Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nữ Hoàng Phong Lan (Anchee Min)

Từ một cuốn sách hàng đầu về tiểu thuyết lịch sử, Nữ hoàng phong lan nhanh chóng cuốn độc giả vào tận tim gan Tử Cấm Thành để kể một câu chuyện cưc kỳ thú vị, hấp dẫn về một phi nữ trẻ trở thành hoàng hậu cuối cùng của Trung Hoa. Min giới thiệu mỹ nhân Từ Hy với cái tên quen thuộc là Phong Lan và đan dệt nên một thiên sử thi về một cô gái quê nắm lấy quyền lực thông qua việc quyến rũ, sát hại và mưu đồ vô tận. Khi Trung Hoa bị quân thù đe doạ, người đàn bà này đã tựa như một mình mình thống nhất và giữ vững đất nước.

“Sự thật là ta chưa từng bao giờ là chủ mưu của bất cứ chuyện gì. Ta buồn cười khi nghe mọi người nói đó là tham vọng thống trị Trung Hoa của ta từ lúc còn trẻ. Cuộc đời ta đã bị khuôn hình bởi những lực tác động từ trước khi ta được sinh ra. Những âm mưu của triều đình già nua cũ kỹ và đàn ông, đàn bà dẫu không muốn đã trở thành những đối thủ cắt họng nhau trước khi ta vào Tử Cấm Thành và trở thành phi nữ. Triều đại của ta, nhà Thanh vẫn đang khó lòng cứu vẫn từ khi chúng ta bị thua trong cuộc chiến nhà phiến với Anh quốc và đồng minh của họ. Thé giới của ta vốn từng là một nơi đang quá mức phiền nhiểu của nghi thức, nơi mà quyền riêng tư duy nhất cũng ở trong đầu ta.

Trong khi những người đàn ông trong triều tìm cách gây ấn tượng lẫn nhau bằng trí thông minh của họ, ta che giấu sự sáng suốt của ta. Công việc triều đình của ta vốn là cuộc chiến triền miên với các viên cố vấn đầy tham vọng, các viên thượng thư xảo quyệt và những tướng lĩnh chỉ huy quân đội không bao giờ tham gia chiến trận. Trải qua hơn bốn mươi sáu năm như thế. Mùa hè vừa rồi, ta nhận ra ta đã trở thành một ngọn nến cháy đến tận chân trong một cung điện không cửa sổ - sức sống của ta đang lìa bỏ ta, và ta hiểu điếu ta đang đếm từng ngày.

Ta đau lòng thừa nhận triều đại của chúng ta đã cạn kiệt sinh khí. Trong những thời khắc như thế này ta không thể làm gì cho đúng. Ta đã buộc phải chứng kiến sự sụp đổ không những của con trai ta ở tuổi mười chín, mà của bản thân Trung Hoa nữa.

Còn điều gì có thể tàn nhẫn hơn thế? Nhận thức đầy đủ những lý do làm tăng thêm cảnh ngộ của ta, ta cảm thấy bị nghẹt thở tới mức gần kề miệng lỗ. Trung Hoa sẽ trở thành một thế giới bị đầu độc trong sự phí hoài của chính nó. Thần kinh của ta héo tàn đến nổi các tu sĩ từ những ngôi đền thiêng nhất không có khả năng làm cho hồi phục. Tìm mua: Nữ Hoàng Phong Lan TiKi Lazada Shopee

Đây không phải phần tồi tệ nhất, phần tồi tệ nhất là thần dân của tiếp tục tỏ ra tin tưởng vào ta, còn ta theo tiếng gọi của lương tri, ta phải phá huỷ lòng tin của họ. Ta vẫn đang làm tan nát nhữnh tấm lòng trong vòng mấy thàng vừa qua, ta làm tan nát chúng bằng chỉ dụ vĩnh biệt. Ta làm tan nát chúng bằng việc bảo cho thần dân của ta viết sự thật rằng cuộc đời của họ không có ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Ta nói với các thượng thư của ta rằng ta sẵn sàng đi vào cõi vĩnh hằng trong yên bình, không quan tâm đến dư luận của mọi người. Nói cách khác ta là một con chim đã chết không sợ nước sôi.

Khổng giáo đã từng tỏ ra nhầm lẫn nghiêm trọng. Trung Hoa đã từng bị bại trận. Ta chẳng nhận được sự kính trọng nào, sự biết điều nào, sự ủng hộ nào từ phần thế giới còn lại. Những đồng minh thân cận của ta chứng kiến chúng ta đổ vỡ một cách vô cảm và hờ hững. Tự do là cái gì khi không còn danh dự? Sự lăng mạ đối với ta không phải cung cách chết không chịu nổi này, mà là về sự mất danh dự và sự bất lực của chúngta khi nhìn vào sự thực.

Nó làm ta ngạc nhiên vì không ai nhận ra thái độ của chúng ta đối với sự cao hứng thật hài hước trong sự vô lý của nó. Trong buổi thiết triều cuối cùng, ta không thể kìm nổi hét lên: “Ta là người duy nhất biết rằng tóc ta đã thưa và bạc trắng”

Triều đình không chịu nghe thấy ta. Các viên thượng thư của ta nhìn thuốc nhuộm Pháp và kiểu chải tóc tinh tế của ta là thật. Rập đầu xuống đất, họ hô” Ơn nhờ thượng đế! Vạn thọ vô cương! Bệ hạ vạn tuế”.

- “Một tiểu thuyết nước ngoài sôi động, phong phú, tràn trề, là một khoái cảm lớn cho nhận thức và trí năng” - Los Angeles Times

- “Tuyệt vời… một nhân vật nữ không thể nào quên nổi” - People

- “Phong phú về tình tiết và bối cảnh lịch sử, cuốn tiểu thuyết đầm đìa màu sắc, mùi vị, và lối sống kiêu sa của Tử Cấm Thành” - Los Angeles Times

- “Một cuốn tiểu thuyết nắm bắt con tim (độc giả) về một người phụ nữ sẽ là Nữ hoàng… hấp dẫn tận cuối truyện” - O. The Oprah Magazine

- “Một sự mô tả bất ngờ, thấm đẫm tình dục về đế Triều Trung Hoa với những cảnh đau lòng của sự tuyệt vọng và một sự đam mê nhục dục nổi lên từ những trang sách nóng bỏng” - Elle.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nữ Hoàng Phong Lan PDF của tác giả Anchee Min nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Quê Tôi Đất Độc (Sylar Gabriel)
Quê Tôi Đất Độc hay nguyên gốc: Những chuyện kì bí có thật: Quê em - Đất độc, là một truyện dài của thành viên có nickname Sylar_Gabriel thuộc diễn đàn voz. Ngay khi ra mắt bạn đọc, tác phẩm đã gây một tiếng vang lớn trong cộng đồng mạng và được rất nhiều trang đăng tải và làm audio. Tác phẩm gồm 18 chương ứng với 18 câu chuyện, kể lại những sự kiện kì bì, kinh dị xảy ra nơi quê tác giả. Xin được trích lại lời tác giả để làm rõ hơn về nội dung: Gần đây có nhiều thớt của anh em về chuyện ma quỷ, tuy nhiên đa phần chỉ là anh em được nghe kể lại, hoặc chứng kiến nhưng mờ ảo hoặc mụ mị. Em suy nghĩ lung lắm, cuối cùng cũng quyết định viết ra những chuyện em từng gặp. Em xin khẳng định tất cả đều là người thật việc thật, nhân vật hiện còn sống, là họ hàng thân thiết của em và chỉ xảy ra ở 1 nơi - quê ngoại em, xã Ngọc Thụy - phường Long Biên - Hà Nội. Chuỗi chuyện em sắp kể ra sau đây có những chuyện em biết từ bé, có những chuyện em trực tiếp chứng kiến,và có cả những chuyện xảy ra khi mẹ em còn nhỏ; tạo thành 1 chuỗi những điều kì lạ, phủ lên trong tuổi thơ của em và người nhà em sự u ám của khu đất đấy. Các bác có thể tin, có thể không, em kể cũng chỉ để giãi bày, xin đừng ném gạch Em muốn kể theo trình tự thời gian để các bác cùng hiểu tại sao em đặt tên thớt là Đất độc; nhưng em muốn kể câu chuyện này trước. Cách đây ít lâu tình cờ đọc được 1 chuyện liêu trai trên f17, em giật mình, vì những gì viết trong truyện là những gì đã xảy ra thực sự ở trong nhà ngoại em, và đó cũng là động lực thôi thúc em lập thớt này. Tìm mua: Quê Tôi Đất Độc TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quê Tôi Đất Độc PDF của tác giả Sylar Gabriel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Biển Xanh Màu Lá (Nguyễn Xuân Thủy)
Tiểu thuyết "Biển xanh màu lá" viết về số phận của cán bộ, chiến sĩ, quân dân đang sinh sống, làm việc và bảo vệ vùng đất thiêng Trường Sa, Hoàng Sa. Chúng ta gọi những con người bình dị, quả cảm ấy bằng cái tên chung: quân dân. Bởi ngoài những người lính biển, còn có cả những người dân đảo. Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy đã nhiều năm là lính Trường Sa. Có thể xem cuốn tiểu thuyết này như những trang nhật ký của chính cuộc đời anh. Câu chuyện bắt đầu từ khi Phương, một chiến sĩ tân binh ra đảo nhận nhiệm vụ và kết thúc khi Phương trở lại đất liền. Thời gian gói gọn trong hai năm, là một khóa nghĩa vụ quân sự. Tác giả không dùng bất cứ một mẹo mực kỹ xảo nào của nghệ thuật tiểu thuyết. Câu chuyện cũng chẳng có gì éo le, gay cấn, mà rất bình dị. Bình dị như chính đời sống hàng ngày ở trên đảo. Cảm giác như Nguyễn Xuân Thủy cứ xắn từng mảng đời sống vật lên trang giấy mà không cần phải chọn lọc, hư cấu. Vì thế cuốn sách lại có sức hấp dẫn riêng. Đó chính là vẻ đẹp của sự chân thật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Biển Xanh Màu Lá PDF của tác giả Nguyễn Xuân Thủy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoàng Hà Nhớ - Hồng Hà Thương (Trần Kiếm Qua)
"Tôi rất vui mừng được chị Trần Kiếm Qua, vợ anh Nguyễn Sơn nhờ viết lời tựa cho cuốn sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương. Cuốn sách Hoàng Hà nhớ Hồng Hà thương ghi chép lại những hồi ức của chị, nó bất giác gợi cho tôi nhớ lại những ngày tháng sống và chiến đấu cùng anh Nguyễn Sơn. Anh Nguyễn Sơn từ nhỏ đã tham gia phong trào thanh niên và được vinh hạnh học tập tại trường quân sự nổi tiếng của Trung Quốc - Trường Quân sự Hoàng Phố. Khi anh Nguyễn Sơn về nước, thì quân Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nước ta cũng bước vào thời kỳ kháng chiến lâu dài. Trong cuộc họp của thường vụ, Bác Hồ, anh Trường Chinh và tôi yêu cầu anh Nguyễn Sơn vào miền Nam, nơi chiến sự ác liệt. Khi tôi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quân sự toàn quốc (sau này đổi tên thành Ủy ban Kháng chiến toàn quốc), anh Nguyễn Sơn được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam. Đây là một chức vụ cực kỳ quan trọng, thể hiện lòng tin của Đảng và Chính phủ đối với anh."Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoàng Hà Nhớ - Hồng Hà Thương PDF của tác giả Trần Kiếm Qua nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Phạm Duy (Phạm Duy)
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc. Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn Hồi Ký này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn "đồng chí hướng" như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời. Nói như vậy vì tôi thèm được thấy bạn đọc nhìn nhận Hồi Ký này không khởi sự từ những năm 20 khi tôi vừa ra đời mà còn ôm đồm thêm những dữ kiện về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thế kỷ. Nếu được như vậy, toàn bộ Hồi Ký của tôi sẽ bao trùm được đủ 100 năm của thế kỷ mà 50 năm đầu là sự đoàn kết của tất cả "người Việt nô lệ" -- trong đó có bố con tôi -- trong việc giành Độc Lập và Tự Do. Muốn biết rõ hơn cuộc đời của một "người Việt tự do" -- là tôi -- trong 50 năm sau của thế kỷ thứ 20, xin mời bạn đọc tiếp những cuốn Hồi Ký tiếp theo. Thế hệ ông cha ta, với các phong trào Văn Thân, Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, thành công hay thất bại, ai cũng đều biết. Riêng tôi biết rõ bố tôi chết đi mà chưa thực hiện được những giấc mơ của mình. Những đứa con là nơi để bố trút bầu tâm sự. Bốn người con lớn không thừa hưởng vẹn toàn thông điệp của bố, có lẽ tại vì các anh các chị chưa phải là thứ "tinh trùng bất mãn" được bố cấy vào trong mẹ. Thằng con út, khởi sự là bào thai đã được bố gửi gấm những hoài bão vào lúc bố biết mình đã thất bại và sắp chết. Nó lớn lên, vì sự linh thiêng của huyết thống, nó thực hiện giấc mộng không thành của người cha?! Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại Học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi. Thuật sống của tôi học được ở mọi tầng lớp nhân dân mà tôi sớm được tiếp xúc. Lẽ dĩ nhiên sự giáo dục về cuộc đời cũng đến với tôi từ mẹ ruột, từ vú nuôi, từ mẹ nuôi, từ thầy giáo, từ bạn bè... đến cả từ những khắc nghiệt của người anh cũng như từ những ân sủng của người tình. Xin được tri ân tất cả! Tìm mua: Hồi Ký Phạm Duy TiKi Lazada Shopee Tôi cũng cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất tập HỒI KÝ này: Bạn cùng học tại những ngôi trường cũ như Bác Sĩ Nguyễn Đình Thi (Trường Hàng Vôi), Cao Trung (Trường Bách Nghệ), Tạ Tỵ, Võ Lăng (Trường Mỹ Thuật). Bạn tâm giao cũ hay bạn mới làm quen là những người ở từng địa phương như Phạm Thanh Liêm, Lê Ninh (Hưng Yên), chị Lê Tôn Hy (YênThế-Bắc Giang), Nguyễn Sĩ Hưng (Thanh Hoá), Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Đình Khuê (Nghệ An), Nguyễn Cúc (Huế), Hàn Vĩ, Lê Trọng Nguyễn (Hội An), Nguyễn Văn Sang (Quảng Ngãi), Lữ Liên (Dalat), Trần Văn Khê (Vĩnh Long). Bạn văn nghệ như Lê Văn-Vũ Bắc Tiến, Nguyễn Hiền. Tất cả đã nhắc lại tên các rạp hát và các điạ danh của tỉnh mình, hoặc kể lại vài mẩu chuyện cũ để cho cuốn Hồi Ký của tôi thêm mầu sắc và thêm xác thực. Lẽ ra có hai tập: Hồi Ký Thời Thơ Â'u và Hồi Ký Thời Vào Đời. Nhưng để tiết kiệm thời giờ và tiền mua sách của bạn đọc, tôi thu gọn hai tập vào một cuốn sách. Do đó toàn bộ Hồi Ký chỉ còn 4 tập thay vì 5 tập như tôi đã rao. Vậy tôi xin rao lại, và xin trân trọng mời bạn đọc cùng tôi đi về dĩ vãng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Phạm Duy PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.