Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Thiên Lý (Nguyễn Hiến Lê)

Tôi dùng hồi kí của tôi với những tài liệu về cuộc tìm vàng ở miền Tây nước Mĩ giữa thế kỉ trước để tạo ra nhân vật Lê Kim (quê ở Phú Thọ Bắc Việt), người đầu tiên trôi nổi qua Mĩ, theo một đoàn đi tìm vàng, trải nhiều gian nan; và khi tìm được rồi thì chán, trở về Nam Việt lập gia đình, khai hoang và giúp Thiên Hộ Dương “Bình Tây sát tả” trong Đồng Tháp Mười.

Ý nghĩa chuyện đó ở trong đoạn cuối, lời tôi nói với một người chắt của cụ Lê Kim ở Gia Định vào khoảng 1950:

“Cụ Lê Kim có phải là người Việt đầu tiên qua Mĩ không, điểm đó không quan trọng gì đối với chính sự. Vậy mà tìm ra được đủ chứng cứ và ít nhiều chi tiết, bác (tức người kể chuyện) đã phải bỏ ra… tới nay là non bốn chục năm đấy, và phải nhờ vài sự ngẫu nhiên lạ lùng với mấy người giúp sức nữa.

Trong khi tìm tôi có những lúc cũng chán nản mà cũng có những lúc phấn khởi say mê, tìm ra được rồi rất mừng, nhưng chỉ được một lúc… cũng như cụ Lê Kim mạo hiểm đi hết con đường Thiên lý, tới miền có mỏ vàng thì chán nản, trở về nước khai hoang, kháng chiến. Vàng là cái mà cụ coi thường nhất - danh vọng cũng vậy - cụ chỉ muốn tìm ý nghĩa cho cuộc sống “và sự say mê trong hành động”.

Truyện đó tôi đặt cho nhan đề: “Con đường thiên lí” vì hồi trẻ tôi muốn viết một tập Du kí từ Nam ra Bắc mang nhan đề đó, mà không có cơ hội thực hiện được. Tìm mua: Con Đường Thiên Lý TiKi Lazada Shopee

Tôi viết xong năm 1972, định dăm năm sau sẽ giao cho nhà Lá Bối xuất bản. Ông giám đốc nhà Lá Bối và vài người nữa khen truyện rất hấp dẫn. Chưa kịp xuất bản thì miền Nam được giải phóng. Truyện dài khoảng 250 trang, ghi được một số hồi kí của tôi, như cảnh ngã ba Bạch Hạc, cảnh đền Hùng, tình hình hồi đầu thời kháng Pháp ở thôn quê miền Nam…

Từ hai chục năm nay có phong trào đua nhau học tư. Mới bãi trường được nửa tháng, cha mẹ nghèo tới mấy cũng rán kiếm tiền cho con đi học tư, thúc chúng đi học tư, dù chúng dư sức lên lớp, cơ hồ ngại rằng chúng nghỉ ở nhà lâu quá thì lêu lỏng. Cho nên tuy nghỉ hè ba tháng mà sự thực học sinh chỉ được nghỉ có một tháng. Mà ngay trong tháng đó, họ cũng chỉ không tới trường thôi chứ đâu được thoát ra khỏi không khí náo nhiệt của thành phố, đâu được tiếp xúc với thiên nhiên, với đồng ruộng, cây cỏ mây nước, nông dân, óc họ đâu được nghỉ ngơi. Họ đi coi xi nê, thụt bi da, hợp nhau tán gẫu, hoặc ca những bản giật gân, hút “ba số” Sa lem, uống la-ve, và lắm lúc chắc họ thấy cuồng cẳng, rủ nhau từng đoàn chờ nhau, phóng Honda như bay trên các con đường rộng thành phố và không ngày nào không xảy ra những tai nạn Honda. Đôi khi học cũng lên Đà Lạt, ra Vũng Tàu, nhất là Vũng Tàu ngày nay không còn là thành phố Việt Nam nữa, càng không phải là thiên nhiên: cũng vẫn lối sống hỗn độn, huyên náo, xô bồ, có phần còn hơn Sài Gòn, thành thử có rừng núi đấy mà họ không nghe thấy tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách, có trời biển đấy mà họ không được hưởng cái thú nhìn mây trôi và sóng nhấp nhô vì trí óc họ có lúc nào được tĩnh đâu, thần kinh họ có lúc nào được dịu đâu. Thực tình tôi thương cho họ, tuổi xuân là tuổi đẹp nhất trong đời mà phải sống trong cái không khí chiến tranh, bom đạn, máy móc, máy thâu thanh, máy tivi… thì làm sao tâm hồn hồn họ không cằn cỗi được, làm sao họ còn cảm được cái đẹp hồn nhiên, cái hạnh phúc bình dị? Làm sao sức khỏe họ chẳng mau suy, lòng họ chẳng chua chát, phẫn uất?

Hồi xưa chúng tôi không có nhiều tiện nghi như họ bây giờ, ngay cả những vật cần thiết như chiếc đồng hồ, cây viết máy, chiếc xe đạp, cũng không có nữa, nhưng chúng tôi sướng hơn họ nhiều. Chúng tôi được nghỉ trọn ba tháng hè, vì không ai đi học tư, dù phải thi lại thì cũng về nhà tự ôn lấy bài chứ không có trường dạy tư hoặc không có tiền để học tư. Vì nghỉ lâu, phải xa cách nhau lâu, nên một tuần lễ trước ngày bãi trường, chúng tôi có một tâm trạng nửa vui nửa buồn: vui vì khỏi phải học bài, sắp được về thăm quê, buồn vì sắp phải xa bạn xa thầy. Suốt chín tháng, mải lo học, ít ai có dịp tâm sự; lúc này vài ba bạn thân mới rủ nhau những ngày nghỉ, hoặc những giờ “etude”[1] nghĩa là những giờ không có “cua”[2], tản bộ trong vườn Bách Thảo, hoặc trên đường Cổ Ngư, ngồi dưới bóng hoàng lan, hoặc dưới gốc đa kể lể chuyện nhà hoặc chuyện riêng của nhau, chí hướng cùng ước vọng sau này của nhau. Hầu hết là nghèo, trong túi chỉ có dăm xu hay nhiều lắm là một hào, nhiều khi túi rỗng nữa, cho nên có cao hứng lắm mới mời bạn ăn một cái bánh nhợm, uống một chén nước trà tươi ở một quán lá trên đê Yên Phụ; nhưng tuổi trẻ mà tin ở khả năng, ở tương lai của mình, thì cảnh nghèo là một sự kích thích, càng nung chí ta thêm,và khi gặp được một bạn cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng thì thật không gì vui bằng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên Lý

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Thiên Lý PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phương Pháp Giáo Dục Dành Cho Trẻ Nhút Nhát (Tiểu Mạch)
LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe thấy các bậc phụ huynh phàn nàn: “Con tôi rất nhút nhát, hay xấu hổ, ít nói, khách đến nhà là chạy đi mất”; “Con tôi nhát lắm, làm việc gì cũng rụt rè, yếu đuối”; “Con tôi rất sợ khó khăn, chưa thử làm đã bỏ cuộc rồi”; “Con tôi gặp phải chuyện nhỏ đã lúng túng, không biết làm thế nào, chỉ khóc là giỏi thôi”; “Con tôi lúc nào cũng lủi thủi một mình, tôi lo lắm…”. Những vấn đề như vậy khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, những tình trạng này đều liên quan đến tính cách nhút nhát của trẻ. Vì nhút nhát, các em không dám phát biểu ý kiến nơi đông người; khi gặp người lạ hoặc ở một môi trường xa lạ, các em thường tỏ ra xấu hổ, ngại ngùng, lo lắng, không thể giao tiếp với mọi người một cách thoải mái, cởi mở; trong cuộc sống và học tập, các em luôn thiếu tính chủ động, thiếu sự tự tin, nên đã để lỡ nhiều cơ hội và thành công vốn thuộc về mình. Vì vậy, nhút nhát là hòn đá cản đường trưởng thành và thành công của trẻ. Tìm mua: Phương Pháp Giáo Dục Dành Cho Trẻ Nhút Nhát TiKi Lazada Shopee Vậy tại sao trẻ lại có tính cách nhút nhát? Làm thế nào để giúp trẻ nhút nhát, yếu đuối trở nên dũng cảm và đạt được thành công trong xã hội là vấn đề được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Chuyên gia tâm lí phân tích đã chỉ ra rằng, trẻ nhút nhát, ngoài ảnh hưởng bởi khả năng thiên bẩm, cách giáo dục của gia đình cũng là nguyên nhân quan trọng. Hiện nay, đa số mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con, bởi vậy trẻ thiếu sự giao tiếp với những đứa trẻ khác; mặt khác, cha mẹ lại quá nuông chiều, khiến trẻ khó thích nghi với hoàn cảnh, khi đối diện với người không quen hoặc môi trường lạ, trẻ dễ xuất hiện tâm lí sợ hãi. Ngoài ra, có nhiều bậc cha mẹ quá nghiêm khắc, khiến trẻ cả ngày sống trong cảm giác sợ hãi, không dám thử việc mới, dần dần trở thành nhút nhát. Trẻ nhút nhát, có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện về thể chất và tâm hồn. Vì thế, cha mẹ cần coi trọng và quan tâm đến vấn đề này. Chỉ khi nào cha mẹ nắm bắt được phương pháp giáo dục khoa học và thích hợp, kiên trì hướng dẫn thì trẻ mới trở nên dũng cảm, tự tin và hoạt bát. Đối với trẻ nhút nhát, cha mẹ không được nôn nóng, sốt ruột; không nên trách móc trẻ, hoặc hi vọng một cách ảo tưởng rằng một ngày nào đó chúng sẽ trở nên dũng cảm, hoạt bát, nhanh nhẹn. Cha mẹ cần biết phát hiện ưu điểm của trẻ, tích cực động viên và cổ vũ để trẻ dần dần mạnh dạn hơn. Đối với trẻ, môi trường gia đình vô cùng quan trọng. Một gia đình bình đẳng, hiểu biết, ấm áp sẽ giúp cho trẻ tràn đầy tự tin và dũng cảm khắc phục được tính nhút nhát. Vì thế, cha mẹ không nên lạm dụng quyền uy với trẻ, càng không nên nói những lời gây tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ. Ngoài ra, giao tiếp với mọi người có thể bồi dưỡng thêm sự mạnh dạn cho trẻ. Vì thế, cha mẹ cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, để trẻ giao lưu với nhiều bạn. Trong quá trình giao tiếp đó, trẻ sẽ dần có sự tự tin, tăng khả năng nói chuyện và khắc phục tâm lí nhút nhát. Để giúp các bậc cha mẹ có phương pháp giáo dục hiệu quả và có lí luận khoa học, xuất phát từ tình hình thực tế giáo dục ở các gia đình, kết hợp các kinh nghiệm của các bậc cha mẹ dạy dỗ con cái thành công và tư tưởng giáo dục của các chuyên gia nước ngoài, cuốn sách trình bày chi tiết từ việc thay đổi thái độ giáo dục của cha mẹ, nâng cao sự tự tin, tăng khả năng giao tiếp, làm phong phú kinh nghiệm sống, rèn luyện ý chí kiên cường cho trẻ và còn giúp cha mẹ có những gợi ý sâu sắc trong việc dạy dỗ con cái. Cuốn sách sử dụng các ví dụ điển hình, trình bày lí luận sâu sắc, dễ hiểu, phương pháp đơn giản, có tính ứng dụng thực tế cao. Cuốn sách giúp cha mẹ có phương pháp dạy con mạnh mẽ hơn, dũng cảm đối diện với cuộc sống hàng ngày, dũng cảm giao tiếp, làm quen với mọi người, đối mặt với khó khăn, đối diện với hành vi của mình và phát triển lành mạnh. Hi vọng rằng mỗi bậc cha mẹ đều tìm được trong cuốn sách đáp án mà mình mong muốn, có cách dạy con đúng đắn, giúp trẻ trở thành người ưu tú, dũng cảm, tự tin và tích cực.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phương Pháp Giáo Dục Dành Cho Trẻ Nhút Nhát PDF của tác giả Tiểu Mạch nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Đức Dạy Con Trên Bàn Ăn (Annette Kast-Zahn)
LỜI NÓI ĐẦU ĐÂY KHÔNG PHẢI SÁCH DẠY NẤU ĂN, MÀ LÀ MỘT CUỐN SÁCH VỀ DINH DƯỠNG. Sẽ không có bất cứ công thức nào được đưa ra trong cuốn sách này, nhưng bạn sẽ tìm thấy tất cả những điều cần thiết giúp trẻ ăn uống đúng cách ngay từ lúc lọt lòng. Những kết quả nghiên cứu và kiến thức mới về dinh dưỡng đều được đưa vào ấn bản này. Cuốn sách không chỉ đề cập đến việc con bạn ăn gì, mà điều quan trọng không kém chính là việc cha mẹ và con cái sẽ cùng nhau thực hiện việc đó như thế nào. Bạn sẽ hiểu được tại sao trong rất nhiều gia đình việc ăn uống lại trở thành áp lực. Điều đó sẽ không xảy ra nếu mỗi thành viên nắm được và duy trì các quy tắc đơn giản về việc ăn uống đúng cách. Tất cả mọi thứ đều xoay quanh các quy tắc này. Đó không phải là các quy tắc ngẫu nhiên, mà là những quy tắc khoa học. Càng tìm hiểu sâu về các quy tắc này, bạn sẽ càng thấy chúng lôgíc hơn. Ngoài ra cuốn sách còn có rất nhiều ví dụ sống động cũng như các lời khuyên được đề cập nhằm giúp bạn vận dụng các quy tắc trên phù hợp với độ tuổi của con cái mình. Tìm mua: Người Đức Dạy Con Trên Bàn Ăn TiKi Lazada Shopee Sau lần xuất bản đầu tiên, cuốn sách đã có thêm một số kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng. Ví dụ như ngày nay chúng ta đã biết thêm về các loại thực phẩm tốt cho trẻ, cũng như việc lựa chọn thức ăn sao cho phù hợp với túi tiền. Những kiến thức mới đó được chúng tôi đưa vào ấn bản lần này. Ngoài ra, cuốn sách này còn có một diện mạo mới, giúp bạn có thêm nhiều niềm vui trong khi đọc. Xin chúc các bạn thành công với những quy tắc của chúng tôi và có được nhiều niềm vui trong mỗi bữa ăn cùng gia đình! Annette Kast - Zahn và Hartmut MorgenrothĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Đức Dạy Con Trên Bàn Ăn PDF của tác giả Annette Kast-Zahn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Đức Dạy Con Học Các Quy Tắc (Annette Kast-Zahn)
Lời cảm ơn TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth - người đã tích cực đồng hành và giúp đỡ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp chuyên môn của mình. Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị cho cuộc khảo sát được đề cập đến trong Chương 1 và đã tiến hành nghiên cứu này trong phòng khám nhi của ông. Là một bác sỹ nhi khoa, hàng ngày ông tiếp xúc và tư vấn cho rất nhiều bậc cha mẹ và con cái của họ về những vấn đề thường nhật. Chỉ khi làm việc với ông, tôi mới có thể nắm bắt được những vấn đề mà các bậc phụ huynh thực sự quan tâm và kiểm chứng được những lời khuyên cũng như phương pháp nào thực sự có ích đối với họ. Giới thiệu PHÒNG CHỜ TẠI PHÒNG KHÁM của tôi chật ních người do đang có dịch cúm. Tôi bớt lo lắng hơn khi quá trình kiểm tra sức khỏe của bé Nina - 4 tuổi - không diễn ra quá lâu. Khi tôi chuẩn bị chào tạm biệt, mẹ của Nina nói: “Thưa bác sĩ, còn một chuyện nữa. Nina rất căng thẳng. Cháu nó cư xử chẳng ra sao cả. Tôi nên làm gì bây giờ?” Tìm mua: Người Đức Dạy Con Học Các Quy Tắc TiKi Lazada Shopee Nếu là trước đây, có thể tôi sẽ thầm thở dài và nghĩ rằng: “Đúng lúc thật! Bệnh nhân đang đứng xếp hàng dài ngoài kia chờ khám bệnh. Tôi có nên phí thời gian giải thích cho bà ấy thế nào là “giờ nghỉ” không đây? Mọi người sẽ phải chờ thêm mười phút nữa. Hay là bảo bà ấy đến cơ sở tư vấn về nuôi dạy trẻ? Tôi biết rằng những ông bố bà mẹ ở đó cũng phải đợi cả nửa năm mới có được một cuộc hẹn.” Tôi thấy thật nhẹ nhõm khi nhận được cuốn sách này. Giờ tôi có thể tự tin nói rằng: “Hãy thử tìm đọc về vấn đề của quý vị theo các chương trong cuốn sách này. Chắc chắn nó sẽ giúp được quý vị.” Tôi đã đưa ra những lời khuyên thực tiễn từ cuốn sách này và kết quả thường rất khả quan. TS. Hartmut MorgenrothĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Đức Dạy Con Học Các Quy Tắc PDF của tác giả Annette Kast-Zahn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Túi Yêu Thương (Gail Reichlin)
Cuốn sách này ủng hộ việc các bậc phụ huynh nghiêm khắc dạy bảo, uốn nắn sửa sai khi trẻ mắc lỗi, nhưng đồng thời cũng đề cao thái độ tôn trọng cả cha mẹ và trẻ nhỏ. Cuốn sách khuyến khích bạn không chỉ nghĩ về những gì bạn nên nói, mà cả cách bạn nói điều đó ra như thế nào. Cách mà chúng ta giao tiếp với con trẻ có thể khích lệ con hợp tác hơn, giúp gắn kết các thành viên gia đình, và để chúng ta có thêm những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Túi Yêu Thương PDF của tác giả Gail Reichlin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.