Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đừng Hiểu Lầm Lão Tử - Viên Minh

Lời nói đầu

Năm 1992 khi Ni Viện Bửu Long được thành lập và một lớp giáo lý được mở cho Ni chúng. Ngoài những môn nội điển, Ni chúng còn được học thêm ngoại điển, trong đó có LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH, vì chúng tôi thấy rằng tinh hoa Đạo học của Lão Tử rất gần với cốt lõi của Đạo Phật.

Phải nói là vì giảng Lão Tử Đạo Đức Kinh cho Tăng Ni nên chúng tôi đành phải so sánh đối chiếu với Kinh điển Phật giáo như một môn học tỷ giảo, vì vậy mà Tăng Ni dễ hiểu hơn. Nếu phương pháp tỷ giảo có những ưu điểm của nó thì mặt khác đôi khi lại vô tình làm mất đi tính độc đáo và thuần túy của mỗi đạo lý riêng biệt. 

Thực ra, những bài viết này chỉ có mục đích cung cấp tài liệu cho Ni chúng trong lớp học, về sau do đề nghị của báo Cảo Thơm nên chúng tôi đã triển khai thêm cho bài báo được phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Đó là bài “THỬ DỊCH VÀ LÝ GIẢI LẠI CHƯƠNG I LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH”.

Sau đó tờ báo Tuyển Tập Văn lại chọn đăng một bài viết khác, đó là bài “NGỘ NHẬN TÍNH BI QUAN TRONG LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH” vì ý tưởng mới lạ trong cách dịch và giải của nó.

Chúng tôi thật tình muốn viết nhiều bài nữa về những vấn đề then chốt nhất mà cũng dễ hiểu lầm nhất trong Lão Tử Đạo Đức Kinh, nhưng vì quá bận nhiều Phật sự khác nên cho đến nay vẫn chưa viết thêm được bài nào.

Chân lý chỉ là một và nó không thuộc độc quyền của riêng ai, nên những bậc giác ngộ như Đức Phật, Lão Tử, Krishna hay Chúa Jesus thì đều nói đến Đạo, Pháp, Thượng Đế... Tuy dụng ngữ khác nhau nhưng chúng tôi thấy chỉ là “đồng xuất nhi dị danh” mà thôi. Điều này chắc chắn có nhiều vị không đồng ý, cho là vơ đũa cả nắm. Không đồng ý cũng đúng, nhưng đó là vì mỗi người quan niệm Đạo, Pháp, Thượng Đế... mỗi khác chứ không phải chân lý sai biệt. Theo chúng tôi hiểu thì có thể trình độ giác ngộ cũng như cách khải thị của mỗi vị khác nhau, nhưng chân lý thì vẫn luôn luôn là một. Vì vậy, việc tỷ giảo, so sánh, đối chiếu các tư tưởng với nhau sẽ giúp chúng ta thấy ra những điểm đồng, và chính từ những điểm cốt lõi này mà chúng ta dễ dàng tiếp cận chân lý chung nhất và phổ quát.

Tinh thần Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này. Dẫu sao những luận điểm trong bài viết của chúng tôi không thể tránh khỏi những chủ quan thiên lệch, mong được các vị cao minh chỉ điểm.

TĐ. Bửu Long, Mùa An Cư 2550

Viên Minh

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Thiền Sư Việt Nam (Thích Thanh Từ)
Thiền sư Thích Thanh Từ là bậc cao Tăng đạo hạnh, trọn một đời lặng lẽ tìm về nguồn cội Thiền tông, để rồi phục hưng thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử trở nên rạng rỡ sau gần 700 năm vắng bóng. Đây là dòng Thiền Việt Nam chính thống: “Vừa liễu ngộ Phật pháp, vừa làm tròn bổn phận đối với dân tộc”. Những đóng góp lớn lao về Văn hóa, Giáo dục, Đạo đức, tâm linh từ hệ thống Thiền viện do Hòa thượng chủ trì luôn mang lại lợi ích thiết thực đối với người học Phật.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Sư Việt Nam PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập (Lý Bĩnh Nam)
MỤC LỤC Phần thứ nhất: NHỮNG ĐOẠN VĂN TRÍCH TỪ BỘ HOẰNG HỘ TIỂU PHẨM Pháp tu thành tựu ngay trong đời này I. Phải nhận thức rõ hoàn cảnh hiện tại và đường lối tương lai II. Phương pháp giải cứu nghịch cảnh, tai nạn, luân hồi Tìm mua: Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập TiKi Lazada Shopee III. Phương pháp niệm Phật IV. Trợ duyên để niệm Phật thành công V. Những bậc tiền bối mô phạm và kinh điển nên tham khảo VI. Hai loại tâm lý sai lầm thường gặp VII. Giải đáp nghi vấn VIII. Niệm Phật tạm đại lợi ích(ba điều lợi ích lớn của niệm Phật) IX. Phương pháp niệm Phật X. Chưa chứng chân nhưthì đối với lý nhân duyên phải rất cẩn trọng XI. Chẳng hiểu giáo tướng thì khó có thể bàn chuyện có- không XII. Tông phái Phần thứ hai: KHAI THỊ PHẬT THẤT I. Khai thị tại phật thất chùa Linh Sơn năm Nhâm Tý II. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Giáp Dần III. Khai thị trong dịp kết thất niệm Phật đầu xuân Giáp Ngọ IV. Khai thị tại Phật thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ V. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ (lần thứ 1) VI. Khai thị Phật Thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ (lần thứ 2) VII. Khai thị trong Phật thất năm Tân Dậu VIII. Lời trần tình của cụ tuyết tăng nhân dịp Phật thất năm Nhâm Tuất IX. Dao bén cắt đứt mối tơ loạn X. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Ất Sửu XI. Khai thị Phật thất năm Canh Thân tại chùa Linh SơnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập PDF của tác giả Lý Bĩnh Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập (Lý Bĩnh Nam)
MỤC LỤC Phần thứ nhất: NHỮNG ĐOẠN VĂN TRÍCH TỪ BỘ HOẰNG HỘ TIỂU PHẨM Pháp tu thành tựu ngay trong đời này I. Phải nhận thức rõ hoàn cảnh hiện tại và đường lối tương lai II. Phương pháp giải cứu nghịch cảnh, tai nạn, luân hồi Tìm mua: Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập TiKi Lazada Shopee III. Phương pháp niệm Phật IV. Trợ duyên để niệm Phật thành công V. Những bậc tiền bối mô phạm và kinh điển nên tham khảo VI. Hai loại tâm lý sai lầm thường gặp VII. Giải đáp nghi vấn VIII. Niệm Phật tạm đại lợi ích(ba điều lợi ích lớn của niệm Phật) IX. Phương pháp niệm Phật X. Chưa chứng chân nhưthì đối với lý nhân duyên phải rất cẩn trọng XI. Chẳng hiểu giáo tướng thì khó có thể bàn chuyện có- không XII. Tông phái Phần thứ hai: KHAI THỊ PHẬT THẤT I. Khai thị tại phật thất chùa Linh Sơn năm Nhâm Tý II. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Giáp Dần III. Khai thị trong dịp kết thất niệm Phật đầu xuân Giáp Ngọ IV. Khai thị tại Phật thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ V. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ (lần thứ 1) VI. Khai thị Phật Thất chùa Linh Sơn năm Mậu Ngọ (lần thứ 2) VII. Khai thị trong Phật thất năm Tân Dậu VIII. Lời trần tình của cụ tuyết tăng nhân dịp Phật thất năm Nhâm Tuất IX. Dao bén cắt đứt mối tơ loạn X. Khai thị Phật thất chùa Linh Sơn năm Ất Sửu XI. Khai thị Phật thất năm Canh Thân tại chùa Linh SơnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập PDF của tác giả Lý Bĩnh Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hạnh Hiếu Trong Đạo Phật (Thích Nhật Quang)
Theo cứ vào ngày rằm tháng 7, ngày Tăng Ni tự tứ, toàn thể Tăng Ni Phật tử noi theo gương hiếu của truyền thống Phật giáo Bắc tông, hằng năm đức Mục-kiền-liên, long trọng tổ chức đại lễ Vu-lan-bồn, để tưởng nhớ và báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì thế ngày Vu-Lan đã được xem là ngày Cha Mẹ trong Phật giáo. Trong lễ tưởng niệm ngày hôm ấy, ai diễm phúc còn đầy đủ song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng đỏ. Những ai không may mắn đã mất cha hoặc mẹ hoặc cả song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng trắng. Để buổi lễ được tổ chức trọng thể, các Phật tử tạm dừng mọi công việc hằng ngày để đi lễ chùa, chúc thọ, cầu an hoặc cầu siêu cho cha mẹ. Chư Tăng Ni tại các tự viện, tùng lâm sẽ thuyết giảng về hiếu hạnh, sẽ tụng kinh Vu-lan, kinh Báo Ân Cha Mẹ. Ngoài ra, Tăng Ni, Phật tử còn làm lễ khánh tuế, mừng các bậc sư trưởng của mình được thêm một tuổi đạo.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hạnh Hiếu Trong Đạo Phật PDF của tác giả Thích Nhật Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.