từ những ân sủng của người tình. Xin được tri ân tất cả! Tìm mua: Hồi Ký Phạm Duy TiKi Lazada Shopee Tôi cũng cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất tập HỒI KÝ này: Bạn cùng học tại những ngôi trường cũ như Bác Sĩ Nguyễn Đình Thi (Trường Hàng Vôi), Cao Trung (Trường Bách Nghệ), Tạ Tỵ, Võ Lăng (Trường Mỹ Thuật). Bạn tâm giao cũ hay bạn mới làm quen là những người ở từng địa phương như Phạm Thanh Liêm, Lê Ninh (Hưng Yên), chị Lê Tôn Hy (YênThế-Bắc Giang), Nguyễn Sĩ Hưng (Thanh Hoá), Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Đình Khuê (Nghệ An), Nguyễn Cúc (Huế), Hàn Vĩ, Lê Trọng Nguyễn (Hội An), Nguyễn Văn Sang (Quảng Ngãi), Lữ Liên (Dalat), Trần Văn Khê (Vĩnh Long). Bạn văn nghệ như Lê Văn-Vũ Bắc Tiến, Nguyễn Hiền. Tất cả đã nhắc lại tên các rạp hát và các điạ danh của tỉnh mình, hoặc kể lại vài mẩu chuyện cũ để cho cuốn Hồi Ký của tôi thêm mầu sắc và thêm xác thực. Lẽ ra có hai tập: Hồi Ký Thời Thơ Â'u và Hồi Ký Thời Vào Đời. Nhưng để tiết kiệm thời giờ và tiền mua sách của bạn đọc, tôi thu gọn hai tập vào một cuốn sách. Do đó toàn bộ Hồi Ký chỉ còn 4 tập thay vì 5 tập như tôi đã rao. Vậy tôi xin rao lại, và xin trân trọng mời bạn đọc cùng tôi đi về dĩ vãng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Phạm Duy PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.