Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Điều Tôi Biết Chắc (Oprah Winfrey)

Chẳng phải chuyện gì mới mẻ, nhưng chí ít với cuốn sách này, tôi nghĩ vẫn đáng để kể lại một lần sau chót: Đó là hồi năm 1998, tôi vừa quảng bá cho bộ phim Beloved trong một chương trình truyền hình trực tiếp phỏng vấn Gene Siskel - cây phê bình phim xuất sắc đã quá cố của tờ Chicago Sun-Times. Mọi thứ đều trôi chảy tuyệt vời, cho đến thời điểm kết thúc. “Nói tôi nghe nào,” ông hỏi, “chị biết chắc những gì?”

Đúng, đây không phải lần đầu tiên tôi bị bắt bí. Tôi đã hỏi và bị đặt biết bao nhiêu câu hỏi suốt bao nhiêu năm, và chẳng mấy khi tôi thấy mình lâm vào cảnh hoàn toàn bí từ - nhưng, tôi phải thừa nhận, người đàn ông này đã tìm ra cách khiến tôi phải “đứng hình”.

“À ừm, về bộ phim ư?” Tôi lúng búng, biết rõ là ông kiếm tìm thứ gì đó lớn lao, sâu sắc, phức tạp hơn, nhưng vẫn cố đánh trống lảng cho đến khi đưa ra được một lời đáp ít nhiều mạch lạc.

“Không,” ông đáp. “Cô hiểu ý tôi còn gì - về bản thân cô, về cuộc sống của cô, bất cứ gì, tất tật bất cứ thứ gì…”

“Ừừừm, tôi biết chắc… ừừừm… Tôi biết chắc, là tôi cần thời gian để nghĩ ngợi thêm đôi chút về điều này, Gene ạ.” Tìm mua: Những Điều Tôi Biết Chắc TiKi Lazada Shopee

Thế là, sau 16 năm và rất nhiều suy ngẫm, câu hỏi ấy đã trở thành câu hỏi trọng tâm của đời tôi: Suy đến cùng, chính xác là tôi biết chắc được những gì?

Tôi đã khám phá câu hỏi ấy trong mỗi số tạp chí O - thật ra, “Những điều tôi biết chắc” (What I Know for Sure) chính là tên chuyên mục hằng tháng của tôi - và, tin tôi đi, lắm lúc một câu trả lời chẳng phải dễ kiếm ra. Tôi biết chắc được gì? Rằng nếu thêm một biên tập viên nữa gọi điện hay viết thư hay thậm chí là gửi tín hiệu khói hỏi han xem “nợ nần bài vở” số này định thế nào, chắc tôi phải thay tên đổi họ mà chuyển biệt tới xứ Timbuktu(1) mất!

Nhưng đúng lúc tôi sẵn sàng giương cờ trắng và thét lên, “Thế đấy! Tôi kiệt sức rồi! Tôi chẳng biết gì hết!” Tôi lại nhận ra mình đang dắt cún cưng đi dạo, đang pha một ấm trà hay ngâm mình trong bồn tắm, thế rồi, chẳng biết từ đâu, một khoảnh khắc sáng tỏ sẽ đưa tôi trở về với điều gì đó mà trong óc, trong tim và tự bản năng, tôi hoàn toàn thấu suốt, vượt qua khỏi bóng tối nghi ngại.

Thế nhưng, tôi phải thừa nhận là tôi vẫn có chút e sợ khi phải đọc lại số bài vở tương đương 14 năm ròng dồn lại. Liệu có giống như coi lại những tấm ảnh của bản thân tôi với những kiểu tóc tai và trang phục thật ra phải đưa vào thư mục chắc-kiểu-này-là-mốt-hồi-đấy chăng? Ý tôi là, bạn sẽ phải làm sao, nếu những gì bạn vốn biết chắc hồi bấy giờ hóa ra lại là những thứ nghĩ-gì-vậy-trời, xét trong hiện tại?

Tôi lấy một cây bút đỏ, một ly Sauvignon Blanc, hít một hơi thật dài, ngồi xuống, và bắt đầu đọc. Trong lúc đọc, những gì tôi đã làm, những thời điểm trong cuộc đời khi tôi viết những mẩu này bỗng ồ ạt ùa về. Tôi lập tức nhớ ra đã vắt óc vắt não, đã lao tâm khổ tứ, đã thức khuya dậy sớm ra sao, tất thảy đều nhằm khám phá ra những điều tôi đã dần hiểu về những gì căn cốt trong cuộc đời, những điều như niềm vui, khả năng hồi phục, sự kính nể, mối kết nối, lòng biết ơn và năng lực nữa. Tôi thật vui sướng được thông báo rằng những gì tôi khám phá ra trong đống bài vở của 14 năm ấy là, khi ta biết điều gì đó thật sự rõ ràng thì có khả năng nó sẽ chống chịu được thử thách của thời gian.

Xin chớ hiểu sai ý tôi: Bạn sống, và nếu bạn mở lòng với thế gian, thì bạn luôn học hỏi. Nên mặc dù lối suy nghĩ cốt lõi của tôi vẫn tương đối vững chắc, cuối cùng tôi đã dùng cây bút đỏ ấy để nâng lên đặt xuống, khám phá và mở rộng một vài chân lý cũ kỹ cùng vài hiểu biết thấu suốt phải rất vất vả mới có được. Chào mừng bạn tới với cuốn sách tự thú nho nhỏ của riêng tôi!

Trong khi bạn đọc về tất cả những bài học tôi đã phải vật vã tranh đấu, phải rơi nước mắt, phải chạy trốn, và rồi quay về, làm hòa, đùa giỡn, rồi sau rốt đã dần biết chắc, tôi hy vọng bạn sẽ bắt đầu đặt cho bản thân chính câu hỏi mà Gene Siskel đã đưa ra cho tôi suốt bao năm về trước. Tôi biết rằng những gì bạn tìm được trên hành trình ấy sẽ rất đáng vui thích, vì thứ bạn tìm ra, chính là bản thân mình.

- Oprah Winfrey

Tháng 9 năm 2014

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Điều Tôi Biết Chắc PDF của tác giả Oprah Winfrey nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giã Từ Vũ Khí (Ernest Hemingway)
Giã từ vũ khí là một tiểu thuyết bán tự truyện của nhà văn Ernest Hemingway viết vào năm 1929. Nhiều nhà phê bình xem là một trong những tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại nhất mọi thời đại, câu chuyện được thuật lại thông qua lời kể của trung úy Frederic Henry, một người Mỹ nhưng lái xe cứu thương trong quân đội Ý vào thời đệ nhất thế chiến. Toàn bộ nội dung cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện của hai người nam nữ gặp nhau tại một nơi xa lạ, nhưng đây không hẳn là một câu chuyện tình và các chủ đề của tác phẩm gồm tình yêu, chiến tranh, các giá trị con người và sự tỉnh ngộ. “Vào cuối hạ nǎm ấy chúng tôi đóng quân trong một ngôi nhà ở làng trông sang sông và trông sang cánh đồng chạy dài đến chân núi. Lòng sông trong vắt, nhiều sỏi, đá cuội, long lanh ngời sáng dưới ánh nắng mặt trời và nước thì ngả màu xanh cuồn cuộn chảy...” Đoạn vǎn mở đầu cho cuốn tiểu thuyết là hình ảnh về làng quê yên bình đằng sau những đoàn quân vừa tiến qua làm tung lên những lớp bụi mờ mịt. từng tham gia chiến tranh, E.Hemingway thấu hiểu sự tàn bạo của chiến tranh phi nghĩa, ông đã giành cả cuộc đời của mình để chống lại những cuộc chiến tranh như vậy: điều đó được thể hiện rất nhiều trong các tác phẩm của ông, mà "Giã từ vũ khí" là một cuốn sách như thế.*** Ernest Hemingway (1899 - 1961) là nhà văn, nhà báo người Mỹ. Ông từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất, sau đó ông được biết đến qua "Thế hệ đã mất", nhận được giải thưởng báo chí Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả, và giải Nobel văn học năm 1954. Hemingway để lại ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc qua nguyên lý tảng băng trôi, văn phong của ông được mô tả bởi sự kiệm lời nhưng có nhiều tầng ý nghĩa, phải suy nghĩ thật sâu mới có thể hiểu hết được những gì tác giả gửi gắm. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ. Tìm mua: Giã Từ Vũ Khí TiKi Lazada Shopee Từ nhỏ Hemingway đã không thích học đàn mà thích đấu võ quyền Anh, bản tính chuộng chủ nghĩa cá nhân đã thể hiện nơi con người Hemingway bằng các phản kháng nhỏ nhặt, để rồi trong cuộc đời sau này, đã hiện ra bằng các hành động trên tầm vóc lớn hơn. Năm 1950, Hemingway xuất bản cuốn sách "Qua sông và vào trong rừng" nhưng không gây dấu ấn với độc giả. Năm 1952, cuốn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" đã mang lại ngôi vị cho ông trên văn đàn, giúp ông nhận được giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer năm 1953. Năm 1954 ông được viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel văn học vì thể văn mạnh mẽ dùng trong nghệ thuật kể chuyện mới lạ và thể hiện gần đây nhất qua tác phẩm "Ông Già và Biển Cả". Thời gian này người ta vẫn thấy ông đầy sức sống nhưng thực tế ông không hạnh phúc. Hemingway đã phải dưỡng bệnh dài hạn tại bệnh viện Mayo, ông bị ám ảnh vì cao huyết áp và suy sụp tinh thần. Tháng 7 năm 1961, ông thức dậy sớm và tự sát bằng một khẩu súng săn tại một nơi vắng vẻ của thị trấn Ketchum, Idaho. Ông ra đi mà không để lại lời trăn trối nào ngoài hình ảnh của các nhân vật trong nhiều cuốn tiểu thuyết mà ông đã sáng tạo ra. • Các Tác Phẩm Đã Xuất Bản Tại Việt Nam Ông già và biển cả (2000) Chuông nguyện hồn ai (Chuông gọi hồn ai) (2001) Giã từ vũ khí (2001) Hạnh phúc ngắn ngủi của Mác Cômbơ (2003) Truyện ngắn - Ernest Hemingway (2004) Truyện cực ngắn của Ernest Hemingway (2004) Hội hè miên man (2004) <p helvetica="" neue",="" helvetica,="" roboto,="" arial,="" sans-serif;="" font-size:="" 16px;="" text-align:="" center;"="" style="box-sizing: inherit; margin: 0px; padding: 0px; color: rgb(34, 34, 34); font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Roboto, Arial, sans-serif; font-size: 16px; font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-weight: 400; letter-spacing: normal; orphans: 2; text-align: justify; text-indent: 0px; text-transform: none; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; white-space: normal; background-color: rgb(255, 255, 255); text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial;">***Một đêm tôi thức giấc quãng ba giờ và nghe Catherine trở mình trên giường. - Em có bị ốm không, Catherine? - Em thấy hơi đau, anh ạ. - Đau liền liền hả em? - Không, đau từng chập. - Nếu đau liền liền thì phải đi bệnh viện. Tôi buồn ngủ quá nên nằm ngủ lại. Một lát sau tôi lại thức giấc: - Anh nên gọi bác sĩ thì hơn. Em nghĩ chắc là đúng rồi. Tôi quay số gọi điện thoại cho bác sĩ. - Có đau liên tục không Cat? - Hình như độ mười lăm phút. Vị bác sĩ nói: - Vậy thì ông phải đưa bà đến bệnh viện ngay. Tôi sẽ mặc quần áo và đến đó bây giờ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ernest Hemingway":Ông Già Và Biển CảChuông Nguyện Hồn AiHội Hè Miên ManTuyển Tập Truyện Ngắn Ernest HemingwayGiã Từ Vũ KhíĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giã Từ Vũ Khí PDF của tác giả Ernest Hemingway nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giã Từ Vũ Khí (Ernest Hemingway)
Giã từ vũ khí là một tiểu thuyết bán tự truyện của nhà văn Ernest Hemingway viết vào năm 1929. Nhiều nhà phê bình xem là một trong những tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại nhất mọi thời đại, câu chuyện được thuật lại thông qua lời kể của trung úy Frederic Henry, một người Mỹ nhưng lái xe cứu thương trong quân đội Ý vào thời đệ nhất thế chiến. Toàn bộ nội dung cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện của hai người nam nữ gặp nhau tại một nơi xa lạ, nhưng đây không hẳn là một câu chuyện tình và các chủ đề của tác phẩm gồm tình yêu, chiến tranh, các giá trị con người và sự tỉnh ngộ. “Vào cuối hạ nǎm ấy chúng tôi đóng quân trong một ngôi nhà ở làng trông sang sông và trông sang cánh đồng chạy dài đến chân núi. Lòng sông trong vắt, nhiều sỏi, đá cuội, long lanh ngời sáng dưới ánh nắng mặt trời và nước thì ngả màu xanh cuồn cuộn chảy...” Đoạn vǎn mở đầu cho cuốn tiểu thuyết là hình ảnh về làng quê yên bình đằng sau những đoàn quân vừa tiến qua làm tung lên những lớp bụi mờ mịt. từng tham gia chiến tranh, E.Hemingway thấu hiểu sự tàn bạo của chiến tranh phi nghĩa, ông đã giành cả cuộc đời của mình để chống lại những cuộc chiến tranh như vậy: điều đó được thể hiện rất nhiều trong các tác phẩm của ông, mà "Giã từ vũ khí" là một cuốn sách như thế.*** Ernest Hemingway (1899 - 1961) là nhà văn, nhà báo người Mỹ. Ông từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất, sau đó ông được biết đến qua "Thế hệ đã mất", nhận được giải thưởng báo chí Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả, và giải Nobel văn học năm 1954. Hemingway để lại ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc qua nguyên lý tảng băng trôi, văn phong của ông được mô tả bởi sự kiệm lời nhưng có nhiều tầng ý nghĩa, phải suy nghĩ thật sâu mới có thể hiểu hết được những gì tác giả gửi gắm. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ. Tìm mua: Giã Từ Vũ Khí TiKi Lazada Shopee Từ nhỏ Hemingway đã không thích học đàn mà thích đấu võ quyền Anh, bản tính chuộng chủ nghĩa cá nhân đã thể hiện nơi con người Hemingway bằng các phản kháng nhỏ nhặt, để rồi trong cuộc đời sau này, đã hiện ra bằng các hành động trên tầm vóc lớn hơn. Năm 1950, Hemingway xuất bản cuốn sách "Qua sông và vào trong rừng" nhưng không gây dấu ấn với độc giả. Năm 1952, cuốn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" đã mang lại ngôi vị cho ông trên văn đàn, giúp ông nhận được giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer năm 1953. Năm 1954 ông được viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel văn học vì thể văn mạnh mẽ dùng trong nghệ thuật kể chuyện mới lạ và thể hiện gần đây nhất qua tác phẩm "Ông Già và Biển Cả". Thời gian này người ta vẫn thấy ông đầy sức sống nhưng thực tế ông không hạnh phúc. Hemingway đã phải dưỡng bệnh dài hạn tại bệnh viện Mayo, ông bị ám ảnh vì cao huyết áp và suy sụp tinh thần. Tháng 7 năm 1961, ông thức dậy sớm và tự sát bằng một khẩu súng săn tại một nơi vắng vẻ của thị trấn Ketchum, Idaho. Ông ra đi mà không để lại lời trăn trối nào ngoài hình ảnh của các nhân vật trong nhiều cuốn tiểu thuyết mà ông đã sáng tạo ra. • Các Tác Phẩm Đã Xuất Bản Tại Việt Nam Ông già và biển cả (2000) Chuông nguyện hồn ai (Chuông gọi hồn ai) (2001) Giã từ vũ khí (2001) Hạnh phúc ngắn ngủi của Mác Cômbơ (2003) Truyện ngắn - Ernest Hemingway (2004) Truyện cực ngắn của Ernest Hemingway (2004) Hội hè miên man (2004) <p helvetica="" neue",="" helvetica,="" roboto,="" arial,="" sans-serif;="" font-size:="" 16px;="" text-align:="" center;"="" style="box-sizing: inherit; margin: 0px; padding: 0px; color: rgb(34, 34, 34); font-family: "Helvetica Neue", Helvetica, Roboto, Arial, sans-serif; font-size: 16px; font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-weight: 400; letter-spacing: normal; orphans: 2; text-align: justify; text-indent: 0px; text-transform: none; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; white-space: normal; background-color: rgb(255, 255, 255); text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial;">***Một đêm tôi thức giấc quãng ba giờ và nghe Catherine trở mình trên giường. - Em có bị ốm không, Catherine? - Em thấy hơi đau, anh ạ. - Đau liền liền hả em? - Không, đau từng chập. - Nếu đau liền liền thì phải đi bệnh viện. Tôi buồn ngủ quá nên nằm ngủ lại. Một lát sau tôi lại thức giấc: - Anh nên gọi bác sĩ thì hơn. Em nghĩ chắc là đúng rồi. Tôi quay số gọi điện thoại cho bác sĩ. - Có đau liên tục không Cat? - Hình như độ mười lăm phút. Vị bác sĩ nói: - Vậy thì ông phải đưa bà đến bệnh viện ngay. Tôi sẽ mặc quần áo và đến đó bây giờ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ernest Hemingway":Ông Già Và Biển CảChuông Nguyện Hồn AiHội Hè Miên ManTuyển Tập Truyện Ngắn Ernest HemingwayGiã Từ Vũ KhíĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giã Từ Vũ Khí PDF của tác giả Ernest Hemingway nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Bà Tùng Long (Bà Tùng Long)
Người đọc ở thành phố trong Nam cuối những năm 50, suốt những năm 60 và đầu những năm 70 - trên dưới 20 năm - quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long, thường ký kèm chữ “Bà” ở trước tên. Bà Tùng Long nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm lý xã hội, đăng trên các nhật báo như một số loại phụ trương nhiều kỳ mà vào thời ấy gọi là “feuilleton”. Bà cũng nổi tiếng về các mục giải đáp tâm sự của bạn đọc nữ trên các mục cố định của một số tờ báo hàng ngày hoặc định kỳ. Tờ báo mà Bà Tùng Long có mặt thường xuyên hơn hết là Sàigòn Mới do bà Bút Trà, chị dâu của chồng bà, làm chủ nhiệm. Vào tuổi quá bát tuần, Bà Tùng Long viết hồi ký. Đương nhiên, hồi ký của một cây bút thì có chuyện văn chương, chuyện viết lách. Song, tôi tìm thấy trong hồi ký của bà những nét đậm lạt của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước ta, của miền Nam, chủ yếu của Sài Gòn, nơi quy tụ những sự kiện lớn của vùng đất mà cách mạng nối tiếp công việc chưa xong của mình, đối mặt với chính quyền do Mỹ dựng lên. Bà Tùng Long không phải là nhà chính trị, ít nhất, như bà nói trong hồi ký. Tuy nhiên, hồi ký của Bà Tùng Long vẫn là một hồi ký không loại bỏ được các nền chính trị đương nhiên tác động lên bà. Bà Tùng Long cũng không phải là nhà văn, nhà báo cách mạng, bà viết, như đã nhắc tới nhắc lui trong hồi ký, là để kiếm tiền nuôi chín đứa con và người chồng, song bà không đứng trong hàng ngũ “cách mạng quốc gia” hay “cần lao nhân vị” hoặc đại loại như vậy, dù rằng, về phương diện giao thiệp, bà quan hệ với những nhân vật thuộc chính quyền. Bà cũng từng ứng cử nghị viện Sài Gòn vào thời cuối của triều đình Ngô Đình Diệm - không tự nguyện, không thích, nhưng không thể từ chối. Anh Lê Phương Chi đã lên danh mục tất cả 50 đầu sách của bà từ năm 1956 đến nay, trong đó có 16 đầu sách tái bản và in mới sau năm 1975 - tôi chỉ nói những tiểu thuyết đã xuất bản thành sách mà hầu hết được đăng tải trên các báo. Tôi cũng không nói về nội dung những mục như Gỡ Rối Tơ Lòng, Tâm Tình Cởi Mở hay đường hướng của những tờ báo mà bà làm chủ bút, thư ký tòa soạn, hay cộng tác viên, tôi làm một công việc đơn giản hơn - giới thiệu hồi ký của bà. Tập hồi ký chia làm 6 chương thì 3 chương đầu nói về thời niên thiếu, tuổi học sinh và mối tình đầu của bà, 3 chương sau thuật lại quãng đời viết văn, làm báo. Nếu 3 chương đầu giúp cho người đọc hôm nay nhớ lại một thời miền Trung nước ta từ Đà Nẵng ra Huế rồi trở vào Tam Quan những năm 20 và 30 của thế kỷ XX ở Sài Gòn, thì phần sau lại giới thiệu với người đọc một góc của khung cảnh với ký ức văn nghệ Sài Gòn sau Hiệp định Genève. Sách báo hiện nay vẫn còn tương đối hiếm về khung cảnh sinh hoạt những thời điểm vừa kể. Tuy Bà Tùng Long không chủ yếu làm sống lại một cách đầy đủ khung cảnh ấy nhưng vẫn giúp cho chúng ta hình dung được chừng nào hoàn cảnh của đất nước mình. Người đọc có thể còn mong muốn Bà Tùng Long nói nhiều hơn những gì bà thấy, bà nghe trong một xã hội chuyển động nhanh chóng, thậm chí không có quy củ, nhưng bà chỉ cung cấp chừng ấy thôi, ta không thể đòi hỏi hơn. Tìm mua: Hồi Ký Bà Tùng Long TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bà Tùng Long":Cẩm Nang Người Vợ HiềnCon Đường Một ChiềuĐịnh MệnhHồi Ký Bà Tùng LongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Bà Tùng Long PDF của tác giả Bà Tùng Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Bà Tùng Long (Bà Tùng Long)
Người đọc ở thành phố trong Nam cuối những năm 50, suốt những năm 60 và đầu những năm 70 - trên dưới 20 năm - quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long, thường ký kèm chữ “Bà” ở trước tên. Bà Tùng Long nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm lý xã hội, đăng trên các nhật báo như một số loại phụ trương nhiều kỳ mà vào thời ấy gọi là “feuilleton”. Bà cũng nổi tiếng về các mục giải đáp tâm sự của bạn đọc nữ trên các mục cố định của một số tờ báo hàng ngày hoặc định kỳ. Tờ báo mà Bà Tùng Long có mặt thường xuyên hơn hết là Sàigòn Mới do bà Bút Trà, chị dâu của chồng bà, làm chủ nhiệm. Vào tuổi quá bát tuần, Bà Tùng Long viết hồi ký. Đương nhiên, hồi ký của một cây bút thì có chuyện văn chương, chuyện viết lách. Song, tôi tìm thấy trong hồi ký của bà những nét đậm lạt của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước ta, của miền Nam, chủ yếu của Sài Gòn, nơi quy tụ những sự kiện lớn của vùng đất mà cách mạng nối tiếp công việc chưa xong của mình, đối mặt với chính quyền do Mỹ dựng lên. Bà Tùng Long không phải là nhà chính trị, ít nhất, như bà nói trong hồi ký. Tuy nhiên, hồi ký của Bà Tùng Long vẫn là một hồi ký không loại bỏ được các nền chính trị đương nhiên tác động lên bà. Bà Tùng Long cũng không phải là nhà văn, nhà báo cách mạng, bà viết, như đã nhắc tới nhắc lui trong hồi ký, là để kiếm tiền nuôi chín đứa con và người chồng, song bà không đứng trong hàng ngũ “cách mạng quốc gia” hay “cần lao nhân vị” hoặc đại loại như vậy, dù rằng, về phương diện giao thiệp, bà quan hệ với những nhân vật thuộc chính quyền. Bà cũng từng ứng cử nghị viện Sài Gòn vào thời cuối của triều đình Ngô Đình Diệm - không tự nguyện, không thích, nhưng không thể từ chối. Anh Lê Phương Chi đã lên danh mục tất cả 50 đầu sách của bà từ năm 1956 đến nay, trong đó có 16 đầu sách tái bản và in mới sau năm 1975 - tôi chỉ nói những tiểu thuyết đã xuất bản thành sách mà hầu hết được đăng tải trên các báo. Tôi cũng không nói về nội dung những mục như Gỡ Rối Tơ Lòng, Tâm Tình Cởi Mở hay đường hướng của những tờ báo mà bà làm chủ bút, thư ký tòa soạn, hay cộng tác viên, tôi làm một công việc đơn giản hơn - giới thiệu hồi ký của bà. Tập hồi ký chia làm 6 chương thì 3 chương đầu nói về thời niên thiếu, tuổi học sinh và mối tình đầu của bà, 3 chương sau thuật lại quãng đời viết văn, làm báo. Nếu 3 chương đầu giúp cho người đọc hôm nay nhớ lại một thời miền Trung nước ta từ Đà Nẵng ra Huế rồi trở vào Tam Quan những năm 20 và 30 của thế kỷ XX ở Sài Gòn, thì phần sau lại giới thiệu với người đọc một góc của khung cảnh với ký ức văn nghệ Sài Gòn sau Hiệp định Genève. Sách báo hiện nay vẫn còn tương đối hiếm về khung cảnh sinh hoạt những thời điểm vừa kể. Tuy Bà Tùng Long không chủ yếu làm sống lại một cách đầy đủ khung cảnh ấy nhưng vẫn giúp cho chúng ta hình dung được chừng nào hoàn cảnh của đất nước mình. Người đọc có thể còn mong muốn Bà Tùng Long nói nhiều hơn những gì bà thấy, bà nghe trong một xã hội chuyển động nhanh chóng, thậm chí không có quy củ, nhưng bà chỉ cung cấp chừng ấy thôi, ta không thể đòi hỏi hơn. Tìm mua: Hồi Ký Bà Tùng Long TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bà Tùng Long":Cẩm Nang Người Vợ HiềnCon Đường Một ChiềuĐịnh MệnhHồi Ký Bà Tùng LongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Bà Tùng Long PDF của tác giả Bà Tùng Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.