Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải (Lê Sỹ Minh Tùng)

Chủ yếu của kinh là đề cao tư tưởng Đại thừa bằng cách phục hưng tinh thần hoạt động của Phật giáo nguyên thủy. Kinh khuyến khích phong trào tu học Phật cho cả hai giới xuất gia và tại gia và mang lại một luồng sinh khí mới cho đạo Phật làm cho mọi người có cơ hội thực hành Bồ-tát đạo để tìm sự giải thoát giác ngộ ngay trong cuộc đời này. Đó chính là tự độ rồi độ tha và tự giác rồi giác tha. Chính tư tưởng tự giác rồi giác tha sẽ đem con người gần với nhau hơn vì một khi lòng từ bi phát triển trọn vẹn, con người sẽ không còn ao ước giải thoát cho riêng mình vì họ thấy mình và chúng sinh là một không hề khác nhau cho nên nếu chúng sinh còn vướng mắc trong vòng đau khổ thì làm sao họ có thể giải thoát cho riêng mình được.

Tôn chỉ của kinh là đề cao nguyên lý Bất Nhị hay vào Pháp Môn Không Hai để gạn lọc tất cả những sự phân biết đối đãi trong tâm thức mà chính là cội nguồn của phiền não khổ đau. Sống trong thế giới tương đối, con người nhìn đâu, thấy đâu cũng có Hai nghĩa là còn thấy có cao có thấp, có tốt có xấu, có thiện có ác, có giàu có nghèo, có mình có người, có xuất gia tại gia, có chùa lớn chùa nhỏ, có Phật đứng Phật ngồi, có da trắng da đen…Ngược lại nguyên lý Bất nhị cho rằng cái Hai ấy không phải là Hai vì chúng là song lập, cùng tồn tại bất khả phân ly. Chân lý ở đây không phải là không thấy có sự khác nhau về hình tướng của vạn pháp mà là không chấp về sự khác biệt về hình tướng đó.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La Mật

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tarot Chú Giải (Phùng Lâm)
" Bởi vì chúng ta đều đã từng là người mới. Đây là tài liệu tôi soạn khi bản thân mới bước những bước đầu tiên trong thế giới Tarot rực rỡ này. Đến nay nhìn lại, thì bản thân tài liệu này không đáp ứng tôi nữa. Vì trong những phần ý nghĩa từng lá bài tôi lấy trên myshouse có một số sai lệch, không ứng dụng được nhiều. Tuy nhiên, để nhắc nhớ một thời thơ dại, tôi không có chỉnh sửa gì nhiều. Nay tôi tặng lại cho bạn, những người mới. Hãy đọc sách, rồi suy ngẫm chứ đừng tin tưởng hoàn toàn. Hãy đi con đường của bạn, con đường phía dưới chân bạn. Phùng Lâm gửi trăm ngàn thương yêu cho bạn <3 "Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tarot Chú Giải PDF của tác giả Phùng Lâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Linh Và Suy Ngẫm (Trần Quốc Hưng)
MỘT CUỐN SÁCH CÔNG PHU, NHỮNG SUY NGẪM TÍCH CỰC VỀ THẾ GIỚI TÂM LINH! LỜI ĐẦU SÁCH I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG II. VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG III. TÔN GIÁO Tìm mua: Tâm Linh Và Suy Ngẫm TiKi Lazada Shopee IV. TÀ ĐẠO, HỦ TỤC V. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VI. PHONG TỤC, TẬP QUÁN VII. NGOẠI CẢM VIII. CÓ GÌ ĐÁNG CHÚ Ý IX. NHỮNG LÝ GIẢI THÚ VỊ X. TIN HAY KHÔNG TIN XI. TÍN NGƯỠNG XII. CON NGƯỜI BẢN LĨNH, HIỂU BIẾT, TỰ TIN XIII. ANH HÙNG, THIÊN TÀI VÀ ĐỊA LINH NHÂN KIỆT XIV. GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC XV. KHOA HỌC, KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN XVI. CON NGƯỜI THỜI VĂN MINH, HIỆN ĐẠI Lời Cuối Sách Tài Liệu Tham KhảoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Linh Và Suy Ngẫm PDF của tác giả Trần Quốc Hưng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tái Sinh Ở Phương Tây (Vicki Mackenzie)
Ghi chú: Về tác giả Vicki Mackenzie, bà chào đời năm 1947 tại Anh, con của một sĩ quan hải quân,, lớn lên tại Úc, tốt nghiệp đại học Queensland University và làm ký giả cho báo nhật báo Sun tại Sydney. Sau này bà di chuyển qua Luân Đôn, viết cho các nhật báo như Daily Sketch, Daily Mail, Sunday Times, Observer, Daily Telegraph, Sunday Telegraph, Daily Express, Mail on Sunday và đóng góp cho nhiều tạp chí quốc gia. Vào năm 1976, bà nghỉ phép một tháng để dự một khóa thiền tại Nepal. Từ đó cuộc đời bà chuyển hướng. Bà muốn dùng ngòi bút để viết báo và viết sách nhằm mang Phật giáo và thuyết luân hồi đến công chúng Tây Phương. Bà đã viết những cuốn Reincarnation: The Boy Lama; Reborn in the West: The Reincarnation Masters (bài Hazel Denning nằm trong cuốn này); A Young Man of The Lama: A Tale Of Drugs, Hot Sex, and Violence in The Fall Of Tibet; Cave in the Snow: A Western Woman’s Quest for Enlightenment (hồi ký của Tenzin Palmo); Why Buddhism?: Westerners in Search of Wisdom; Child of Tibet (viết chung với Sonam Yangchen). *****Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tái Sinh Ở Phương Tây PDF của tác giả Vicki Mackenzie nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ta Là Cái Đó (Nisargadatta Maharaj)
Contents 1. Ý thức “Ta hiện hữu”. 1 2. Nỗi ám ảnh về thân xác. 3 3. Hiện tại sinh động. 6 4. Thế giới thật ở ngoài tâm.. 9 Tìm mua: Ta Là Cái Đó TiKi Lazada Shopee 5. Cái gì được sinh ra phải chết đi 11 6. Thiền. 13 1. Ý thức “Ta hiện hữu” Hỏi: Theo kinh nghiệm thường ngày, thế giới đột nhiên xuất hiện ngay khi người ta thức dậy. Vậy nó từ đâu đến? Maharaj: Trước khi bất cứ gì có thể xuất hiện thì phải có người để nó xuất hiện đối với người đó. Tất cả mọi xuất hiện và biến mất bao hàm một sự thay đổi đối với một hậu cảnh bất biến. Hỏi: Trước khi thức dậy tôi không có ý thức. Maharaj: Theo nghĩa nào? Đã quên đi, hay chưa từng kinh nghiệm? Thế không phải ông vẫn kinh nghiệm ngay cả khi không có ý thức? Liệu ông có thể tồn tại mà không biết? Có phải một sự ngắt quãng trong ký ức là bằng chứng của sự không tồn tại? Liệu có hợp lý khi ông nói về sự không tồn tại của ông như là một kinh nghiệm thực tế? Thậm chí ông cũng không thể nói rằng tâm ông đã không tồn tại trong khi ngủ. Thế không phải ông tỉnh dậy khi được gọi hay sao? Và ngay khi thức dậy, không phải ý thức “Ta hiện hữu” xuất hiện trước tiên? Một mầm mống nào đó của ý thức chắc chắn phải tồn tại ngay cả trong khi ông ngủ hay bất tỉnh. Khi thức dậy, kinh nghiệm diễn ra: “Ta hiện hữu - thân xác - trong thế gian.” Kinh nghiệm này có vẻ như xuất hiện theo trình tự trong một chuỗi diễn tiến, nhưng thật ra nó hình thành cùng một lúc - một ý tưởng duy nhất về sự có một thân xác trong thế giới. Liệu có thể có ý thức “Ta hiện hữu” mà không là một người nào đó hay một cái gì đó? H: Tôi luôn luôn là một người với những ký ức và thói quen riêng. Tôi không biết cái “Ta hiện hữu” nào khác. M: Có thể một cái gì đó ngăn che không cho ông biết. Khi người khác biết một cái gì đó mà ông không biết thì ông làm gì? H: Tôi sẽ nhờ họ chỉ dẫn để tìm ra nguồn gốc sự hiểu biết của họ. M: Theo ông - tìm hiểu có phải ông chỉ là thân xác hay ông là một cái gì khác - có quan trọng không? Hoặc, có thể ông không là gì cả? Ông không thấy rằng tất cả mọi vấn đề của ông đều là vấn đề của thân xác hay sao - thực phẩm, quần áo, chỗ ở, gia đình, bằng hữu, tên tuổi, danh vọng, sự an toàn, sự sống còn - tất cả những thứ này sẽ mất đi ý nghĩa ngay khi ông nhận ra rằng ông không phải chỉ là một thân xác. H: Biết được tôi không phải thân xác thì có lợi lạc gì? M: Thậm chí nói rằng ông không phải là thân xác thì cũng không đúng hẳn. Về một phương diện nào đó, ông là tất cả các thân xác, tất cả những trái tim, tất cả tâm và nhiều cái khác nữa. Đi sâu vào ý thức “Ta hiện hữu” ông sẽ tìm ra. Ông phải làm gì để tìm ra một cái gì đó mà ông đã để sai chỗ hay quên đi? Ông để nó trong tâm cho đến khi nào nhớ ra nó. Ý thức hiện hữu, ý thức “Ta hiện hữu” xuất hiện trước tiên. Hãy tự hỏi nó từ đâu đến, hoặc im lặng quan sát nó. Khi tâm an trú trong cái “Ta hiện hữu” bất động, ông nhập vào một trạng thái không thể diễn tả bằng ngôn từ, nhưng có thể chứng nghiệm được. Tất cả những gì ông cần làm là thường xuyên tinh tấn. Xét cho cùng, ý thức “Ta hiện hữu” lúc nào cũng ở với ông, chỉ có điều ông ràng buộc đủ mọi thứ vào nó - thân xác, cảm thọ, ý nghĩ, ý tưởng, sự sở hữu, vân vân. Tất cả những nhận dạng về chính mình như thế đều sai lạc. Chính vì chúng mà ông cho ông là những gì không phải là ông. H: Vậy tôi là cái gì? M: Chỉ cần biết cái mà ông không phải, là đủ. Ông chẳng cần biết ông là cái gì. Vì chừng nào biết có nghĩa là sự mô tả theo những gì đã biết, qua nhận thức hay khái niệm, thì không thể nào có cái gọi là biết chính mình, vì cái mà ông là không thể mô tả được, ngoại trừ sự phủ định hoàn toàn. Ông chỉ có thể nói: “Ta không là cái này, Ta không là cái kia”. Ông không thể nói: “Ta là cái này.” Điều này hoàn toàn vô nghĩa. Những gì ông có thể chỉ ra như “này”, “kia” thì không thể nào là chính ông. Chắc chắn, ông không thể là “một cái gì” khác. Ông là cái không thể nhận thức được, hay tưởng tượng ra được. Nhưng, nếu không có ông thì không thể có nhận thức hay tưởng tượng. Ông quan sát trái tim rung động, tâm trí tư duy, thân xác hành hoạt; ngay chính hành vi nhận thức chứng tỏ rằng ông không phải là những gì được ông nhận thức. Liệu có thể có nhận thức, kinh nghiệm mà không có ông? Một kinh nghiệm thì phải “thuộc về”. Phải có một người nào đó xuất hiện và tuyên bố kinh nghiệm đó là của mình. Nếu không có người kinh nghiệm thì kinh nghiệm không thật. Chính người kinh nghiệm đem lại hiện thực cho kinh nghiệm. Một kinh nghiệm mà ông không thể có được thì có giá trị gì đối với ông? H: Thế không phải ý thức “Ta hiện hữu”, ý thức chính mình là người kinh nghiệm cũng là một kinh nghiệm? M: Hiển nhiên, bất cứ gì được kinh nghiệm đều là một kinh nghiệm, và trong mỗi kinh nghiệm đều có người kinh nghiệm nó xuất hiện. Ký ức tạo ra ảo tưởng về sự liên tục, nhưng trong thực tế mỗi một kinh nghiệm có riêng người kinh nghiệm của nó, và cảm tưởng về sự giống nhau là do yếu tố chung ở tại gốc rễ của tất cả những tương quan giữa người kinh nghiệm và kinh nghiệm. Sự giống nhau và sự liên tục không phải là một. Mỗi bông hoa có mầu sắc riêng của nó, nhưng tất cả mầu sắc đều được tạo ra bởi cùng một ánh sáng; tương tự như thế có vô số người kinh nghiệm xuất hiện trong tánh biết nguyên vẹn và bất khả phân chia; mỗi người kinh nghiệm thì riêng biệt trong ký ức, nhưng lại giống nhau trong tánh thể. Tánh thể này là gốc rễ, là nền tảng, là khả năng phi thời và phi xứ của tất cả kinh nghiệm. H: Làm sao tôi tìm ra tánh thể đó? M: Ông chẳng cần tìm ra nó, vì ông là nó. Nó sẽ tìm ông nếu ông cho nó cơ hội. Hãy quẳng bỏ mọi ràng buộc của ông với những cái hư giả thì cái chơn thật sẽ nhanh chóng và dễ dàng đi vào vị trí của nó. Hãy chấm dứt tưởng tượng chính ông là cái này hay cái kia, hoặc làm cái này hay cái kia, thì sự giác ngộ ra rằng ông là nguồn gốc và là trái tim của tất cả sẽ bừng nở trong ông. Cùng đến với sự giác ngộ là tình yêu vĩ đại, không lựa chọn, không thiên vị, không trói buộc, mà là một sức mạnh biến tất cả mọi thứ thành đáng yêu và dễ yêu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ta Là Cái Đó PDF của tác giả Nisargadatta Maharaj nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.