Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Lành Bệnh (H. K. Challoner)

Trong phần kế đây chúng ta sẽ chỉ xem xét một vài cách trị bệnh của những người có khả năng cảm nhận khác thường, cho phép họ thấy hay cảm được triệu chứng mà phương pháp y khoa thông thường không khám phá ra được, hay những ai trị bệnh bằng từ điện và ai tin rằng họ được người đã khuất, người vô hình chỉ dẫn. Hai hình thức sau được gọi là trị bệnh tâm linh, và thường được thực hiện qua một người trung gian (người đồng - medium), hoặc mê hoặc tỉnh lúc trị bệnh. Hiển nhiên lối chữa trị ấy có hiệu quả hay không phải tùy thuộc phần lớn vào cái nhìn, sự hiểu biết và sáng suốt của người trị bệnh như lối trị bệnh thông thường, mà thêm vào đó nó cũng tùy thuộc vào mức nhậy cảm và tư cách của người trung gian.

Ngoài ra một điều phải luôn luôn kể tới là cho dù người trị bệnh vô hình theo lối này có lòng tận tụy, xả kỷ và hăng hái giúp bệnh nhân thế mấy, trừ phi họ có hiểu biết về kiến thức y khoa thông thường và được huấn luyện, họ cũng sẽ có thể phạm lỗi lầm nghiêm trọng trong việc chẩn bệnh và áp dụng phương pháp như một y sĩ không lành nghề ở cõi trần. Bởi không phải hễ bạn qua đời, bước vào cảnh giới khác, là tự động bạn có được hiểu biết và khả năng mà bạn không có trong lúc còn trong xác thân dưới cõi trần, và đây là điểm thường ít được lưu ý.

Chuyện đáng tiếc là nhiều người đồng cốt do lòng nhiệt tâm muốn giúp đỡ thường cho những thực thể vào tự xưng là 'người trị bệnh' sử dụng họ. Nhưng trừ phi người trung gian có được thông nhãn (clairvoyance), được huấn luyện về tâm lý học, có hiểu biết đôi chút về triết học tức có khả năng trí tuệ để xét đoán, việc rõ ràng là họ không có phương tiện để kiểm chứng tư cách của thực thể sử dụng họ. Ta không thể tin tưởng rằng tất cả những người hướng dẫn vô hình nào nói rằng họ đến từ cõi cao là đúng như vậy. Nơi đó có thể cao so với cõi trần nhưng cũng chỉ là những cảnh thấp của cõi tình cảm, thế nên sự lầm tưởng ấy có thể gây nguy hại cho bệnh nhân.

Có nhiều trường hợp bệnh nhân lành bệnh khi được chữa hết triệu chứng bệnh theo phương pháp tâm linh, nhưng như ta sẽ thấy về sau là có những yếu tố sâu xa can dự vào bất cứ việc thực sự lành bệnh, và lành bệnh lâu dài nào. Chữa bệnh bằng nhân điện (tức prana, xin đọc bài Điểm Sách số 42) có tính cách khác tuy nó cũng được truyền qua một người trung gian, và nhiều lối chữa bệnh tâm linh có thể được xem là chữa bằng nhân điện. Rất thường khi người chữa bệnh nhận được một dạng năng lực đặc biệt nào đó và chuyển qua cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp sự kích thích của sinh lực hay prana cho ra kết quả thật kỳ diệu, nhưng sự hữu hiệu thực sự của việc làm sinh động trở lại sức sống của tế bào lại cũng tùy thuộc vào hiểu biết riêng của người trị bệnh, mức kiểm soát lực mà họ sử dụng cộng với khả năng cảm nhận được nhu cầu thực sự của bệnh nhân để hướng dẫn và điều hòa lực tuôn cho thích hợp. Trừ phi họ có khả năng làm vậy, những phương pháp trị bệnh vừa nói có thể tỏ ra nguy hiểm, vì rõ ràng là việc tuôn một dòng lực mạnh mẽ về cả mặt hủy diệt hay sáng tạo tùy theo nhịp truyền lực vào một bướu hay chỗ loét, có thể kích thích chính bệnh mà họ muốn loại trừ.

Lại còn ảnh hưởng tâm lý cần được xét tới. Phần lớn người bệnh ở trong tình trạng xuống tinh thần, tiêu cực và sợ hãi khi tới gặp người chữa bệnh. Một năng lực quá liều có thể vào phút đó khiến họ cho là khỏi bệnh và làm họ thấy hân hoan quá mức, nhưng trừ phi lực ấy được phân phối một cách khôn ngoan, phản ứng thất vọng xẩy ra về sau sẽ lại mạnh thêm và tình trạng chung vì vậy bị ảnh hưởng. Việc chữa bệnh theo phương pháp dùng sinh lực prana, dựa trên sự kiện là cơ thể có những phần tương ứng bằng vật chất thanh nhẹ, mà không một dụng cụ thông thường nào có thể ghi nhận được sự hiện diện của chúng. Thể sinh lực (thể phách) tác động như là trung gian truyền và phân phối sinh lực, thế nên nếu có rối loạn ngay bên trong thể này khiến cho một số đường lực không đi tới được phần thể xác đối ứng thì cơ thể không nhận được lượng sinh lực mà nó cần, với kết quả là người ta kiệt lực hay mắc bệnh. Tìm mua: Con Đường Lành Bệnh TiKi Lazada Shopee

Trong trường hợp này người trị bệnh có thông nhãn sẽ tìm cách chữa lại những đường lực nào bị phân tán, bị vỡ, và hướng chúng trở lại vào những trung tâm nào trong cơ thể không được sinh lực nuôi dưỡng đúng cách. Đôi khi việc này được thực hiện bằng cách xoa bóp thể sinh lực ngay bên trên phần bị đau, và là phương pháp giải quyết ngầm chứng bệnh theo cách thức người đời chưa nhìn nhận, về cái nguồn có thể có của sự xáo trộn (xin đọc thêm bài Điểm Sách). Nhưng ngay cả khi việc trị bệnh ở mức sâu hơn thông thường, ta vẫn còn làm việc với hậu quả thay vì với nguyên nhân căn bản, và dựa vào khả năng phán đoán của người chữa bệnh để tìm xem nhu cầu thực sực của bệnh nhân là gì, và trên hết thẩy điều gì cần phải cho người bệnh và cho bao nhiêu.

Trên thực tế tất cả những phương pháp này kể luôn cả y khoa thông thường, nếu nhìn theo quan điểm bên trong thì vẫn là làm giảm hay làm mất đi triệu chứng, và ít khi có thể trị cái nguyên nhân tiên khởi sinh ra tất cả những rối loạn cho chuyện. Thêm vào đó, triệu chứng được tạm thời biến mất đi trong kiếp này mà thôi, và đó là mấu chốt của vấn đề. Chỉ nhờ hiểu biết về luật Nhân Quả người ta mới xác định được phương pháp chữa trị hữu hiệu mà luôn cả việc bệnh có thể được chữa trong kiếp này không, nói khác đi, liệu bệnh nhân có sẵn sàng để được chữa hay không. Hình thức trị bệnh này là cách chữa bệnh căn bản, diệt trừ được cái nguyên nhân đích thực, nhưng rõ ràng là có rất ít người đạt tới trình độ có thể chữa bệnh theo lối ấy.

Người ta có thể phản đối và nói rằng có hằng triệu người đã được chữa lành đó sao, ngay cả chữa được hết bệnh ung thư, nhưng đó chỉ là một phần của việc con người học để khám phá cách chữa cho mình hết mọi khuynh hướng mắc bệnh. Trong lúc này ta chưa biết ai đã sẵn sàng và ai chưa để bệnh về thể chất, tình cảm và trí tuệ được chữa, dầu vậy với hiểu biết về y khoa rồi tâm lý càng lúc càng nhiều, cộng thêm với hiểu biết về tâm linh sẽ có về sau, khi đó những phép chữa trị đích thực và dứt hẳn sẽ có được.

Phép chữa trị mà cuốn sách này ghi lại được một Vị trình bầy, ngài thấy được sâu hơn các nguyên nhân đằng sau của bệnh tật, và sách mô tả nỗ lực của ngài nhằm chỉ cho bệnh nhân cách thức để có được sự lành bệnh hẳn và lâu dài. Bệnh nhân này đã mắc bệnh từ hồi còn nhỏ, bởi trong gia đình có di truyền về sức khỏe kém, cô có khuynh hướng đau yếu cộng thêm với lối giáo dục và thái độ của người xung quanh. Mối liên hệ trong gia đình có xung đột khiến tình cảm bị căng thẳng, và nỗi mong ước được thuơng yêu không được thỏa mãn khiến cô tăng thêm tham vọng có sẵn, và ước muốn thành công được người biết đến. Khi cô trưởng thành những xung đột tình cảm này gợi nên sự cay đắng và tức giận, nhưng hơn cả vậy là tâm trạng bất an và sợ hãi.

Gia đình cô không có khuynh hướng tôn giáo, và không dạy con nhiều về đạo đức, quan niệm chung trong nhà là thủ lợi càng nhiều càng tốt trong đời, bất kể những gì khác. Dầu vậy có những điều khác bù lại mà chính yếu là phần trí tuệ phát triển tốt đẹp, thấy được bản tính của mình và có khả năng sửa sai. Cô cũng có niềm tin là phải có câu trả lời cho thắc mắc của mình về mục đích của sự sống, và nguyên do cho bệnh tình cùng số mạng không may của cô, là không có tình yêu hay cơ hội nhiều hơn để biểu lộ khả năng sáng tạo vốn không thỏa mãn với điều tầm thường. Cô chấp nhận thuyết luân hồi nhưng không hiểu sâu hay áp dụng được nó vào trường hợp của cô. Trong nhiều năm cô đi hết y sĩ này rồi chuyên gia khác ở Anh và ngoại quốc để chữa bệnh, và khi không có kết quả cô quay sang những phương pháp khác thường, phép chữa trị tâm linh với hy vọng không thành là nó sẽ giúp được cô có đôi chút hạnh phúc.

Tuyệt vọng khôn cùng, cô tha thiết kêu cầu xin được khỏi nỗi đau đớn mà luôn cả được chỉ dẫn tại sao cô luôn luôn gặp chuyện không may, cùng giúp cô chấp nhận hoàn cảnh của mình để con người chịu đựng được cơn đau càng lúc càng nhiều, nhưng trên hết thẩy là được chỉ dạy cách kiểm soát áp lực của nỗi sợ hãi đen tối. Sau chót có vẻ như tình cờ cô được tiếp xúc với tôi vốn có chút kinh nghiệm về việc được ảnh hưởng (overshadowed) để viết và vẽ. Tôi dùng chữ 'được ảnh hưởng - overshadowed ' là vì tôi không mê thiếp trong lúc viết hay vẽ, và tôi luôn luôn có thể ngưng bất cứ lúc nào mình muốn. Tôi không có khả năng siêu nhiên nào mà tôi cũng không quan tâm đến những hiện tượng tâm linh, ngược lại là khác, nhưng ban đầu lúc được ảnh hưởng, khả năng tự động ký - automatic writing - phát triển mỗi ngày thêm hơn. Mới đầu tay tôi được hướng dẫn rồi chỉ trong thời gian ngắn cả tay và trí điều hòa với nhau. Chữ và ý tưởng tuôn mạnh mẽ vào trí tôi có lẽ theo cách thức thần giao cách cảm nào đó. Phương pháp này cũng áp dụng cho việc vẽ hình (xin đọc quyển Regents of the Seven Spheres cùng tác giả), tuy ở đây hình ảnh và mầu sắc tụ trong trí trước khi tay chuyển di để vẽ ra hình.

Vì vậy khi tôi được ảnh hưởng để giúp bệnh nhân này, tay tôi được hướng dẫn không chút khó khăn đến bất cứ nơi nào trên cơ thể theo lối chữa trị mà tôi gọi là thoa bóp sinh lực. Khi nào có lời chỉ dẫn thì nó được làm trước để bệnh nhân thấy thoải mái, ở trong tâm trạng bình tĩnh để đón nhận và có sự tin tưởng, nhưng tôi cần nhấn mạnh rằng không hề có sự thôi miên trong bất cứ lúc nào. Tôi đang xoa bóp bệnh nhân theo lối thông thường với mục đích làm giảm cơn đau nhức dữ dội, thì đột nhiên tôi ý thức được một làn rung động quen thuộc mà đã từ lâu rồi tôi không nhận. Vị mà tôi gọi là Chân Sư chỉ nói ngắn ngủi, ngài bảo rằng ngài tới để đáp lại lời kêu cầu của cô không phải để chữa lành, nhưng để cô có được hiểu biết nhiều hơn về nguyên do cơn bệnh dai dẳng cả đời của mình, với bao sự tìm tòi, học hỏi đã không thể giải đáp. Có những lý do đặc biệt tại sao cô lại được giúp đỡ như vậy, và nếu cô phó thác cho ngài, ngài sẽ giải thích về sau.

Trong khi ngài sẵn lòng thực hiện tất cả những gì con người làm được và cho phép làm để giúp cô, chuyện cốt yếu là cô cần thỏa thuận theo sát những chỉ dẫn của ngài, và làm trọn phần của cô trong tiến trình để cuối cùng có thể mang cô tới sức khỏe và hạnh phúc mà cô chưa hề biết. Cô phải chuẩn bị để chấp nhận tạm thời nhiều tư tưởng xa lạ không phải chỉ về chính cô mà còn về thế giới mà cô là một phần, và thực tâm tìm cách áp dụng chúng. Ngài yêu cầu cô nhìn kỹ lòng mình xem có thể thực tâm chấp nhận các điều kiện này chăng, bởi chúng khó khăn và ngài không hứa hẹn con đường dễ dàng. Cô phải chuẩn bị đối đầu với nhiều nỗi thất vọng, cản trở, cũng như một vài sự thực không dễ chịu về con người cô. Khi nào ngài thấy rằng thái độ cô đúng đắn và là cách duy nhất để có thể được chữa trị theo lối nghiêm nhặt như vậy thì ngài sẽ trở lại.

Phản ứng của cô dĩ nhiên là sự háo hức mong chờ cao độ. Trong quá khứ mỗi lần theo một lối chữa trị mới cô luôn luôn tràn trề hy vọng để rồi lại chấm dứt bằng sự thất vọng, nhưng bây giờ có vẻ như cuối cùng nếu không được lành bệnh thì ít nhất cô cũng giảm được phần lớn sự đau đớn và sợ hãi. Đời sống sẽ thay đổi, sẽ có nhiều cơ hội mở ra, ai đã bị bệnh tật làm nản lòng, có tham vọng bị thui chột, và trọn cuộc đời phải vật lộn với số mạng, ai chưa hề biết hạnh phúc thực sự là gì hẳn sẽ hiểu được tâm trạng của cô. Hơn thế nữa, cô có óc sáng tạo và hằng ao ước có khả năng nhiều hơn để diễn tả, và bây giờ chắc chắn nó tìm được cách để giải tỏa.

Dầu vậy, cũng có lúc cô có phản ứng không tránh được, trước kia cô đã đi chữa nhiều nơi với những kẻ xưng mình là được hướng dẫn từ thế giới vô hình, hứa hẹn mọi điều cô ao ước, nhưng đã làm cô vỡ mộng, trở nên nghi kỵ và thường khi đau nặng hơn. Thế nên cô chờ đợi băn khoăn, hy vọng pha lẫn nghi ngờ, và ở chính phút này chúng tôi ghi lại lời chỉ dẫn của việc trị bệnh. Tôi sẽ không nói thêm về con người của vị Chân Sư, tôi không có thông nhãn nên không thể thấy là ai hiện diện, tuy nhiên như đã nói tôi luôn luôn cảm nhận được việc ngài đến bằng làn rung động hết sức rõ ràng, có sự thay đổi trong không khí và có sự đáp ứng khắp cả con người của tôi. Những trạng thái này đối với tôi là chuyện khá thông thường, nhưng lại không thể nào mô tả cho ai chưa có kinh nghiệm giống vậy, đối với tôi nó giống như chạm phải sợi dây điện sống động.

Có vẻ nhưnguồn đích thực của sự giúp đỡ như vậy và nguồn cảm hứng không phải là chuyện quan trọng lớn lao. Việc quan trọng là nó có nét chân thật, có sự rung động đầy tình thuơng và sáng suốt không sao lầm lẫn được mà tôi đã cảm thấy, và chót hết lời chỉ dẫn có hoàn toàn phù hợp với lời dạy của những đấng cao cả trong lịch sử chăng. Về điểm đó tôi phải nhường cho độc giả sách này tự xét đoán.

Trở lại với cách trị bệnh, những lời dạy không ghi lại theo sát gần như nguyên văn, may mắn là bệnh nhân có trí nhớ rất khá và thêm vào đó cô tập trung trí não cao độ trong lúc lắng nghe, tôi cũng có thể nhớ lại đủ để cả hai chúng tôi viết ngay được ra giấy sau khi việc chữa trị vừa xong. Bởi, như vị Thầy có nói trong lần chữa trị sau cùng, là việc sử dụng năng lực cần thiết để trị bệnh theo cách này khó thể cho phép được thực hiện chỉ vì lợi ích của một cá nhân mà thôi, mà phải được truyền ra cho khối công chúng rộng lớn.

Điều không tránh được là độc giả sẽ tìm thấy trong sách một số tư tưởng được lập lại đôi lần, có khi là chữ, là câu mà cũng có khi là vài khía cạnh của lời chỉ dạy, ý tưởng và phương pháp tập luyện. Sự việc xẩy ra với dụng ý là trong khi chỉ có vài nguyên tắc căn bản làm nồng cốt cho trọn những buổi nói chuyện, tính cách phổ quát của chúng khiến chúng có thể được áp dụng vào khía cạnh này hay kia của mọi hoàn cảnh trong đời người bình thường. Nhưng bởi nhiều ý tưởng tỏ ra mới mẻ đối với bệnh nhân, và lúc ban đầu cô thấy khó hiểu và khó áp dụng nên điều cần thiết là giải thích chúng trong nhiều trường hợp, cùng chứng tỏ sự liên hệ của chúng trong lời giải đáp cho mọi cảnh ngộ và vấn đề ở đời.

Một lý do khác của việc lập lại là ngài cố gắng gây ấn tượng mạnh mẽ về các nguyên lý này cho cô, để trong tương lai cô có thể gần như tự động nhớ lại chúng, hầu khám phá được sự liên hệ của chúng đối với bất cứ vấn đề hay hoàn cảnh nào mà cô gặp phải. Đương nhiên là trong lúc chữa trị, vị Thầy ở trong vị thế xác định được tâm trạng của bệnh nhân, và quan sát được ngày này sang ngày kia có tiến bộ đích thực nào đã đạt được. Ngài thấy được sự trì chống nào vẫn còn hoạt động trong tiềm thức, và phần nào của chân lý đã bị cố ý loại bỏ vì nó không phù hợp với quan niệm sẵn có hay với ước vọng của cô.

Ngài cũng biết khi nào một điểm trọng yếu đã được thông hiểu, không phải chỉ hiểu bằng trí tuệ mà cả ở mức thâm sâu hơn để thành một phần vĩnh viễn trong con người của cô, thành khí cụ để cô có thể sử dụng cho bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai, thí dụ như giữa trí tuệ và tình cảm. Ngài có thể lập lại nhiều lần những khái niệm khó hiểu, trình bầy nó bằng nhiều cách hay bằng những biểu tượng, dụ ngôn khác nhau cho thích ứng với nhu cầu đặc biệt của cô. Lẽ đương nhiên nhiều bài nói chuyện là nhằm để làm sáng tỏ những vấn đề riêng của cô và tôi đưa vài chuyện như vậy vào sách này, vì cho là nó có thể giúp độc giả trong khó khăn riêng của họ. Bởi cho dù không ai gặp hai vấn đề y hệt như nhau, nhưng lời lẽ nói với một cá nhân trong lúc lo buồn thường khi gợi nên đáp ứng nơi một người khác trong khối đông nhân loại.

Đi tới rốt ráo thì mỗi người phải tự tìm thấy trong bất cứ hình thức chỉ dạy nào lời hướng dẫn ứng với tình trạng riêng của mình và phải tìm trong tâm những nguyên do sinh ra vấn đề của họ. Họ cũng phải học cách nhận biết nhu cầu của mình, tức lối chữa cho họ hết bệnh, nhờ vào việc càng lúc càng thông hiểu cái chân lý chung. Nếu phần dưới đây giúp được một người làm được việc đó, thì lời kêu cầu được soi sáng do đau khổ sinh ra sẽ thực hiện được mục đích sâu xa, hơn là chỉ thuần cho một cá nhân.

Cho phần kết luận tôi muốn nhấn mạnh nếu không nhờ vào lòng can đảm, và hơn nữa là thái độ tiếp nhận và lòng tin mà bệnh nhân chứng tỏ thì phần năng lực cần thiết cho những chữa trị này chắc chắn không thể có được. Vì thế tôi muốn thay mặt cho những ai hưởng được lợi ích nhờ cuốn sách này, ngỏ lời cảm tạ lòng rộng rãi của cô đã cho phép xuất bản việc hết sức riêng tư, và cũng xin cảm tạ sự hợp tác và trợ giúp vô giá của cô trong suốt lúc viết sách này.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Lành Bệnh PDF của tác giả H. K. Challoner nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kẻ Phản Ki-Tô (Friedrich Nietzsche)
KẺ PHẢN KI-TÔ Thử đưa ra một phê bình Ki-tô giáo DER ANTICHRIST Versuch einer Kritik des Christenthums Hà Vũ Trọng dịch Tìm mua: Kẻ Phản Ki-Tô TiKi Lazada Shopee Tiến Văn hiệu đính Thiện Tri Thức biên tập Dịch theo bản Anh ngữ The Portable Nietzsche do Walter Kaufmann dịch và biên tập, Penguin Books 1977; tham chiếu thêm bản The Anti-Christ, Ecce Homo, Twilight of the Idols, and Other Writings, do Aaron Ridley và Judith Norman dịch và biên tập, Cambridge Texts in the History of Philosophy, Cambridge University Press, 2005. Bản điện tử tiếng Đức toàn bộ tác phẩm của Nietzsche: Bản quyển tiếng Việt: © Thiện Tri Thức, 2011Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kẻ Phản Ki-Tô PDF của tác giả Friedrich Nietzsche nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hỏi Hay Đáp Đúng (Thích Nguyên Tạng)
Ðạo Phật là gì? Hỏi: Ðạo Phật là gì? Ðáp: Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài Sĩ-Ðạt-Ða Cồ-Ðàm, được biết như một vị Phật, đã tự mình giác ngộ ở tuổi ba mươi sáu. Ðến nay Ðạo Phật đã có mặt trên 2500 năm và có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Hàng trăm năm về trước, Ðạo Phật đã chính thức là một nền triết học của Á châu, tuy nhiên ngày nay đã phát triển và có tín đồ ở khắp châu Âu và châu Mỹ. Hỏi: Như vậy, Ðạo Phật có phải là một triết học không? Ðáp: Danh từ triết học - philosophy - bắt nguồn từ hai chữ "philo" nghĩa là "tình thương" và "sophia" nghĩa là"trí tuệ". Vậy triết học là tình thương của trí tuệ hoặc tình thương và trí tuê. Cả hai ý nghĩa nầy đều diễn tả một đạo Phật toàn bích. Ðạo Phật khuyên dạy con người nên cố gắng phát triển khả năng tri thức của mình đến chỗ cùng tột để có thể hiểu biết một cách rõ ràng. Ðạo Phật cũng dạy chúng ta làm lớn mạnh lòng từ bi và lòng nhân ái để mình có thể trở thành một người bạn chân thànhĩ đối với tất cả chúng sanh. Vì thế Ðạo Phật là một triết học, nhưng không chỉ là một triết học mà là một triết học siêu việt. Tìm mua: Hỏi Hay Đáp Đúng TiKi Lazada Shopee Hỏi: Ðức Phật là ai? Ðáp: Vào năm 624 trước Tây Lịch, một hoàng nhi đã ra đời tại một vương quốc thuộc miền Bắc Ấn Ðộ. Vị hoàng nhi ấy đã lớn lên trong nhung lụa và xa hoa, nhưng cuối cùng sớm nhận ra rằng tiện nghi vật chất và sự yên bình của thế gian không đủ để bảo đảm hạnh phúc. Chàng đã xúc động sâu xa bởi những cảnh khổ đau mà chàng đã thấy ở khắp mọi nơi, và quyết tâm tìm một lời giải đáp đưa đến hạnh phúc cho nhân loại. Năm hai mươi chín tuổi, chàng từ giả vợ và con, và tìm học với các bậc đạo sư vĩ đại đương thời. Các vị này đã dạy cho chàng rất nhiều nhưng không có người nào thật sự biết rõ được nguyên nhân khổ đau của kiếp người và phương cách vượt thoát khổ đau. Cuối cùng, sau sáu năm tu học và hành thiền, chàng đã đạt được một kinh nghiệm mà tất cả mọi phiền não vô minh được đoạn trừ và ngài đã hoát nhiên giác ngộ. Kể từ ngày ấy, Ngài được tôn xưng là Phật-đà (Buddha), một bậc Giác Ngộ. Ngài tiếp tục ở lại thế gian trong 45 năm nữa, chu du khắp miền Bắc Ấn độ để truyền dạy cho mọi người những gì mà ngài đã chứng ngộ. Lòng từ bi và đức tính kham nhẫn của Ngài là một sự kỳ diệu đã khiến cho hàng ngàn người theo làm đệ tử của Ngài. Ở tuổi tám mươi, tuy già và bệnh, nhưng vẫn hạnh phúc và thanh thản, cuối cùng ngài đã viên tịch. Hỏi: Ðức Phật vô trách nhiệm chăng khi Ngài rời bỏ vợ con của mình? Ðáp: Ðiều đó không dễ dàng chút nào khi Ðức Phật rời bỏ gia đình. Ngài đã phải lo lắng và do dự trong một thời gian dài trước khi quyết định ra đi. Lúc đó, Ngài có một sự chọn lựa, hoặc là hiến dâng đời mình cho gia đình, hoặc cho thế gian. Cuối cùng, với lòng từ bi rộng lớn đã khiến ngài hy sinh đời mình cho thế gian, và cả thế gian đều được lợi lạc từ sự hy sinh của ngài. Do vậy, đó không phải là vô trách nhiệm. Có thể nói đó là một sự hy sinh đầy ý nghĩa nhất từ trước đến nay. Hỏi: Ðức Phật đã nhập diệt thì làm sao Ngài có thể giúp đỡ chúng ta? Ðáp: Ông Faraday, người phát minh ra điện, đã mất nhưng những gì ông phát minh vẫn còn có ích cho chúng ta. Ông Luis Pasteur, người tìm ra phương pháp điều trị nhiều bệnh tật, đã qua đời, nhưng các khám phá y khoa của ông vẫn cứu được nhiều mạng sống. Ông Leonardo da Vinci, người sáng tạo ra những kiệt tác nghệ thuật, cũng đã khuất bóng, nhưng tác phẩm của ông vẫn đem lại nhiều hứng khởi và niềm vui cho mọi người. Những thánh nhân và anh hùng đã từ giã cõi đời hàng thế kỷ nhưng khi chúng ta đọc lại những kỳ tích và thành tựu của họ, chúng ta vẫn có nhiều hứng khởi để noi theo những gì họ đã làm. Ðúng thế, Ðức Phật đã diệt độ, nhưng 2500 năm sau lời giáo huấn của Ngài vẫn giúp được nhân loại, gương lành của Ngài vẫn tạo nhiều cảm hứng cho mọi người, lời dạy của Ngài vẫn có thể cải tạo được cuộc sống. Chỉ có Ðức Phật mới có thể có một tiềm lực thu hút như thế qua nhiều thế kỷ sau khi Ngài đã nhập diệt. Hỏi: Ðức Phật có phải là một vị thần linh không? Ðáp: Không, Ngài không phải là một vị thần linh (god). Ngài cũng không tuyên bố rằng mình là thần linh, là con của thần linh, hoặc ngay cả là một sứ giả của thần linh. Ngài là một con người đã tự toàn thiện mình, và dạy rằng nếu chúng ta noi theo gương Ngài, chúng ta cũng có thể tự hoàn thiện được như Ngài. Hỏi: Nếu Ðức Phật không phải là thần linh, tại sao người ta thờ cúng Ngài? Ðáp: Có nhiều loại thờ cúng khác nhau, khi người ta thờ một vị thần, họ tán thán cung kính và cúng dường vị ấy, để cầu xin ân sủng. Họ tin tưởng rằng vị thần linh ấy sẽ nghe thấy sự tán dương, tiếp nhận sự cúng dường và đáp ứng lại lời cầu xin của họ. Người Phật tử không theo kiểu thờ cúng này. Cũng có các loại thờ cúng khác như khi chúng ta bày tỏ lòng tôn kính đối với một người nào đó hay điều gì khiến chúng ta ngưỡng mộ. Khi vị thầy giáo bước vào lớp, chúng ta đứng lên; khi gặp một viên chức cao cấp, chúng ta bắt tay; khi một bài quốc ca được trổi lên, chúng ta nghiêm chào. Ðó là tất cả những cử chỉ cung cách tôn kính tỏ bày lòng khâm phục của chúng ta đối với người hay vật. Cách thờ cúng theo Phật giáo là thực hành. Một pho tượng Phật ngồi với bàn tay nhẹ nhàng trong mãnh y và nụ cười từ ái nhắc nhở chúng ta cố gắng phát triển sự an lạc và yêu thương trong mỗi chúng ta. Mùi thơm của hương trầm nhắc nhở chúng ta về sự ảnh hưởng của đức hạnh lan tỏa khắp nơi, ngọn đèn nhắc nhở chúng ta đến ánh sáng của hiểu biết, và những bông hoa sớm tàn úa nhắc cho chúng ta lẽ vô thường. Khi đảnh lễ cuối đầu, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với Ðức Phật về những lời dạy của Ngài. Ðó là phương cách thờ cúng của người Phật tử. Hỏi: Nhưng tôi nghe người ta nói rằng nhiều Phật tử vẫn thờ cúng thần tượng? Ðáp: Những lời phát biểu như vậy chỉ phản ảnh sự hiểu lầm của người đang hành trì. Từ điển định nghĩa từ "idol" là "một hình ảnh hay một pho tượng được tôn thờ như một thần linh"( an image or statue worshipped as a god). Như chúng ta đã biết, người Phật tử không bao giờ tin rằng Ðức Phật là một vị thần linh. Vậy làm sao người Phật tử có thể tin rằng một khối gỗ hay một mảng kim loại kia lại là một vị thần? Mỗi tôn giáo đều dùng một biểu tượng nào đó để bày tỏ quan điểm và niềm tin của riêng họ. Trong Ðạo Lão (Taoism), Âm dương được dùng để làm biểu tượng hài hòa và đối kháng. Ðạo Sikh (1), thanh gươm được xem là biểu tượng cho sự đấu tranh tinh thần. Ðạo Cơ-đốc (Christianity), con cá dùng làm biểu tượng cho sự hiện hữu của Chúa và cây Thánh giá dùng làm biểu trưng cho sự hy sinh của Chúa. Và Phật giáo, tượng Phật được xem như những biểu tượng của sự hoàn thiện nhân cách con người. Tượng Phật cũng nhắc nhở ta về tính nhân bản trong giáo lý nhà Phật. Thật vậy, Phật giáo luôn xem con người là trung tâm chứ không phải là thần linh, điều đó nhắc nhở chúng ta phải tìm sự toàn hảo và hiểu biết ở bên trong chứ không phải vẻ bề ngoài của hình tượng. Vì thế nói rằng người Phật tử tôn thờ hình tượng là không đúng. Hỏi: Tại sao người ta đốt giấy vàng bạc và làm những chuyện lạ trong chùa? Ðáp: Nhiều việc thấy lạ nếu ta không tìm hiểu về chúng. Tốt hơn nên gạt bỏ những chuyện lạ ấy mà nên cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của chúng. Tuy nhiên, trong thực tế, đôi khi người Phật tử đã áp dụng những điều mê tín dị đoan và hiểu lầm hơn là lời dạy của Phật. Và những việc hiểu lầm như vậy không phải chỉ riêng ở Phật giáo mà thỉnh thoảng cũng được thấy ở những tôn giáo khác. Ðức Phật đã dạy rất rõ ràng và chi tiết và nếu không hiểu giáo lý của Ngài thì không thể đổ lỗi cho Ngài. Có lời dạy rằng: Nếu một người đau khổ vì bệnh hoạn mà không chịu để điều trị, thậm chí người ấy có người thầy thuốc trong tầm tay. Ðó không phải là lỗi của người thầy thuốc.. Cũng vậy, nếu một người bị hành hạ và đau khổ bởi phiền não mà không tìm sự giúp đỡ của Ðức Phật, thì đó cũng không phải là lỗi của Ngài.-- (JN 28-9) Không phải phật giáo mà bất cứ tôn giáo nào cũng không thể giúp cho họ nếu bản thân họ không thực hành đúng pháp. Nếu bạn muốn biết rõ ràng và chính xác về chân lý của Ðạo Phật, thì hãy đọc những lời dạy của Phật hoặc học hỏi với người hiểu đúng giáo lý này. Hỏi: Nếu Phật giáo quá tốt đẹp như vậy, tại sao vẫn còn nhiều quốc gia nghèo khổ? Ðáp: Ý bạn muốn nói nghèo khổ về kinh tế? Ðó là sự thật, vì vẫn còn nhiều quốc gia Phật giáo chưa phát triển về mặt này. Nhưng nếu nghèo mà ý bạn muốn ám chỉ về "phẩm chất của cuộc sống" thì có lẽ nhiều nước theo Phật giáo lại rất giàu. Chẳng hạn nước Mỹ, một quốc gia cường thịnh về kinh tế và quyền lực, nhưng lại là một trong những quốc gia có mức độ tội phạm cao nhất thế giới, hàng triệu người già bị con cái lãng quên và chết trong cô độc tại các viện dưỡng lão; nạn bạo lực ở trong gia đình và lạm dụng tình dục trẻ em là vấn đề nóng bỏng. Cứ ba cặp cưới nhau có một cặp ly dị; sách báo đồi trụy dễ dàng tìm thấy. Vì vậy, giàu theo nghĩa có tiền nhưng lại nghèo về "phẩm chất cuộc sống". Bây giờ chúng ta thử quay sang Miến Ðiện, một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, nhưng cha mẹ được con cái tôn vinh và kính trọng; tỉ lệ tội phạm tương đối thấp; vấn đề ly dị và tự tử hầu như không nghe thấy; việc bạo lực trong gia đình, lạm dụng trẻ em, sách báo kích dục và nạn mãi dâm không thể có. Một nền kinh tế chậm tiến nhưng lại có một nền tảng đạo đức xã hội cao hơn một quốc gia như Hoa kỳ. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn nhìn thấy những quốc gia Phật giáo theo cái nghĩa kinh tế như vậy, thì một trong những quốc gia giàu có nhất và có nền kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay là Nhật Bản, nơi có 93% dân số là tín đồ theo Phật giáo. Hỏi: Tại sao bạn không thường nghe người Phật tử làm công tác từ thiện xã hội? Ðáp: Có lẽ người Phật tử không cảm thấy cần thiết phải khoe khoang về những điều tốt của họ. Nhiều năm trước đây ông Nikkyo Niwano (2), vị lãnh đạo Phật giáo Nhật Bản đã được trao giải thưởng Templeton qua việc ông vận động liên kết hòa hợp tôn giáo. Tương tự, một tăng sĩ người Thái đã nhận giải thưởng Magsaysay cho chiến dịch bài trừ tệ nạn ma túy. Năm 1987, Thượng tọa Kantayapiwat, người Thái Lan, cũng nhận một giải thưởng Nhi đồng Hòa Bình của Na Uy cho công việc từ thiện của ngài trong nhiều năm giúp đỡ trẻ bụi đời ở vùng nông thôn. Và hiện nay, các hội đoàn Phật giáo phương Tây đang thực hiện một số công tác từ thiện ở các vùng nông thôn Ấn Ðộ, họ đang xây dựng trường học, Trung tâm điều trị tâm thần thiếu nhi, trạm xá và những khu công nghiệp nhẹ. Người Phật tử thấy rằng việc giúp đỡ cho người khác như là một pháp môn tu tập của họ, nhưng họ cho rằng công việc ấy nên thực hiện trong thầm lặng, không cần phô trương. Chính vì thế mà bạn không nghe thấy nhiều về các hoạt động từ thiện của họ. Hỏi: Tại sao có nhiều tông phái khác nhau trong Phật giáo? Ðáp: Có nhiều loại đường khác nhau: đường vàng, đường trắng, đường kết tinh, đường cục, đường cát, đường phèn... nhưng tất cả chỉ là đường và chỉ có một vị ngọt. Nó được sản xuất từ nhiều hình thức khác nhau để nó có thể sử dụng nhiều cách khác nhau. Phật giáo cũng thế, Phật giáo Nguyên thủy, Thiền tông, Tịnh độ tông, Du già tông, Mật tông nhưng tất cả đều là Phật giáo và đều có chung một vị - vị giải thoát. Phật giáo quả thật đã phát triển qua nhiều hình thức khác nhau để nó hiện hữu và thích ứng với những nền văn hóa khác nhau. Qua nhiều thế kỷ Phật giáo có thể tồn tại phù hợp với mọi thế hệ. Ðứng trên phương diện bề mặt, Phật giáo dường như có khác nhau, nhưng tâm điểm dị biệt ấy vẫn là giáo lý Tứ đế và Bát chánh đạo. Tất cả những tôn giáo chính, kể cả Phật giáo, đã từng bị chia ra nhiều tông phái khác nhau. Như những tôn giáo chính khác, Phật giáo bao gồm những hình thái và tông phái. Những sự khác nhau của các tông phái ấy không bao giờ đưa tới xung đột nhau, và cho tới nay chưa bao giờ biểu lộ sự thù địch với nhau, họ đến với nhau ở những chùa viện khác và cùng cầu nguyện với nhau. Lòng bao dung, và hiểu nhau như thế quả thật là hiếm thấy. Hỏi: Bạn luôn nghĩ tốt về Ðạo Phật. Tôi cho rằng bạn nghĩ Ðạo của bạn đang theo là đúng còn các đạo khác là sai. Ðáp: Không có một Phật tử nào hiểu lời Phật dạy mà lại nghĩ các tôn giáo khác là sai. Không một ai có tâm hồn cởi mở lại để tâm phán xét các tôn giáo khác. Việc trước tiên bạn để tâm nghiên cứu những tôn giáo khác là để biết có bao nhiêu điểm tương đồng.Tất cả các tôn giáo đều thừa nhận rằng đời sống con người hiện tại không được thỏa mãn. Tất cả đều tin rằng nếu hoàn cảnh của con người phải cải thiện thì cách cư xử và quan điểm của họ cần phải được thay đổi. Tất cả đều truyền dạy về một nền đạo đức học về yêu thương, nhân ái, kiên nhẫn, rộng lượng và có trách nhiệm với xã hội, và tất cả đều chấp nhận có sự hiện hữu trong một vài hình thức tuyệt đối. Họ sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhiều tên gọi khác nhau và nhiều biểu tượng khác nhau để mô tả và giải thích những sự việc này. Và chỉ khi nào họ bám chặt vào đường hướng của mình bằng tâm lượng hẹp hòi để nhìn sự việc thì sự ích kỷ, ngạo mạn và tự tôn liền phát sinh. Cứ tưởng tượng một người Anh, một người Pháp, một người Trung quốc và một người Nam Dương. Tất cả đều nhìn vào một cái ly nước. Người Anh nói "Ðây là cái cup ", người Pháp nói "Không phải, nó là cái tasse ", người Hoa bảo "cả hai ông đều sai hết, nó chính là pei ". Và người Nam Dương cười lớn nói rằng: "Các anh ngớ ngẫn làm sao, nó là cái cawan ". Người Anh lật quyển từ điển ra và chỉ cho các người kia "Tôi có thể chứng minh đây là cái cup, quyển từ điển của tôi đã viết như thế". Người Pháp cãi lại "từ điển của tôi nói rõ đó là tasse. Người Hoa lớn tiếng cãi lại "Từ điển của chúng tôi mới chính xác, vì nó có hàng ngàn năm nay rồi, lâu hơn tất cả các từ điển của các anh, vả lại người nói tiếng Hoa nhiều hơn người nói ngôn ngữ của mấy anh, vì thế tôi nói nó là pei là chính xác nhất". Trong lúc những người này đang cãi cọ và tranh luận, một người Phật tử bước tới bưng lấy cái ly nước lên uống. Sau khi vị ấy uống xong, vị ấy nói: "Dù các anh có gọi nó là cup, tasse, pei hay cawan, mục đích của cái ly là dùng để uống nước, các anh hãy chấm dứt tranh luận và hãy uống nước để bớt cơn khát của các anh đi!". Ðây là thái độ của người Phật tử đối với các tôn giáo khác. Hỏi: Ðạo Phật có phải là khoa học không? Ðáp: Trước khi trả lời câu hỏi này, tốt nhất chúng ta hãy tìm hiểu về định nghĩa của từ khoa học, theo từ điển giải thích khoa học là "Kiến thức có thể được hình thành theo một hệ thống, cái tuỳ thuộc vào sự trắc nghiệm các dữ kiện và xác nhận được quy luật tự nhiên, một phần tùy thuộc vào những gì được nghiên cứu chính xác". Trong Phật giáo có nhiều phương diện không phù hợp với định nghĩa này. Nhưng giáo lý cốt lõi của Ðạo Phật, Tứ Diệu Ðế (Four Noble Truths) thì hẳn đã phù hợp. Chân lý thứ nhất khổ đau là một kinh nghiệm và có thể xác định được. Chân lý thứ hai chỉ rõ rằng đau khổ có nguyên nhân tự nhiên của tham ái mà nó có thể định nghĩa, trải qua và đo lường được. Không cần cố gắng giải thích khổ đau theo thuật ngữ, quan điểm siêu hình hay huyền hoặc. Chân lý thứ ba, chấm dứt khổ đau không nương nhờ vào thần linh tối cao, vào niềm tin hay cầu nguyện mà đơn giản chỉ là loại bỏ nguyên nhân của khổ đau. Ðó là việc hiển nhiên. Chân lý thứ tư, con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau, một lần nữa cũng không có gì siêu hình mà tùy thuộc vào việc thực hiện theo phương pháp đặc biệt. Và hơn nữa thái độ phải cởi mở để xét nghiệm. Phật giáo không thừa nhận quan điểm về một đấng cao cả, giống như khoa học và giải thích nguồn gốc và sự vận hành của vũ trụ theo quy luật tự nhiên. Hẳn những điều này là chứng minh theo tinh thần khoa học. Một lần nữa, chúng ta lại thấy tinh thần khoa học trong Phật giáo càng rõ ràng hơn qua lời khuyên của Ðức Phật, rằng chúng ta không nên tin tưởng một cách mù quáng mà ngược lại phải đặt vấn đề, tìm hiểu và thẩm tra, nhờ vào kinh nghiệm của chính mình rồi mới tin, có như thế tính chất khoa học mới được rõ ràng. Ðức Phật dạy: "Ðừng tin tưởng theo huyền bí hay truyền thống. Ðừng tin tưởng theo tin đồn đãi hay kinh điển, đừng tin tưởng theo lời đồn hay những gì hợp lý, đừng tin tưởng theo khuynh hướng của một ý niệm nào đó, hay do một ai đó có khả năng. Và đừng tin tưởng theo ý tưởng " vị ấy là thầy của ta". Nhưng khi chính các vị biết rằng điều ấy là tốt không làm tổn hại ai, đó là sự sáng suốt đáng tán dương và khi thực hành và theo dõi rằng nó sẽ mang đến hạnh phúc, rồi hãy tin tưởng theo". -- (A I 188) Vì thế chúng ta có thể nói rằng mặc dù Phật giáo không hoàn toàn khoa học, nhưng hẳn đã mang tính khoa học mạnh mẽ và có tính khoa học hơn các tôn giáo khác. Chính ông Albert Einstein (1879-1955) một nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ hai mươi đã nói về tính khoa học của Phật giáo như sau: "Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi tinh thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó. Và nếu có bất cứ một tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu của nền khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo vậy." ----- Ghi chú: (1) Sikhism: một đạo phát triển từ Ấn giáo từ thế kỷ 16, chỉ tín ngưỡng một vị thần. (2) Pháp sư Nikkyo Niwano (1906-1999), người khai sáng Hội Phật Giáo Lập Chánh Giảo Thành (Rissho Kosei-kai, phát xuất từ phái Pháp Hoa Nhật Liên Tông của Nhật bản), là nhà lãnh đạo Hội Tôn Giáo và Hòa Bình Thế Giới, Hiệp Hội Tự Do Tôn Giáo, Hiệp Hội Hòa Bình Niwano, Liên Ðoàn Tân Tôn Giáo Nhật Bản, là tác giả của nhiều tác phẩm Phật học quan trọng. (Người dịch)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hỏi Hay Đáp Đúng PDF của tác giả Thích Nguyên Tạng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hào Quang Con Người (Dora Van Gelder Kunz)
Mục Lục Mục Lục...5 1. Bối cảnh của cuốn sách...8 I. Cấu trúc và Động lực của các Trường Năng Lượng của Con người.. 14 2. Các Chiều của Tâm thức. 15 Tìm mua: Hào Quang Con Người TiKi Lazada Shopee 3.Trường cảm xúc... 24 4. Giải phẫu Hào quang (The Anatomy of the Aura)... 33 Kích thước... 33 Kết cấu và các hình thái (Texture and Patterns)... 38 Màu sắc của Hào quang. 39 Màu sắc của Các Cảm xúc. 39 Dải màu xanh. 41 Bán cầu trên và dưới của Hào quang... 42 Các hình thái cảm xúc. 43 Bạo lực. 44 Các cơ quan của việc trao đổi năng lượng cảm xúc.. 44 Sẹo cảm xúc. 46 Các Luân xa. 51 Các luân xa Cao hơn.. 53 Kundalini. 55 Sự Tích hợp cá nhân. 56 II. Chu Kỳ của Đời Sống. 58 5. Sự phát triển của cá nhân.. 59 Các Uẩn.. 59 Các Chỉ báo Nghiệp Quả. 60 Các Uẩn.. 61 “Tàng thức”. 62 Tiềm năng... 63 Dễ Bị Tổn thương cảm xúc.. 64 1. Một bà mẹ và đứa trẻ chưa sinh. 65 2. Một đứa trẻ bảy tháng tuổi... 71 3. Một bé gái bốn tuổi.. 76 4. Một cậu bé bảy tuổi. 81 5. Một thiếu nữ. 85 Trưởng thành... 89 6. Một nghệ sĩ ở độ tuổi ba mươi. 89 7. Một người đàn ông ở độ tuổi bốn mươi... 93 8. Tuổi già: Một phụ nữ ở độ tuổi chín mươi.. 99 6. Cuộc Sống đầy Cống Hiến... 104 9. Nghệ sĩ Piano/Nhà soạn nhạc.. 105 10. Nghệ sĩ Dương cầm (Piano). 110 11. Nhà Hoạt động Xã hội/Môi trường... 113 12. Một Họa sĩ. 120 13. Nhà thiết kế/ Kiến trúc sư... 125 14. Nhà lý tưởng trẻ tuổi... 129 Năm mươi sáu năm sau.. 134 7. Tác động của Bệnh tật... 138 15. Hậu quả của Bệnh Sốt Bại liệt... 138 16. Một Đứa trẻ sinh ra Bị hội chứng Down.. 143 17. Tình trạng lo âu thái quá.. 147 18. Tác động của Tham Thiền đối với Bệnh nhân Bệnh Tim Mãn tính151 8. Chữa bệnh và Thực hành kỹ thuật hình dung. 156 9. Thay đổi Hình Thái Cảm Xúc.. 163 Sự Cần thiết của Tính kỷ luật. 165 Ý thức về Mục đích. 166 Nhận thức về Bản thân... 167 Hình thái thói quen.. 169 Cội nguồn của sự thiếu tự tin.. 170 Xử lý các cơn Giận dữ... 170 Phá vỡ Các Hình thái Tiêu cực... 172 Chỗ đứng của Chủ nghĩa lý tưởng. 173 Lòng vị tha.. 174 10. Tham thiền và Sự Phát triển Trực giác.. 176 Chuyển hướng Tập trung.. 177 Mối lo về tự ảo tưởng... 178 Kích thích Các Năng lượng Cao hơn... 179 Các Kỹ thuật Tham thiền.. 180 Tham thiền trong Trái Tim.. 181 Buông Xả.. 181 Phóng chiếu Tình thương.. 182 Trực giác.. 183 Kinh nghiệm Hợp nhất... 185 Sự Hòa hợp của Tất cả các Cấp độ... 186Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hào Quang Con Người PDF của tác giả Dora Van Gelder Kunz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hào Quang Con Người (Dora Van Gelder Kunz)
Mục Lục Mục Lục...5 1. Bối cảnh của cuốn sách...8 I. Cấu trúc và Động lực của các Trường Năng Lượng của Con người.. 14 2. Các Chiều của Tâm thức. 15 Tìm mua: Hào Quang Con Người TiKi Lazada Shopee 3.Trường cảm xúc... 24 4. Giải phẫu Hào quang (The Anatomy of the Aura)... 33 Kích thước... 33 Kết cấu và các hình thái (Texture and Patterns)... 38 Màu sắc của Hào quang. 39 Màu sắc của Các Cảm xúc. 39 Dải màu xanh. 41 Bán cầu trên và dưới của Hào quang... 42 Các hình thái cảm xúc. 43 Bạo lực. 44 Các cơ quan của việc trao đổi năng lượng cảm xúc.. 44 Sẹo cảm xúc. 46 Các Luân xa. 51 Các luân xa Cao hơn.. 53 Kundalini. 55 Sự Tích hợp cá nhân. 56 II. Chu Kỳ của Đời Sống. 58 5. Sự phát triển của cá nhân.. 59 Các Uẩn.. 59 Các Chỉ báo Nghiệp Quả. 60 Các Uẩn.. 61 “Tàng thức”. 62 Tiềm năng... 63 Dễ Bị Tổn thương cảm xúc.. 64 1. Một bà mẹ và đứa trẻ chưa sinh. 65 2. Một đứa trẻ bảy tháng tuổi... 71 3. Một bé gái bốn tuổi.. 76 4. Một cậu bé bảy tuổi. 81 5. Một thiếu nữ. 85 Trưởng thành... 89 6. Một nghệ sĩ ở độ tuổi ba mươi. 89 7. Một người đàn ông ở độ tuổi bốn mươi... 93 8. Tuổi già: Một phụ nữ ở độ tuổi chín mươi.. 99 6. Cuộc Sống đầy Cống Hiến... 104 9. Nghệ sĩ Piano/Nhà soạn nhạc.. 105 10. Nghệ sĩ Dương cầm (Piano). 110 11. Nhà Hoạt động Xã hội/Môi trường... 113 12. Một Họa sĩ. 120 13. Nhà thiết kế/ Kiến trúc sư... 125 14. Nhà lý tưởng trẻ tuổi... 129 Năm mươi sáu năm sau.. 134 7. Tác động của Bệnh tật... 138 15. Hậu quả của Bệnh Sốt Bại liệt... 138 16. Một Đứa trẻ sinh ra Bị hội chứng Down.. 143 17. Tình trạng lo âu thái quá.. 147 18. Tác động của Tham Thiền đối với Bệnh nhân Bệnh Tim Mãn tính151 8. Chữa bệnh và Thực hành kỹ thuật hình dung. 156 9. Thay đổi Hình Thái Cảm Xúc.. 163 Sự Cần thiết của Tính kỷ luật. 165 Ý thức về Mục đích. 166 Nhận thức về Bản thân... 167 Hình thái thói quen.. 169 Cội nguồn của sự thiếu tự tin.. 170 Xử lý các cơn Giận dữ... 170 Phá vỡ Các Hình thái Tiêu cực... 172 Chỗ đứng của Chủ nghĩa lý tưởng. 173 Lòng vị tha.. 174 10. Tham thiền và Sự Phát triển Trực giác.. 176 Chuyển hướng Tập trung.. 177 Mối lo về tự ảo tưởng... 178 Kích thích Các Năng lượng Cao hơn... 179 Các Kỹ thuật Tham thiền.. 180 Tham thiền trong Trái Tim.. 181 Buông Xả.. 181 Phóng chiếu Tình thương.. 182 Trực giác.. 183 Kinh nghiệm Hợp nhất... 185 Sự Hòa hợp của Tất cả các Cấp độ... 186Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hào Quang Con Người PDF của tác giả Dora Van Gelder Kunz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.