Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyển họa thành phúc

Tập sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được  lưu hành   rộng rãi  nhất. Nội dung tuy không có gì quá  sâu xa  khó hiểu, nhưng  quả thật  là những điều  nhận thức   vô cùng   thiết thực  và  lợi lạc  trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả  cuộc đời ,  hay nói  theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”.

Tập sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được 

lưu hành

 

rộng rãi

 nhất. Nội dung tuy không có gì quá 

sâu xa

 khó hiểu, nhưng 

quả thật

 là những điều 

nhận thức

 

vô cùng

 

thiết thực

 và 

lợi lạc

 trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả 

cuộc đời

hay nói

 theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”.

Bản văn thứ nhất là “Liễu Phàm tứ huấn” hay Bốn điều khuyên dạy của  tiên sinh   Viên Liễu Phàm , do ông viết ra để kể lại  câu chuyện  của chính  cuộc đời  mình cho con cháu,  đồng thời  cũng thông qua đó nêu rõ tính xác thực của lý  nhân quả , khuyên người phải biết sợ sệt tránh xa những việc xấu ác và  nỗ lực  làm thiện. Bản văn thứ hai là “Du Tịnh Ý công ngộ Táo thần ký” hay Chuyện Du Tịnh Ý gặp thần Bếp, do ông Du Tịnh Ý kể lại  cuộc đời  nhiều  sóng gió  của mình cùng cuộc hội ngộ  ly kỳ  với một nhân vật mà ông  tin chắc  là thần Bếp, qua đó đã giúp ông nhìn lại được  nội tâm  của chính mình để  nhận ra  và  phân biệt  được những điều  thiện ác  thật rõ rệt, nhờ đó đã có thể hạ  quyết tâm  “tránh ác làm thiện”, và  cuối cùng  đạt kết quả là  chấm dứt  được những chuỗi ngày  tai họa   liên tục  giáng xuống  gia đình  ông, để có thể sống một cách an vui  hạnh phúc   cho đến   tuổi già . Nói cách khác, bằng sự thay đổi tâm ý của chính mình, ông đã chuyển họa thành phúc. Cả hai bản văn nêu rõ việc “chuyển họa thành phúc” này đều đã được  Đại sư   Ấn Quang  chọn khắc in vào phần  phụ lục  của sách An Sĩ toàn thư (bản Hán văn), được xếp ngay sau phần Giảng rộng  nghĩa lý  bài văn Âm chất.  Đại sư   Ấn Quang  đã có nhiều hàm ý rất  sâu xa  khi chọn  lưu hành  hai bản văn khuyến thiện này, và  hiệu quả   lợi lạc  của việc này đối với người đọc đã được  chứng minh  một cách  rõ ràng  qua  thời gian . Về bản văn thứ nhất,  tiên sinh   Viên Liễu Phàm  không viết ra như một  nghiên cứu  triết lý, mà như một sự chia sẻ  kinh nghiệm   thực tiễn , bởi chính ông là người đã vận dụng  thành công  những điều ông viết ra đây. Ông đã thực sự  chuyển đổi  được số mạng, thay đổi  cuộc đời  từ những điều  bất hạnh  sang thành an vui  hạnh phúc . Có thể nói, bằng vào những  nỗ lực  cứu người giúp đời không  mệt mỏi   liên tục  nhiều năm, ông đã  thành công  trong việc tự thay đổi số phận của mình mà không  cầu xin  bất kỳ một  sức mạnh   siêu nhiên  nào. Ông đã tự mình tạo lập số mạng. Và hơn thế nữa, ông đã xác quyết rằng những gì ông làm được thì mỗi người trong  chúng ta  cũng đều có thể làm được nếu có đủ  quyết tâm , không loại trừ bất cứ ai. 

Bản văn thứ nhất là “Liễu Phàm tứ huấn” hay Bốn điều khuyên dạy của 

tiên sinh

 

Viên Liễu Phàm

, do ông viết ra để kể lại 

câu chuyện

 của chính 

cuộc đời

 mình cho con cháu, 

đồng thời

 cũng thông qua đó nêu rõ tính xác thực của lý 

nhân quả

, khuyên người phải biết sợ sệt tránh xa những việc xấu ác và 

nỗ lực

 làm thiện. Bản văn thứ hai là “Du Tịnh Ý công ngộ Táo thần ký” hay Chuyện Du Tịnh Ý gặp thần Bếp, do ông Du Tịnh Ý kể lại 

cuộc đời

 nhiều 

sóng gió

 của mình cùng cuộc hội ngộ 

ly kỳ

 với một nhân vật mà ông 

tin chắc

 là thần Bếp, qua đó đã giúp ông nhìn lại được 

nội tâm

 của chính mình để 

nhận ra

 và 

phân biệt

 được những điều 

thiện ác

 thật rõ rệt, nhờ đó đã có thể hạ 

quyết tâm

 “tránh ác làm thiện”, và 

cuối cùng

 đạt kết quả là 

chấm dứt

 được những chuỗi ngày 

tai họa

 

liên tục

 giáng xuống 

gia đình

 ông, để có thể sống một cách an vui 

hạnh phúc

 

cho đến

 

tuổi già

. Nói cách khác, bằng sự thay đổi tâm ý của chính mình, ông đã chuyển họa thành phúc.

Cả hai bản văn nêu rõ việc “chuyển họa thành phúc” này đều đã được 

Đại sư

 

Ấn Quang

 chọn khắc in vào phần 

phụ lục

 của sách An Sĩ toàn thư (bản Hán văn), được xếp ngay sau phần Giảng rộng 

nghĩa lý

 bài văn Âm chất. 

Đại sư

 

Ấn Quang

 đã có nhiều hàm ý rất 

sâu xa

 khi chọn 

lưu hành

 hai bản văn khuyến thiện này, và 

hiệu quả

 

lợi lạc

 của việc này đối với người đọc đã được 

chứng minh

 một cách 

rõ ràng

 qua 

thời gian

.

Về bản văn thứ nhất, 

tiên sinh

 

Viên Liễu Phàm

 không viết ra như một 

nghiên cứu

 triết lý, mà như một sự chia sẻ 

kinh nghiệm

 

thực tiễn

, bởi chính ông là người đã vận dụng 

thành công

 những điều ông viết ra đây. Ông đã thực sự 

chuyển đổi

 được số mạng, thay đổi 

cuộc đời

 từ những điều 

bất hạnh

 sang thành an vui 

hạnh phúc

. Có thể nói, bằng vào những 

nỗ lực

 cứu người giúp đời không 

mệt mỏi

 

liên tục

 nhiều năm, ông đã 

thành công

 trong việc tự thay đổi số phận của mình mà không 

cầu xin

 bất kỳ một 

sức mạnh

 

siêu nhiên

 nào. Ông đã tự mình tạo lập số mạng. Và hơn thế nữa, ông đã xác quyết rằng những gì ông làm được thì mỗi người trong 

chúng ta

 cũng đều có thể làm được nếu có đủ 

quyết tâm

, không loại trừ bất cứ ai. 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Ý Nghĩa Sự Sống, Luân Hồi Và Sự Tự Do (Đạt Lai Lạt Ma)
Theo Đức Dalai Lama, giá trị của đời sống không chỉ là sự hoàn thiện đạo đức bản thân, mà còn được thể hiện qua cách dấn thân phục vụ tha nhân và cộng đồng để họ đạt được các giá trị an lạc như mình đã đạt được. Ý nghĩa của đời sống dưới sự phân tích của đức Dalai Lama chẳng những không có gốc rễ của cái tôi vị kỷ và vị ngã trung tâm, mà chính là nguồn động năng của từ bi vô bờ bến, vượt qua mọi giới hạn, để trang trải tình thương đến với mọi người và muôn loài. Năng lực của lòng từ có thể mang lại sự an vui và hạnh phúc cho tha nhân, trên tinh thần vô ngã và vị tha, trong khi lòng bi có thể nhổ lên sạch gốc rễ của đau khổ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạt Lai Lạt Ma":Vũ Trụ Trong Một Nguyên TửChết Vào Thân Trung Ấm Và Tái SinhCon Đường Đến Tự Do Vô ThượngÝ Nghĩa Sự Sống, Luân Hồi Và Sự Tự DoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ý Nghĩa Sự Sống, Luân Hồi Và Sự Tự Do PDF của tác giả Đạt Lai Lạt Ma nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Từ Nội Tâm Hướng Ra Bên Ngoài (Dadi Janki)
… Hãy sống như thế nào để cho tình thương hướng dẫn mọi hành động. Tôi đã học cách sống như thế và kết quả là, không có gì phiền nhiễu được mình. Sự bằng lòng và những tình cảm tốt của tôi đối với mọi người được duy trì thường xuyên. Tôi trở thành con người tự do. Sức mạnh đến từ nội tâm sẽ cho phép chúng ta sống được như thế. Đấy là lý do vì sao chúng ta được tự do tự tại, không mong đợi gì ở người khác, cũng không bị thất vọng… Mọi người đều có thể sống như vậy, một cuộc sống rất tự nhiên. Điều này đòi hỏi chúng ta loại bỏ một vài tập quán cố hữu đang tồn tại bên trong chúng ta, có thể làm tiêu hao sức mạnh và can thiệp vào khả năng yêu thương của chúng ta..." Trên đây là những tâm sự, sẻ chia của Dadi Janki - tác giả quyển sách“Inside Out” (Từ Nội Tâm Hướng Ra Bên Ngoài) - người đã cống hiến cả cuộc đời cho việc thực hành thiền định và dành gần 70 năm để làm công việc phục vụ, hỗ trợ tinh thần cho mọi người trên thế giới. Từ Nội Tâm Hướng Ra Bên Ngoài sẽ giúp chúng ta tìm ra một con đường hướng về nội tâm. Khi biết cách tập trung năng lượng của tư duy vào bên trong thì chúng ta sẽ tự do thoát ra ngoài ngục tù của tâm thức. Tin vào sức mạnh nội tâm sẽ giúp chúng ta trở nên siêu việt, vượt qua những giới hạn và hạn chế của cuộc sống hàng ngày. Tìm mua: Từ Nội Tâm Hướng Ra Bên Ngoài TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Từ Nội Tâm Hướng Ra Bên Ngoài PDF của tác giả Dadi Janki nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Câu Chuyện Thiện Ác (Thích Tâm Thuận)
Những câu chuyện thiện ác là một tập sách nhỏ tập hợp một vài câu chuyện đạo ngắn, nội dung chỉ xoay quanh những vấn đề về kiếp sống nhân sinh, thầm nhắc với con người ta phải biết sống sao cho thật hiền lành, lúc nào cũng phải nghĩ về việc tu nhân tích đức. Những câu chuyện ấy, tự thân chúng đã toát lên được rất nhiều đạo vị, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù bình dị hay thâm trầm, song cũng đều có tác dụng chuyển hóa thân tâm, giúp cho người xem tự biết định hướng và tìm ra cho riêng mình một đời sống mới thật giản dị hơn, thanh thoát hơn, trong mối thân thiện tương quan giữa mình và mọi người trong xã hội. Chúng tôi xin chân thành tri ân các tác giả của nhiều quyển truyện tích Phật giáo mà chúng tôi có dịp xem qua, bởi chúng tôi đã học hỏi, đã có dựa theo được một phần nào trong công trình biên khảo, dịch thuật hay sưu tầm đầy tâm huyết và tài năng này của chính các vị, và cũng xin hoan hỷ cho phép chúng tôi được nối gót làm theo những tâm hạnh tuyệt vời của các vị, là thông qua những câu chuyện Phật giáo nho nhỏ ấy, chúng ta hãy mang những điều hiền thiện đi vào cuộc đời, chỉ vỏn vẹn với mỗi ước mong, là mọi người đều biết được nhân quả nghiệp báo, để có thể hoán cải những tư tưởng bất thiện, và thay vào bằng nhiều tâm niệm tốt lành. Chúng ta cứ nghĩ, nếu ai cũng biết được nhân quả nghiệp báo, ai cũng biết sống tốt cho mình và cho người thì không bao lâu, xã hội này sẽ biến thành Tịnh độ, và chiến tranh, bạo lực, nước mắt hay hận thù ngày đó vĩnh viễn sẽ chẳng xảy ra.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Câu Chuyện Thiện Ác PDF của tác giả Thích Tâm Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chết Đi Về Đâu? (Thích Nhật Từ)
“Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Thích Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Tác giả đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết, thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Quyển sách “Chết đi về đâu” không nhằm giải đáp “cảnh giới đi về” của mọi người và mọi loài, mà nhằm phân tích sự tương thích về nhân quả và nghiệp của con người trong tiến trình tái sinh, dưới góc độ Phật giáo. Triết học Phật giáo xác định rõ, chết không phải là sự kết thúc vĩnh viễn của một kiếp người, trên thực chất chỉ là một dấu chấm rất nhỏ trong tiến trình sanh tử. Đạo Phật còn xác định khái niệm âm phủ mà nhân gian thường sử dụng mô tả cảnh giới vĩnh hằng sau khi chết, chỉ là một ý niệm sai lầm và gây ảnh hưởng tiêu cực trong tiến trình tái sinh. Vì nghĩ rằng có âm phủ, nhiều gia đình đã đốt giấy vàng mã một cách lãng phí. Dựa vào lời Phật dạy, tác giả hướng dẫn các kỹ năng buông xả trước lúc ra đi, để cái chết diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và thanh thoát. Theo đó, người đối diện cái chết khỏi phải bận tâm mình đã sống được bao nhiêu năm trên đời, thay vào đó là chánh niệm “sống như thế nào”. Theo tác giả, chánh niệm về cách thức sống sẽ làm cho đời sống hàng ngày có chất lượng hơn. Sống tích cực, năng động, tinh tấn hướng về chân thiện mỹ, bây giờ và tại đây, chính là làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Sống lương thiện, đạo đức trong tinh thần phụng sự với thái độ vô ngã, vị tha thì ngay cái chết, dù chết như thế nào, người ra đi chắc hẳn sẽ có “một cõi đi về” thích hợp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chết Đi Về Đâu? PDF của tác giả Thích Nhật Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.