Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo (Hoang Phong)

Khi viết về Phật Giáo, ông Patrick Carré một học giả uyên bác và cũng là một trong những nhà dịch thuật kinh sách Phật Giáo lỗi lạc nhất của Pháp hiện nay, đã phát biểu về tánh không như sau:

“Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! ”

Lời phát biểu này đã xuất hiện cách đây không lâu trong tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp, ấn bản đặc biệt dành riêng cho chủ đề “Phật Giáo” - số tam cá nguyệt tháng tư, năm và sáu, năm 2003. Thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tân tiến thế mà thế giới Tây Phương đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm mà Đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ.

Thật vậy suốt trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại chưa hề có một nền tư tưởng, văn hóa hay khoa học nào đã biết và nói đến khái niệm này, ngoài Phật Giáo. Khái niệm về tánh không có hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất mang tính cách triết học và khoa học nói lên bản chất tối hậu của hiện thực, và khía cạnh thứ hai là tính cách thực dụng của nó, và cũng được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp người tu tập hóa giải mọi sự bám víu, nguyên nhân mang lại mọi thứ xúc cảm bấn loạn và khổ đau.

Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát, và chính Ngài cũng đã xác nhận rằng mình luôn thường trú trong tánh không ngày càng sâu xa hơn. Tìm mua: Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo TiKi Lazada Shopee

Tóm lại Đức Phật chỉ nêu lên khía cạnh thực dụng đó của tánh không nhưng không hề mổ xẻ nó trên phương diện trí thức, lý do là có thể vào thời bấy giờ không mấy người hội đủ kiến thức để có thể hiểu được tánh không trên phương diện triết học siêu hình là gì. Dù sao thì Đấng Tịch Tĩnh cũng luôn giữ sự yên lặng trước những cuộc biện luận vô ích, chỉ gây ra thêm tranh cãi. Ngài chỉ thuyết giảng duy nhất về những gì thật thiết thực nhằm trực tiếp loại bỏ khổ đau mà thôi.

Tánh không qua các khía cạnh mở rộng, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, chỉ được triển khai như là một khái niệm siêu hình, song song với sự hình thành của Đại Thừa Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và nhất là với sự xuất hiện của Trung Quán Tông do Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Tóm lại tánh không đã được người sau diễn đạt và giải thích bao quát hơn dưới nhiều khía cạnh triết học căn cứ vào các phép biện luận mang tính cách trừu tượng, và đã được đặt vào vị trí trung tâm của Đạo Pháp.

Sự chuyển hướng của tánh không lại còn trở nên dứt khoát hơn nữa kể từ thế kỷ thứ III và thứ IV với sự xuất hiện của vô số kinh sách và nhất là sự hình thành của Duy Thức Học do Vô Trước sáng lập. Sự chuyển hướng này đã đưa đến sự hình thành của Kim Cương Thừa và Thiền Học để mở ra một giai đoạn cực thịnh cho Phật Giáo kéo dài suốt nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời cũng đã ghép thêm cho Đạo Pháp một vài khía cạnh thiêng liêng và từ đó cũng đã biến Đạo Pháp của Đức Phật thành một “tô giá” như ngày nay. Nếu sự mở rộng trên đây đã góp phần giúp cho đạo Phật trở nên phong phú và đa dạng hơn thì nó cũng đã khiến cho đạo Phật trở thành phức tạp và mang lại nhiều khó khăn hơn cho một số người khi phải áp dụng Tánh Không vào việc tu tập của họ. Có thể cũng vì lý do đó mà một loạt các khái niệm mớo mang tính cách “cụ thể” và “dễ hiểu” hơn, chẳng hạn như các khái niệm về Phật Tính, Bản Thể của Phật, Như Lai Tạng, Chân Như, Hiện Thực, Trí Tuệ của Phật, Pháp Thân... đã được hình thành hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn.

Dù sao thì người tu tập Phật Giáo cũng cần hiểu rằng giáo lý “không có cái tôi” và cũng “chẳng có gì thuộc vào cái tôi cả” mà chúng ta thường quen gọi là giáo lý “vô ngã”, luôn giữ vai trò chủ yếu trong mọi phương pháp tu tập cũng như việc tìm hiểu Phật Giáo.

Thật vậy tu tập cũng chỉ có thế, tức là phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự kiềm toả và chi phối của ảo giác về “cái tôi” và “cái của tôi” hầu giúp mình loại bỏ tận cội rễ mọi trói buộc của sự hiện hữu. Thiết nghĩ dù sao cũng phải mạnh dạn nói lên một điều - dù có thể khiến cho một số người sẽ phải phật lòng đi nữa - rằng cốt lõi của Phật Giáo chính là tánh không và việc tu tập cũng nhất thiết phải hướng vào tánh không - dù dưới hình thức nào - như một phương tiện hữu hiệu nhất. Bất cứ một phép tu tập nào mang chút dấu vết của sự bám víu vào “cái tôi” và “cái của tôi” đều ít nhiều đã tách rời ra khỏi Đạo Pháp và chỉ có thể xem đấy như là những phương tiện “thiện xảo” giúp người tu tập có thể đến “gần hơn” với Đạo Pháp thế thôi.

Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo:

1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnnata-sutta

2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma)

4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu)

5. Tánh Không (John Blofeld)

6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki)

7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong)

Bures-sur-Yvette, 05.03.13

Hoang Phong

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo PDF của tác giả Hoang Phong nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thần Người Và Đất Việt (Tạ Chí Đại Trường)
Giới thiệu Con khỉ Tôn Hành Giả xuất thân từ đá nứt, vướng víu cái kim cô, một lần trả lời Tam Tạng, thầy mình, đang dùng dằng trên đường thỉnh kinh Tôi đi về phía trước Vị đấu chiến thắng Phật đó là của “ truyện Tàu“ truyền kì nhưng lại nói như một người dân Chàm bình thường Đi về phía trước không nhìn lại sau thì anh sẽ được giàu sang Tìm mua: Thần Người Và Đất Việt TiKi Lazada Shopee Chính cái chất người trong lốt khỉ, trong hào quang của bậc thần linh khiến nhân vật này vẫn được hiện diện giữa trần thế, nơi cửa miệng của những người kể chuyện thỉnh kinh qua một bản văn quốc ngữ đọc dưới ánh đèn điện, trong buổi lễ tống ôn miền quê Nam bộ và thấp thoáng trên những trang sách Ramayana hay trong buổi diễn Rim-kê, bên cạnh Hanuman còn lại dáng hình của bà con xưa cũ. Chính một vòng thác sinh văn hóa như thế, có vinh quang riêng của nó bởi vì nó cứ đi về phía trước mà ta có thể mượn làm hình tượng cho lí trí dõi theo tìm dạng thần hồn người trên đất Việt Tác giả: Tạ Chí Đại Trường, người Bình Định, sinh ở Nha Trang, tên được đặt theo hai địa danh ở tỉnh Khánh Hòa, nơi có Nha Trang là tỉnh lị. Học ở Bình Định, Nha Trang, Sài Gòn. Cử nhân văn khoa Đại học Văn khoa Sài Gòn 1962, Cao học sử 1964, năm thứ nhất Tiển sĩ chuyên môn Sử học 1974 cũng của Đại học này. Giải thưởng Văn chương toàn quốc (1970)- Bộ môn Sử Qua Mỹ năm 1994 ở Oklakoma City, hiện sinh sống ở Westminster CaliforniaDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tạ Chí Đại Trường":Thần Người Và Đất ViệtBài Sử Khác Cho Việt NamChuyện Phiếm Sử HọcViệt Nam Thời Tây Sơn: Lịch Sử Nội ChiếnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thần Người Và Đất Việt PDF của tác giả Tạ Chí Đại Trường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thần Người Và Đất Việt (Tạ Chí Đại Trường)
Giới thiệu Con khỉ Tôn Hành Giả xuất thân từ đá nứt, vướng víu cái kim cô, một lần trả lời Tam Tạng, thầy mình, đang dùng dằng trên đường thỉnh kinh Tôi đi về phía trước Vị đấu chiến thắng Phật đó là của “ truyện Tàu“ truyền kì nhưng lại nói như một người dân Chàm bình thường Đi về phía trước không nhìn lại sau thì anh sẽ được giàu sang Tìm mua: Thần Người Và Đất Việt TiKi Lazada Shopee Chính cái chất người trong lốt khỉ, trong hào quang của bậc thần linh khiến nhân vật này vẫn được hiện diện giữa trần thế, nơi cửa miệng của những người kể chuyện thỉnh kinh qua một bản văn quốc ngữ đọc dưới ánh đèn điện, trong buổi lễ tống ôn miền quê Nam bộ và thấp thoáng trên những trang sách Ramayana hay trong buổi diễn Rim-kê, bên cạnh Hanuman còn lại dáng hình của bà con xưa cũ. Chính một vòng thác sinh văn hóa như thế, có vinh quang riêng của nó bởi vì nó cứ đi về phía trước mà ta có thể mượn làm hình tượng cho lí trí dõi theo tìm dạng thần hồn người trên đất Việt Tác giả: Tạ Chí Đại Trường, người Bình Định, sinh ở Nha Trang, tên được đặt theo hai địa danh ở tỉnh Khánh Hòa, nơi có Nha Trang là tỉnh lị. Học ở Bình Định, Nha Trang, Sài Gòn. Cử nhân văn khoa Đại học Văn khoa Sài Gòn 1962, Cao học sử 1964, năm thứ nhất Tiển sĩ chuyên môn Sử học 1974 cũng của Đại học này. Giải thưởng Văn chương toàn quốc (1970)- Bộ môn Sử Qua Mỹ năm 1994 ở Oklakoma City, hiện sinh sống ở Westminster CaliforniaDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tạ Chí Đại Trường":Thần Người Và Đất ViệtBài Sử Khác Cho Việt NamChuyện Phiếm Sử HọcViệt Nam Thời Tây Sơn: Lịch Sử Nội ChiếnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thần Người Và Đất Việt PDF của tác giả Tạ Chí Đại Trường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Câu Chuyện Kỳ Thú Trong Kinh Thánh (Logan Marshell)
ADAM VÀ EVA Tên người đàn ông đầu tiên là Adam và vợ của ông ta là Eva. Họ sống trong một khu vườn xinh đẹp cách xa các phương Đông và được gọi là Địa Đàng. Vườn Địa Đàng là một vùng đất có loài cây quí hiếm và nhiều hoa thơm cỏ lạ. Nhưng không lâu sau, họ đã không vâng lệnh Chúa, họ bị dụ dỗ bởi một vị quỷ thần nên đã ăn phải trái cấm trong vườn Địa Đàng. Thế là họ phải rời bỏ căn nhà xinh đẹp để ra đi. Thế rồi hai vợ chồng Adam và Eva phải rời khỏi vườn Địa Đàng và trở về nhân gian sinh sống và làm việc. Hai người họ sống với nhau một thời gian thì Chúa Trời ban cho họ những đứa con. Đứa trẻ đầu tiên ra đời được mẹ Eva đã đặt tên là Cain, ít lâu sau lại một đứa bé nữa ra đời và được mẹ đặt tên là Abel. Những đứa con của Adam và Eva lớn lên, đã nối nghiệp cha mẹ để làm những công việc mà trước đây cha mẹ mình đã làm. Cain, người anh lớn chọn công việc đồng áng và trồng trọt những loại cây ăn quả. Abel, người em nhỏ làm công việc nhồi lông cừu và trở thành người chăn cừu. Lúc Adam và Eva còn sống trong vườn Địa Đàng, họ có thể nói chuyện với Chúa Trời cũng như nghe những lời Chúa Trời dạy bảo. Nhưng giờ đây họ đã trở về với nhân gian, họ không còn được nghe những lời của Chúa Trời như trước đây nữa. Vì vậy, cách đến với Chúa duy nhất là họ xếp những viên đá thành một bệ thờ và đặt bàn thờ Chúa lên đó, đặt lên những phẩm vật để cúng tế và đốt đi với mong muốn gửi vào đó những nỗi niềm riêng của mình và mong muốn đức Chúa sẽ nghe thấy, nhưng rồi đức Chúa cũng không nghe thấy. Sau đó, mỗi lần cúng tế Chúa Trời họ đều cầu nguyện và xưng tội với Chúa, họ nói lên tất cả những lỗi lầm của mình và cầu mong đức Chúa ban phúc lành cho họ. Tìm mua: Những Câu Chuyện Kỳ Thú Trong Kinh Thánh TiKi Lazada Shopee Trong hai anh em Cain và Abel, mỗi người có mỗi cách phụng sự Chúa Trời riêng. Cain thì dâng Chúa Trời hoa quả và hạt giống, Abel thì nướng một chú lừa do chính mình nuôi lớn để cúng đức Chúa Trời. Không biết vì lý do gì mà Chúa Trời hài lòng với sự dâng cúng của Abel và không hài lòng với sự dâng cúng của Cain. Có lẽ đức Chúa mong muốn Cain dâng lên ngài những đồ vật có sự sống như Abel đã làm và cũng có lẽ Cain đã không dâng cúng đức Chúa Trời bằng tất cả lòng thành của mình. Đức Chúa thể hiện rằng mình không hài lòng với Cain và Cain lẽ ra phải biết hối lỗi và xưng tội trước Chúa để cầu mong tha thứ, nhưng cậu ta đã rất giận dữ Chúa và cũng nổi giận với cả Abel. Khi họ cùng nhau ra đồng để làm việc, Cain đã đánh đập người em của mình là Abel và giết anh ta. Thế là đứa trẻ đầu tiên xuất hiện trong nhân gian đã trở thành kẻ sát nhân giết hại em trai của mình. Và đức Chúa đã bảo với Cain, “Đây là Abel, người em của ngươi!”. Cain đã trả lời đức Chúa, “Con không biết tại sao con phải nhận đó là em trai của con?” Thế là đức Chúa hỏi Cain, “Điều gì khiến con làm như thế? Dòng máu của em trai con nhưng một tiếng khóc kêu cứu phát ra từ mặt đất. Con có thấy mặt đất mở ra như một chiếc mồm rộng lớn để uống máu của em trai con không? Chừng nào con còn sống, con sẽ phải sống dưới lời nguyền của Chúa đối với kẻ sát nhân đã giết hại em mình như con. Con sẽ phải đi lang thang khắp đất trời và không bao giờ tìm thấy nhà cửa, bởi vì con đã làm một việc xấu xa. Cain nói với Chúa, “Sự trừng phạt đối với con sẽ nặng hơn bất kỳ hình phạt nào khác. Ngài hãy đuổi con ra khỏi cộng đồng và giấu con đi, nếu không bất kỳ người nào nhìn thấy họ cũng sẽ giết con, bởi vì con đơn độc chỉ có một mình và sẽ không có bất kỳ người bạn nào cả”. Sau đó, đức Chúa bảo với Cain, “Nếu ai làm hại Cain, người ấy sẽ bị trừng phạt vì hành động đó”. Và đức Chúa khắc dấu vào người của Cain vì vậy mà ai cũng biết cậu ta và đồng thời cũng biết rằng đức Chúa cấm không cho ai làm hại đến cậu ấy. Thế rồi Cain và vợ của mình trở lại ngôi nhà của Adam để sinh sống ở phần đất của mình, vợ chồng họ sinh con đẻ cái và xây dựng một thành phố trên mảnh đất này; Cain đặt tên cho thành phố sau khi sinh đứa con đầu lòng, anh ta gọi nó là Enoch.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Câu Chuyện Kỳ Thú Trong Kinh Thánh PDF của tác giả Logan Marshell nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vì Sao Tôi Khổ (Nguyên Minh)
Lời nói đầu Trong cuộc sống, có những vấn đề mà chúng ta không thể giải quyết đơn thuần chỉ bằng tri thức. Nói cách khác, đôi khi ta phải trải qua những bước khá dài từ lúc hiểu rõ vấn đề cho đến khi thực sự vượt qua được nó. Lấy ví dụ, ta có thể dễ dàng mô tả được thế nào là một nếp sống đạo đức, nhưng để thực sự đạt được một nếp sống như thế lại là vấn đề của cả một đời người! Chúng ta có thể dễ dàng hiểu và ca ngợi những đức tính như khoan dung hoặc nhẫn nhục, nhưng để có thể thật lòng tha thứ cho lỗi lầm của ai đó đối với ta, hay nhẫn nhục được trước thái độ xúc phạm của người khác, chúng ta không thể chỉ đơn thuần là “hiểu” được vấn đề, mà đòi hỏi phải trải qua cả một quá trình thực hành, chiêm nghiệm trong thực tế cọ xát giữa cuộc sống. Những gì được trình bày trong tập sách mỏng này không phải là những điều mới mẻ, mà thật ra đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách nay hơn 25 thế kỷ. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, có những lời Phật dạy tuy đơn giản, nhưng việc mang ra thực hành, áp dụng vào cuộc sống hằng ngày lại không phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi còn có biết bao trở lực do những thói quen và định kiến sai lầm mà mỗi chúng ta đều đã không ngừng tích lũy từ bấy lâu nay. Xuất phát từ thực tế này, người viết hoàn toàn không có dụng ý “giảng giải” các vấn đề theo những gì mình hiểu, mà chỉ đơn giản là muốn chia sẻ những kinh nghiệm thực sự đã trải qua trong cuộc sống của bản thân. Và nếu như có những điểm tương đồng nhất định nào đó với những gì mà bạn đọc đã từng cảm nhận trong cuộc sống, hy vọng là sự chia sẻ này sẽ có thể giúp ích phần nào trong việc làm cho cuộc sống của mỗi người chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Tìm mua: Vì Sao Tôi Khổ TiKi Lazada Shopee Và một cuộc sống “tốt đẹp hơn” chính là mục tiêu khả thi cho tất cả mọi người, bởi vì sẽ là một chuyện hoang tưởng nếu có ai đó muốn trở thành một người “toàn hảo” trong cuộc sống này. Tuy nhiên, nếu mỗi chúng ta có thể nhận rõ được sự vươn lên của chính mình trong từng ngày tháng trôi qua, có được một đời sống tinh thần thực sự tốt đẹp hơn bất chấp những gì xảy đến cho ta trong cuộc sống, thì điều đó có thể khẳng định rằng con đường đi đến “chân thiện mỹ” của chúng ta đang ngày càng rộng mở, và tâm hồn ta chắc chắn cũng sẽ theo đó mà ngày càng rộng mở. Chúng tôi sẽ vô cùng hoan hỷ khi nhận được những tin vui như thế, và đó cũng là ước mơ duy nhất của tất cả chúng tôi, những người đã góp phần hình thành nên tập sách này. Chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến góp ý xây dựng từ bạn đọc kể từ sau lần xuất bản trước đây, và những sửa chữa, bổ sung trong lần tái bản này thể hiện sự tiếp thu những ý kiến đóng góp quý giá đó. Chúng tôi rất mong sẽ tiếp tục nhận được nhiều góp ý xây dựng từ quý độc giả gần xa, để nội dung tập sách được hoàn chỉnh hơn nữa trong những lần tái bản. Trân trọng NGUYÊN MINHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Minh":Vào ThiềnAi Vào Địa Ngục?Vì Sao Tôi KhổChắp Tay Lạy NgườiNhững Tâm Tình Cô ĐơnSống ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vì Sao Tôi Khổ PDF của tác giả Nguyên Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.