Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sống Với Tâm Từ (Nguyễn Duy Nhiên)

Sống trong cuộc đời, chúng ta bao giờ cũng mong có một ngày sẽ biết thương mình sâu sắc hơn và gần gũi với người chung quanh hơn. Nhưng chúng ta hành động hoàn toàn ngược lại. Ta tự đóng kín mình, rất sợ sự thân mật, và mang mặc cảm ngăn cách, xa lìa với sự sống chung quanh. Chúng ta thèm khát tình thương nhưng cứ ôm chặt sự cô đơn. Chính cái ý tưởng sai lầm rằng mỗi chúng ta là một phần tử khác biệt, độc lập đã là nguồn gốc của nỗi đau này. Nhưng làm sao ta có thể giải thoát ra khỏi nó?

Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta. Hạnh phúc ấy sẽ tỏa chiếu và biểu hiện ra thế giới chung quanh. Ta sẽ khám phá rằng: sự sống của ta nối liền với mọi sự sống khác. Chúng ta sẽ tiếp xúc được với nguồn năng lượng lớn của hạnh phúc, vượt ra ngoài mọi ý niệm và ước định. Và sự giải thoát ấy sẽ giúp ta sống tự tại trong cuộc đời, không còn bị chi phối hoặc giam giữ bởi những giới hạn do chính ta đặt ra.

Đức Phật gọi con đường tâm linh đưa đến sự giải thoát này là “sự khai phóng con tim thương yêu.” Và Ngài đã chỉ cho chúng ta một phương pháp rất cụ thể, giúp ta đem con tim mình ra khỏi sự cô lập, nối liền với mọi sự sống khác. Con đường tu tập thực tiễn ấy vẫn có mặt với chúng ta hôm nay, giúp ta nuôi dưỡng và tăng trưởng những phẩm chất từ, bi, hỷ và xả trong lòng ta. Bốn phẩm chất ấy còn được gọi là Tứ vô lượng tâm, là những trạng thái tâm thức tốt đẹp và mạnh mẽ nhất mà ta có thể thực tập để chứng nghiệm được. Trong tiếng Pali, ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng để ghi chép kinh điển, bốn đặc tính ấy được gọi là brahma-vihara. Brahma có nghĩa là Phạm thiên. Vihara có nghĩa là nơi cư trú. Brahma-vihara được dịch là Phạm trú hay Thiên trú, tức là nơi cư ngụ của chư thiên. Khi thực hành phương pháp thiền tập này, chúng ta chọn từ (metta), bi (karuna), hỷ (mudita) và xả (upekkha) làm nơi cư trú của mình. Và bốn trạng thái ấy cũng là bốn trú xứ của hạnh phúc.

Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với pháp môn thiền tập Tứ vô lượng tâm này là vào năm 1971, khi tôi mới bước chân vào đạo Phật, tại Ấn Độ. Lúc ấy, tôi cùng với một số đông người Tây phương khác sang Đông phương học đạo. Ngày đó tôi còn rất trẻ. Nhưng ước vọng tìm được chân lý cuộc đời và nhận thức về những khổ đau đang mang nặng đã thúc đẩy tôi bước chân vào hành trình ấy.

Một chướng ngại mà chúng tôi gặp phải trong thời gian ấy là thay vì tìm được hạnh phúc, chúng tôi lại nhận lãnh thêm nhiều khổ đau hơn nữa! Chúng tôi phải đối diện với thời tiết hết sức nóng bức và những chứng bệnh vùng nhiệt đới. Tìm mua: Sống Với Tâm Từ TiKi Lazada Shopee

Bảy năm sau, một số chúng tôi đã cùng nhau thành lập trung tâm thiền tập Insight Meditation Society tại Barre, Massachusetts, Hoa Kỳ. Có lần, một chị bạn đã tu tập chung với tôi nhiều năm kể cho những vị bác sĩ làm việc tại một bệnh viện tư trong vùng về kinh nghiệm của chị khi sống ở Ấn Độ. Chị mô tả cái nóng kinh khiếp của mùa hè ở New Delhi, nhiệt độ có khi lên đến hơn 430C. Vào một mùa hè, khi cần xin gia hạn hộ chiếu, chị đã lội bộ ngoài đường từ văn phòng cơ quan này sang văn phòng cơ quan khác dưới cái nóng kinh người đó. Chị kể cho họ nghe rằng mùa hè năm đó chị yếu lắm, mới vừa hồi phục sau cơn bệnh viêm gan, kiết lỵ và sán lãi. Chị còn nhớ vị bác sĩ mở to mắt nhìn, hết sức kinh dị và nói: “Cô đã bị mắc bấy nhiêu chứng bệnh mà còn muốn xin gia hạn giấy tờ để ở lại lâu thêm! Cô muốn gì nữa, chờ mắc thêm bệnh cùi nữa mới thấy đủ hay sao!”

Nhìn bề ngoài thì chuyến đi của chúng tôi sang Ấn Độ dường như chỉ đầy những bệnh tật và khó khăn, một sự cố gắng dũng cảm hay rất ngu si! Nhưng mặc dù đã phải chịu đựng những khổ đau thể chất ấy, chị bạn tôi vẫn cảm thấy rất gắn bó với nó. Tôi biết rằng, chị đã có những kinh nghiệm rất kỳ diệu trong tâm. Thời gian ở Ấn Độ của chúng tôi hoàn toàn vượt ngoài những lề lối và tập quán xã hội giả tạo thông thường. Nó cho phép chúng tôi nhìn lại mình với một ánh mắt mới tinh. Nhờ thiền tập, đa số chúng tôi đã có thể tiếp xúc được với khả năng tốt lành đang sẵn có trong chính mình, và có một liên hệ mới với những người chung quanh. Tôi sẽ không bao giờ trao đổi kinh nghiệm ấy với bất cứ điều gì - không có tiền bạc, danh vọng, quyền lực hay sự vinh dự nào có thể đánh đổi được!

Năm đó, ngồi dưới cội bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng, nơi đức Phật đã từng thành đạo, tôi phát nguyện sẽ tinh tấn tu tập để tiếp nhận được món quà tình thương mà đức Phật tự ngài đã thành đạt và thể hiện. Tứ vô lượng tâm, hay Tứ thiên trú - từ, bi, hỷ và xả - là món quà tình thương ấy, và đó cũng là di sản mà đức Phật đã truyền lại cho chúng ta. Thực hành theo con đường ấy, chúng ta sẽ học phát triển những tâm thức thiện, hạnh phúc, và buông bỏ những tâm thức bất thiện, khổ đau.

Sự phân biệt giữa những tập quán thiện trong tâm - luôn đưa ta đến tình thương và sự tỉnh giác -với những tập quán bất thiện - luôn đưa ta đến khổ đau và sự ngăn cách - sẽ giúp ta đạt đến một trạng thái toàn hảo trên đường tu tập. Có lần đức Phật dạy:

“Hãy buông bỏ những gì bất thiện. Ai cũng có khả năng buông bỏ những điều bất thiện. Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con. Nếu sự buông bỏ những điều bất thiện sẽ đem lại sự nguy hại và khổ đau, ta đã không khuyên các con buông bỏ chúng. Nhưng vì việc ấy mang lại lợi lạc và hạnh phúc, cho nên ta mới nói: Hãy buông bỏ những điều bất thiện.

“Hãy phát triển những điều thiện. Ai cũng có khả năng phát triển những điều thiện. Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con. Nếu sự phát triển những điều thiện sẽ đem lại sự nguy hại và khổ đau, ta đã không khuyên các con. Nhưng vì việc ấy mang lại lợi lạc và hạnh phúc, cho nên ta mới nói: Hãy phát triển những điều thiện.”

Bạn biết không, khi ta buông bỏ những hành động bất thiện mang lại khổ đau, không phải vì ta sợ hãi hoặc ghét bỏ chúng. Ta cũng không tự trách mình vì đã để chúng phát khởi trong tâm. Ta không thể buông bỏ bằng cách xua đuổi hoặc chối bỏ với một tâm giận dữ. Ngược lại, ta chỉ có thể thật sự buông bỏ bằng tình thương mà thôi: Tình thương đối với chính mình và với người khác. Tình thương sẽ là một ngọn đèn soi sáng, giúp ta nhận diện được những gánh nặng và nhìn chúng tự rơi rụng.

Chúng ta không nên si mê mang vác trong ta những trạng thái tâm thức như là sân hận, sợ hãi và vướng mắc, vốn chỉ đem lại khổ đau cho ta và những người quanh ta. Chúng ta có thể trút bỏ chúng như buông bỏ một gánh nặng. Thật vậy, chúng ta mệt mỏi vì đi đâu cũng khuân vác theo mình một gánh nặng đầy những phản ứng bất thiện vì tập quán và thói quen. Bạn hãy nhìn lại, thật ra ta không cần những thứ ấy đâu, hãy buông bỏ chúng đi!

Phát triển điều thiện có nghĩa là tìm lại ngọn lửa thiêng của tình thương lúc nào cũng có mặt trong mỗi chúng ta. Trên con đường tu tập, ta cần biết sửa lại cách nhìn sai lầm của mình, cách nhìn sai lệch về tiềm năng của chính ta. Tiềm năng ấy không bị giới hạn, và ta sẽ dùng sự tu tập để biến nó thành hiện thực, kinh nghiệm thực tiễn trong từng giây phút. Phát triển điều thiện có nghĩa là ta sống đúng với khả năng chân thật của mình.

Thật ra tiềm năng ấy lúc nào cũng có mặt, cho dù trong quá khứ ta đã từng bị kẹt vào những ý niệm sai lầm về sự giới hạn của mình. Cũng như khi bước vào một căn phòng tối, ta mở đèn lên. Không cần biết căn phòng ấy đã bị tối bao lâu - một ngày, một tháng, một năm, hay một trăm ngàn năm cũng vậy - khi ta bật đèn lên căn phòng sẽ rực sáng ngay. Một khi ta tiếp xúc với khả năng thương yêu và hạnh phúc của mình - những điều thiện - là ta đang bật đèn lên. Thực tập Tứ vô lượng tâm, hay Tứ thiên trú, là một phương cách mở đèn lên và duy trì ánh sáng ấy. Đó là một tiến trình chuyển hóa tâm linh vô cùng kỳ diệu.

Sự chuyển hóa ấy bắt đầu bằng những bước chân trên con đường tu tập: đem lý thuyết ra để thực hành, mang lại cho chúng sự sống. Chúng ta cố gắng buông bỏ những điều bất thiện và nuôi dưỡng những điều thiện với niềm tin rằng ta có thể thành công. “Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con.” Hãy nhớ lời dạy ấy của đức Phật. Chúng ta đi trên con đường tu tập với ý thức rằng mỗi người trong chúng ta đều có khả năng thể hiện được tiềm năng thương yêu và hiểu biết của chính mình.

Con đường ấy bắt đầu bằng một nhận thức về sự hợp nhất giữa ta và người khác nhờ vào con tim rộng lượng, thái độ không gây tổn hại, cũng như lời nói chân chánh và hành động chân chánh. Dựa trên nền tảng đó, chúng ta sẽ thanh lọc tâm mình bằng năng lực thiền định. Và tuệ giác của ta cũng sẽ sâu sắc hơn khi ta hiểu được chân lý, cũng như khi ý thức được những khổ đau gây nên bởi sự ngăn cách. Ta sẽ có hạnh phúc khi biết rằng mọi sự sống đều có tương quan mật thiết với nhau. Hiểu thấu được tự tánh của mọi vật là một thành quả viên mãn trên con đường tu tập. Phương pháp tu tập thiền Tứ vô lượng tâm, hay Bốn trú xứ của hạnh phúc, vừa là phương tiện để đạt được tuệ giác ấy, vừa là sự hiển bày tự nhiên của chính nó.

Tôi bắt đầu tu tập theo con đường Tứ vô lượng tâm này vào năm 1985, tại Miến Điện. Dưới sự hướng dẫn của ngài Sayadaw U Pandita, một thiền sư thuộc truyền thống Nguyên thủy. Mỗi ngày của tôi đều hoàn toàn tận tụy cho việc thực tập duy trì và nuôi dưỡng tâm từ, bi, hỷ và xả. Đó là những ngày tháng thật nhiệm mầu! Thời gian tinh tấn tu tập ấy đã làm sáng tỏ và kiên cố những trạng thái hạnh phúc ấy trong tôi. Ngay cả sau khi khóa tu đã chấm dứt, tôi vẫn thấy rằng chúng không hề phai mờ đi, mà còn thật sự trở thành nơi an trú vững vàng. Thỉnh thoảng, có đôi lúc tôi đánh mất chúng, nhưng bản năng tự quay về luôn mang tôi trở lại an trú trong ngôi nhà hạnh phúc của từ, bi, hỷ, xả.

Trong quyển sách này, tôi xin được chia sẻ với các bạn những phương pháp thiền tập tôi đã có dịp tiếp xúc lần đầu tiên tại Ấn Độ, và sau đó đã được thực tập có hệ thống hơn tại Miến Điện. Từ ngày đầu tiên bước chân vào đạo Phật, những vị thầy của tôi, bằng cách riêng của mỗi người, đã chỉ cho tôi thấy được sự huyền diệu của tâm từ và khả năng rộng lớn vô cùng của nó. Quyển sách này ra đời như một sự cảm tạ rất lớn đối với các ngài. Những phương pháp thiền tập được trình bày ở đây được cung hiến với một lòng biết ơn sâu xa vì tôi đã có cơ hội học hỏi chúng, và mong rằng mọi người khác cũng sẽ tìm thấy được nhiều lợi lạc như tôi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm Từ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Với Tâm Từ PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nhạc Cổ Trong Rặng Thông (Osho)
Mục lục Giới thiệu 1. Kính trực giác thuần khiết 2. Ý nghĩa của chín chắn 3. Vầng hào quang của Phật Yakushi Tìm mua: Nhạc Cổ Trong Rặng Thông TiKi Lazada Shopee 4. Là ánh sáng lên bản thân mình 5. Bí mật tối thượng của kiếm thuật 6. Người mất trí và người sùng kính 7. Trạng thái đúng của tâm trí 8. Sống, chết và yêu 9. Con được tuỷ ta Giới thiệu Nhạc cổ này là gì vậy? Osho nói đó là âm thanh vô âm, âm thanh của bản thân sự tồn tại và nó đang bao quanh chúng ta vào mọi lúc nhưng chúng ta không nghe thấy nó mà thôi. Người bảo chúng ta rằng lắng nghe là tất cả những gì về thiền - lắng nghe cái đã có đấy rồi. Với giúp đỡ của năm câu chuyện thiền thực sự vĩ đại và những câu hỏi từ các đệ tử, Osho đi vào các chi tiết kĩ lưỡng về thiền là gì. Người giúp chúng ta xem xét lại cơ chế tâm trí của mình và cách hiểu nó, bởi vì không có hiểu biết này chúng ta có thể làm những điều vốn giúp cho tâm trí hoạt động theo mẫu hình cũ của nó. Và để nghe thấy nhạc cổ, tâm trí phải bị gạt sang một bên. Chương thứ nhất nêu ra giải thích sâu sắc về khác biệt trong các bán cầu não phải và trái của bộ óc chúng ta. Điều này được minh hoạ qua câu chuyện thiền về một thầy trộm mà điêu luyện tới từ khả năng của người ấy hoạt động qua bán cầu não phải, qua trực giác của người đó. Chương về sống, chết và yêu cho chúng ta chìa khoá của sống và yêu, cách chấp nhận sự chắc chắn của chết, và có giúp đỡ đáng yêu nào đó với việc thảnh thơi khi Osho nói về tính đơn giản của chứng ngộ. Tôi đã làm việc để tạo ra cuốn sách này và nhiều lần tôi nhìn vào từng trang và có cái gì đó tuyệt đối liên quan tới điều đã xảy ra ngày hôm đó, chẳng hạn như trong chương Osho nói về cách chúng ta tự gây ra vấn đề cho mình. Một câu đập mạnh vào tôi như một công án thiền là, “Bản ngã không phải là một thực thể - không phải là một vật - nó chỉ là căng thẳng mà thôi.” A ha! Điều đó là cho tôi nhẹ nhõm đi biết bao khi thấy thấm thía. Tất cả những năm qua tôi đã đi tìm bản ngã mình để loại bỏ nó, và tôi chỉ cần thảnh thơi thôi! Đơn giản thế. Trong nhiều ngày tôi đã bị cuốn hút theo các bức tranh trưng bầy của một swami người Nhật Bản, người đã ngồi vẽ trong vườn. Đây là Swami Prem Vasant và anh ấy đồng ý tạo ra các bức vẽ thực vật và cây cối để dùng trong cuốn sách này. Mỗi bức vẽ được thực hiện thật chi tiết và có vẻ sống động đến mức bạn đôi khi sẽ nghĩ đấy có thể là ảnh chụp thật. Osho mô tả sáng tạo như là phẩm chất chính làm cho thiền thành tối cao đối với mọi cách sống khác. Người nói về cách thức các hoạ sĩ thấy từng mọi lá trên cây đều khác nhau, duy nhất, cá nhân, và cách nhà thơ làm cho mỗi lời thành âm nhạc tinh tế của riêng nó. Osho đưa chúng ta vào thế giới của thiền nơi chúng ta được động viên, hay đúng hơn được cảm hứng, để trưởng thành hướng tới nhạy cảm hơn, sống động hơn, im lặng hơn, để cho chúng ta có thể nghe thấy nó - âm nhạc đó - nó đang ở đây. Suỵt! Ma Prem ShunyoDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhạc Cổ Trong Rặng Thông PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Cân Linh Hồn (André Maurois)
Tôi đã do dự rất lâu trước khi đặt bút viết lại câu chuyện này. Tôi biết chuyện sẽ khiến những ai từng thân thiết với tôi sẽ kinh ngạc, và sẽ khiến không chỉ một người khó chịu mà thôi... Một số sẽ hoài nghi thiện ý của tôi, số khác sẽ ngờ vực lương tri người viết. Chính tôi đây cũng sẽ có ý nghĩ như vậy nếu như tôi đã không ngẫu nhiên thành nhân chứng tình cờ và phản kháng những gì mà tôi sắp thuật lại. Tôi ý thức rõ sự phi lý rành rành của chúng tới mức tôi không hề kể lại chuyện đó cho những người thân thiết nhất của mình. Và nếu bây giờ tôi quyết tâm phá bỏ sự im lặng này thì lý do là tôi thấy mình không có quyền phó mặc cho vật duy nhất còn lại làm bằng chứng cho giấc mộng kỳ lạ ấy bị hủy hoại sau khi chính tôi lìa đời. Trước khi độc giả bác bỏ những lý thuyết của bác sĩ James như là điều hoàn toàn bất khả, tôi xin quý vị đừng quên một điều là tôi vốn tin mình có tâm tính cực kỳ cẩn thận. Như mọi người tôi cũng có nhiều điểm say mê và yếu kém; tôi vẫn luôn cố bảo toàn óc suy xét của mình. Trong khoa học, trong siêu hình học, trong chính trị, và ngay cả trong đời sống tình cảm, tôi luôn coi trọng việc đừng bao giờ nhầm lẫn mong muốn riêng tư với chứng cứ. Không phải lúc nào tôi cũng làm được điều đó, nhưng có lẽ tính thận trọng thường trực ấy sẽ giúp ích cho tôi bất cứ lúc nào tôi cần đến lòng tin của mọi người. Còn một lý lẽ nữa cũng ủng hộ tôi: những sự việc tôi phải thuật lại đúng là bất ngờ, nhưng bản chất của chúng thì không phải là không thể kiểm chứng. Một vài cuộc thí nghiệm đơn giản mà bất kỳ nhà vật lý, nhà sinh vật hay bác sĩ nào cũng có thể dễ dàng làm lại, sẽ cho thấy rằng các lý thuyết của James - dẫu bị coi là phi lý - cũng đều căn cứ vào quan sát thực tế. Tại sao tôi không tự mình làm tiếp những thí nghiệm này? Tại sao phải đợi khi mình đã chết rồi mới công bố chúng? Với tôi điều này không dễ giải thích. Yếu tố chính là thói nhút nhát, tôi nghĩ thế, cùng với bản tính ghét vướng bận với những chuyện rắc rối nào đó. Hoàn cảnh đã khiến tôi thành nhà văn, chứ không phải nhà khoa học. Tôi không có điều kiện tiến hành công việc ấy trong một bệnh viện hay phòng thí nghiệm. Tôi ngại tiếp xúc những người mà với họ tôi chỉ là kẻ ngoại đạo, với hy vọng có thể khiến họ quan tâm đến một hiện tượng, như tôi biết, sẽ mâu thuẫn với các quan niệm của họ. Tôi ân hận vì mình đã nhu nhược, và tôi sẽ vui mừng nếu như việc công bố hồi ký này lại khơi gợi cho những trí tuệ táo bạo một khao khát tiếp bước người bạn bất hạnh của tôi trong việc thăm dò một thế giới mới, vốn hiểu biết thu thập được từ đó biết đâu lại dẫn đến nhiều kết quả có tầm quan trọng lớn lao. Tìm mua: Người Cân Linh Hồn TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Cân Linh Hồn PDF của tác giả André Maurois nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngôn Ngữ Của Chúa (Francis S. Collins)
Contents NGÔN NGỮ CỦA CHÚA Lời giới thiệu Giới thiệu I. SỰ KHÁC BIỆT LỚN GIỮA KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO Tìm mua: Ngôn Ngữ Của Chúa TiKi Lazada Shopee 2. Cuộc chiến của những quan điểm II. NHỮNG CÂU HỎI LỚN LIÊN QUAN TỚI SỰ TỒN TẠI CỦA CON NGƯỜI 4. Sự sống trên hành tinh của những con vi trùng và loài người 5. Thành công trong việc giải mã cuốn sách chỉ dẫn của Chúa Những bài học về hệ gen người III. NIỀM TIN VÀO KHOA HỌC ĐỨC TIN VÀO CHÚA 7. Lựa chọn 1: Chủ nghĩa vô thần và Thuyết bất khả tri 8. Lựa chọn 2: Sáng tạo luận 9. Lựa chọn 3: Thiết kế Thông minh 10. Lựa chọn 4: BioLogos - Lời sinh sự sống 11. Những người đi tìm kiếm sự thực PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN Lời giới thiệu (Cho bản dịch tiếng Việt) Trong lịch sử loài người có những câu hỏi lớn luôn đặt ra như: Nguồn gốc của vũ trụ và loài người là gì? Vũ trụ được hình thành từ một Vụ nổ lớn (Big Bang) hay do bàn tay sắp đặt của một Đấng sáng tạo? Con người hình thành như thế nào? Đâu là yếu tố quyết định khiến con người trở thành tác phẩm hoàn thiện nhất, phát triển nhất trong trường sử tiến hóa của vật chất nói chung và thế giới sinh vật nói riêng? Qua nhiều thế kỷ, cả khoa học và tôn giáo đều tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi đó, và đây cũng là một trong những vấn đề lớn gây ra xung đột giữa hai quan niệm về thế giới. Cuộc xung đột kéo dài cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Cuối thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu lập bản đồ gen người. Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người - một trong những sự kiện lớn nhất mang tính đột phá trong lịch sử khoa học nhân loại từ trước tới nay - đã được công bố vào tháng 6 năm 2000. Việc công bố bản đồ bộ gen người mở đường cho các nhà khoa học bắt tay vào tìm hiểu rất nhiều bí ẩn về nguồn gốc sự sống và về chính bản thân con người. Sau khi hoàn tất thành công dự án nghiên cứu này, Tiến sỹ Francis S. Collins, Giám đốc Dự án Giải mã Gen người, đã viết tác phẩm The Language of God (Ngôn ngữ của Chúa). Trong tác phẩm này, Francis S. Collins đã giải thích thông qua những trải nghiệm bản thân rằng đức tin và khoa học có thể đồng thời cùng tồn tại, thống nhất với nhau và bổ sung cho nhau. Cuốn sách lập luận rằng, đức tin vào một Đức Chúa vượt ngoài giới hạn không gian và thời gian nên cùng tồn tại với các học thuyết khoa học về thế giới bao gồm cả thuyết tiến hóa. Ông lý giải và đưa ra giải pháp để thống nhất khoa học và tôn giáo trong việc giải thích nguồn gốc loài người và cho rằng mã gen ADN chính là “cuốn sách chỉ dẫn của Chúa”. Nhận thấy vị trí và tầm vóc của tác phẩm này, Alpha Books đã lựa chọn dịch và xuất bản ở Việt Nam. Là một tác phẩm về chủ đề rất khó, đề cập đến nhiều khái niệm khoa học và tôn giáo của một học giả hàng đầu thế giới, nên Ngôn ngữ của Chúa hẳn là tác phẩm không dễ dịch và không dễ đọc, nhưng cũng rất cuốn hút, mang lại nhiều tri thức, quan điểm mới mẻ. Xin trân trọng giới thiệu với độc giả và mong nhận được những đóng góp, phê bình. NGUYỄN CẢNH BÌNHĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngôn Ngữ Của Chúa PDF của tác giả Francis S. Collins nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngôn Ngữ Của Chúa (Francis S. Collins)
Contents NGÔN NGỮ CỦA CHÚA Lời giới thiệu Giới thiệu I. SỰ KHÁC BIỆT LỚN GIỮA KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO Tìm mua: Ngôn Ngữ Của Chúa TiKi Lazada Shopee 2. Cuộc chiến của những quan điểm II. NHỮNG CÂU HỎI LỚN LIÊN QUAN TỚI SỰ TỒN TẠI CỦA CON NGƯỜI 4. Sự sống trên hành tinh của những con vi trùng và loài người 5. Thành công trong việc giải mã cuốn sách chỉ dẫn của Chúa Những bài học về hệ gen người III. NIỀM TIN VÀO KHOA HỌC ĐỨC TIN VÀO CHÚA 7. Lựa chọn 1: Chủ nghĩa vô thần và Thuyết bất khả tri 8. Lựa chọn 2: Sáng tạo luận 9. Lựa chọn 3: Thiết kế Thông minh 10. Lựa chọn 4: BioLogos - Lời sinh sự sống 11. Những người đi tìm kiếm sự thực PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN Lời giới thiệu (Cho bản dịch tiếng Việt) Trong lịch sử loài người có những câu hỏi lớn luôn đặt ra như: Nguồn gốc của vũ trụ và loài người là gì? Vũ trụ được hình thành từ một Vụ nổ lớn (Big Bang) hay do bàn tay sắp đặt của một Đấng sáng tạo? Con người hình thành như thế nào? Đâu là yếu tố quyết định khiến con người trở thành tác phẩm hoàn thiện nhất, phát triển nhất trong trường sử tiến hóa của vật chất nói chung và thế giới sinh vật nói riêng? Qua nhiều thế kỷ, cả khoa học và tôn giáo đều tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi đó, và đây cũng là một trong những vấn đề lớn gây ra xung đột giữa hai quan niệm về thế giới. Cuộc xung đột kéo dài cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Cuối thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu lập bản đồ gen người. Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người - một trong những sự kiện lớn nhất mang tính đột phá trong lịch sử khoa học nhân loại từ trước tới nay - đã được công bố vào tháng 6 năm 2000. Việc công bố bản đồ bộ gen người mở đường cho các nhà khoa học bắt tay vào tìm hiểu rất nhiều bí ẩn về nguồn gốc sự sống và về chính bản thân con người. Sau khi hoàn tất thành công dự án nghiên cứu này, Tiến sỹ Francis S. Collins, Giám đốc Dự án Giải mã Gen người, đã viết tác phẩm The Language of God (Ngôn ngữ của Chúa). Trong tác phẩm này, Francis S. Collins đã giải thích thông qua những trải nghiệm bản thân rằng đức tin và khoa học có thể đồng thời cùng tồn tại, thống nhất với nhau và bổ sung cho nhau. Cuốn sách lập luận rằng, đức tin vào một Đức Chúa vượt ngoài giới hạn không gian và thời gian nên cùng tồn tại với các học thuyết khoa học về thế giới bao gồm cả thuyết tiến hóa. Ông lý giải và đưa ra giải pháp để thống nhất khoa học và tôn giáo trong việc giải thích nguồn gốc loài người và cho rằng mã gen ADN chính là “cuốn sách chỉ dẫn của Chúa”. Nhận thấy vị trí và tầm vóc của tác phẩm này, Alpha Books đã lựa chọn dịch và xuất bản ở Việt Nam. Là một tác phẩm về chủ đề rất khó, đề cập đến nhiều khái niệm khoa học và tôn giáo của một học giả hàng đầu thế giới, nên Ngôn ngữ của Chúa hẳn là tác phẩm không dễ dịch và không dễ đọc, nhưng cũng rất cuốn hút, mang lại nhiều tri thức, quan điểm mới mẻ. Xin trân trọng giới thiệu với độc giả và mong nhận được những đóng góp, phê bình. NGUYỄN CẢNH BÌNHĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngôn Ngữ Của Chúa PDF của tác giả Francis S. Collins nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.