Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Côn Lôn Sử Lược (Trần Văn Quế)

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bất cứ quyển Việt-Sử nào khi nói đến Hòa-ước Versailles được ký kết năm 1787 giữa Pháp Hoàng Louis thập lục và chúa Nguyễn-Ánh do Đức Cha Bá-Đa-Lộc đại-diện, có khoản nói vua Annam nhường cho Pháp nhiều nơi trong đó có Quần-đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn. Nhưng trong Hòa-ước 5-6-1862 lại không thấy nói đến quần-đảo ấy nữa.

Tại sao đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn tượng-trưng cho toàn thể quần đảo tuy là không lớn hơn đảo Phú-Quốc, lại được Pháp-Quốc đặc biệt chú ý?

Tại sao trong Hòa ước 5-6-1862 Triều-đình Huế nhượng cho Pháp ba tỉnh Biên-Hòa, Gia-Định, Định-Tường của Nam-Kỳ Lục-tỉnh mà không thấy nói đến Quần-đảo Côn-Lôn?

Đó là những câu mà bất cứ một độc giả nào của quyển Việt-Sử đều tự hỏi. Tìm mua: Côn Lôn Sử Lược TiKi Lazada Shopee

Các thắc mắc ấy sẽ lần lượt được giãi bầy trong quyển sách « Côn-Lôn Sử-Lược » này để giúp độc giả biết thêm những chi tiết của một giai đoạn lịch-sử nước nhà và đồng thời nhận thức rõ rệt tính cách quan trọng của Quần đảo Côn-Lôn về ba mặt: Chính-Trị, Quân-Sự và Kinh-Tế.TÁC-GIẢ

***

Nói tóm lại giữa lúc người Việt-Nam không mấy để ý đến quần đảo Côn-Lôn, thì trái lại, trên hai trăm năm, hai đại cường quốc Âu-Châu là Anh và Pháp đã để ý một cách đặc biệt đến quần đảo này.

Anh quốc để ý đến quần đảo Côn-Lôn là vì cần phải bảo vệ sự phồn thịnh của Tân-Gia-Ba thuộc Anh bằng cách chiếm quần đảo này, để nó khỏi rơi vào tay một cường quốc khác như Pháp, chẳng hạn, và có thể trở nên một hải cảng cạnh tranh với Tân-Gia-Ba được.

Lại nữa, con đường Tân-Gia-Ba đi Hương-Cảng cần được bảo vệ bằng cách chiếm quần đảo Côn-Lôn và cản ngăn không cho một cường quốc nào làm trở ngại sự đi lại trên con đường ấy.

Các lý do vừa kể trên đều ở trong phạm vi một chính sách bành trướng và bảo vệ đế quốc Anh trên khắp các mặt biển, giữa lúc mà trên các lục địa Âu-Châu, các cường quốc tranh giành nhau từng tấc đất. Sự chiếm các đảo Malte, Chypre ở Địa-Trung-Hải, đảo Cey-Lan (Tích-Lan) và nhiều đảo nhỏ ở Ấn-Độ-Dương và sau cùng Hương Cảng ở biển Trung Hoa đủ chứng minh cách liên tục và trường kỳ của chính sách ấy. Trong thời gian hằng mấy trăm năm, các Chính-Phủ kế tiếp nhau giữ chính quyền ở Anh đều đồng ý tiếp tục thi hành chương trình này. Vì lẽ đó mà trong hai thế kỷ vừa qua, thập bát và thập cửu thế kỷ và đầu thế kỷ thứ hai mươi, Anh Quốc đứng đầu trong số các đế quốc trên hoàn cầu. Khắp năm châu, không nơi nào mà không có thuộc địa, căn cứ, hải-cảng và thương điếm của Anh.

Về phần nước Pháp, nếu nước này đặc biệt để ý đến quần đảo Côn-Lôn là không ngoài ý định tìm những đất đai mới để bù lại sự mất về tay Anh quốc một vùng rất lớn ở Ấn-Độ, dưới chiêu bài là vùng ảnh hưởng của Đông-Ấn Công Ty Pháp. Việc xâm chiếm toàn cõi bán đảo Ấn-độ - China đã được để ý từ lâu và việc chiếm quần đảo Côn-Lôn thuộc về giai đoạn đầu của chương trình ấy.

Quần đảo Côn-Lôn một khi đã thuộc Pháp, sẽ là một đầu cầu cần thiết cho sự tấn công bán đảo nói trên sau này. Quan niệm ấy đã được thực hiện ngay khi đức cha Bá Đa Lộc đã dùng quần đảo Côn-Lôn làm nơi tập trung các lực lượng hải và lục quân để giúp chúa Nguyễn Ánh trên lục địa. Lại nữa, muốn làm chủ vĩnh viễn Nam Kỳ lục tỉnh và gián tiếp chi phối nền độc-lập của hai nước Lục Chân Lạp (Cambodge) và Ai Lao (Laos) thì Pháp trước phải chiếm quần đảo Côn-Lôn, pháo đài tiền tuyến của các xứ ấy.

Vì vậy trước khi cử binh vào chiếm ba tỉnh phía đông của Nam Kỳ, Pháp đã chiếm trước quần đảo Côn-Lôn để thực hành ý định của Hoàng-đế Nã Phá Luân Đệ Tam (Napoléon III). Sự thực, đó là ý định của các triều vua trước kể từ Louis Thập lục trở về sau.

Sau khi Pháp đã chiếm quần đảo Côn-Lôn, Chánh Phủ Anh toan phản đối cho rằng việc ấy không đúng với công pháp quốc-tế là vì Hòa Ước Versailles 1787 đã không được đem ra thi hành ngay lúc đầu và như thế nó đã bị coi là lỗi thời rồi.

Nhưng sau khi Pháp chiếm ba tỉnh phía đông Nam Kỳ và ký với Triều Đình Huế Hòa Ước 5-6-1862 thì Anh không còn nghĩ đến chuyện phản kháng Pháp nữa. Dù sao Anh cũng đã để cho Pháp tự rửa mặt lấy với Năm Châu thế giới sau khi đã thất bại nặng nề trong trận giặc 7 năm vừa qua.

Giữa Ấn-Độ, Miến Điện và Mã Lai thuộc Anh và bán đảo Ấn-Độ Chi-na, nước Xiêm đã được Anh-Pháp để yên để đóng vai nước hoãn xung (nước trái độn: Etat tampon).

Sự quan trọng của quần đảo Côn-Lôn một lần nữa đã được làm nổi bật lên là khi quân đội Nhật biến đảo Côn-Lôn thành một quân cảng vừa cho Hải quân vừa cho Không quân Nhật trong những cuộc tấn công các nước miền Đông-Nam-Á.

Trong giai đoạn lịch sử khởi đầu từ cuộc đảo chính Nhật tại đảo ngày 9-3-1945 đến năm 1947 là ngày mà chính quyền Pháp được tái lập trên quần đảo, có lắm chuyện làm cho độc giả cười ra nước mắt. Không ai ngờ rằng ở một vùng rộng không quá 100 cây số vuông, đông không quá 2000 dân mà đã có liên tiếp ba cuộc đảo chánh và một cuộc xưng vương!

Trong giai đoạn lịch sử này quần đảo Côn-Lôn quả đã có tính cách hoàn toàn tiểu thuyết! Mà thật thế. Những kép đóng vai trên sân khấu Côn-đảo thời ấy quả đã sống một đời sống mơ mộng và phiêu lưu từ lâu. Thất bại chua cay trên lục địa, họ bị đưa ra đây và cơ hội đã giúp họ thực hiện cái mộng đẹp của họ trong một thời gian mặc dầu là ngắn ngủi!

Rốt cuộc: những sự kiện lịch sử diễn ra trên quần đảo Côn-Lôn, tốt đẹp nên thơ cũng có mà bi đát đau thương cũng có, đã nhắc cho mọi người dân Việt nhớ rằng: quần đảo này rất quan trọng cho nước nhà về ba mặt: chính trị, quân sự và kinh tế, nhất là về phương diện đối ngoại.

Lại nữa, nó là một trong các địa điểm của non sông đất nước, được tẩm bằng máu, tô điểm bằng xương của ức vạn chiến sĩ ưu tú Việt!

Viết xong tại Saigon, ngày 3-5-1961

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Côn Lôn Sử Lược PDF của tác giả Trần Văn Quế nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại
Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại – Herbert P.Bix Nhật hoàng Hirohito là người quảng giao. Ông có bạn bè thuộc nhiều tuýp người khác nhau và có những người trong số họ thích viết về ông một cách thẳng thắn. Ông là người kín tiếng, đôi khi với ông những lời hùng biện nhất chính là không nói gì cả. Là người của công chúng, ông đã học được cách thận trọng khi nói về những vấn đề riêng của mình. Những tác phẩm có bút tích của ông để lại không nhiều. Nhưng chúng cho chúng ta thấy được tâm tư tình cảm của ông và giúp chúng ta hiểu được phản ứng của ông trước những sự kiện trọng đại đã trải qua trong đời. Sự thật là trong các dịp lễ tiết quan trọng, ông có sáng tác những bài thơ waka (hòa ca) theo phong cách của ông nội Nhật hoàng Minh Trị. Tất cả khoảng hơn 860 bài, hầu hết được viết sau năm 1945 và đã được xuất bản. Hồi ký Lý Quang Diệu – Bí Quyết Hóa Rồng Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nhưng ông không cho xuất bản bất kỳ hồi ký nào của mình và thường chỉ bày tỏ chính kiến hoặc dự định của mình thông qua những người khác, mà những người này lại cho rằng thật là bất kính và không thích hợp chút nào nếu một thần dân Nhật Bản viết bài chỉ trích Nhật hoàng của mình. Tác phẩm này cố gắng nghiên cứu một cách chính xác các sự kiện và các hệ tư tưởng, cho dù sâu sắc hay chỉ thoáng qua, đã ảnh hưởng đến ông, với tư cách là Nhật hoàng và với tư cách là một con người.
Thần Người và Đất Việt
Thần Người và Đất Việt Thần Người và Đất Việt Thần Người và Đất Việt là một cuốn sách hay nói về những vị thần mà người Việt tôn sùng từ khi còn sơ khai đến khi thành lập nhà nước cổ đại. Chuyên khảo Thần, người và đất Việt trình bày sự hình thành và biến chuyển của các hệ thống thần linh của người Việt từ cổ đại tới cận đại. Từ hệ thống các nhiên thần đến các nhân thần sơ khai, tiếp đó là các hệ thần mới, nảy sinh do tiến trình hình thành thể chế quân chủ tập quyền, đồng thời do sự giao lưu với tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc phương Bắc và phương Nam trong tiến trình lịch sử. 284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam 112 Điều Nên Biết Về Phong Tục Việt Nam Nếp Cũ – Làng Xóm Việt Nam Không chỉ là một công trình quan trọng nghiên cứu cách thức suy nghĩ và ứng xử của người Việt trong đời sống tâm linh,  Thần Người và Đất Việt còn là một bức tranh đa sắc về các hệ thống thần linh Việ miêu tả những biến chuyển văn hóa, huyền sử và tín ngưỡng. Từng gương mặt nhiên thần rũ bỏ vàng son tô vẽ, trở lại nét nguyên sơ trong sự vọng tưởng về văn hóa bản địa linh thiêng. Hiểu rằng thẳm sâu trong tâm thức người Việt luôn có một quan niệm về sự tồn tại thế giới siêu nhiên, Thần Người và Đất Việt đã không dừng lại ở những khảo sát hệ thống thần linh thủa sơ khai, mà còn đặt những bước đi đầu tiên trong việc làm sáng tỏ chiều hướng kết tập thần linh mới.
Bí Mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh
Bí Mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh Bí Mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh Tử Cấm Thành không chỉ niềm tự hào của ngân dân Trung Quốc mà còn là sự ngưỡng mộ của thế giới. Với vẻ đẹp thâm nghiêm, tráng lệ và tinh xảo, Tử Cấm Thành thật xứng đáng là một Viện Bảo tàng hiện đại về văn hóa lịch sử và nghệ thuật của cung đình hai triều Minh – Thanh, và là một quần thể kiến trúc hùng vĩ vào bậc nhất thế giới. Trước đây, do phép tắc cung cấm, quy chế ngặt nghèo, những bí mật trong nội cung của Tử Cấm Thành luôn gây sự tò mò và là đề tài bàn cãi không dứt trong nhiều thập kỉ. Chết Bởi Trung Quốc Người Trung Quốc Xấu Xí Chiến Tranh Biến Giới Việt-Trung 1979 Giờ đây, khi các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu bắt tay vào việc khám phá Tử Cấm Thành, thì những bí mật nơi chốn thâm nghiêm mới dần được hé lộ gây nhiều hứng thú đối với du khách trong và ngoài nước. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Bí Mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Hãy chia sẻ cuốn sách này đến bạn bè và đừng quên đăng ký email nhận thông báo sách mới hàng tuần.
Con Đường Việt Nam
Con Đường Việt Nam Con Đường Việt Nam – Nguyễn Sĩ Bình Lật lại những trang sử các thời kỳ, mỗi người dân Việt, dù trong hay ngoài nước, luôn được khơi dậy tình yêu quê hương, niềm tự hào tổ quốc. Đó là thời nghìn năm Bắc thuộc với tinh thần chống Hán hóa, nhiều cuộc khởi nghĩa giành lại chủ quyền diễn ra mà trận chiến thắng Bạch Đằng là đỉnh cao. Đó là thời kỳ độc lập tự chủ, cha ông không những bảo vệ non sông mà còn mở mang bờ cõi, không những giữ gìn mà còn làm phong phú trường tồn bản sắc văn hóa Việt Nam. Với những chiến công hiển hách chống phương Bắc xâm lược, những anh hùng Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… mãi mãi lưu danh. Đó còn là đời sống tôn giáo, lễ hội, tâm linh, phong tục tập quán, ngôn ngữ, các công trình mỹ thuật và kiến trúc, cùng hàng loạt hệ giá trị giàu tính cộng đồng, nhân nghĩa, nhân văn Việt Nam. Tiếu Lâm Chính Trị Việt Nam Năm 1980 Các Triều Đại Việt Nam Chuyện Của Lính Tây Nam Bước vào thời kỳ cận đại, những cuộc chiến tranh khốc liệt diễn ra, cả nước phải trả giá bằng biết bao hy sinh. Nhìn lại hệ tư tưởng cộng sản từ khi xuất hiện ở Việt Nam, ban đầu là gắn vào đấu tranh giải phóng dân tộc dẫn đến chia cắt hai miền năm 1954. Tiếp theo, Việt Nam là chiến trường đối đầu giữa các hệ tư tưởng. Sau thống nhất năm 1975 là cuộc chiến hai đầu biên giới… Ở giai đoạn hòa bình, có thời kỳ động lực phát triển xã hội gần như bị triệt tiêu. Thời kỳ đổi mới không toàn diện tạo ra nhiều nguy hiểm, tác hại trực tiếp có, hậu quả không dễ khắc phục vẫn tiềm tàng. Thời kỳ hội nhập sâu rộng hiện nay càng thêm nhiều rối ren trong đường lối nội trị lẫn ngoại giao. Vấn đề trước hết là phải nhìn lại lịch sử để có đánh giá xác thực, thấy sai lầm mà tránh lặp lại, để hình thành những tư tưởng và lực lượng tiên phong. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện cho mỗi người dân nhìn thấy con đường xuyên suốt của dân tộc, định hướng cho thế hệ trẻ đóng góp tích cực nhằm chấn hưng đất nước. Trong thời đại hội nhập, xã hội cần phát huy dân chủ và thượng tôn pháp luật, mỗi người cần được tôn trọng quyền công dân và quyền con người. Chúng ta cần có tầm nhìn rộng để thấy xu hướng thời đại, xác định đất nước đứng ở vị trí nào trên bản đồ thế giới.