Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

7 Trò Chơi Tâm Linh (Tất Thục Mẫn)

Lời nói đầu

Hãy để những trái tim thanh thản bay lên thiên đường.

Trong viện bảo tàng ở Ai Cập trưng bày một đồ vật rất kỳ lạ. Đó là một chiếc tráp bằng ngọc trắng trong suốt, to gần bằng chiếc ngăn kéo tủ. Chiếc tráp được chia thành bốn ô nhỏ bởi chiếc lưới nhỏ hình chữ thập. Chiếc tráp ngọc này được tìm thấy ở Paraoh, khi đó chiếc tráp hoàn toàn trống không.

Chỉ cần nhìn vị trí trưng bày trong viện bảo tàng cũng đủ thấy chiếc tráp ngọc này quan trọng thế nào.

Nhưng chiếc tráp này dùng để đựng vật gì? Vì sao lại được đặt ở đó? Tất cả muốn nói lên điều gì? Tìm mua: 7 Trò Chơi Tâm Linh TiKi Lazada Shopee

Không ai có thể tìm ra lời giải đáp. Trong suốt một thời gian dài, các nhà khảo cổ học đã không ngừng đi tìm câu trả lời cho bí ẩn này. Sau này, trong mộ thất của một vị hoàng hậu Ai Cập, người ta tìm thấy một bức bích họa. Cũng từ đó mà những bí ẩn về chiếc tráp ngọc đã dần được hé lộ.

Trên bức bích họa có vẽ một người đàn ông dáng vẻ uy nghiêm, đang nâng một chiếc cân khổng lồ.

Một đầu chiếc cân là quả cân, còn đầu bên kia là một trái tim hoàn chỉnh. Trái tim này được lấy ra từ chiếc tráp ngọc kia. Theo truyền thuyết văn hóa cổ Ai Cập, xưa kia có một người phụ nữ cao quý, xinh đẹp tuyệt trần, tên là Nữ thần vui vẻ. Chồng của nữ thần vui vẻ là một vị quan rất mực anh minh. Sau khi qua đời, trái tim của mỗi người sẽ bị chồng của Nữ thần vui vẻ đến lấy và đem đi cân. Nếu một người sống luôn vui vẻ thì trái tim của người đó sẽ rất nhẹ. Chồng của Nữ thần vui vẻ sẽ giúp linh hồn của trái tim thanh thản, nhẹ nhàng đó bay lên thiên đàng. Còn nếu trái tim đó rất nặng thì cũng có nghĩa người đó đã làm rất nhiều ác, luôn sống trong ưu phiền, lo lắng và đương nhiên, chồng của Nữ thần vui vẻ sẽ đẩy người đó xuống địa ngục, để họ vĩnh viễn không còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời.

Hóa ra chiếc tráp ngọc được dùng để “đựng” tâm hồn của con người. Hóa ra những người có tâm hồn thanh thản sẽ được lên thiên đường.

Kể từ khi biết được truyền thuyết đó, tôi vẫn thường tự hỏi mình, liệu trái tim mình nặng hay nhẹ, liệu tâm hồn mình thanh thản hay ưu phiền. Tôi chỉ sợ rằng một ngày nào đó chồng của Nữ thần vui vẻ đến, lúc đó có làm gì thì cũng đã quá muộn. Khi trái tim đã ngừng đập, cuộc sống đã hoàn toàn chấm dứt thì mọi sửa chữa đều là vô ích. Tôi muốn mình luôn ở trong trạng thái chuẩn bị sẵn sàng. Ngay lúc còn có thể mỉm cười và cố gắng, tôi sẽ lần lượt loại bỏ mọi phiền muộn ra khỏi trái tim và tâm hồn mình.

Tôi không hy vọng kiếp sau mình có thể bay tới thiên đàng mà chỉ hy vọng đời này kiếp này, giờ này phút này có thể sống vui vẻ và hạnh phúc. Thiên đường không phải là đích đến cuối cùng mà chỉ là nơi giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự tin mà thôi.

Nếu tâm hồn luôn bị vướng bận bởi những phiền muộn quá khức thì chẳng khác nào đang khoác lên mình chiếc áo bạc màu cuối thu trong đêm mưa bão. Nhưng làm thế nào để có thể rũ bỏ mọi ưu phiền trong quá khứ? Làm thế nào để làm lành những vết thương lòng, để tâm hồn mình lại sáng trong như lớp da nhẵn bóng của chú cá heo, có thể giảm lực cản tới mức nhỏ nhất, sẵn sàng hướng về phía trước? Làm thế nào để tâm hồn trở nên trong sáng, lấp lánh và tỏa sáng dưới ánh mặt trời, trung thành, chính trực, thông minh như tâm hồn của các bậc hiền thần nhưng không đẩy số phận rơi vào bi kịch.

Tâm hồn khỏe mạnh của chúng ta không bắt đầu từ một tờ giấy trắng mà trong quá trình phát triển, nó bị chi phối bởi lịch sử, văn hóa và môi trường sống. Những ảnh hưởng đó vô cùng phức tạp, sâu đậm, diệu kỳ mà thần bí.

Nếu bạn tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, chắc chắn bác sĩ sẽ viết ra một danh sách các cuộc xét nghiệm rất dài để kiểm tra máu, để soi phổi của bạn. Thậm chí nếu cần thiết, bạn còn có thể bị đưa vào những thiết bị máy móc “lạnh ngắt” để chụp chiếu toàn bộ cơ thể… Đối với tâm hồn cũng vậy, trước tiên cũng cần phải hiểu được “tình trạng” của nó rồi mới có thể “kê thuốc” phù hợp. Nhưng làm thế nào để biết được tâm hồn mình rốt cuộc khỏe mạnh hay không? Rất có thể cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp. Cuốn sách này sưu tập một vài trò chơi tâm lý đơn giản. Tôi đã hoàn thành từng trò chơi với tâm trạng rất hứng thú, vui vẻ. Trong quá trình chơi, tôi đã vô tình chạm vào hòn đá ngầm dưới đáy biển lúc nào không hay biết, thoáng chốc nhìn thấy những con san hô đang khoe dáng và những chú cá mập đang bơi gấp trong góc sâu tâm hồn mình. Người Trung Quốc có câu “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Bạn càng hiểu rõ về mình thì bạn càng nắm chắc tương lai của mình.

Người ta thường hay nói rằng con người chưa sử dụng đến 5% khoảng không vỏ não, điều đó đồng nghĩa với việc còn một không gian võ não rộng lớn vẫn chưa được “khai thác” hết. Nếu những người tiết kiệm giữ lại nước giặt quần áo để lau nhà thì tại sao chúng ta lại không học cách tận dụng nguồn

“tài nguyên” tâm hồn nhỉ? Nếu bạn khoa khát khám phá bản thân nhiều hơn, nếu bạn luôn ưu phiền nhưng mong muốn được thay đổi; nếu bạn hy vọng mình sẽ trở nên nhanh nhẹn và tràn đầy sức sống hơn, sớm hoàn thành những mục tiêu đã được định sẵn, nếu bạn muốn tiến nhanh hơn, xa hơn, vui vẻ hạnh phúc hơn dù cuộc sống của bạn vốn đã rất xuôi chèo mát mái thì đừng chần chừ gì nữa, hãy cùng chúng tôi tham gia vào những trò chơi tâm lý này nhé. Những trò chơi trong cuốn sách này đã từng giúp tôi, từ một người sống ngập trong nước mắt và đau khổ trở thành một người bản lĩnh và vững vàng như ngày nay.

Khi trò chơi kết thúc cũng là lúc tiếng cười reo vang. Giờ đây, nụ cười đã trở thành thói quen trong cuộc sống thường nhật của tôi. Những suy nghĩ sau khi trò chơi kết thúc đã nhiều lần giúp tôi tìm ra phương phướng, tìm ra ánh sáng, nhẹ nhàng cất bước tiến về phía trước trong cuộc sống đầy chông gai thử thách này.

Cuốn sách này được viết dành tặng cho bạn, cho anh ấy, cho cô ấy, cho tất cả những người sống bằng “trái tim” chứ không phải được viết riêng cho một số ít các nhà nghiên cứu. Chính vì thế cuốn sách này hoàn toàn không sử dụng những thuật ngữ phức tạp và chỉ chú trọng tới việc mang lại cảm giác hứng thú cho người đọc. Xin cảm ơn Học viện Tâm lý thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nơi tôi đã theo học. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn của tôi, giáo sư Lâm Mạnh Bình, trường

Đại học Trung văn Hồng Kông. Xin cảm ơn những người bạn đã cùng tôi trải nghiệm những trò chơi này - những người đã mang lại cho tôi kiến thức, lòng dũng cảm, những người đã cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu quý báu. Xin cảm ơn những ý tưởng sáng tạo của Nhà xuất bản Văn nghệ Tháng Mười Bắc Kinh. Xin cảm ơn ban biên tập đầy nhiệt huyết và trách nhiệm đã biến những ước mơ tốt đẹp của tôi trở thành bộ sách quý báu này.

Các bạn thân mến, chúng ta hãy cùng bắt đầu cuộc hành trình nhé. Tôi sẽ cùng bạn chia sẻ mọi vui buồn trong từng trò chơi, sẽ cùng bạn uống từng ngụm nước mát lành giữa sa mạc khô rát, rồi dần dần chúng ta sẽ cùng lên xe thẳng tiến về phía trước.

Tất Thục Mẫn

Xuân Bắc Kinh, 2004

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 7 Trò Chơi Tâm Linh PDF của tác giả Tất Thục Mẫn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bát Quái Đạo số 12 (1938) - Hải Bằng
Bát-Quái-Đạo càng về sau càng ly kỳ, sẽ có nhiều cuộc thử tài của các phái võ, phái Đại Thiếu-Lâm sẽ phái người xuống giúp bạn Nam Thiếu-Lâm để đối trội với nhân vật phái Ngũ – Long bên Tây - Tạng. Nghĩa là trong pho chuyện này có đủ hết mặt các tay anh-hùng về đời nhà Thanh. Tự số 3 trở đi sẽ giảng vũ-thuật, nếu tiện sẽ có những hình vẽ rất rõ ràng, để các bạn dễ hiểu hơn, nhưng công việc ấy rất khó, gia cố hết sức để làm vừa lòng các bạn. Bát Quái Đạo Số 12NXB Đông Quang Văn Đoàn 1938Hải Bằng16 TrangFile PDF-SCAN
Biết Lối Quy Y - Thiều Chửu (NXB Đuốc Tuệ 1940)
Quy, nói đủ là quy-y. Quy-y nghĩa là minh tự biết minh say đắm cảnh đời, làm nhiều tội lỗi, cũng như người con cứng đầu cứng cổ, không ăn lời cha mẹ dạy, bỏ nhà ra đi đua đòi bạn xấu, làm càn làm bậy, đến nỗi tấm thân bơ vơ đất khác, đói khát giãi dầu, cảnh khổ ê trề, bây giờ mới nhớ đến cha mẹ mà quay đầu về ngay, thì lại được yên ổn xung xướng ngay. Lại như người đang bị ngã xuống bể, ngoi ngóp sắp chết, thấy có thuyền đến, liền ngoi lại ngay, khi lên được trên thuyền, thay áo khỏi rét, ăn cơm khỏi đói, hết sự sợ lại khốn khổ, được hưởng cái phúc no ấm xênh sang, thế là quy y. Biết Lối Quy YNXB Đuốc Tuệ 1940Thiều Chửu (Nguyễn Hữu Kha)22 TrangFile PDF-SCAN
Đập vỡ vỏ hồ đào - Thích Nhất Hạnh
Lời tựaĐập vỡ vỏ hồ đào – Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán LuậnNếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày. Ngôn ngữ của biện chứng pháp có khả năng phá tung được màng lưới khái niệm. Ngôn ngữ của toán học chưa làm được như thế. Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng. Long Thọ thừa hưởng không gian khoáng đạt do các cánh cửa ấy cung cấp và vì vậy đã có khả năng khám phá trong kinh điển Phật giáo những viên bảo châu sáng ngời bị chôn lấp trong nền văn học Nikaya. Long Thọ nắm được cái tinh hoa của phương pháp học Phật giáo: loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm. Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên ấy: sinh-diệt, có-không, thành-hoại, tới-đi, trong-ngoài, chủ thể và đối tượng. Bụt Thích Ca nói: Có cái không sinh, không diệt, không có, không không, không thành, không hoại để làm chỗ quay về cho tất cả những cái có, không, sinh, diệt, thành, hoại. Mà cái không sinh không diệt ấy, cái không chủ thể không đối tượng ấy, mình chỉ có thể tiếp cận được khi mình vượt thoát màn lưới khái niệm nhị nguyên. Trung Quán là nhìn cho rõ để vượt ra được màn lưới nhị nguyên. Biện chứng pháp Trung Quán, theo Long Thọ, là chìa khóa của phương pháp học Phật giáo. Tác phẩm tiêu biểu nhất của bộ óc và trái tim Phật học này là Trung Quán Luận. Long Thọ không cần sử dụng tới bất cứ một kinh điển Đại thừa nào để thiết lập pháp môn của mình. Ông chỉ sử dụng các kinh điển truyền thống nguyên thỉ. Ông chỉ cần trích dẫn một vài kinh như kinh Kaccāyanagotta Sutta. Ông không cần viện dẫn bất cứ một kinh Đại thừa nào.Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch, nhờ sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi ấy để đi tới cái thấy bất nhị. Biện chứng pháp Trung Quán giúp ta làm việc ấy. Theo tuệ giác Trung Quán, nếu khoa học không đi mau được là vì khoa học gia còn kẹt vào cái thấy nhị nguyên, nhất là về mặt chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức. Kinh Kaccāyanagotta cho ta biết là người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không. Kinh Bản Pháp (S.2, 149-150) và kinh tương đương Tạp A Hàm (Tạp 456) cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ cái có, cái diệt có là vì có cái sinh. Đó là những câu kinh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi. Niết bàn là cái thực tại không sinh, không diệt, không có, không không, không không gian cũng không vật thể… và Niết bàn có thể chứng đắc nhờ cái thấy bất nhị. Ban đầu ta có ý niệm tương duyên (pratītyasamutpāda), rồi ta có các ý niệm tương sinh, tương đãi. Sau đó ta lại có ý niệm tương tức và tương nhập. Tất cả cũng đều có một nội dung như nhau. Những ý niệm không, giả danh và trung đạo cũng đều có ý nghĩa đó.Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn. Những phẩm này đại diện được cho toàn bộ Trung Quán Luận.Thầy Long Thọ sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai trước Thiên chúa giáng sinh(B.C.), trong một gia đình Ấn Độ giáo. Lớn lên thầy đã học Phật và theo Phật giáo. Thầy đã sáng tác bằng tiếng Phạn thuần túy, thay vì bằng tiếng Pali hay bằng tiếng Phạn lai Phật giáo.Tác phẩm Trung Quán Luận của thầy có mục đích xiển dương Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramartha) của đạo Bụt. Đệ nhất nghĩa đế là sự thật tuyệt đối. Ngoài sự thật tuyệt đối còn sự thật tương đối, tức là Thế tục đế (Saṃvrti). Sự thật tương đối tuy không phải là sự thật tuyệt đối nhưng cũng có khả năng chỉ bày, chuyển hóa và trị liệu, do đó không phải là cái gì chống đối lại với sự thật tuyệt đối. Mục đích của Long Thọ, như thế không phải là để bài bác chống đối sự thật tương đối mà chỉ là để diễn bày sự thật tuyệt đối. Nếu không có sự thật tuyệt đối thì thiếu phương tiện hướng dẫn thể nhập thực tại tuyệt đối, tức chân như hay Niết bàn. Vì vậy trong khi đọc Trung Quán Luận, ta thấy có khi như Long Thọ đang phê bình các bộ phái Phật giáo đương thời như Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hay Độc Tử Bộ (Pudgalavāda) hay Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika). Long Thọ không đứng về phía một bộ phái nào, không bênh vực một bộ phái nào, cũng không chỉ trích bài bác một bộ phái nào. Ông chỉ có ý nguyện trình bày Đệ Nhất Nghĩa Đế của đạo Bụt, thế thôi.
Tam Ngươn Giác Thế Kinh - Chiếu Minh Đàn (NXB An Hà 1932)
Trong Trời Đất có ba Ngươn: Thượng ngươn - Trung Ngươn - Hạ Ngươn. Ba Ngươn ấy là cái số cuối cùng của Trời Đất. Thượng Ngươn là: ngươn đã gây dựng CKVT. Nên còn gọi là Ngươn Tạo Hóa hay Ngươn Thượng Đức, con người lúc ấy tánh chất hiền lương chất phát. Thuận tùng Thiên Lý, trên hòa dưới hiệp bảo vệ thương yêu nâng đỡ nhau, cùng chung nhau hưởng đời an lạc, gọi là đời Thượng Lực. Đến đời trung Ngươn, thì con người bỏ mất tánh thiện lương, càng ngày càng học hỏi thu thập nhiều thói hư xấu, rồi nghĩ ra nhiều mưu lược tương tàn, tương sát giết hại lẫn nhau, mạnh đặng yếu thua, miễn sao mình vinh thân phì da, không kể gì đến tính đồng loại, nghĩa đồng bào, bởi vậy nên còn gọi là Ngươn tranh đấu. Hạ Ngươn còn gọi là đời mạt kiếp: sự đấu tranh càng ngày càng gay go hung tợn. Chế tạo ra nhiều vũ khí tối tân, giết người hàng loạt. Mưu quỉ kế là ác độc phi thường. Thậm chí còn bày ra hạt nhân nguyên tử. Nếu đấu tranh càng lắm, thì cũng phải tới thời kỳ tiêu diệt, bởi thế còn gọi là đời mạt kiếp hay ngươn điêu tàn. Tam Ngươn Giác Thế KinhNXB An Hà 1932Chiếu Minh Đàn213 TrangFile PDF-SCAN