Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tự Truyện Của Một Yogi (Paramahansa Yogananda)

Xuất bản lần đầu năm 1946, gần bảy mươi năm qua, Tự truyện của một yogi đã cuốn hút hàng triệu độc giả khắp nơi trên thế giới. Được đánh giá là một trong 100 cuốn sách tâm linh hay nhất thế kỷ 20, câu chuyện về cuộc đời đặc biệt của Paramahansan Yogananda đưa độc giả vào một hành trình khám phá khó quên thế giới của các thánh và yogi, khoa học và phép màu, cái chết và sự phục sinh.

Với một trí tuệ uyên thâm và sự hóm hỉnh đáng mến, thầy đã soi tỏ những bí ẩn thâm sâu của đời người và của vũ trụ - mở rộng con tim và khối óc cho niềm vui, cái đẹp và những khả năng tinh thần vô hạn vốn tồn tại trong mỗi con người. Qua cuốn sách và chính cuộc đời hành đạo của mình, Paramahansan Yogananda, cũng như Gandhi, đã đưa tâm linh vào xu thế chủ đạo của xã hội.

Nhận định

“Dù tôn giáo, tín ngưỡng của bạn là gì thì bạn cũng sẽ thấy Tự truyện của một yogi là một sự khẳng định đáng mừng về sức mạnh của tâm hồn người.” - West Coast Review of Books

“Cuốn sách của Yogananda là tự truyện của linh hồn hơn là thể xác… Cuốn sách là một nghiên cứu hấp dẫn và được chú giải rõ ràng về một lối sống đạo hạnh, được mô tả trung thực theo phong cách gây xúc động của Á Đông.”- Newsweek Tìm mua: Tự Truyện Của Một Yogi TiKi Lazada Shopee

“Yogananda đã trình bày tường tận cái gọi là các giáo lý bí truyền Đông phương với sự chân thật vô cùng và khiếu hài hước xuất sắc. Cuốn sách của ngài thật đáng đọc vì là câu chuyện về một cuộc đời ngập trong hành trình tâmlinh.”- United Press

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Của Một Yogi PDF của tác giả Paramahansa Yogananda nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đời Người Giải Thoát - Nguyễn Kim Muôn (NXB Đức Lưu Phương 1935)
"Long Vân Tự" gia định, sư Nguyễn Kim Muôn cúi thưa: Vì có nhiều người hỏi và viết thư lại rằng tại sao tôi đã gây nên một trận bút chiến, mà không thấy tôi trả lời trên mặt báo, thì tôi cúi xin thưa: Tuy tôi không trả lời trên mặt báo, chớ tôi hằng giữ trọn cuộc bút chiến luôn luôn, dầu bút chiến tới già, tôi cũng xin sẵn lòng hầu đáp, nghĩa là tôi cố ý muốn mời cả thảy tôn giáo, lúc này mình cũng nên đem cái giáo lý của mình trải ra trên mặt báo cho bá tánh tường lãm, được sau khi kết cuộc, nhơn sanh có thể lựa lấy một cái mà tu thân vậy mới biết cái nào thật giả, vì đạo thì có một. Đời Người Giải ThoátNXB Đức Lưu Phương 1935Nguyễn Kim Muôn22 TrangFile PDF-SCAN
Gốc Đạo Phật Là Từ Bi Bác Ái (NXB Bảo Tồn 1933) - Giai Minh (Nguyễn Kim Muôn)
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật. Gốc Đạo Phật Là Từ Bi Bác ÁiNXB Bảo Tồn 1933Giai Minh (Nguyễn Kim Muôn)52 TrangFile PDF-SCAN
Hiếu Đễ Liêm Tiết (Kinh Khuyến Thiện) - Đinh Công Chánh (NXB An Hà 1931)
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời. Hiếu Để Liêm Tiết-Khuyến Thiện KinhNXB An Hà 1931Đinh Công Chánh83 TrangFile PDF-SCAN
Thiên Cơ Trực Chỉ - Nguyễn Kim Muôn (NXB Đức Lưu Phương 1930)
Sau khi Bần Tăng ra Thất Bá Nhựt, ở trong thạch động mà tưởng gẩm lại cả các thứ KINH SÁCH, thì thấy có hai cuốn nói cái Lý Đạo rất rộng rải, là quyển: Huệ Cảnh Tây Phương và Tịnh Độ Vô Vi. Nhưng những lời đặc để tuy là đả diễn rồi ra Quốc Văn mà rất cao sâu, còn ẫn lắm đều huyền bí mà mắc người thường khó tri nỗi. Nếu để vậy, chẵng là mất cả giá trị của 2 quyển sách quí báu lắm ru. Thiên Cơ Trực ChỉNXB Đức Lưu Phương 1930Giai Minh68 TrangFile PDF-SCAN