Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chiếc Nút Áo Của Napoleon - 17 Phân Tử Thay Đổi Lịch Sử (Penny Le Couteur)

Vì thiếu một chiếc đinh, không đóng được móng sắt

Vì thiếu chiếc móng sắt, ngựa chiến không sẵn sàng

Vì thiếu một ngựa chiến, hiệp sĩ đã không đến

Vì hiệp sĩ không đến, cuộc chiến đã thất bại

Vì cuộc chiến thất bại, vương quốc đã sụp đổ Tìm mua: Chiếc Nút Áo Của Napoleon - 17 Phân Tử Thay Đổi Lịch Sử TiKi Lazada Shopee

Và tất cả chỉ vì, thiếu chiếc đinh móng ngựa

- ĐỒNG DAO CỔ NƯỚC ANH

VÀO THÁNG 6 NĂM 1812, quân đội của hoàng đế Napoleon bao gồm 600.000 binh sĩ mạnh mẽ. Chỉ đến đầu tháng 12, đội quân Grande Armée bất khả chiến bại một thời chỉ còn lại chưa tới 10.000 người. Đoàn bại binh tơi tả của Napoleon đang vượt sông Berezina, gần thành phố Borisov phía tây nước Nga, trên đường rút lui từ Moscow. Những người lính còn sống sót đối mặt với trình trạng thiếu lương thực trầm trọng, bệnh tật và giá rét: những kẻ thù vô hình đã cùng với quân đội nước Nga đánh bại họ. Rất nhiều trong số họ ở trong tình trạng chờ chết, không đủ áo ấm, và cũng không được trang bị đủ để chống lại cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông nước Nga.

Việc quân đội của Napoleon rút khỏi Moscow đã ảnh hưởng rất lớn đến bản đồ châu Âu. Vào năm 1812, tầng lớp nông nô chiếm đến 90% dân số của nước Nga. Họ là tài sản của các địa chủ, bị mua bán hoặc trao đổi tùy theo ý thích của chủ. Tình trạng này giống chế độ nô lệ hơn là chế độ nông nô ở Tây Âu vào thời kỳ đó. Những nguyên tắc và tư tưởng chủ đạo của cuộc Cách mạng Pháp thời kỳ 1789-1799 đã luôn đồng hành cùng Binh đoàn vĩ đại của Napoleon, phá vỡ những thể chế xã hội lạc hậu thời trung cổ, thay đổi các khuôn thước chính trị, và khơi gợi những khái niệm của chủ nghĩa dân tộc tại nơi nó đến. Di sản Napoleon để lại rất thiết thực: các bộ luật và những quy tắc hành chính dân sự công cộng đã thay thế hoàn toàn hệ thống luật lệ địa phương vùng miền đầy rắc rối, và những khái niệm mới về cá nhân, gia đình và quyền sở hữu tài sản đã được đưa vào thực hành. Hệ thống đo lường thập phân cũng được sử dụng và dần trở thành tiêu chuẩn, thay thế cho một mớ hỗn độn của hàng trăm cách thức đo đếm tại địa phương.

Điều gì đã khiến đoàn quân vĩ đại nhất của Napoleon thất bại đau đớn như vậy? Tại sao đội quân bất khả chiến bại của Napoleon lại thua cuộc thảm hại trong chiến dịch tại nước Nga? Một trong những lời giải thích kỳ lạ nhất, biến tấu lại từ bài đồng dao cổ của nước Anh, là “vì thiếu một chiếc nút áo”. Dường như kỳ lạ đến mức khó tin, sự tan tác của đội quân Napoleon có thể xuất phát từ sự phân rã của một vật quá nhỏ bé là chiếc nút áo, một chiếc nút áo bằng thiếc, chính xác là loại nút nhỏ được dùng để cài kín tất cả các loại áo quần: từ áo choàng của sĩ quan đến những chiếc quần và áo khoác của bộ binh. Khi nhiệt độ giảm xuống thấp, kim loại thiếc sáng loáng bắt đầu chuyển hóa thành loại bột vụn phi kim màu xám; bột này vẫn là thiếc nhưng có cấu trúc khác với thiếc kim loại. Phải chăng đây chính là điều đã xảy ra với những chiếc nút áo bằng thiếc được đính trên quân phục của đội quân Napoleon. Một nhân chứng tại Borisov đã mô tả đoàn quân của Napoleon như “một đám những con ma khoác các tấm chăn cũ, áo choàng phụ nữ cũ, thảm hoặc áo khoác cũ thủng lỗ chỗ”. Phải chăng, khi các chiếc nút thiếc bị rã ra thành bột tại nhiệt độ thấp, binh lính của Napoleon đã trở nên quá yếu ớt bởi cái lạnh kinh khiếp của mùa đông nước Nga, đến mức họ không thể hoàn thành được các nhiệm vụ chiến đấu? Phải chăng do những chiếc nút bị rụng mất mà người lính phải dùng tay để giữ chặt áo, thay vì cầm vũ khí?

Tất nhiên, có rất nhiều vấn đề trong việc xác minh tính đúng đắn của giả thuyết trên. “Bệnh của thiếc”, cái tên được đặt cho sự biến đổi dạng thù hình của kim loại thiếc khi nhiệt độ giảm thấp, đã được biết đến từ nhiều thế kỷ trước tại vùng Bắc Âu. Tại sao Napoleon, vị danh tướng luôn tin vào việc trạng thái thể chất sung mãn của binh sĩ sẽ quyết định kết quả của trận chiến, lại cho phép sử dụng những chiếc nút bằng thiếc cho trang phục của binh sĩ? Một vấn đề nữa là quá trình vỡ vụn của các chiếc nút thiếc này là một quá trình xảy ra rất chậm, ngay cả tại nhiệt độ rất thấp của mùa đông vô cùng nghiệt ngã ở nước Nga năm 1812. Dù sao đi nữa, giả thuyết này tạo nên một câu chuyện hết sức thú vị, và các nhà hóa học vẫn thường trích dẫn nó một cách thích thú như là một nguyên nhân mang tính hóa học gây ra sự thất bại trong cuộc chiến của Napoleon. Và nếu như giả thuyết nêu trên là đúng, thì chúng ta sẽ phải tự hỏi liệu quân đội Pháp có thể tiếp tục tiến quân về hướng Đông hay không nếu thiếc không thay đổi cấu trúc và biến thành bột dưới điều kiện nhiệt độ thấp. Khi đó, người dân Nga có thể thoát khỏi chế độ nông nô sớm hơn khoảng một nửa thế kỷ(1)? Và như vậy, liệu rằng sự khác biệt giữa Đông Âu và Tây Âu - sự khác biệt đã luôn song hành với sự mở rộng của đế chế Napoleon, và đồng thời cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho những ảnh hưởng to lớn ông để lại cho lịch sử nhân loại - sẽ vẫn rõ ràng cho đến tận thời đại ngày nay?

Trong suốt chiều dài lịch sử, kim loại là yếu tố then chốt trong việc định hình những sự kiện quan trọng của con người. Ngoài vai trò để lại nhiều nghi vấn trong câu chuyện về những chiếc nút áo của Napoleon, thiếc từ những mỏ quặng vùng Cornish phía nam nước Anh được người La Mã đánh giá rất cao và săn lùng, đó cũng là nguyên nhân sự bành trướng của Đế quốc La Mã đến đảo quốc Anh. Đến năm 1650, ước tính khoảng 16.000 tấn bạc từ những mỏ quặng của Tân Thế Giới đã được nhập vào kho tàng của các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và phần lớn số bạc này được sử dụng để hỗ trợ cho các cuộc chiến tranh ở châu Âu. Công cuộc tìm kiếm vàng và bạc có những ảnh hưởng to lớn đến các cuộc khám phá, các đợt định cư, và môi trường của rất nhiều vùng đất; ví dụ như những cơn sốt vàng vào thế kỷ 19 ở California (Mỹ), Australia, Nam Phi, New Zealand và Klondike (Canada) đã giúp những đất nước này mở mang và phát triển rất nhiều. Đồng thời, trong ngôn ngữ của chúng ta cũng có nhiều từ ngữ liên quan đến kim loại này: viên gạch vàng, tiêu chuẩn vàng, quý như vàng, thời hoàng kim,… Tên gọi của nhiều kỷ nguyên trong lịch sử được đặt để nhấn mạnh tầm quan trọng của kim loại trong thời kỳ đó. Thời đại đồ đồng, khi đồng đỏ - một hợp kim của đồng và thiếc - được dùng để chế tạo vũ khí và công cụ lao động, được tiếp nối bởi Thời đại đồ sắt, thời kỳ đặc trưng bởi việc rèn sắt và sử dụng các dụng cụ làm từ sắt.

Nhưng phải chăng chỉ có các kim loại như thiếc, sắt hay vàng có vai trò định hình lịch sử? Kim loại là các nguyên tố - các chất không thể phân hủy thành các chất đơn giản hơn bằng các phản ứng hóa học. Có tổng cộng chín mươi nguyên tố có thể tìm thấy trong tự nhiên, và chỉ khoảng mười chín nguyên tố khác được con người tạo ra. Thế nhưng có đến bảy triệu hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố trở lên theo một tỷ lệ nhất định, và kết hợp với nhau bằng những liên kết hóa học. Như vậy, chắc chắn phải có những hợp chất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử loài người, những hợp chất mà nếu không có chúng, văn minh nhân loại đã phải phát triển theo một hướng hoàn toàn khác, chúng đóng vai trò thiết yếu trong việc thay đổi kết quả của những sự kiện mang tầm vóc toàn cầu. Đây là một ý tưởng rất hấp dẫn và cũng chính là chủ đề nhất quán cho tất cả các chương của quyển sách này.

Khi nhìn vào những hợp chất phổ biến và cả những hợp chất không quá phổ biến dưới lăng kính này, nhiều câu chuyện hấp dẫn đã được kết nối và phát hiện. Ví dụ như trong Hiệp ước Breda năm 1667, người Hà Lan đã đổi vùng đất duy nhất họ có tại lục địa Bắc Mỹ để lấy hòn đảo Run nhỏ bé thuộc quần đảo Banda, một nhóm nhỏ các đảo tại vùng Moluccas (thường được gọi là quần đảo Gia Vị) nằm ở phía đông của đảo Java, Indonesia. Bên còn lại trong Hiệp ước này, nước Anh, đã từ bỏ chủ quyền của mình tại đảo Run, hòn đảo có tài sản duy nhất là rừng cây nhục đậu khấu, để đổi lấy quyền làm chủ một mảnh đất nhỏ khác ở cách xa nửa vòng trái đất: đảo Manhattan.

Người Hà Lan tuyên bố chủ quyền đối với Manhattan chỉ ít lâu sau khi Henry Hudson, trong chuyến thám hiểm để tìm một ngã biển theo hướng tây Bắc dẫn đến phía đông của Ấn Độ và quần đảo Gia Vị nổi tiếng trong truyền thuyết, đến được nơi này. Năm 1664, thống đốc Hà Lan tại New Amsterdam(2), Peter Stuyvesant, đã buộc phải đầu hàng và giao vùng đất này lại cho người Anh. Sự phản đối của Hà Lan đối với cuộc xâm chiếm đó và những tranh chấp về chủ quyền các vùng đất khác khiến cuộc chiến giữa hai quốc gia kéo dài trong suốt gần ba năm. Việc người Anh tuyên bố chủ quyền trên đảo Run đã làm người Hà Lan nổi giận, bởi lẽ chỉ cần thôn tính thêm đảo Run thì người Hà Lan sẽ có thể hoàn toàn độc quyền thương mại các sản phẩm từ nhục đậu khấu. Hà Lan, một quốc gia có lịch sử xâm chiếm thuộc địa vô cùng tàn bạo với vô số các cuộc tàn sát và đàn áp, bắt dân bản địa làm nô lệ tại các vùng đất họ chiếm đóng, không hề muốn người Anh được dự phần vào lĩnh vực thương mại gia vị béo bở này. Sau bốn năm vây hãm với những cuộc đụng độ đẫm máu, người Hà Lan cuối cùng cũng tràn vào xâm chiếm đảo Run. Người Anh trả đũa bằng cách tấn công các chuyến tàu chất đầy hàng hóa giá trị của công ty East India (Tây Ấn Độ) của Hà Lan.

Người Hà Lan muốn người Anh phải đền bù cho những hành động cướp bóc trên biển và muốn lấy lại New Amsterdam; trong khi đó người Anh yêu cầu người Hà Lan phải bồi thường cho những hành động phá hoại của họ tại Tây Ấn và muốn lấy lại đảo Run. Không bên nào chịu nhượng bộ, và cuộc hải chiến cũng bất phân thắng bại, trong tình hình đó, Hiệp ước Breda được ký kết như một cứu cánh cho thể diện của cả hai bên. Người Anh có thể giữ Manhattan và phải tuyên bố từ bỏ chủ quyền trên đảo Run; và người Hà Lan có được đảo Run nhưng cũng phải quên đi mọi đòi hỏi của họ đối với New Amsterdam. Khi cờ nước Anh được kéo lên phấp phới tại New York, tên mới của New Amsterdam, dường như bên chiếm được phần lợi nhiều hơn trong Hiệp ước này là người Hà Lan. Lúc đó không ai cho rằng giá trị của một mảnh đất nhỏ với chỉ vài ngàn dân ở Tân Thế Giới lại có thể so sánh với lợi nhuận khổng lồ của việc kinh doanh nhục đậu khấu.

Vì sao nhục đậu khấu có giá trị như vậy? Cũng như các loại gia vị khác như đinh hương, hồ tiêu hay quế chi, nhục đậu khấu được dùng nhiều tại châu Âu để bảo quản thực phẩm, tạo hương vị cho thực phẩm và làm thuốc. Nhưng nó còn có một vai trò khác rất quan trọng: người ta đã cho rằng nhục đậu khấu có thể bảo vệ con người khỏi bệnh dịch hạch, được mệnh danh “Cái Chết Đen”, căn bệnh đã hoành hành trên toàn bộ châu Âu trong suốt gần 400 năm từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18.

Hiện giờ chúng ta biết rằng Cái Chết Đen là một bệnh do vi khuẩn lây lan thông qua các vết đốt của những con bọ chét ký sinh trên chuột bị nhiễm bệnh. Như vậy, đeo một túi nhỏ nhục đậu khấu quanh cổ để ngăn ngừa bệnh dịch hạch dường như chỉ là một hành động mê tín thời trung cổ. Thế nhưng, nếu xét đến các hợp chất hóa học của nhục đậu khấu, thì vấn đề lại trở nên khác biệt. Mùi hương đặc trưng của nhục đậu khấu là do hợp chất isoeugenol có trong loại hạt này tạo ra. Cơ chế bảo vệ tự nhiên của các loài thực vật đã sản sinh ra isoeugenol và các hợp chất tương tự giúp chúng chống lại các loài thú ăn cỏ, các loài sâu bọ và nấm mốc. Rất có khả năng isoeugenol trong nhục đậu khấu chính là một chất trừ sâu bọ tự nhiên ngăn cản được loại bọ chét nguy hiểm gây ra bệnh dịch hạch. (Tất nhiên, khi bạn đủ giàu để có được nhục đậu khấu trong thời kỳ đó, bạn ắt hẳn đã sống trong một môi trường sạch sẽ, ít đông đúc, ít chuột và bọ hơn. Điều này cũng giúp bạn tiếp xúc ít hơn với nguồn gây bệnh dịch hạch).

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Nút Áo Của Napoleon - 17 Phân Tử Thay Đổi Lịch Sử PDF của tác giả Penny Le Couteur nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bài Học Thiên Nhiên (Vũ Kim Dũng)
LỜI NÓI ĐẦU Tháng chín năm 1960, tại Đây-tôn thuộc bang Ô-hai-ô (Hoa Kỳ) đã diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử giữa các nhà bác học nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của toàn thế giới. Họ họp mặt ở đây để làm lễ khai sinh cho một ngành khoa học mới là phỏng sinh học (bi-ô-ních). Phỏng sinh học chuyên nghiên cứu cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của cơ thể sống để áp dụng vào kỹ thuật. Tuy là một ngành khoa học còn rất non trẻ nhưng phỏng sinh học đã có gốc rễ sâu xa từ những ngành khoa học có lịch sử lâu đời. Nó là nơi gặp gỡ của nhiều ngành khoa học và kỹ thuật như toàn học, vật lý học, sinh học, điện tử học, kỹ thuật chế tạo máy... Sau khi ra đời, phỏng sinh học đã phát triển như vũ bão và đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ. Tìm mua: Bài Học Thiên Nhiên TiKi Lazada Shopee Việc phát-hiện ra bí quyết của những động vật biết bay như chim, dơi, côn trùng... đã mở ra nhiều phương hướng mới mẻ cho sự phát triển của ngành hàng không. Những chiếc tàu có vỏ bọc theo kiểu da cá heo đã giảm được đến 60 phần trăm sức cản của nước. Việc nghiên cứu tỉ mỉ hệ thống ra-đa của dơi, cá heo... đã góp phần quan trọng trong việc sáng tạo ra nhiều loại ra-đa phòng không, máy thủy định vị, ra-đa cho người mù... Các kiểu mắt ếch, mắt ruồi, mắt người... nhân tạo sau khi ra đời đã bắt đầu phát huy tác dụng trên nhiều lĩnh vực. Sự xuất hiện của cánh tay máy đã tăng cường khả năng lao động của con người đến mức độ chưa, từng thấy. Thành tựu to lớn nhất của phỏng sinh học là chế tạo được các máy tính điện tử, máy móc tự động, não nhân tạo và người máy. Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô Béc-gơ đã nói: “Thế kỷ chúng ta đúng là thế kỷ kỹ thuật, thế kỷ cơ giới hóa hoàn toàn lao động chân tay”. Rồi đây, cùng với các ngành khoa học và kỹ thuật khác, phỏng sinh học sẽ tạo ra khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cả lao động chân tay và một phần đáng kể lao động trí óc. Có thể nói, phỏng sinh học là một trong những chiếc chìa khóa thần diệu của nền kỹ thuật tương lai.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bài Học Thiên Nhiên PDF của tác giả Vũ Kim Dũng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ý Nghĩa Mọi Thứ Trên Đời (Richard Feynman)
LỜI NGƯỜI DỊCH Tôi là người gần như suốt cuộc đời theo đuổi công việc nghiên cứu khoa học, nhưng luôn băn khoăn với câu hỏi: “Cái công việc nghiên cứu khoa học mình đang làm đây thực chất là gì vậy? Ý nghĩa của nó là gì? Và nói cho cùng thì khoa học là gì?" Khi đã có điều kiện tìm hiểu lời giải đáp cho những câu hỏi ấy tôi mới hiểu rằng mình đã đụng chạm đến lĩnh vực khoa học luận (Philosophy of Science) làm bận tâm trí nhiều nhà tư tưởng lớn và những bài viết của họ không dễ đọc chút nào. Tôi phát hiện ra rằng ở ta khái niệm khoa học bị hiểu sai lệch rất nhiều và thuật ngữ "khoa học" đang bị lạm dụng rất tùy tiện, khiến cho nội hàm của nó trở nên khác biệt với cái mà các dân tộc khác vẫn quy ước cho nó. Dường như bất cứ một công việc có kỹ năng chuyên môn nào cũng được gọi là khoa học, bất cứ hiện tượng nào được quan sát thấy cũng là khoa học. Một mặt thì người ta đồng nghĩa khoa học với chân lý (một khi được gọi là khoa học rồi thì mãi mãi đúng), mặt khác người ta lại không coi trọng giá trị nhận thức của khoa học mà chỉ coi trọng giá trị lợi dụng nó cho các mục tiêu trước mắt. Nhiều người muốn tôn vinh các danh nhân khoa học theo kiểu tôn vinh các thánh nhân “tiên tri tiên giác”, một nhà khoa học nổi tiếng dường như có thẩm quyền phán truyền đủ mọi thứ. Tuy nhiên, việc giải mã những ngộ nhận ấy thực không dễ dàng chút nào. Một dịp tình cờ được đọc cuốn sách mỏng The Meaning of It All của Richard P. Feynman khiến tôi vô cùng thích thú. Giá trị tuyệt vời của cuốn sách là ở chỗ Feynman đã diễn giải những vấn đề phức tạp của khoa học luận bằng một ngôn ngữ sinh động và giản dị trong ba bài giảng dành cho sinh viên Đại học Washington (Seattle) năm 1963. Ông không chỉ dừng lại ở đó mà còn luận bàn cởi mở về mối tương quan của khoa học với mọi mặt của cuộc sống nhân sinh với những nhận xét rất tinh tế. Tôi sung sướng được làm công việc dịch tác phẩm này sang tiếng Việt với hy vọng bản dịch sẽ đem lại hứng thú cho các độc giả Việt Nam, đặc biệt là các bạn sinh viên. Điều tôi băn khoăn e ngại là khả năng dịch thuật không chuyên nghiệp của tôi sẽ làm giảm đi giá trị của tác phẩm mà tôi rất yêu thích. Tìm mua: Ý Nghĩa Mọi Thứ Trên Đời TiKi Lazada Shopee Vì cuốn sách mỏng này tập hợp các bài giảng của Feynman nên có một số câu, đoạn rất đặc trưng của văn nói. Trong khi chuyển ngữ, với những câu đoạn như thế, người dịch xin giữ nguyên văn phong nói của văn bản. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NGUYỄN VĂN TRỌNGĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ý Nghĩa Mọi Thứ Trên Đời PDF của tác giả Richard Feynman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ý Nghĩa Mọi Thứ Trên Đời (Richard Feynman)
LỜI NGƯỜI DỊCH Tôi là người gần như suốt cuộc đời theo đuổi công việc nghiên cứu khoa học, nhưng luôn băn khoăn với câu hỏi: “Cái công việc nghiên cứu khoa học mình đang làm đây thực chất là gì vậy? Ý nghĩa của nó là gì? Và nói cho cùng thì khoa học là gì?" Khi đã có điều kiện tìm hiểu lời giải đáp cho những câu hỏi ấy tôi mới hiểu rằng mình đã đụng chạm đến lĩnh vực khoa học luận (Philosophy of Science) làm bận tâm trí nhiều nhà tư tưởng lớn và những bài viết của họ không dễ đọc chút nào. Tôi phát hiện ra rằng ở ta khái niệm khoa học bị hiểu sai lệch rất nhiều và thuật ngữ "khoa học" đang bị lạm dụng rất tùy tiện, khiến cho nội hàm của nó trở nên khác biệt với cái mà các dân tộc khác vẫn quy ước cho nó. Dường như bất cứ một công việc có kỹ năng chuyên môn nào cũng được gọi là khoa học, bất cứ hiện tượng nào được quan sát thấy cũng là khoa học. Một mặt thì người ta đồng nghĩa khoa học với chân lý (một khi được gọi là khoa học rồi thì mãi mãi đúng), mặt khác người ta lại không coi trọng giá trị nhận thức của khoa học mà chỉ coi trọng giá trị lợi dụng nó cho các mục tiêu trước mắt. Nhiều người muốn tôn vinh các danh nhân khoa học theo kiểu tôn vinh các thánh nhân “tiên tri tiên giác”, một nhà khoa học nổi tiếng dường như có thẩm quyền phán truyền đủ mọi thứ. Tuy nhiên, việc giải mã những ngộ nhận ấy thực không dễ dàng chút nào. Một dịp tình cờ được đọc cuốn sách mỏng The Meaning of It All của Richard P. Feynman khiến tôi vô cùng thích thú. Giá trị tuyệt vời của cuốn sách là ở chỗ Feynman đã diễn giải những vấn đề phức tạp của khoa học luận bằng một ngôn ngữ sinh động và giản dị trong ba bài giảng dành cho sinh viên Đại học Washington (Seattle) năm 1963. Ông không chỉ dừng lại ở đó mà còn luận bàn cởi mở về mối tương quan của khoa học với mọi mặt của cuộc sống nhân sinh với những nhận xét rất tinh tế. Tôi sung sướng được làm công việc dịch tác phẩm này sang tiếng Việt với hy vọng bản dịch sẽ đem lại hứng thú cho các độc giả Việt Nam, đặc biệt là các bạn sinh viên. Điều tôi băn khoăn e ngại là khả năng dịch thuật không chuyên nghiệp của tôi sẽ làm giảm đi giá trị của tác phẩm mà tôi rất yêu thích. Tìm mua: Ý Nghĩa Mọi Thứ Trên Đời TiKi Lazada Shopee Vì cuốn sách mỏng này tập hợp các bài giảng của Feynman nên có một số câu, đoạn rất đặc trưng của văn nói. Trong khi chuyển ngữ, với những câu đoạn như thế, người dịch xin giữ nguyên văn phong nói của văn bản. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NGUYỄN VĂN TRỌNGĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ý Nghĩa Mọi Thứ Trên Đời PDF của tác giả Richard Feynman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vén Bức Màn Hóa Học (Tuấn Minh)
VÉN BỨC MÀN HÓA HỌC Biên dịch: Tuấn Minh Nhà xuất bản Lao Động 2007 Khổ 13 x 19. Số trang: 199 LỜI MỞ ĐẦU Tìm mua: Vén Bức Màn Hóa Học TiKi Lazada Shopee Tại sao nói Trái Đất? Liệu có thể chế tạo ra những nguyên tố mới được không? Tính phóng xạ của nguyên tố là như thế nào? Làm thế nào để nhận biết được các nguyên tố? Bạn có biết trong có thể người có bao nhiêu? Không khí được tạo thành từ đâu? Nguyên tử và phân tử là gì? Nitơ có vai trò gì trong? Khí ôxy trong tự nhiên liệu có bị cạn kiệt không? Liệu có thể tách được khí ôxy và khí nitơ trong không khí không? Sau khi trời tạnh mưa tại sao không khí lại trong lành hơn? Tại sao khi máy photocopy hoạt động lại sinh ra m? Lỗ thủng ôzôn ở Nam cực hình thành như thế nào? Tại sao lại xảy ra hiện tượng trúng độc hơi than vào mùa đông? Tại sao vào mùa đông ngọn lửa trong bếp than lại có màu? Tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh và có vị gây kích thích? Liệu có loại khí nào mà chỉ ngửi đã thấy buồn cười không? Tại sao không khí lại bị ô nhiễm? Tại sao khí thải của xe hơi có thể gây ô nhiễm môi trường? Tại sao lại khởi xướng sử dụng tủ lạnh không có flo? Sunfua điôxít (SO2 ), một trong những chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí hình thành từ đâu? Bạn có biết hiện tượng gây quang hoá là như thế nào không? Bạn có biết hiện tượng hiệu ứng nhà kính là như thế nào? Tại sao không được bước vào các hầm cất giữ rau quả ngay sau khi mở cửa? Tại sao khí cầu lại có thể bay được? Khi xảy ra cháy xăng đâu, tại sao không dùng nước để chữa cháy? Tại sao bình bọt chữa cháy lại có thể dập tắt được ngọn lửa? Tại sao sử dụng bộ chữa cháy lại hiệu quả hơn so với sử dụng bình bọt chữa cháy? Nước được cấu tạo từ những thành phần gì? Tại sao nói nước là nguồn sống? Nước có loại nặng loại nhẹ không? Tại sao uống nước có ga lại có thể làm cho đỡ khát? Tại sao không nên uống nước đun sôi nhiều lần? Uống nước càng tinh khiết càng tốt có? Tại sao lại không thể dùng nước đun sôi để muối để nuôi cá cảnh? Tại sao lại không được dùng nước máy trực tiếp để tưới hoa? Tại sao vào mùa đông những chiếc ang đựng nước bằng sành thường hay bị vỡ? Tại sao các tảng băng lại nổi được trên mặt nước? Tại sao người nông dân không thể dùng nước biển để tưới cho cây trồng? Tại sao nước biển lại vừa mặn vừa chát? Kim loại nào nhẹ nhất? Kim loại nào có trọng lượng nặng nhất? Kim loại nào mềm nhất? Kim loại nào rắn nhất? Kim loại nào khó nóng chảy nhất? Kim loại đen là kim loại nào? Tại sao nói làm bằng sắt thì cứng nhưng dễ vỡ và dao thái thì lại sắc? Tại sao gang thép lại bị gỉ? Tại sao thép không gỉ lại khó bị ăn mòn hơn? Tại sao những đồ vật làm bằng vàng và bạc lại không bị gỉ? Chì có lợi và hại như thế nào? Kim loại hàng không vũ trụ là kim loạt gì? Ngày xưa kim loại nào là kim loại quý? Tại sao các vật dụng được làm từ nhôm lại khó bị hoen gỉ? Đằng sau tâm gương soi được quét bằng chất gì? Dùng cái gì để nối hai thanh? Có đúng ruột bút chì được làm bằng chì không? ại sao nói không dính thì không bị cơm bám vào? Thuỷ tinh được làm từ chất gì? Thuỷ tinh khó vỡ là gì? Kính chắn gió của xe hơi và kính thông thường khác nhau như thế nào? Tại sao? Tại sao kính thuỷ tinh lại chống được đạn? Liệu thuỷ tinh có thể thay thế được thép không? Quần áo phòng cháy của các nhân viên chữa cháy được làm bằng gì? Tác dụng của sợi quang hoá là gì? Các thiết bị đun nước bằng điện đánh lửa như thế nào? Sau khi xi măng được đưa ra sử dụng, tại sao lại cần tưới nước? Tại sao gạch và ngói lại có màu đỏ và màu xám? Gốm sứ kim loại có tác dụng như thế nào? Có loại gốm nào không b? Tại sao nói sự ra đời của tinh thể đơn silic đã dẫn đến một cuộc cách mạng kỹ thuật quan trọng? Làm thế nào để vẽ được hoa văn trên các sản phẩm bằng gốm sứ? Tại sao vôi sống để lâu biến thành dạng bột? Tại sao một số loại mắt kính lại có khả năng thay đổi mầu sắc? Tại sao bấc đèn cồn lại cháy được lâu? Tại sao khi cho phèn chua vào nước lại làm cho nước trong hơn? Tại sao nông dân một số nơi lại rắc vôi ra ruộng? Tại sao lại không được uống cồn công nghiệp? Tại sao trong bệnh viện thường sử dụng cồn để diệt trùng? Tại sao cồn nguyên chất lại có khả năng sát trùng? Tại sao không được dùng muối công nghiệp để ăn? Tại sao thuốc đỏ dạng nước lại không thể dùng lẫn với cồn iốt? Tại sao long não đặt trong tủ quần áo lại càng ngày càng nhỏ đi? Vì sao giặt khô cũng có thể làm sạch được quần áo? Tại sao nước hoa lại có mùi thơm? Tại sao không được dùng nước nóng để hoà tan bột giặt có chứa chất xúc tác? Làm thế nào để giặt sạch được vết mực xanh trên quần áo? Tại sao khi làm bánh bao người ta lại phải để cho bột lên men trước? Rượu có thể biến thành dấm được không? Tại sao ong đốt thường rất đau? Tại sao canh bì lợn lại có thể đông lại được? Tại sao uống nước cacbonat natri lại có thể chữa được bệnh thừa axit trong dạ dày? Tại sao trứng đã biến chất lại có mùi thối? Mặc dù đã được luộc chín nhưng tại sao khi bóc ra lòng đỏ trứng vịt muối vẫn còn có mỡ màu vàng? Tại sao sữa chua vừa dễ uống vừa có nhiều chất dinh dưỡng? Tại sao rượu nếp lại có mùi thơm? Bạn có biết làm thế nào để kiểm tra được lái xe có uống rượu trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không? Tại sao sử dụng phương pháp chiếu xạ có thể giữ cho thực phẩm tươi ngon? Tại sao lại phải cất giữ hoa quả ở những nơi có nhiệt độ thấp? Tại sao có người bị trúng độc khi ăn dứa tươi? Có đúng đường hoá học được làm từ đường không? Liệu đường đỏ có thể chuyền thành đường trắng và đường phèn được không? Đường có phải là chất ngọt nhất không? Tại sao cần khuyến khích mọi người sử dụng muối iốt? Tại sao muối ăn lại có thể tan được trong nước đá? Vào mùa hè tại sao trong thùng muối thường có nước? Vào mùa hè nếu bị ra mồ hôi nhiều tại sao cần uống một chút nước đun sôi pha muối nhạt? Ăn nhiều mì chính có bị ung thư không? Tại sao khi được cho một chút mì chính canh lại có mùi vị ngon hơn? Tại sao các loại thức ăn lại có mùi vị khác nhau? Tại sao thứ? Tại sao kem đánh rằng có chứa fluor lại có khả năng ngăn ngừa sâu răng có hiệu quả? Tại sao bề mặt của một số loại xà phòng bánh lại ra “? Tại sao glixêrin lại có thề giữ được độ ẩm cho da? Tại sao thuốc uốn tóc có thể làm cho tóc cong được? Tại sao kem chống nắng lại có thể giúp da tránh được cháy nắng? Giấy kẹo tự tan được làm bằng gì? Có phải giấy bóng kính được làm từ thuỷ tinh không? Có loại giấy nào chịu được nước không? Có loại giấy nào chịu được lửa không? Tại sao giấy da bò (giấy dai) lại có kết cấu bền chắc hơn các loại giấy thường? Tại sao thuốc phiện và các loại độc phẩm khác lại có thề dùng làm dược phẩm chữa bệnh? Tại sao mực tàu lại rất khó? Tại sao sau một thời gian dài những chữ được viết bằng mực nước xanh đen thường bị bay mầu và chuyển thành mầu đen? Những chữ được viết bẵng mực mật được ẩn đi như thế nào? Tại sao máy ảnh lại có thể chụp ra được những tấm ảnh đẹp như vậy? Tại sao chụp phim mầu lại có thể cho phép chụp được những hình ảnh mầu? Tại sao đèn flash lại có thể phát ra được ánh sáng trắng mạnh như vậy? Tại sao diêm có thể bốc cháy được nhờ ma sát?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuấn Minh":Bí Mật Toán HọcNhững Bí Mật Về Thế Giới Thực VậtVén Bức Màn Hóa HọcBí Mật Cơ Thể NgườiBách Khoa Cuộc SốngThăm Dò Vũ TrụÁnh Sáng Khoa Học Kỹ ThuậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vén Bức Màn Hóa Học PDF của tác giả Tuấn Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.