Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lão Tử Tinh Hoa (Nguyễn Duy Cần)

MỤC LỤC:

Vài lời thưa trước

PHẦN I

I. Lược sử Lão Tử

II. Sách của Lão Tử: Đạo Đức Kinh Tìm mua: Lão Tử Tinh Hoa TiKi Lazada Shopee

A. Văn chương trong sách Lão Tử

B. Các nhà chú giải Lão Tử

PHẦN II. HỌC THUYẾT LÃO TỬ

I. PHẦN TỔNG QUAN

A. Đạo là gì?

B. Cái Động của Đạo

C. Huyền Đồng 玄同

D. Chính trị

II. PHẦN PHÂN TÍCH

ĐẠO 道

A. Về bản thể

B. Về nhân sự

ĐỨC 德

A. Đức (德)

B. Huyền Đức (玄德)

VÔ 無

A. Vô tuyệt đối

B. Vô đối đãi

TỰ NHIÊN 自然

NHÂN NGHĨATHÁNH TRÍ 仁義聖智

HỌC 學

PHẢN VÀ PHỤC 反復

TỔN HỮU DƯ - BỔ BẤT TÚC 損有餘 - 補不足

TRI TÚC - TRI CHỈ 知足 - 知止

BẤT TRANH 不争

NHU NHƯỢC 柔弱

BẤT NGÔN CHI GIÁO 不言之敎

TAM BỬU 三寶

HUYỀN ĐỒNG 玄同

VÔ VI 無為

PHẦN III

A. Sự biến thiên của Lão học

B. Lão Tử và Khổng Tử

C. Ảnh hưởng sách Lão Tử

Vài lời thưa trước

Vì lúc chép lại tôi không có “sách giấy” nên đã chép không theo đúng thứ tự các tiết. Trong một dịp về quê tôi tìm lại tác phẩm này (tôi mua từ năm 1994) nên nay tôi cũng bắt đầu chép lại từ phần thứ hai. Ngoài việc sắp xếp lại theo đúng thứ tự trong sách, tôi còn sửa một vài lỗi chính tả, lược bỏ những đoạn mà trong sách không có; chép thêm các những chỗ thiếu (bản đó không chép chữ Hán, chữ Pháp, một số các chú thích).

Nhờ trước đây tôi đã chép cuốn Lão tử - Đạo Đức kinh của cụ Nguyễn Hiến Lê (Nxb Văn hoá, năm 2006) nên việc chép chữ Hán trong cuốn Lão tử tinh hoa này không tốn công nhiều, gần như chỉ cần chép lại các đoạn tương ứng trong bản của cụ Nguyễn Hiến Lê rồi sửa lại cho phù hợp với bản của cụ Nguyễn Duy Cần vì hai bản có nhiều chỗ khác nhau như hai ví dụ sau:

- Trong tiết D: Chính trị, phần II: Tổng quan, cụ Nguyễn Duy Cần có trích dẫn câu: “Dân chi khinh tử, dĩ kỳ cầu sinh chi hậu…” (民之輕死, 以其求生之厚…), và dịch là: “dân mà coi thường cái chết, là vì quá trọng cầu cái sống”). Còn bản của cụ Nguyễn Hiến Lê thì chép là: “Dân chi khinh tử, dĩ kì thượng cầu sinh chi hậu…” (民之輕死, 以其上求生之厚…), và dịch là:

“Dân sở dĩ coi thường cái chết là vì nhà cần quyền tự phụng dưỡng quá hậu…”. Vì bản của cụ

Nguyễn Hiến Lê có chữ “thượng”上, còn bản của cụ Nguyễn Duy Cần thì không, nên ý nghĩa câu đó khác nhau như vậy. Điều này cụ Nguyễn Hiến Lê có nêu ra trong cuốn Lão tử - Đạo Đức kinh (xem phần dịch Đạo Đức kinh, chương75).

- Một câu trích dẫn khác, cũng trong trong tiết C: “Dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn” (民多利器, 國家滋昏): “Nhân dân nhiều lợi khí, thì nước nhà càng tối tăm”. Tương ứng với chữ “dân” 民 trong câu đó, bản của cụ Nguyễn Hiến Lê chép là “triều” 朝: “Triều đa lợi khí, quốc gia tư hôn” (朝多利器, 國家滋昏): “Triều đình càng nhiều “lợi khí” (tức quyền mưu) thì quốc gia càng hỗn loạn” (Chương 57).

Hai ví dụ trên có một điểm chung là: theo bản của cụ Nguyễn Duy Cần thì người có lỗi đều là dân, còn theo bản của cụ Nguyễn Hiến Lê thì người có lỗi đều là nhà cầm quyền.

Trong cuốn Đạo Đức kinh dễ hiểu, Phan Ngọc cho biết: “Trong việc dịch này tôi cảm ơn các bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hiến Lê, Thu Giang, Giáp Văn Cường mà tôi đều tham khảo với tinh thần “Hư tâm cầu học”. Đó đều là những bản dịch tốt, biểu hiện một trình độ Hán học sâu và một công phu khảo cứu hết sức nghiêm túc. So với nhiều bản dịch tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga thì nó dễ hiểu hơn.

Tôi chỉ giới thiệu cách dịch dễ hiểu cho nên gọi nó là Đạo Đức Kinh dễ hiểu, còn Đạo Đức Kinh chính nghĩa là chuyện của các thế hệ sau”. Hai câu tương ứng với hai ví dụ nêu trên, Phan Ngọc phiên âm và dịch nghĩa như sau:

- “Dân chi khinh tử, dĩ kỳ thượng cầu sinh chi hậu…”: Dân mà coi thường cái chết là vì người trên lo cái sống của họ quá nặng…

- “Dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn”: Khi dân có nhiều mánh khóe mưu lợi (/lợi khí/) thì nước nhà sẽ tối tăm.

Như vậy, câu trước, bản của Phan Ngọc có chữ “thượng” giống như bản của cụ Nguyễn Hiến Lê; còn câu sau dùng chữ “dân” giống như bản của cụ Nguyễn Duy Cần [1].

Sách dày khoảng 250 trang (không kể phần sách tham khảo và mục lục mà tôi không chép lại) mà phần thứ hai gồm khoảng 170 trang, tức khoảng 70% tác phẩm, nên phần tôi đánh máy không đáng kể so với phần tôi chép lại từ blogspot Chu Văn An. Xin chân thành cảm ơn người đã đăng phần hai tác phẩm Lão Tử Tinh Hoa và xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.

GoldfishDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Cần":Lão Tử Đạo Đức KinhLão Tử Tinh HoaThuật Xử Thế Của Người XưaCái Dũng Của Thánh NhânCái Cười Của Thánh NhânTinh Hoa Đạo Học Đông PhươngTrang Tử Và Nam Hoa KinhDịch Học Tinh HoaPhật Học Tinh HoaToàn Chân Triết Luận

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lão Tử Tinh Hoa PDF của tác giả Nguyễn Duy Cần nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Quang Minh Tu Đức Kinh - Ngô Đức Thọ (NXB Long Quang 1931)
Bộ kinh tu đức này chia làm 4 phần. Nghĩa kinh rõ ràng, cảm động, đàn bà con trẻ cũng có thể hiểu được. Có hiểu mới có cảm, có cảm mới biết sám hối, Tụng kinh, miệng đọc, tâm suy theo lời kinh mà luyện tính sửa lòng. Nếu duy trì được thiện tâm, trời phật tiên thánh mới giáng ứng, có giáng ứng cầu đảo mới linh nghiệm. Thực là một quyển kinh thiết thực, mấy nhân tâm thế đạo cần dùng cho mọi hạng người trong xã hội. Thiện nam tín nữ nên phát hằng tâm in kinh, mà chuyển tặng cho nhiều công đức thực vô biên vô lượng. Ước ao một ngày kia khắp mọi gia đình đều có một quyển kinh tu đức làm chuẩn đích, ngõ hầu ai ai cũng biết hối ngộ cải quá, tránh dữ theo lành, lấy trời đất làm cha mẹ, lấy vũ trụ làm gia đình, lấy nhân loại làm anh em. Bể khổ biến thanh cam lồ, huyết hồ hoá lại ao sen thế giới trở nên cực lạc. Trì tụng! Quang Minh Tu Đức KinhNXB Long Quang 1931Ngô Đức Thọ89 TrangFile PDF-SCAN
Phật Học Tổng Yếu - Thiện Chiếu (NXB Sài Gòn 1929)
Nội dung chính của sách "Phật Học Tổng Yếu" gồm 9 mục chính: - Những người không học Phật đều là ký sanh trùng - Nhân quả với thần quyền - Thiên đường và địa ngục - Tức Phật tức tâm - Vô tướng sám hối - Phật học đại yếu - Phật học kiết yếu - Phật học toát yếu - Phật học từ điển. Phật Học Tổng YếuNXB Sài Gòn 1929Thiện Chiếu108 TrangFile PDF-SCAN
Thập Niệm Pháp Môn Nghi Thức - Trí Hải (NXB Lương Văn Ký 1940)
Phương pháp niệm 10 danh hiệu A-Di-Đà Phật là phương pháp đơn giản, lợi ích thiết thực trong việc hành trì pháp môn niệm Phật. Đặc biệt thích hợp với những người ít có thời gian tu tập. Hành trì theo phương pháp nầy sẽ giúp cho chúng ta nhất tâm chánh niệm A-Di-Đà Phật và giúp cho chúng ta an lạc thanh thản ngay trong giây phút hiện tại. Thời khóa hành trì được bắt đầu khi chúng ta thức giấc vào sáng sớm. Chúng ta ngồi thẳng người và niệm rõ ràng danh hiệu A-Di-Đà Phật 10 lần với tâm chánh niệm, niệm lớn tiếng hay niệm thầm tùy theo ý muốn từng người. Chúng ta lặp lại công phu nầy 8 lần nữa trong một ngày. Như vậy, chúng ta công phu theo phương pháp nầy 9 lần trong mỗi ngày.Thập Niệm Pháp Môn Nghi ThứcNXB Lương Văn Ký 1940Trí Hải20 TrangFile PDF-SCAN
Đồ giải - Đại thủ ấn (Triết lý nhân sinh quan trong phật giáo, tâm pháp tối cao Mật Tông)
Đại thủ ấn là một trong những giáo pháp tối thượng của Kim cương thừa, được truyền dạy trong tông phái Ca Nhĩ Cư của Tây Tạng.Cuốn sách cung cấp những tinh tuý Tạng truyền Phật giáo Yết cử, mọi người đều có thể đọc và suy ngẫm. Lưu truyền 70 năm trên thế giới, được coi là Phật pháp hệ thống, khoa học, hiện đại.Sách chứa 300 hình đồ giải thích dễ hiểu về Mật pháp, sự sống và thân trung ấm, phương pháp tu hành – con đường đến giải thoát.