Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lắng Nghe Yêu Thương (Susanna Tamaro)

CÓ LẼ MỌI SỰ KHỞI NGUỒN từ khi bà cho chặt bỏ cái cây đó đi.

Bà không hề nói gì với cháu cả - những chuyện thế này có liên quan gì đến trẻ con đâu - vậy nên buổi sáng mùa đông nọ, lúc cháu đang ngồi trong lớp ngán ngẩm nghe thầy giảng về tính chất của bội số chung nhỏ nhất, thì lưỡi cưa đã nghiến vào lớp vỏ cây màu trắng bạc; còn khi cháu đang lết chân trên hành lang vào giờ ra chơi, thì những mảnh sống của cái cây đã rớt như mưa xuống bầy kiến nhỏ.

Khung cảnh tàn diệt đổ ập lên cháu lúc từ trường trở về.

Trong sân, nơi cây óc chó từng đứng xõa bóng, giờ chỉ còn là hố đất đen ngòm; những cành cây bị chặt vứt bỏ ngổn ngang, còn thân cây bị cưa thành ba đoạn nằm vô hồn dưới đất; và một người đàn ông mặt mũi đỏ tía phủ kín muội khói dầu diesel đang điều khiển chiếc máy xúc, với những bộ hàm khổng lồ giật tung cái gốc cây. Cỗ máy xúc gầm rú, khụt khịt, lùi lại, chồm lên, hối hả trước những tiếng chửi thề của người điều khiển.

Phần rễ cứng cỏi không muốn nơi lỏng những cánh tay bám chặt vào lòng đất. Chúng bướng bỉnh và đâm sâu hơn tưởng tượng. Tìm mua: Lắng Nghe Yêu Thương TiKi Lazada Shopee

Năm nối năm, mùa tiếp mùa, những chiếc rễ đã âm thầm lan tỏa, lấn sâu vào lòng đất từng chút một, bện lẫn với rễ cây sồi, cây tuyết tùng và cây táo, thậm chí còn cùng nhau quấn chặt lấy đường ống dẫn nước và khí ga. Đó chính là lý do khiến người ta chặt bỏ cây cối: chúng luồn lách trong thẳm sâu, làm khó con người, và con người buộc phải dùng tới máy móc để đối phó với những kẻ cứng đầu như thế.

Thình lình, dưới ánh nắng mùa đông lạnh lẽo, vồng rễ oai vệ của cây óc chó, với những chùm đất nhỏ vẫn còn dính chặt lấy rễ cây, bị nhấc bổng lên trước mắt cháu - như phần mái bị bốc ra khỏi ngôi nhà - thả lại đoạn rễ cái vẫn còn chôn sâu trong lòng đất.

Khi đó - và chỉ khi đó - người điều khiển máy xúc mới hả hê giơ cao nắm tay ra dấu chiến thắng, và bà đã mặc sẵn tạp dề, vỗ tay hưởng ứng.

Khi đó - và chỉ khi đó - cháu, vốn chưa thể mở miệng hay nhấc nổi bước chân, có cảm giác sống lưng mình bỗng dưng phát xạ. Xương sống lẫn tủy sống không còn là của cháu nữa; chúng là một phần của sợi dây điện trần cũ kĩ, và những tia lửa điện xẹt tới xẹt lui trong niềm vui giả tạo, với thứ năng lượng lạnh lùng và dữ tợn. Chúng lan tỏa khắp nơi, như những chiếc gai băng vô hình, mũi gai sắc nhọn như dao cạo, xiên vào ruột gan cháu, đâm vào trái tim cháu, rối tung trong trí óc cháu, nhảy múa lơ lửng trong máu huyết của cháu; những mảnh gỗ vụn trắng ởn, những khúc xương người chết, không nhảy điệu nào khác ngoài vũ điệu diệt vong; thứ năng lượng kia không phải lửa, không phải ánh sáng, mà là thứ năng lượng cho hành vi độc ác, khôn lường; thứ năng lượng bức bối, bỏng rát.

Và sau tia sét là mảng tối của đêm đen, cái câm lặng bất an từ quá mức: chứng kiến quá mức, chịu đựng quá mức, hiểu biết quá mức. Cái câm lặng không phải của giấc ngủ, mà của sự chết chóc: khi nỗi đau quá lớn, người ta phải chết đi một chút mới có thể sống tiếp được.

Cây óc chó của cháu - cái cây đã lớn lên cùng cháu, cái cây cháu từng tin tưởng sẽ đồng hành cùng cháu khi năm tháng trôi qua, cái cây mà cháu tưởng là mình sẽ nuôi dạy các con dưới tán lá của nó - giờ đã bị nhổ bật gốc. Cái cây đổ xuống, kéo theo bao điều bị tàn phá: giấc ngủ của cháu, hạnh phúc của cháu, vẻ vô lo của cháu. Khi phần rễ cái bị rựt đứt, âm thanh đó như một vụ nổ; thời gian bị ngắt thành trước đó và sau đó; ánh sáng cũng khác hẳn, chìm lịm trong bóng tối chập chờn.

Khoảng tối ban ngày, khoảng tối ban đêm, khoảng tối giữa mùa hè nóng bỏng. Và, từ trong bóng tối đó, có một điều chắc chắn: nỗi đau chính là đầm lầy mà cháu buộc phải lội qua.

* * *

Những điều nhỏ nhặt nhất lại chính là bí ẩn lớn nhất. Trong vỏ bọc vô hình, cái thế giới bí mật đó vỡ òa. Một hòn đá, trước hay sau cũng vẫn chỉ là một hòn đá; bản chất của nó không bao giờ thay đổi. Nhưng một cái cây, trước khi trở thành cây, nó vốn là một hạt giống; và con người, trước khi trở thành người, chỉ là một phôi thai.

Những điều to tát nhất thường nằm mơ hồ trong những cái gọi là giới hạn, định nghĩa.

Khi hiểu được điều này, bỗng dưng cháu nhận ra rằng những thứ cần chăm chút lại chính là những gì nhỏ bé.

* * *

Sau cái chết của cây óc chó cao lớn, cháu đã khóc ròng nhiều ngày. Ban đầu, bà cố gắng an ủi - làm sao mà việc chỉ đốn một cái cây lại khiến một cô bé đau khổ đến vậy chứ? Bà cũng yêu cây; lẽ ra bà không nên làm thế để trêu tức cháu. Bà quyết định chặt bỏ đi vì nó gây phiền toái; nó ở quá gần nhà mình, và cả cây tuyết tùng cũng thế. Cây cối cần có không gian, bà luôn bảo cháu như thế, chưa hết, biết đâu ngày nào đó, rễ cây có thể đâm thẳng vào bồn vệ sinh giống như xúc tu của bạch tuộc, và hẳn rồi, cháu không muốn cái điều đáng sợ đó xảy ra đâu! Bà đang cố làm cho cháu cười, hoặc ít nhất là mỉm cười, nhưng chẳng mấy thành công.

Qua giai đoạn bùng nổ dữ dội, ngày nào cháu cũng nằm bất động dưới sàn phòng mình, nhìn trân trân cái bầu trời trì độn bằng xi măng không thể giúp cho tình hình sáng sủa hơn.

Mới trước đó, trong một cuốn sách tranh của mình, cháu đã đọc câu chuyện về loài hải sâm. Dù là một sinh vật tầm thường vô hại, vô danh nhưng chúng vẫn quyết liệt bảo vệ mạng sống của mình như bất kì sinh vật nào khác. Khi bị tấn công, ngay lập tức, chúng phóng ra toàn bộ mớ bòng bong nội tạng - tim gan, phèo phổi, những bộ phận nội tạng tái sinh được - để vô hiệu hóa kẻ thù bằng cái thứ giống như tấm vải của đấu sĩ ấy, và nhờ đó chúng có đủ thời gian để lủi tới nơi an toàn, náu mình trong rừng tảo, nghỉ ngơi, để các tế bào của chúng tái hợp và phân tách cho tới khi tạo ra được một phiên bản nội tạng hoàn hảo thay thế thứ đã bị trục xuất.

Bà thấy đấy, cháu tự thấy mình rơi vào trạng thái giống như con hải sâm sau một vụ tấn công: ruột gan trống rỗng. Cháu không có lời nào để nói cả. Cháu không trả lời những câu hỏi của bà. Chúng ta sống ở hai thế giới khác nhau; thế giới của bà đầy lương tri ngự trị, trong khi thế giới của cháu là một vũ trụ đen đặc và đầy tai ương, chốc chốc lại có sấm sét xoẹt qua. Mối liên hệ giữa hai thế giới ấy rất rõ ràng: cháu có thể thấy thế giới của bà, nhưng bà thì không thể hiểu được thế giới của cháu.

Và vì thế, đến ngày thứ ba, khi mà lương tri và lòng kiên nhẫn của bà đã cạn kiệt, và có lẽ nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn, bà mở cửa phòng cháu và nói, “Đủ rồi đấy! Cháu làm bà bực mình lắm rồi. Chỉ là một cái cây thôi mà, lúc nào cháu cũng có thể trồng một cây khác.” Rồi bà lại mải miết với đủ thứ việc trong nhà, có lẽ giống như bao buổi sáng cháu đi học.

* * *

Cháu vốn không có tính cãi thẳng lại trước những lời buộc tội. Không ai phải chịu trách nhiệm về khoảng cách giữa các hành tinh; đó là do các định luật hấp dẫn. Tầm hiểu biết của mỗi người cũng khác nhau. Bà cũng biết điều đó: bà từng hay đọc cho cháu nghe truyện Hoàng Tử Bé, nên chắc bà biết mỗi tiểu hành tinh đều có những cư dân của riêng nó. Cháu thấy hơi bất ngờ vì bà đã không nhớ về chuyện cây bao báp, vì cây óc chó này có khác gì cây bao báp ấy đâu. Bụi hồng bà cứ muốn mua tặng cháu ấy, về sau cũng chẳng thế thay thế nó được.

Bụi hồng rất lung linh và tỏa hương thơm mát dịu, nhưng bông hồng rồi sẽ bị cắt đi, cắm vào lọ hoa và cuối cùng sẽ nằm gọn trong thùng rác. Nhưng một cái cây mà ta yêu quý cắm rễ ăn sâu vào trái tim ta. Khi cây chết đi, rễ bị khô héo, quắt queo, để lại những vết sẹo nhỏ nhưng hằn sâu, không thể lãng quên.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lắng Nghe Yêu Thương PDF của tác giả Susanna Tamaro nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nghệ Thuật Sống (Epictetus)
ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI DỊCH BẢN VIỆT NGỮ 1. Cuốn sách này - Nghệ thuật sống, là một bản thuyết minh tư tưởng của Epictetus. 2. Nghệ thuật sống có hai phần chính: - Phần I: Cẩm nang thư. Là một bản đúc kết những điểm cốt yếu trong tư tưởng của Epictetus. Cẩm nang thư đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời cổ đại. - Phần II: Những lời dạy khác về cách sống, được trích và thuyết minh từ tác phẩm Discourses (1) của Epictetus. Tìm mua: Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee 3. Người thuyết minh là Sharon Lebell. Cô cho biết: “… Tôi đã góp phần của riêng mình trong việc tuyển chọn, giải thích, và ứng tác dựa trên những ý tưởng chứa đựng trong The Enchiridion (2) và The Discourses, là những tài liệu duy nhất còn sót lại, vốn tóm tắt triết lý của Epictetus”. (1) Những bài thuyết giảng. (2) Tạm dịch là cẩm nang thư, là một bản tóm tắt súc tích những tư tưởng của Epictetus trong các tập Discourses của ông. 4. Bản dịch này chủ yếu dựa trên bản tiếng Anh, nhưng cũng có tham khảo cuốn Enchiridion mà chúng tôi đang có trong tay. Trong quá trình dịch, chúng tôi đã tham khảo tư tưởng của Epictetus từ nhiều nguồn khác. 5. Những chỗ in đậm, in nghiêng và những ghi chú trong bản dịch này, đều là của người dịch bản Việt ngữ. 6. Những ghi chú của người dịch, hầu hết là những ý nghĩ chủ quan khi tiếp xúc với văn bản. Thay vì giữ lại cho riêng mình, xin gửi đến bạn đọc như một chia sẻ chân tình giữa những người bạn. Bạn đọc hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cộng hưởng. 7. Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc và các bậc cao minh góp ý để bản dịch được hoàn thiện hơn. Đà Lạt,15/07/2016 Đỗ Tư NghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Epictetus nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Thuật Sống (Epictetus)
ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI DỊCH BẢN VIỆT NGỮ 1. Cuốn sách này - Nghệ thuật sống, là một bản thuyết minh tư tưởng của Epictetus. 2. Nghệ thuật sống có hai phần chính: - Phần I: Cẩm nang thư. Là một bản đúc kết những điểm cốt yếu trong tư tưởng của Epictetus. Cẩm nang thư đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời cổ đại. - Phần II: Những lời dạy khác về cách sống, được trích và thuyết minh từ tác phẩm Discourses (1) của Epictetus. Tìm mua: Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee 3. Người thuyết minh là Sharon Lebell. Cô cho biết: “… Tôi đã góp phần của riêng mình trong việc tuyển chọn, giải thích, và ứng tác dựa trên những ý tưởng chứa đựng trong The Enchiridion (2) và The Discourses, là những tài liệu duy nhất còn sót lại, vốn tóm tắt triết lý của Epictetus”. (1) Những bài thuyết giảng. (2) Tạm dịch là cẩm nang thư, là một bản tóm tắt súc tích những tư tưởng của Epictetus trong các tập Discourses của ông. 4. Bản dịch này chủ yếu dựa trên bản tiếng Anh, nhưng cũng có tham khảo cuốn Enchiridion mà chúng tôi đang có trong tay. Trong quá trình dịch, chúng tôi đã tham khảo tư tưởng của Epictetus từ nhiều nguồn khác. 5. Những chỗ in đậm, in nghiêng và những ghi chú trong bản dịch này, đều là của người dịch bản Việt ngữ. 6. Những ghi chú của người dịch, hầu hết là những ý nghĩ chủ quan khi tiếp xúc với văn bản. Thay vì giữ lại cho riêng mình, xin gửi đến bạn đọc như một chia sẻ chân tình giữa những người bạn. Bạn đọc hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cộng hưởng. 7. Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc và các bậc cao minh góp ý để bản dịch được hoàn thiện hơn. Đà Lạt,15/07/2016 Đỗ Tư NghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Epictetus nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo (Chính Trung)
Đôi lời giới thiệu Tôi biết tâm nguyện đạo hữu Chính Trung ấp ủ về ý tưởng viết cuốn “Đắc Nhân Tâm theo phong cách Phật Giáo” từ lâu, và tôi tán thán ý tưởng này, ủng hộ thực hiện và hứa viết lời giới thiệu khi sách hoàn thành. Đọc qua bản thảo, thấy đề mục của sách hoàn chỉnh tạo cho người xem cảm giác an nhiên, tĩnh tại và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lợi lạc cho người muốn tìm một phong cách sống của Phật Giáo giữa cuộc sống đời thường hối hả, bon chen, thực dụng xảy ra hiện nay trong xã hội chúng ta. Xin giới thiệu đến thức giả, bạn đọc gần xa, đọc và thưởng lãm một phong cách sống mà tác giả Chính Trung đã để cả tâm mình vào đấy. Viết tại Chùa Xá Lợi Tìm mua: Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Mùa An Cư 2556 (2012) Tỳ Kheo Thích Đồng Bổn Thượng Tọa Chùa Phật Học Xá Lợi Trưởng ban Ban Phật Giáo Việt Nam (Thuộc Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh) Người thầy của Tâm Thư Pháp Ở Sài Gòn ai cũng biết thầy, nhất là dân thích thư pháp và nghệ thuật. Tôi thì cứ vào Sài Gòn là nhất định phải đến thăm thầy, thăm thư viện có nhiều sách hay và quý do chính thầy làm thủ thư, ngắm biết bao bức thư pháp do chính thầy sáng tác và uống trà, đàm đạo với thầy. Thầy có cái tên cũng rất ý nghĩa: Chính Trung. Tôi mê thư pháp nên trong nhà tôi có đến mấy chục bức thư pháp. Bao nhiêu năm nay, mỗi lần Tết đến, tôi hay đi mua hay xin chữ ở Tây Hồ và các chùa tại Hà Nội. Tôi mải mê ngắm vẻ đẹp của từng con chữ, nét chữ (chủ yếu là chữ Hán) và cảm nhận ý nghĩa của những tác phẩm này. Tuy nhiên, vài năm gần đây tôi mới biết đến thư pháp tiếng Việt. Rồi đặc biệt tôi có duyên lành biết đến một môn nghệ thuật mới - Tâm Thư Pháp. Người đầu tiên giảng cho tôi, chỉ ra cho tôi sự kỳ diệu này chính là thầy Chính Trung ở chùa Xá Lợi, thành phố Hồ Chí Minh. Thầy Chính Trung dành ra các ngày chẵn trong tuần: thứ 2, thứ 4, thứ 6 và cả chủ nhật nữa để có mặt tại thư viện chùa Xá Lợi, quận 3. Tại đây thầy hướng dẫn những ai muốn học Tâm Thư Pháp, phân tích ý nghĩa từng nét, từng phần trên mỗi con chữ cho bất cứ ai quan tâm. Bạn ngắm các bức thư pháp đã thích, nhưng nếu được trực tiếp nghe thầy Chính Trung giảng, phân tích nữa thì chắc chắn bạn còn mê hơn. Tâm Thư Pháp rất rất đặc biệt. Thầy Chính Trung luôn sẵn lòng giảng cho bạn về cách hình tượng hóa những con chữ để có tính phổ quát cao, về bút lý, tức cơ sở của bút viết, rằng tại sao lại viết như vậy. Thầy phân tích rõ rằng cần có cả hai thứ: đúng nghĩa và thể hiện ý tưởng của mình trong từng nét chữ. Thầy Chính Trung giảng cho các trò cách viết thư pháp (tôi nghĩ là sáng tác thì đúng hơn). Rằng viết thư pháp như người quét nhà. Đơn giản vậy. Đưa ngọn bút qua phải để quét về bên trái. Đưa ngọn bút lên trên để quét xuống dưới. Thật tuyệt diệu và dễ hiểu. Thầy Chính Trung nói rằng viết thư pháp chính là việc co duỗi các ngón tay, để thể hiện từng con chữ theo thư pháp. Rằng mỗi nét chữ của Tâm Thư Pháp đều hàm chứa ý nghĩa. Và rằng chúng ta phải thật sự sáng tác bằng tâm. Đúng vậy, khi ngắm các bức thư pháp của thầy, tôi thấy khách tham quan phân tích, cảm nhận và suy luận theo rất nhiều góc độ khác nhau! Trong những chữ được thầy tặng, tôi rất thích chữ Nhẫn. Chữ NHẪN của thầy đặc biệt ở chỗ dấu ngã được thầy đặt bên dưới. Và dưới cùng là câu do chính thầy viết: “Nhờ ân nhân ngã nhẫn”. Hóa ra nhờ ơn của mọi người quanh mình ta mới nhận ra bản ngã của mình, mới biết cái tôi của mình. Hóa ra mình cần đưa mọi người lên trên, còn ta và cái ngã của ta phải đặt ở dưới cùng. Hóa ra cần khiêm cung và hạ thấp mình xuống. Và không thể không cám ơn bất cứ ai quanh mình đã tạo duyên để ta tu tập. Chính những ai mắng chửi ta, nộ nạt ta, đối xử không tốt với ta là những bậc thầy tuyệt vời. Đó chính là pháp để ta tu tập, để có hạnh nhẫn. Thư pháp là một nghệ thuật. Tâm Thư Pháp phải là nghệ thuật của nghệ thuật. Viết Tâm Thư Pháp quan trọng nhất là tâm người viết. Nếu chúng ta viết bằng tâm, nhất định người xem sẽ cảm nhận được. Tôi vô cùng vui mừng khi biết thầy Chính Trung đã chính thức hoàn thành bản thảo cuốn sách “Đắc Nhân Tâm theo phong cách Phật Giáo”. Tôi là người đầu tiên cầm bản thảo này, là người đầu tiên đọc bản thảo của thầy. Tôi thì muốn đặt tên cuốn sách là “Đắc Nhân Tâm trong Tâm Thư Pháp”, bởi thầy Chính Trung đã thể hiện rất rõ Đắc Nhân Tâm trong từng nét chữ, trong từng bức thư pháp của mình. Mà ở Việt Nam, tôi chưa tìm thấy ai sáng tác Tâm Thư Pháp tuyệt vời hơn thầy! Tôi biết rằng cuốn sách ra đời sẽ nhận được sự chào đón nhiệt thành của bạn đọc cũng như giới yêu văn hóa nghệ thuật. Tôi biết rằng đây là món quà quý giá sẽ được mua để tặng nhau. Tôi chắc rằng biết bao học trò của thầy và Phật tử cũng như những ai quan tâm đến thư pháp và nghệ thuật đang đón chờ. Và hơn thế nữa… Thầy Chính Trung chỉ có một tài sản duy nhất - tâm thầy. Những bức thư pháp mà tôi và bạn được thấy chỉ là một phần của tâm thầy mà thôi! TIẾN SĨ NGUYỄN MẠNH HÙNGĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo PDF của tác giả Chính Trung nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Buông Xả Phiền Não (Thích Thánh Nghiêm)
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Bài thứ nhất: DIỆU PHÁP QUẢN LÝ TINH THẦN Bài thứ hai: THAM Bài thứ ba: SÂN Tìm mua: Buông Xả Phiền Não TiKi Lazada Shopee Bài thứ tư: SI Bài thứ năm: MẠN Bài thứ sáu: NGHI LỜI NÓI ĐẦU Hạnh phú c là điều a i cũ ng ước m u ốn. Chú ng ta thường nói hạnh phú c là “ tìm kiếm ” hoặc “ g iành lấy ”. Hạnh phú c g iống như tấm bằng khen t r eo t r ên tường, cần phải t r ải qu a m ột lần cạnh t r anh v à phấn đấu thì m ới đạt được. Su y nghĩ nà y r ất phổ biến, khiến nhiều người cho r ằng hạnh phú c là những thứ ở ngoà i thân tâm m ình. Nhưng bạn phải t r ải qu a kinh nghiệm nà y, khi tự m ình hà i lòng thấy chiến lợi phẩm t r ong ta y thì thấy được nỗi v ất v ả kiếm được v à dường như bạn cảm thấy m ất đi m ột thứ; bởi v ì, “hạnh phú c” là điều chú ng ta m ong đợi m ã i chưa đến. Vì sao m ột người có thể đạt được tất cả m à v ẫn không có được hạnh phú c? Thật r a, hạnh phú c là tự m ình phải x ả bỏ tự ng ã v à tiêu diệt phiền não, chứ không phải đạt được những thứ nào bên ngoà i. Tr ong qu y ển sá ch nà y, Hoà thượng Thánh Nghiêm nói cho chú ng ta biết hạnh phú c chân thật thì không cần dựa v ào bất kỳ người, sự v ật nào bên ngoà i, cũ ng không phải xu ất phá t từ tình cảm v à cảm g iá c hu y ễn hóa v ô thường m à là t r ạng thá i tâm v u i v ẻ, bình an. Vì thế, chú ng ta cần thấy r õ phiền não, m ạnh dạn v ận dụng phương pháp hóa g iải, đối t r ị phiền não, cu ối cù ng là bu ông x ả phiền não hoàn toàn, chính là tìm được hạnh phú c t r ong tầm ta y. Tr ong phần thứ nhất, Hoà thượng Thánh Nghiêm lu ận bàn v ề ngu ồn g ốc của phiền não. Ng à i chỉ r a ba loại “ tình” khá c nhau là: tâm lý, tình cảm v à tinh thần; đồng thời nhấn m ạnh bất cứ điều g ì xu ng đột v à khó xử, không có cá ch g iải qu y ết t r ọn v ẹn đều là phiền não. Từ phần thứ ha i đến phần thứ sáu t r ong sá ch, ng à i phân tích, thảo lu ận kỹ năm loại phiền não - tham, sân, si, m ạn, nghi - lu ôn làm tổn thương chú ng ta, cũ ng chính là năm độc m à Đức Phật đã nói v à cu ng cấp phương pháp qu ản lý, g iải qu y ết v ấn đề. Hoà thượng tà i g iỏi chỉ nói v à i câu ng ắn g ọn, nếu nói theo qu an niệm của người bình thường thì không dễ g ì thực hành tốt. Như nói thế nào là tham? Hoà thượng t r ả lời: “Có được thứ m ình cần không g ọi là tham, m ình không cần m à còn m u ốn có thêm m ới g ọi là tham ”. Khi g iải thích làm thế nào để đối t r ị sân thì Hoà thượng nói: “Nhẫn không phải nu ốt g iận chịu ấm ức m à là khắc phục tính hiếu thắng của m ình, không nên phản ứng lập tức”. Phiền não tu y có t r ăm nghìn loại, nhưng nó g iống như m ọi thức t r ên đời, chỉ tồn tại tạm thời. Khi tinh thần bất an, chỉ cần khéo dù ng m ột phương pháp thì hóa g iải được, cu ối cù ng thì bu ông x ả chấp t rước, làm cho tâm t r ở v ề bản tính thanh tịnh, hồn nhiên. Lú c đó, hạnh phú c không tìm m à v ẫn tự đến.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thánh Nghiêm":Bình An Trong Nhân GianBuông Xả Phiền NãoAn Lạc Từ TâmThành Tâm Để Thành CôngTìm Lại Chính MìnhGiao Tiếp Bằng Trái TimĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Buông Xả Phiền Não PDF của tác giả Thích Thánh Nghiêm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.