Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đi Một Ngày Đàng (Nhiều Tác Giả)

Lời giới thiệu

Khởi đầu từ một bước chân

• Bùi Trân Phượng [1]

Chưa bao giờ chúng ta phải đối mặt với suy thoái đạo đức xã hội sâu rộng, trầm kha như hiện tại. Mặt khác, hơn bao giờ hết, chúng ta cần vững vàng, mạnh mẽ, vượt qua trở lực, thách thức để phát triển, không chỉ về kinh tế, vững mạnh và phát triển vì sự mất còn của đất nước, của tương lai dân tộc, trong đó có tương lai tuổi trẻ. Chủ tịch Hiệp hội Montessori quốc tế (Association Montessori Internationale, AMI) trong Hội thảo gần đây tại Ðại học Khoa học xã hội nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Không biết điều này có an ủi được các bạn phần nào không, nhưng tôi đã đi nhiều nước, từ những quốc gia nghèo khó, khủng hoảng như Kenya đến những quốc gia tưởng như cường thịnh, ở đâu người ta cũng bức xúc, băn khoăn, trăn trở về giáo dục.” Lý do, theo ông, vì tương lai nhiều bất định khiến người ta lo lắng; rất nhiều câu hỏi đặt ra cho nhân loại, không có câu trả lời. Quyền lực có mặt mọi nơi, kiểm soát mọi điều? Hay những xác tín cực đoan, bất di bất dịch? Con người của thế kỷ 21 đã hiểu câu trả lời không nằm ở đó.

Nhiều người, trong đó có chúng tôi, cũng như ông tin tưởng câu trả lời nếu có, may ra nằm ở giáo dục, và văn hóa, những giá trị lâu bền, nhân bản. Tìm mua: Đi Một Ngày Đàng TiKi Lazada Shopee

Sách chuyển tải nội dung giáo dục, văn hóa, những giá trị nhân văn. Nhưng sách không chỉ là công cụ, sách là người thầy, người bạn trung thành, tận tâm, kiên nhẫn nhất. Trường lớp nào cũng có khai giảng và bế giảng; riêng sách kiên trì, bền bỉ làm bạn với mỗi chúng ta, kể cả khi ta đã tặng quyển sách vật thể cho một bạn đọc khác, để mở rộng chân trời hiểu biết, để nhân gấp bội niềm vui khám phá, suy tư. Sách ở bên ta, sẵn sàng cho lần đọc đầu tiên bất cứ lúc nào ta thích và cho nhiều lần đọc đi, đọc lại; sách là quà ta được tặng, hoặc tự tặng thưởng cho mình, hay đem tặng bạn. Sách không buồn phiền kể cả khi bị bỏ quên lâu trên ngăn kệ bắt đầu phủ lớp bụi mờ. Chỉ cần ta giũ bụi, mở ra, người bạn hiền lại mỉm cười thân thiện. Mỗi quyển sách hay chứa nhiều kiến thức uyên bác, nhiều trải nghiệm chân thực và đa dạng, lời tâm sự dành cho kẻ tri âm, tri thức hiền minh dành cho người trẻ khao khát học từ sự khôn ngoan, từng trải, học cả từ thành công và thất bại của người đi trước. Bài học của sách không chỉ đến từ riêng các tác giả, và không chỉ dành cho một thế hệ độc giả. Ðọc sách là học, là tự học, còn là niềm vui trí tuệ, hạnh phúc của chuyện trò, trao đổi, và tại sao không, tranh luận, suy tư, tham gia sáng tạo cùng người viết sách, người làm sách?

Ban Tu thư Ðại học Hoa Sen ra đời sau một hội thảo khoa học có chủ đề “Ðổi mới giáo dục đại học Việt Nam: hai thời khắc đầu thế kỷ (1908-2008)”. Tên gọi Ban Tu thư học lại từ Ðông Kinh nghĩa thục, không chỉ là một hoạt động yêu nước chống thực dân, mà còn là một thể nghiệm văn hóa giáo dục có tính cách mạng do trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20 khởi xướng. Trường của họ có ban giảng huấn để dạy học, ban tài chính để lo tiền bạc nuôi trường - vì trường không hề nhận tài trợ nào từ nhà nước thực dân - ban cổ động để quảng bá mục đích, ý nghĩa mở trường và ban tu thư để soạn sách, không chỉ dùng dạy trong lớp học, không chỉ dành riêng cho Ðông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội mà được sử dụng trong tất cả các trường học duy tân, được phổ biến rộng rãi trong công chúng. Ðầu thế kỷ 21, Ban Tu thư Ðại học Hoa Sen mong muốn cùng các nhà xuất bản tâm huyết khác khởi đầu lại một cuộc vận động đọc sách mới, nhằm cứu lấy văn hóa đọc đang tiêu điều vào đúng lúc tri thức là sức mạnh thiết yếu cho sự sống còn của mọi cộng đồng.

Quyển sách bạn cầm trong tay, Ði một ngày đàng, là quà tặng các bạn học sinh, sinh viên vào đầu năm học mới. Nó cũng là tựa sách đầu tiên của một loạt sách sẽ đặt trọng tâm hướng đến học sinh, sinh viên, dù bạn đang còn ngồi ở ghế trường trung học, giảng đường cao đẳng đại học hay đã vào đời lập nghiệp. Loạt sách mới này, với các chủ đề phục vụ nghiên cứu, học hỏi, nhấn mạnh tinh thần tự học, mong sẽ là bạn đồng hành tin cậy của thanh niên. Vì vậy, chúng tôi rất mong quý độc giả, đặc biệt là bạn đọc trẻ hãy xem tủ sách này cũng là của mình, giúp chúng tôi đặt tên cho tủ sách - đứa con chung - và góp ý về mọi mặt: chủ đề, tác giả, nội dung, hình thức, kể cả mỹ thuật bìa sách, khổ sách, giá bán…

Trước hết, xin phản hồi cho chúng tôi về cảm nhận của bạn sau khi thưởng thức món quà đầu tiên. Bạn sẽ vui thích hay cảm thấy “rối rắm” vì sự đa dạng của các tác giả, cũng như những thông điệp của họ? Chúng tôi đã muốn mang đến cho bạn chút hương vị của bước đầu đặt chân trên ngưỡng cửa một trường đại học đúng nghĩa, làm quen với thầy cô giáo có những chuyên môn sâu rất khác nhau, thuộc quốc tịch khác nhau, đã trải nghiệm hay kể về trải nghiệm trong không-thời gian học thuật khác nhau; không phải tất cả đều hành nghề sư phạm, nhưng ai cũng xứng đáng bậc thầy, bởi tâm huyết giáo dục, hiểu biết và hướng dẫn suy tư của họ. Có thể chúng tôi thiếu sự đa dạng về tuổi tác của các tác giả, hình như họ đều thuộc thế hệ trước bạn. Xin thông cảm, họ đã đi trước “một ngày đàng”; nhưng không “dạy khôn”, mà chỉ mời bạn đồng hành.

Vả chăng, một số tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm của buổi đầu trước ngưỡng cửa đại học, như bạn hôm nay.

Chúng tôi cũng tò mò muốn biết những gì sẽ đọng lại sâu nhất trong tâm tưởng bạn. Sự phân biệt giản dị mà bổ ích, thuyết phục giữa kiến thức suông, kiến thức-làm và kiến thức-sống? Câu chuyện cổ về nghề của người tự do và việc làm của người nô lệ, rồi sức mạnh vô biên của cái thực học có nguồn gốc Tây phương gồm thực nghiệm và thực dụng? Những diễn giải triết học, quyền năng của trí thông minh và cảm xúc trong vận mệnh con người, hay phong cách học tập mới mẻ được tiếp cận từ năm đầu đại học mà “tiêm nhiễm” suốt đời, hoặc trải nghiệm của cô nữ sinh viên từ buổi đầu ngơ ngác, dần biết phân biệt đúng-sai và làm người tử tế? Nỗi xót xa và chút kỳ vọng vớt vát của vị giáo sư dành cho người học trò vượt trội hơn trung bình không chỉ về thể chất? Thông điệp tâm huyết: “ Chỉ có đọc sách với tinh thần (…) muốn hiểu biết thế giới đã, đang nghĩ gì, làm gì để tái tạo tinh hoa thế giới và sáng tạo cái mới làm giàu đất nước Việt Nam, điều đó mới giúp cho chúng ta đọc sách mãi mãi không thôi, đọc cuồng nhiệt trong thế giới tri thức vô tận. (…) Và cũng chỉ trên cơ sở đó, nhân dân mới nhanh chóng ấm no, đất nước mới phú cường, giang san mới bền vững. ” Câu hỏi đau đáu: “ Bạn có từng nghĩ rằng ở thời đại của mình, trong xã hội của mình, bạn sẽ chống lại những gì, sẽ kiên trì theo đuổi những gì? ” Hay lời dặn dò đinh ninh của thiên tài từng hơn một lần bị số phận vùi dập: “ Hãy luôn khao khát! Hãy cứ dại khờ! ”

Chúng tôi đương nhiên không chờ đợi sự hưởng ứng nhất tề. Mỗi người trong bạn sẽ cảm thụ sách khác nhau, cũng như sẽ chọn lựa khác nhau trên đường đời muôn nẻo. Xin gởi gắm niềm tin là muôn vạn con đường cá nhân đồng qui về một tính người, một khát khao tri thức và nhờ vậy, thấp thoáng hy vọng hé sáng tương lai cho đất nước, cho chính các bạn trẻ. Con đường vạn dặm khởi đầu từ một bước chân, lời một bậc hiền triết phương Ðông. Xin mời bạn cùng chúng tôi cất bước!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đi Một Ngày Đàng PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật (Sasaki Fumio)
Trong chương một, tôi sẽ giới thiệu cho bạn lối sống tối giản là gì, đưa ra định nghĩa của tôi về nó. Sau đó tôi sẽ đưa ra lý do vì sao tôi lại theo lối sống này sau nhiều năm sống trong căn phòng của mình. Chương hai tôi muốn đề cập đến tại sao sau ngần ấy năm, đồ đạc trong nhà lại chất nhiều đến thế. Những đồ đạc được tích tụ lại do thói quen hay nhu cầu của con người này mang ý nghĩa gì? Chương ba là những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Tôi sẽ đưa ra cho bạn những quy tắc cụ thể, những phương pháp để có thể giảm bớt đồ đạc trong nhà. Thêm vào đó tôi cũng sẽ giới thiệu cho bạn danh sách bổ sung 15 điều cho những người muốn tối giản hơn nữa cùng với toa thuốc cho “căn bệnh muốn vứt bỏ”. Chương bốn, những thay đổi trong tôi sau khi dọn hết đồ đạc trong nhà. Nó không đơn thuần chỉ là cắt giảm đồ đạc, mà là những mặt tích cực sau khi tôi giảm đồ đạc xuống mức tối thiểu, và những “hạnh phúc” mà tôi cảm nhận sau khi thực hiện điều đó. Kèm theo đó, tôi còn phân tích và khảo sát thêm về các kết quả nghiên cứu tâm lý học. Chương năm, tiếp nối ý từ chương bốn, tôi giải thích tại sao những thay đổi trong tôi lại dẫn đến “hạnh phúc”. Để hiểu sâu hơn về lối sống tối giản, bạn nên đọc hết từ chương một đến chương bốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc riêng từng chương. Thậm chí chỉ cần đọc chương ba cũng có thể giúp bạn cắt giảm được đồ đạc của mình. Trong cuốn sách này, “lối sống tối giản” được hiểu là: Tìm mua: Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật TiKi Lazada Shopee 1) giới hạn tối thiểu cần thiết cho bản thân 2) vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ quan trọng Và những người sống theo lối sống đó gọi là người sống tối giản. LỜI MỞ ĐẦU Đồ đạc ít, hạnh phúc nhiều. Chính vì vậy, chúng ta không còn cần đồ đạc nữa. Cuốn sách này muốn gửi tới bạn sự tuyệt vời của cuộc sống với ít đồ đạc trong nhà. Có thể bạn sẽ thấy những điều tôi muốn nói đều đi ngược lại quan niệm hạnh phúc ngày nay như: có càng nhiều ta càng hạnh phúc. Vì ta không biết tương lai sẽ thay đổi thế nào, nên hãy cố gắng tích trữ càng nhiều thứ càng tốt. Khi mua bất cứ món đồ nào, bạn đều có thể thanh toán bằng tiền, nên dần dần, trong cuộc sống chúng ta đang nhận định người khác bằng số tiền mà họ có. “Chỉ cần có tiền là có thể mua được mọi thứ… Vậy chúng ta có mua được tình cảm của con người như những món hàng hóa không? Nếu đến cả tình cảm mà cũng mua được thì có lẽ việc mua hạnh phúc cũng chẳng khó gì. Vì vậy, hãy kiếm thật nhiều tiền thôi. Tôi xin lỗi nhé, nhưng tôi chỉ đang kiếm tiền thôi. Mọi người hãy mua thật nhiều sách cho tôi nhé.” Đôi nét về bản thân tôi: nam, 35 tuổi, độc thân và chưa từng kết hôn. Hiện tại tôi đang làm biên tập cho một nhà xuất bản. Tôi đã sống 10 năm ở Nakameguro, quận Meguro, Tokyo. Tôi mới chuyển đến Fudomae, quận Shinakawa. Tiền nhà hiện tại là 67.000 yên (ít hơn nhà cũ 20.000 yên). Vì chuyển nhà nên tiền tiết kiệm của tôi không còn mấy. Một người không kết hôn, không tiền tiết kiệm như tôi chắc sẽ bị nhiều người cho là một kẻ thất bại. Nếu là tôi của trước đây, một kẻ có lòng tự ái cao, chắc sẽ xấu hổ đến mức không dám nói chuyện cùng ai. Còn bây giờ, với tôi sao cũng được. Bởi với tôi, cuộc sống như vậy là đủ hạnh phúc rồi. 10 năm trước, lý do tôi muốn làm ở nhà xuất bản không phải là tiền bạc hay vật chất. Lúc đó, tôi muốn làm một công việc có thể thể hiện được giá trị bản thân mình. Nhưng cùng với thời gian, tâm nguyện ban đầu đó ngày càng phai mờ dần. Giới xuất bản là một ngành công nghiệp lâu đời, điều kiện tiên quyết để có thể tiếp tục tồn tại là bạn phải cho ra được những cuốn sách theo thị hiếu của người đọc. Nếu không, dù bạn có xuất bản những cuốn sách có giá trị đến đâu chăng nữa cũng không thể thành công được. Trải qua những tháng ngày như thế, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều, tâm nguyện, bầu nhiệt huyết ban đầu cũng nguội dần và tôi đã chôn vùi chúng. Có lẽ, mọi người sẽ thấy thật buồn cười và cho rằng: “Nào, có gì đâu… Quan trọng là kiếm tiền mà”. Giờ đây, khi tôi vứt bớt đồ đạc và sống cuộc sống đơn giản, dường như những tâm nguyện ban đầu ấy lại được hâm nóng trở lại. Thực ra, trong xã hội này, đảng cầm quyền lâu nhất không phải là Đảng dân chủ tự do, mà là khối liên minh cầm quyền của ba đảng phái phía sau nó: “tiền bạc - vật chất - kinh tế”. Khối liên minh này đã tồn tại trong thời gian quá dài, khiến chúng ta coi nó là một điều hiển nhiên mà không nghĩ tới đó mới là đảng nắm giữ chính quyền. Và vì nó đã trở thành điều hiển nhiên nên cũng chẳng mấy ai nghi ngờ điều này cả. Liên minh cầm quyền này đã giữ ghế quyền lực trong thời gian quá dài. Nếu nhìn thấy lãnh đạo Đảng vật chất, tôi sẽ nói: Xin lỗi, anh ngồi ở chỗ này ạ? Anh có thể nhường chỗ cho tôi một lần được không? Nếu không thể thì anh cứ ngồi đấy cũng được. Lối sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng… mà nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta. Tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình về cách sống, về quan niệm “hạnh phúc” mà bất cứ ai cũng luôn mong muốn. Tôi đã vứt đi rất nhiều đồ đạc, và mỗi ngày, tôi đều sống trong niềm vui tận hưởng cuộc sống. Tại sao sau khi vứt bớt đồ đạc trong nhà, tôi lại cảm thấy hạnh phúc hơn trước đây? Bất cứ ai cũng đều mong muốn được vui vẻ, hạnh phúc. Học tập, chơi thể thao, làm việc, nuôi dạy trẻ, theo đuổi sở thích… tất cả đều xuất phát từ nguyện vọng này. Thậm chí, cũng có những người sẵn sàng đuổi theo hạnh phúc của bản thân dù trong mắt người khác họ thật khổ sở, cô độc và bất hạnh. Theo đuổi hạnh phúc chính là nguồn sức mạnh lay chuyển con người. Bản thân tôi cũng từng nghĩ tích càng nhiều đồ đạc là càng thể hiện được giá trị bản thân, là càng hạnh phúc. Tôi từng là kiểu người rất thích các đồ dùng và chẳng thể vứt bỏ cái gì đi được. Không những thế, lúc đó tôi còn muốn sắm thêm đồ đạc trong nhà. Thế nhưng, dù có sắm nhiều đồ đến đâu, tôi vẫn thấy bản thân thật khốn khổ khi so sánh với người khác. Bản thân tôi cũng chưa bao giờ suy nghĩ sâu xa về một điều gì cả, mà chỉ toàn lãng phí thời gian. Cũng có lúc, tôi thấy hối hận về công việc mình từng muốn làm cho bằng được. Để rồi sau đó, tôi chìm đắm trong men rượu và các cô gái. Tôi đã từng là người như thế đó. Tất cả chỉ xuất phát từ những thói quen mà ra. Cuộc sống trước đây của tôi như thế này. Phòng ốc bừa bãi, giày dép tứ tung. Thế nhưng tôi cũng thường dọn dẹp, bởi cuối tuần bạn gái tôi hay đến chơi. Tôi chỉ cần dọn một phần bên ngoài thôi là căn phòng trông lại ngăn nắp sáng sủa ngay. Tôi cũng là một người có gu thẩm mỹ không tệ, nên sắp xếp mấy đồ trang trí khá ổn, nhờ vậy mà trông căn phòng cũng không đến nỗi nào. Tuy nhiên, tôi không hay dọn giá sách nên mấy cuốn sách thường nằm lung tung khắp phòng. Mấy cuốn đấy tôi thường đọc vài trang, rồi để đấy lần sau đọc tiếp, hoặc là mấy cuốn sách đi mượn nhưng quên chưa trả. Rồi lúc mở tủ quần áo ra mới đáng sợ. Bởi cả ngăn tủ nhét đầy những bộ quần áo mà tôi từng rất thích. Thỉnh thoảng, tôi cũng lôi ra mặc lại xem sao, nhưng không dám mặc đi ra ngoài. Mấy bộ quần áo đấy tôi chẳng mấy khi mặc đến, lúc mua cũng đắt, nếu hôm nào đẹp trời, tôi mà lấy ra giặt là cẩn thận thì sau này còn phối được với những bộ khác cũng nên. Trong nhà vương vãi đầy các món đồ do tôi thích nên sắm về. Nào là sách nhập môn ghi ta, nào là đèn trang trí. Rồi còn có cả sách dạy giao tiếp tiếng Anh, lúc mua về tôi định khi nào rảnh thì học. Còn trong chiếc máy ảnh kiểu cổ thì chẳng có lấy một cuộn film. Có lẽ tại tôi không giữ được một sở thích nào lâu cả, nên lúc ở nhà tôi chẳng có gì để làm. Sau khi xem xong chương trình Ametoku, tôi phân vân không biết nên chơi điện tử trên điện thoại hay đến cửa hàng tiện lợi làm vài ly. Tôi đã từng là một kẻ thích so sánh bản thân với người khác. Cậu bạn thời đại học của tôi hiện đang sống trong khu chung cư cao cấp ở khu đô thị mới của Tokyo. Nhà cửa lộng lẫy, phòng bếp được trang bị đồ dùng dụng cụ Bắc Âu. Tôi vừa ngồi nói chuyện với cậu ta, vừa nhẩm tính giá căn hộ này. Sau khi tốt nghiệp, bạn tôi vào làm trong một doanh nghiệp lớn, lương cao, ổn định. Đi làm được một thời gian, cậu ta quen với một cô gái xinh đẹp có chung sở thích phim ảnh, hai người kết hôn và có con. Đứa bé thật đáng yêu trong những bộ đồ ngộ nghĩnh. Thời đại học, chúng tôi vốn chẳng khác nhau là mấy, tại sao giờ đây, cậu ta lại hơn tôi nhiều đến vậy. Rồi khi nhìn thấy một chiếc Ferrari trắng chạy qua ngã tư, tôi tự hỏi căn hộ tôi đang thuê có chứa được hai cái như thế không. Sau đó tôi sẽ vừa đạp chiếc xe đạp 5.000 yên mua lại từ bạn tôi, vừa nhìn theo chiếc xe lao đi trước mắt. Rồi ôm theo suy nghĩ thử vận may đổi đời, mỗi tuần tôi đều mua vé số toto Big. Với thu nhập và tiền tiết kiệm của mình, tôi chẳng thể suy tính gì cho tương lai, tôi cũng từng chia tay bạn gái chỉ vì điều này. Càng ngày tôi càng cảm thấy tự ti, mặc cảm bản thân và ganh tị với mọi người xung quanh. Đó chính là tôi của trước đây, một kẻ bạc nhược với một đống đồ trong nhà. Nhưng, tôi đã giảm bớt đồ đi. Và điều đó thật tuyệt. Sau khi vứt đồ đi, tôi cảm giác mình như biến thành một người khác. Có lẽ bạn sẽ nghĩ tôi đang phóng đại mọi thứ lên. Có ai đó đã nói thế này: Chỉ là vứt đồ đi thôi mà. Với ai đó, có lẽ tôi chỉ vứt mấy thứ trong nhà đi thật. Hơn nữa tôi lại chẳng làm nên sự nghiệp gì, cũng chẳng có gì đáng tự hào với mọi người cả. Nhưng giờ tôi có thể tự tin nói với mọi người rằng: Sống với ít đồ đạc, mỗi ngày tôi đều trải qua trong hạnh phúc. Và hạnh phúc là gì, tôi đang bắt đầu cảm nhận từng chút một. Với những ai còn đang tự ti, mặc cảm giống tôi trước đây, những người còn đang so sánh bản thân với người khác, những người chưa cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc sống này, tôi khuyên bạn hãy một lần thử rời xa những món đồ của mình. Tất nhiên là trên thế giới này luôn có những thiên tài ngay từ đầu đã có thể sống tự do không vướng bận bởi đồ đạc, hay từ trong đống đồ hỗn độn nhận ra được điều quý báu của bản thân. Nhưng với tôi, những người “bình thường”, đều chỉ có thể cảm nhận hạnh phúc “bình thường” mà thôi. Và có lẽ bất cứ ai cũng mong ước mình có thể hạnh phúc. Nhưng có một điều mà bạn nên biết là những món đồ bạn sắm vì muốn được hạnh phúc hơn thực ra chỉ cho bạn một chút xíu cảm giác đấy mà thôi. Hầu hết con người chúng ta đều không hiểu gì về hạnh phúc. Giảm bớt số đồ đạc quá tải trong nhà chính là một lần giúp bạn suy nghĩ về hạnh phúc. Có lẽ bạn sẽ cho rằng tôi đang nói khoác, nhưng đó thực sự là những gì tôi nghĩ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật PDF của tác giả Sasaki Fumio nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Thích Bản Thân Nỗ Lực Hơn (Chu Xung)
Phụ nữ càng tự biết kiểm soát, mức sống sẽ càng cao. ------ Dương Lệ Bình từng được phỏng vấn trong phòng tập của cô, có một người hỏi cô rằng: 'Chị gầy như thế, mỗi ngày phải ăn bao nhiêu?' Cô mở hộp cơm của mình ra: một lát nhỏ thịt bò, nửa trái táo, một quả trứng gà. Đây chính là bữa trưa của cô ấy. Hơn nữa, đây còn là bữa ăn dùng trong giai đoạn tập múa liên tục ở cường độ cao. Khi nhìn thấy bữa ăn của cô ấy, tôi tin rằng ai cũng sẽ cảm thấy mình không khác gì một con trâu. Tìm mua: Tôi Thích Bản Thân Nỗ Lực Hơn TiKi Lazada Shopee Một ngày từ sáng đến tối, chỉ cần ngồi yên một chỗ thôi chúng ta cũng đã nuốt vào hàng đống thực phẩm dầu mỡ giàu calo, không thể kiểm soát, hệt như một kẻ háu ăn, dẫn đến béo phì, mệt mỏi, rồi cứ trượt dốc không phanh, ngày càng xa rời trạng thái nhanh nhẹn nhẹ nhàng. Phóng viên hỏi tiếp: 'Cô có đói không?' Cô đáp: 'Thế này đã đủ năng lượng rồi. Anh thấy đấy, chẳng phải tôi vẫn nhảy múa đàng hoàng, chưa từng gục ngã trên sân khấu đó sao.' Xem đến đây, có một từ đột nhiên nảy lên trong đầu tôi: tự kiểm soát. Nhờ vào cách phân tích của lí trí, cô ấy đã đem ý thức tự kiểm soát của mình hoà trong mạch máu, trở thành một chiếc điều khiển từ xa, như một loại trình tự tâm lý, hễ đến giờ ăn sẽ tự động làm theo. Bất kì ai có thể tự kiểm soát như thế sẽ không có mức sống quá thấp. Thế nên Dương Lệ Bình tuy đã 58 tuổi nhưng vẫn xinh đẹp và có khí chất như một tâm hồn tươi trẻ thoát tục, có không ít người nếu đem ra so sánh với cô ấy thì đã phủ lên mình một lớp tục khí khá dày. Hơn 40 năm trước, giáo sư tâm lí học W alter Mischel đã làm một thí nghiệm kẹo bông rất nổi tiếng. Ông tìm hàng trăm đứa trẻ 4 tuổi, để chúng đợi ông trong một căn phòng có một viên kẹo bông hoặc bánh quy trên bàn. Ông nói với chúng: ông sẽ ra ngoài một lúc, bánh kẹo trên bàn có thể ăn, nhưng nếu đợi được đến khi ông quay lại mới ăn thì sẽ thưởng gấp đôi. Sau khi giáo sư ra ngoài, một vài đứa bé đợi chưa đến một phút đã ăn mất bánh kẹo, một số khác lại có thể đợi được hai mươi phút và nhận phần thưởng gấp đôi. Điểm thú vị của thí nghiệm này chính là ở biểu hiện của đứa trẻ sau khi chúng trưởng thành. Năm 1981, 653 bé từng tham gia thí nghiệm kẹo bông đều đã lên cấp ba, W alter Mischel đưa phiếu khảo sát cho cha mẹ và thầy cô của chúng. Kết quả cho thấy, dù ở trường học hay ở nhà, thì những bé không chờ đợi được phần lớn đều có nhiều vấn đề về hành vi. Thành tích thi SAT (kiểm tra đánh giá năng lực) của chúng khá kém, không giỏi ứng phó môi trường áp lực, thiếu tập trung, khó kết giao bạn bè. So với những bé chỉ đợi được ba mươi giây thì những bé đợi được hai mươi phút có điểm số thi SAT bình quân đạt hơn 210 điểmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Thích Bản Thân Nỗ Lực Hơn PDF của tác giả Chu Xung nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Thích Bản Thân Nỗ Lực Hơn (Chu Xung)
Phụ nữ càng tự biết kiểm soát, mức sống sẽ càng cao. ------ Dương Lệ Bình từng được phỏng vấn trong phòng tập của cô, có một người hỏi cô rằng: 'Chị gầy như thế, mỗi ngày phải ăn bao nhiêu?' Cô mở hộp cơm của mình ra: một lát nhỏ thịt bò, nửa trái táo, một quả trứng gà. Đây chính là bữa trưa của cô ấy. Hơn nữa, đây còn là bữa ăn dùng trong giai đoạn tập múa liên tục ở cường độ cao. Khi nhìn thấy bữa ăn của cô ấy, tôi tin rằng ai cũng sẽ cảm thấy mình không khác gì một con trâu. Tìm mua: Tôi Thích Bản Thân Nỗ Lực Hơn TiKi Lazada Shopee Một ngày từ sáng đến tối, chỉ cần ngồi yên một chỗ thôi chúng ta cũng đã nuốt vào hàng đống thực phẩm dầu mỡ giàu calo, không thể kiểm soát, hệt như một kẻ háu ăn, dẫn đến béo phì, mệt mỏi, rồi cứ trượt dốc không phanh, ngày càng xa rời trạng thái nhanh nhẹn nhẹ nhàng. Phóng viên hỏi tiếp: 'Cô có đói không?' Cô đáp: 'Thế này đã đủ năng lượng rồi. Anh thấy đấy, chẳng phải tôi vẫn nhảy múa đàng hoàng, chưa từng gục ngã trên sân khấu đó sao.' Xem đến đây, có một từ đột nhiên nảy lên trong đầu tôi: tự kiểm soát. Nhờ vào cách phân tích của lí trí, cô ấy đã đem ý thức tự kiểm soát của mình hoà trong mạch máu, trở thành một chiếc điều khiển từ xa, như một loại trình tự tâm lý, hễ đến giờ ăn sẽ tự động làm theo. Bất kì ai có thể tự kiểm soát như thế sẽ không có mức sống quá thấp. Thế nên Dương Lệ Bình tuy đã 58 tuổi nhưng vẫn xinh đẹp và có khí chất như một tâm hồn tươi trẻ thoát tục, có không ít người nếu đem ra so sánh với cô ấy thì đã phủ lên mình một lớp tục khí khá dày. Hơn 40 năm trước, giáo sư tâm lí học W alter Mischel đã làm một thí nghiệm kẹo bông rất nổi tiếng. Ông tìm hàng trăm đứa trẻ 4 tuổi, để chúng đợi ông trong một căn phòng có một viên kẹo bông hoặc bánh quy trên bàn. Ông nói với chúng: ông sẽ ra ngoài một lúc, bánh kẹo trên bàn có thể ăn, nhưng nếu đợi được đến khi ông quay lại mới ăn thì sẽ thưởng gấp đôi. Sau khi giáo sư ra ngoài, một vài đứa bé đợi chưa đến một phút đã ăn mất bánh kẹo, một số khác lại có thể đợi được hai mươi phút và nhận phần thưởng gấp đôi. Điểm thú vị của thí nghiệm này chính là ở biểu hiện của đứa trẻ sau khi chúng trưởng thành. Năm 1981, 653 bé từng tham gia thí nghiệm kẹo bông đều đã lên cấp ba, W alter Mischel đưa phiếu khảo sát cho cha mẹ và thầy cô của chúng. Kết quả cho thấy, dù ở trường học hay ở nhà, thì những bé không chờ đợi được phần lớn đều có nhiều vấn đề về hành vi. Thành tích thi SAT (kiểm tra đánh giá năng lực) của chúng khá kém, không giỏi ứng phó môi trường áp lực, thiếu tập trung, khó kết giao bạn bè. So với những bé chỉ đợi được ba mươi giây thì những bé đợi được hai mươi phút có điểm số thi SAT bình quân đạt hơn 210 điểmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Thích Bản Thân Nỗ Lực Hơn PDF của tác giả Chu Xung nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Cân Bằng Giữa Muôn Vàn Công Việc (Noriaki Yamamoto)
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.6 CHƯƠNG MỞ ĐẦU: 5 CÁCH TƯ DUY VỀ THỜI GIAN, TIỀN BẠC, CÔNG VIỆC ĐỂ CÓ MỘT CUỘC SỐNG CHẤT LƯỢNG..17 PHẦN 1: TRIỆT ĐỂ BUÔNG BỎ “80% VÔ ÍCH” TRONG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG..49 CHƯƠNG 1: LÀM RÕ “NHỮNG THỨ VÔ ÍCH” XUNG QUANH MÌNH.50 Tìm mua: Sống Cân Bằng Giữa Muôn Vàn Công Việc TiKi Lazada Shopee CHƯƠNG 2: XUNG QUANH BẠN CHỈ TOÀN LÃ 'NHỮNG THỨ VÔ ÍCH"...114 CHƯƠNG 3: MỘT NGÀY CỦA BẠN CHỈ TOÀN LÀ “NHỮNG THỜI GIAN LÃNG PHÍ”..152 CHƯƠNG 4: TRONG ĐẦU BẠN CHỈ TOÀN LÀ "NHỮNG CẢM XÚC VÔ ÍCH"...198 CHƯƠNG 5: KHÔNG SỬ DỤNG NHỮNG 'LỜI NÓI VÔ ÍCH" GÂY CẢN TRỞ CÔNG VIỆC CỦA BẠN.234 PHẦN 2: TRIỆT ĐỂ MÀI GIŨA "20% QUAN TRỌNG".271 CHƯƠNG 6: THAY ĐỔI CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ MÀI GIŨA TƯ DUY.272 CHƯƠNG 7: RÈN LUYỆN CÁCH SỬ DỤNG THỜI GIAN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC.305 LỜI KẾT..334Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Cân Bằng Giữa Muôn Vàn Công Việc PDF của tác giả Noriaki Yamamoto nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.