Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người (Leslie Stevenson)

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Lý thuyết Tiến hóa (Darwin).

***

Đôi lời của người biên dịch

Những câu hỏi và tự vấn “Con người là gì?”, “Tôi là ai?”, “Từ đâu tới?”, “Đi về đâu?”, “Tôi có chỗ đứng nào trong trần gian này?”, “Tôi có cần thiết cho ai không?”... vẫn thường được mỗi người tự đặt ra cho chính mình, ngay từ thời còn thơ trẻ, lúc dậy thì, tuổi trưởng thành, và cả khi ốm đau, bệnh tật, bị áp bức, bất công, đau khổ, sắp lìa đời.

Các truyền thống tôn giáo, các nền văn minh nhân loại, và cả những nghiên cứu khoa học − từ ngành vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, sinh học xã hội, đến khoa học bộ não − cũng đã từng đưa ra những lý giải cho những câu hỏi và tự vấn nói trên. Tìm mua: Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người TiKi Lazada Shopee

Tập sách “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” mà bạn đọc đang cầm trên tay là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người nói trên, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Học thuyết Tiến hóa (Darwin).

Điều đặc sắc của tập sách này là cố gắng liên kết lý thuyết với thực hành, tránh bỏ đến mức có thể những suy biện thuần túy hàn lâm trừu tượng cũng như những kỹ năng hành động thuần túy máy móc thực dụng. Sơ đồ thông tin và suy tư cơ bản của mỗi chương, mỗi học thuyết là: Sau khi trình bày những Bối cảnh siêu hình của thực tại và những quan niệm về Bản tính con người, các tác giả đã đưa ra hai tiết mục thực hành quan trọng, đó là việc Chẩn bệnh và Kê toa thuốc chữa trị.

Điều đặc sắc thứ hai của tác phẩm là tính suy tư có phê phán, và phê phán trong thịnh tình, chính trực, nhưng khách quan, khoa học, không thiên vị, ngay cả đối với chính bản thân hoặc truyền thống tư tưởng hay tôn giáo ngàn đời của mình. Điều đặc sắc thứ hai này thật vô cùng quan trọng trong một thế giới cực đoan trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cá nhân và xã hội hiện nay, thường bị chi phối bởi truyền thống, cơ chế, ý thức hệ, thiếu thông tin hay thông tin phiến diện, mặc cảm dồn nén chưa được tháo gỡ.

Tư tưởng của mỗi danh nhân, mỗi học thuyết là cả một thế giới tư duy rộng lớn. Nhưng tác phẩm “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” có một giới hạn về độ dài của từng chương, từng học thuyết, với chừng 15-20 trang mỗi chương. Do đó mỗi chương, mỗi học thuyết phải cố gắng giới hạn lượng thông tin, tư liệu, suy biện, phân giải của mình, nhưng đồng thời lại cũng phải trình bày được ít nhất là những điều thật cơ bản của học thuyết. Và như thế, thí dụ chương về Khổng giáo được giới hạn vào sách Luận Ngữ, Ấn Độ giáo vào Áo nghĩa thư: Những giáo huấn lớn và nhiệm mầu trong rừng vắng, còn chương về Marx thì được giới hạn vào những tư tưởng về tư bản với những quan niệm về lịch sử và tính tha hóa. Sự kiện đó đòi hỏi nơi độc giả một kiến thức tổng quan lớn về lịch sử tư tưởng để không phê phán một cách giản lược bằng cách đồng hóa Khổng giáo duy nhân của Khổng Tử với Nho giáo từ chương, danh lợi, gia trưởng, ngu trung của các thời Hán, Đường, Thanh sau này; cũng như không đồng hóa những suy tư triết học mang tính nhân văn của Marx về lịch sử và tính tha hóa của xã hội tư bản thời bấy giờ với những chế độ của Lenin và Stalin sau này.

Tập sách này là kết quả của nghiên cứu, suy tư, thực hành và giảng dạy của các giảng viên đại học từ những năm 1970 thế kỷ XX đến những tháng năm đương đại hiện nay. Các Lời tựa cho các lần xuất bản thứ tư (2004), thứ năm (2009) và thứ sáu (2013) có in lại trong tập sách này cho thấy những diễn tiến thú vị trong những nội dung, phương pháp và tinh thần của tác phẩm. Độc giả được nhắm đến là giới học sinh sinh viên nhiều ngành và mọi người với kiến thức tổng quát (xem Lời tựa lần xuất bản thứ sáu, 2013).

Trong nhiều thư văn tiếng Việt ngày nay, chúng tôi nhận thấy có một vài vấn đề về ngôn ngữ chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là (a) vấn đề nhân danh, vật danh, địa danh nói chung, và (b) vấn đề tên gọi nói riêng về Thiên Chúa giáo. (a) Trong vấn đề thứ nhất: Chúng tôi đề nghị sử dụng tên gọi nguyên thủy về người, vật, nơi chốn; thí dụ: Sokrates, Platon, Aristoteles, Jesus, London, New York... thay vì Socrate, Plato, Aristotle, Giêsu, Luân Đôn, Nữu Ước... Trừ khi các tên gọi đã quá quen thuộc, như Anh quốc, Đức quốc... thay vì England, Deutschland. (b) Trong vấn đề thứ hai: Tiếng Việt ngày nay nói chung thường dùng từ “Thiên Chúa giáo” để chỉ Giáo hội Công giáo, cách dùng này đã không diễn tả trung thực nội hàm và lịch sử của tôn giáo này. Bởi Kitô giáo là Tổng thể giáo hội phân xuất từ Đấng Jesus Christ [Kitô] gồm các giáo phái Công giáo, Tin Lành và Chính thống giáo; và như thế Công giáo hay Giáo hội Công giáo là một trong ba nhánh của Kitô giáo, chứ không phải một đạo mà tên gọi phát xuất từ tiếng Trung Hoa với cụm từ Thiên Chủ giáo được các giáo sĩ phương Tây trong tinh thần tiếp biến văn hóa đã đặt ra vào thế kỷ XVI/XVII (Matteo Ricci, 1552 − 1610). Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho chủ thể của nó, bằng cách gọi Giáo hội Công giáo là Công giáo hay Giáo hội Công giáo thay vì Thiên Chúa giáo.

Còn từ “Nhà thờ” được dùng thay cho từ Giáo hội cũng không đúng nội hàm của nó. Những từ Church, Eglise, Kirche (tiếng Anh, Pháp, Đức) bắt nguồn từ nguyên tự Latinh và Hy Lạp ecclesia, ekklesia, ek-kaleo, ekklesia tou theou có nghĩa “Những kẻ được Thượng đế kêu gọi họp lại với nhau nên một Cộng đoàn tôn giáo”, tức Giáo hội. Từ ngữ “nhà thờ” để chỉ “ngôi nhà nơi nhóm họp” là một từ được “chuyển hoán” từ “người nhóm” thành “nơi nhóm”. Yếu tố quan trọng cơ bản và trước tiên nơi đây là “Những người tôn giáo nhóm họp” tức Giáo hội. Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho đúng từ ngữ được sử dụng, bằng cách gọi tổ chức tôn giáo này là “Giáo hội” thay vì “Nhà thờ”, còn ngôi nhà nơi nhóm họp và thờ phượng thì dĩ nhiên vẫn cứ sử dụng từ “nhà thờ”.

Frankfurt, CHLB Đức

Lưu Hồng Khanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người PDF của tác giả Leslie Stevenson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Vô Ngã Vô Ưu (Ayya Khema)
“Vô Ngã Vô Ưu” (Being Nobody, Going Nowhere) là một cuốn sách về Thiền quán hay nhất của Ni sư người Đức Ayya Khema. Là một tuyệt tác viết về Thiền quán, cuốn sách đã được giải thưởng của Chrismas Humphreys và là cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ năm 1988. Trong cuốn sách này, Ni sư Ayya Kherma đã giới thiệu với người đọc những gì tinh tuý nhất trên con đường Phật pháp. Bà nhấn mạnh đến cách thức và tại sao lại cần hành thiền cũng như cung cấp cho ta một nền tảng hiểu biết cơ bản về bản chất của Nghiệp, Tái sinh và Bát chính đạo - những giáo lý căn bản của Đạo Phật. Với những lời khuyên hữu ích và thiết thực, Ni sư Ayya Khema đã dẫn dắt cho chúng ta những cách thức thực hành tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả và cách vượt qua những chướng ngại trên con đường tu tập. Rất ít cuốn sách cơ bản về Phật giáo có thể bao chứa cả hai tiêu chí giản dị và sâu sắc. Nhưng vô ngã vô ưu đã làm được cả hai điều này. Đây không những là một cuốn sách mọi thiền sinh không thể bỏ qua, mà còn là cuốn sách tuyệt vời cho tất cả mọi người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vô Ngã Vô Ưu PDF của tác giả Ayya Khema nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trật Tự Vũ Trụ (George Ohsawa)
LỜI GIỚI THIỆU Ông bà Ando người Nhật - đệ tử của ông bà Ohsawa, đã gửi cho chúng tôi những quyển sách quí của tiên sinh Ohsawa bằng tiếng Nhật Bản và mong ước chia sẻ tư tưởng của tiên sinh cho người Việt Nam, một dân tộc có khả năng thâm nhập ý nghĩa sâu xa nhất của tư tưởng cực đông… theo đà đó, chúng tôi xin phép ông Ngô Ánh Tuyết, là con trai ông bà Ngô Thành Nhân (đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh) đồng thời là truyền nhân của phương pháp Thực dưỡng tại Việt Nam, ông Tuyết đã đồng ý cho nhóm gạo lứt Hà Nội tham gia dịch và xuất bản các sách của tiên sinh; đây là điều kỳ diệu tuyệt vời của ngành Thực dưỡng nước nhà. Sau đây là nội dung tin nhắn trả lời của ông Tuyết đồng ý cho phép tham gia dịch và xuất bản sách tiếng Nhật của tiên sinh Ohsawa, những tác phẩm chưa từng được biết tới ở Việt Nam: Trăng trời muôn thuở soi chung Nước yên: sáng rạng, động rung: mờ nhòe. Tìm mua: Trật Tự Vũ Trụ TiKi Lazada Shopee Ngô Ánh Tuyết Một loạt sách tiếng Nhật của tiên sinh Ohsawa sẽ tiếp nối ra đời đã, đang và sẽ mang lại tác động rất tốt, làm lành mạnh hóa xã hội hiện đại… khi con người một ngày chợt tỉnh ngộ tự hỏi: Ta là ai? Ta sống trên trái đất này là để làm gì? Chết đi về đâu? Làm sao ta có thể sống một cuộc đời có được sự tự do vô biên, công bằng tuyệt đối và hạnh phúc vĩnh cửu? Những điều này sẽ được sáng tỏ trong các sách của tiên sinh và nhất là những ai đang học đạo Phật hay bất cứ một môn học nào trên trái đất này. Hà Nội tháng 6/2012 Ngọc TrâmDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "George Ohsawa":Trật Tự Vũ Trụ Và Nhân Sinh Quan Xoắn ỐcTrật Tự Vũ TrụNhững Chàng Trai Huyền Thoại - Tập 2Những Chàng Trai Huyền Thoại - Tập 1Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trật Tự Vũ Trụ PDF của tác giả George Ohsawa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trật Tự Vũ Trụ (George Ohsawa)
LỜI GIỚI THIỆU Ông bà Ando người Nhật - đệ tử của ông bà Ohsawa, đã gửi cho chúng tôi những quyển sách quí của tiên sinh Ohsawa bằng tiếng Nhật Bản và mong ước chia sẻ tư tưởng của tiên sinh cho người Việt Nam, một dân tộc có khả năng thâm nhập ý nghĩa sâu xa nhất của tư tưởng cực đông… theo đà đó, chúng tôi xin phép ông Ngô Ánh Tuyết, là con trai ông bà Ngô Thành Nhân (đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh) đồng thời là truyền nhân của phương pháp Thực dưỡng tại Việt Nam, ông Tuyết đã đồng ý cho nhóm gạo lứt Hà Nội tham gia dịch và xuất bản các sách của tiên sinh; đây là điều kỳ diệu tuyệt vời của ngành Thực dưỡng nước nhà. Sau đây là nội dung tin nhắn trả lời của ông Tuyết đồng ý cho phép tham gia dịch và xuất bản sách tiếng Nhật của tiên sinh Ohsawa, những tác phẩm chưa từng được biết tới ở Việt Nam: Trăng trời muôn thuở soi chung Nước yên: sáng rạng, động rung: mờ nhòe. Tìm mua: Trật Tự Vũ Trụ TiKi Lazada Shopee Ngô Ánh Tuyết Một loạt sách tiếng Nhật của tiên sinh Ohsawa sẽ tiếp nối ra đời đã, đang và sẽ mang lại tác động rất tốt, làm lành mạnh hóa xã hội hiện đại… khi con người một ngày chợt tỉnh ngộ tự hỏi: Ta là ai? Ta sống trên trái đất này là để làm gì? Chết đi về đâu? Làm sao ta có thể sống một cuộc đời có được sự tự do vô biên, công bằng tuyệt đối và hạnh phúc vĩnh cửu? Những điều này sẽ được sáng tỏ trong các sách của tiên sinh và nhất là những ai đang học đạo Phật hay bất cứ một môn học nào trên trái đất này. Hà Nội tháng 6/2012 Ngọc TrâmDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "George Ohsawa":Trật Tự Vũ Trụ Và Nhân Sinh Quan Xoắn ỐcTrật Tự Vũ TrụNhững Chàng Trai Huyền Thoại - Tập 2Những Chàng Trai Huyền Thoại - Tập 1Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trật Tự Vũ Trụ PDF của tác giả George Ohsawa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Thư Tây Tạng (Lama Christie Mcnally)
Đỉnh lễ Tôi biết bạn, tôi đã có một linh ảnh về bạn ở sâu thẳm trong thiền định, và tôi đã chạm tới bạn, tôi đã gieo một hạt giống, và giờ đây tôi có một nhân duyên tốt lành để có thể nói với bạn, thông qua cuốn sách này. Mong ước sâu thẳm nhất của tôi là được chia sẻ với bạn sự thiện lành lạ thường được truyền xuống qua tôi bởi tất cả các Đức Thầy thiêng liêng mà tôi đã được thọ nhận. Tôi thật sự rất may mắn. Tôi đã có điều tốt nhất ở các Đức Thầy hướng dẫn tôi từ ngày đầu tiên. Hãy để tôi được dành một khoảnh khắc ở đây, để được trào dâng lên lòng biết ơn sâu sa tới họ, và rồi trao cho bạn một hình ảnh nhỏ của người đang nói thông qua tôi. Đầu tiên và trước hết là Vị Thầy và Người Hướng Đạo của trái tim tôi, Geshe Michael Roach (Geshe: bằng cấp cao học của Phật học Tây Tạng), Bậc Linh Ngộ Tính Không, người nắm giữ chân lý, người bạn đồng hành trọn đời, cuộc sống tuyệt đỉnh của tôi, không có Người mọi thứ đều trở thành không thể, với bất kì sự kết tinh tinh túy nào mà tôi có, chính là Người đã lan tỏa và trút nguồn ân sủng vào tôi. Đức Thầy tôn kính, con xin được tựa đầu, vầng trán này của con tới bông hoa sen ngự dưới đôi chân thần thánh của Người. Tìm mua: Thiền Thư Tây Tạng TiKi Lazada Shopee Và rồi, trong lời chỉ dẫn xuất hiện… Mẹ yêu dấu của con, tình yêu của con, người đã dạy con làm thế nào để nghe tiếng bước chân của một ai đó, và người hết lần này qua lần khác đã chỉ cho con bài thực hành cao vợi về việc trao đi cuộc sống của mình vì lợi ích của kẻ khác. Cha của con, trái tim thật lớn lao, người đang chỉ cho con niềm kiêu hãnh tột bậc trong việc phụng sự mọi người không ngưng nghỉ với niềm hoan hỷ phúc lạc. Greg Linington, vị hoàng tử quý phái, người đã mở ra cánh cửa đến với con đường tối thượng. Mark Neack, người đã dẫn tôi đến một thế giới khác biệt, người đã dạy tôi làm thế nào để sáng tạo. Shri Sharon Gannon, Bậc Vô Úy (không ngăn ngại, không sở hữu), và David Life Ji, linh hồn nhẹ nhàng quyền quý, người đã hút tôi tới Ấn Độ - Mảnh Đất của Các Bậc Tĩnh lặng. Tu sĩ chính thức được biết đến là Guy Rom, một vị Phật trẻ trung, người đã tỏa ra nguồn động viên khi tôi thực hành ngồi những bài thiền định đầu tiên của mình. Karen Valham tôn kính, Bậc nhẫn nhục, Vị minh sư ẩn dật, Đức Thầy Đạo Pháp chính thức đầu tiên của tôi trong đời này. Khen Rinpoche Geshe Lobsang Tharchin, Đấng Chinh Phục Tự Ngã, người tiếp nối không gián đoạn dòng truyền thừa vĩ đại này tới chúng tôi, những người phương Tây điên rồ. Robina Courtin kính yêu, mạnh mẽ và tốt tính, người đã đến và nắm lấy tay tôi. Sermey Geshe Thubten Rinchen, bậc có tâm trí mênh mông như một bầu trời tự ngã, người đã đẩy bật những luận điểm của tôi vượt lên khả năng thông thường của nó, và chính Người đã chỉ cho tôi những con đường. Gyume Khensur Rinpoche, vị sứ giả hòa bình, người đã ban cho tôi bí mật. Lama Zopa Rinpoche, người bạn tinh thần mến yêu nhất, người đã mang đến những lời khuyên tối thượng và là người luôn luôn ở đó mỗi khi tôi cần. Geshe Lobsang Thardo, người mẹ, vị minh sư của pháp môn Yoga Guru, bậc đạo sư vĩ đại, người đã gõ đầu tôi một cách tuyệt vời khi cần thiết. Bậc Thông Thái và trọn lành Gene Smith, vị Yogi bí mật, người đi vào sâu thẳm bên trong cảnh giới của tâm trí. Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đôi Mắt Yêu Thương, người đã trao cho chúng ta món quà vô giá của việc mở ra những lời dạy này tới thế giới, và cũng chính Người đã mang đến cho tôi câu trả lời cho những lời nguyện cầu của mình. Pandiji Kanheya Sharma, Vị Chúa Tể của Vũ Điệu, ô cửa đi vào Kashi của tôi, người đã tặng cho tôi nước và lửa. Swami Swaroopananda Ji, nhà hiền triết cổ xưa, người dạy cho tôi về nguồn gốc của phúc lạc. Tất cả các bậc thầy truyền thừa Ấn Độ, những vị đã chỉ cho tôi một cái nhìn khác của cùng một lối mòn, có thể kể một vài tên tuổi như: Dharma Mittra Ji, Shri Pattabhi Jois, và Quý bà Ruth Lauer… Trace Murphy, biên tập viên xuất sắc đã đặt niềm tin vào tôi, và Jon Sheer, người đã xuất hiện đúng lúc để giúp đỡ tôi. Cuối cùng là những sinh viên thiên thần ngọt ngào ở Trường Đại Học Núi Kim Cương của tôi, mục đích của đời tôi, những người đã không ngừng chỉ cho tôi định hướng đúng đắn, và không ngừng đẩy tôi lên cao hơn nữa. Đặc biệt là Rob Ruisinger, bậc thầy về thiết kế của tôi; và Alistair Holmes, James Connor cùng Ian Thorson, những cộng sự đã giúp tôi viết nên cuốn sách này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Đức Thầy Thiêng Liêng trong hiện tại và quá khứ, tới những hạt giống mà chính tôi cũng không thể tưởng tượng ra được mình đã gieo trồng. Nhưng có lẽ đó chưa phải là tất cả để thúc giục tôi viết nên cuốn sách này, tôi phải trở thành vị Thầy của chính mình - điều thúc đẩy tôi lên một bước xa hơn trên con đường vươn tới mục đích tối hậu. Tôi vô cùng biết ơn và xin đỉnh lễ trước bạn vì điều đó…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Thư Tây Tạng PDF của tác giả Lama Christie Mcnally nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.