Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hai Số Phận

Hai Số Phận

Hai Số Phận là một câu chuyện kể về hai người có số phận khác nhau. Họ không có điểm gì giống nhau cả ngoại trừ việc họ sinh ra vào cùng một thời điểm và có một lòng quyết tâm để đạt được thành công trong cuộc sống.

Tại đất nước Ba Lan, Wladek mất mẹ khi bà vừa sinh hạ cậu bé. Trong một lần đi săn, người anh trai (thuộc gia đình nhận nuôi cậu sau này) đã phát hiện được cậu trong rừng.

Từ nhỏ, Wladek đã bộc lộ những phẩm chất trái ngược với các anh chị em và đặc biệt cậu là đứa trẻ duy nhất trong nhà chỉ có một núm vú. Chẳng mấy khó khăn để Wladek phát hiện ra mình không phải con đẻ. Cậu không được ai thương yêu ngoài người mẹ và người chị gái Florentyna.

Florentyna tuy chỉ là nhân vật phụ trong tác phẩm nhưng cô cũng có một số phận riêng, cay đắng và nghiệt ngã. Cùng người em trai chuyển đến sống tại lâu đài của Nam tước Rosnovski là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong thời thơ ấu của hai người.

Hai Số Phận – Jeffrey Archer

Tuổi thơ những tưởng sẽ đầy ắp ngọt ngào ấy kéo dài không lâu thì bị tàn phá dã man và khốc liệt bởi chiến tranh. Đức quốc xã ập vào toà lâu đài, chị gái Florentyna của Wladek bị bọn chúng cưỡng bức cho đến chết. Đau khổ và tuyệt vọng, ánh mắt Wladek loé ra những tia lửa hận thù đầu tiên.

Không lâu sau cái chết của người chị gái Florentyna, Wladek mất đi người bạn và cũng là người anh em cùng cha khác mẹ của mình, Leon. Những mất mát to lớn lần lượt đến với cậu nhưng nhờ ánh sáng còn sót lại duy nhất của cuộc đời mình – Nam tước Rosnovski, cậu đã không gục ngã trước kẻ thù mà luôn ngoan cường chống lại số phận.

Cùng cha và rất nhiều gia nhân trong toà lâu đài bị nhốt vào một nơi tối tăm, bẩn thỉu và dường như không thấy ánh sáng mặt trời, cậu vẫn hăng say trau dồi tri thức dưới sự dạy dỗ, dìu dắt của Nam tước Rosnovski, Wladek không ngừng tiến bộ.

Sống trong cảnh giam hãm, tù tội nhưng Wladek chưa bao giờ đau khổ đến thế cho tới khi chứng kiến cái chết của cha. Tự tay chôn ông, Nam tước Rosnovski, Wladek phát hiện ra bí mật mà ông hằng giấu kín, trên ngực Ngài Nam Tước cũng chỉ có một núm vú.

Trái ngược hoàn toàn với Wladek, William sinh ra trong cảnh giàu sang, phú quý và cũng nhanh chóng bộc lộ được những phẩm chất thiên bẩm của mình trong kinh doanh. Sự giống nhau duy nhất trong tuổi thơ của hai người là William cũng mất cha từ khi còn nhỏ nhưng không vì thế mà cậu thiếu đi tình yêu thương khi người bà, người luôn ở bên chở che và vun đắp cho cậu.

Đọc thêm:

Rừng Na-uy Tiếng gọi nơi hoang dã Người tù bé nhỏ

Sự gặp gỡ định mệnh của hai người bắt đầu khi mà Wladek Rosnovski trốn sang Mỹ và đổi tên thành Albe Rosnovski. Xuyên suốt trong tác phẩm là những tình huống rất thực mà ta bắt gặp trong cuộc đời. Những xung đột giữa hai con người tưởng chừng khác nhau hoàn toàn về điểm xuất phát, liệu có đến cùng một điểm dừng?

Cuộc đời của những người thành đạt đi lên từ hai bàn tay trắng và cách họ chèo lái bản thân mình trước những sóng gió cuộc đời, tình yêu và thù hận. Tất cả đem lại cho chúng ta một tác phẩm không thể tuyệt vời hơn.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

John Yêu Dấu (Nicholas Sparks)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook John Yêu Dấu PDF của tác giả Nicholas Sparks nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
John Carter Và Công Chúa Hoả Tinh (Edgar Rice Burroughs)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook John Carter Và Công Chúa Hoả Tinh PDF của tác giả Edgar Rice Burroughs nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Jennie Gerhardt (Theodore Dreiser)
Trong bầu trời văn chương của nước Mỹ đầu thế kỉ thứ hai mươi. Theodore Dreiser nổi bật lên như một trong những ngôi sao sáng nhất. Ông sinh ngày 27 tháng 8 năm 1871 tại Terre Haute bang Indiana và mất ngày 28 tháng 12 năm 1945 tại Hollywood bang California. Trong hơn bốn mươi năm lao động sáng tạo Dreiser đã cho ra đời tất cả năm bộ tiểu thuyết cùng với một số đáng kể các truyện ngắn, ký sự, tiểu luận, chín vở kịch, hai tập tự truyện và hai tập thơ. Nôi tiếng nhất trong số đó là hai cuốn tiểu thuyết: “Một bi kịch nước Mỹ” và “Jennie Gerhardt”. Chính hai cuốn này đã đưa ông lên địa vị hàng đầu trong văn đàn và được coi là người cha của nền văn học hiện thực nước Mỹ. “Jennie Gerhardt”, tên sách đồng thời cũng là tên của nhân vật chính trong truyện. Một cô gái xinh đẹp, giàu lòng nhân ái, yêu lao động, hoàn toàn xứng đáng có hạnh phúc và có quyền được hưởng hạnh phúc. Nhưng xã hội tư bản với sự thống trị tuyệt đối của thế lực đồng tiền đã cướp đi của cô tất cả, từ miếng cơm manh áo, đến quyền làm vợ, làm mẹ và thậm chí cả quyền được yêu thương, được xả thân cho người mình yêu dấu. Jennie yêu Brander, một thượng nghị sĩ, có con với ông ta, nhưng Brander thất bại trên đường sự nghiệp và chết đột ngột. Sau đó vài năm cô lại yêu Lester Kane, con trai một nhà đại tư bản. Với Lester, Jennie là người đàn bà lý tưởng mà anh đã bao năm tìm kiếm. Anh hết lòng yêu cô, mong muốn được là chồng chính thức của cô, mang lại cho cô một cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Mặc dù thế anh vẫn không làm sao vượt qua nổi cái cơ chế khắc nghiệt và vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản mà anh đang bị khuôn vào trong đó. Hai người vẫn phải chung sống một cách vụng trộm trong nỗi thắc thỏm, lo âu. Cuối cùng để được giữ quyền thừa kế tài sản, Lester buộc lòng phải rời bỏ Jennie để kết hôn với một cô gái khác thuộc dòng dõi giàu có và quyền quý. Jennie tưởng rằng mình có thê sống một cuộc sống tạm gọi là hạnh phúc với đứa con duy nhất, con của thượng nghị sĩ Brander và chút tài sản mà Lester gây dựng cho. Nhưng thần chết đã cướp mất đứa con, cướp đi nốt nguồn an ủi cuối cùng của người đàn bà bất hạnh. Chỉ còn lại một thân một mình, bị bao vây giữa muôn ngàn khổ ải, Jennie vẫn cố sống và dành hết lòng nhân ái của mình vun đắp cho hai đứa con nuôi. Người đàn bà bị xã hội tư bản chà đạp ấy tuy căm giận đến cùng cực chế độ bất công vẫn không để mất đi ở mình lòng tin vào lương tri và nhân phẩm của con người.*** Một buổi sáng mùa thu năm 1880, một người đàn bà đứng tuổi đi cùng một thiếu nữ trạc tuổi mười tám đến bàn tiếp khách của khách sạn chính thành phố Columbus, bang Ohio, hỏi xem ở đó có thể có việc gì thích hợp cho bà không. Tạng người bà béo bệu và yếu ớt, vẻ mặt thẳng thắn, cởi mở, cung cách hồn hậu, rụt rè, đôi mắt to đầy vẻ nhẫn nại, ngưng đọng bóng đen của đau khổ mà chỉ ai đã từng nhìn vào vẻ mặt những người nghèo khó, cùng quẫn và không nơi nương tựa với nỗi thương cảm mới có thể hiểu được phần nào. Bất kỳ ai cũng có thể hiểu vì đâu cô con gái đứng sau bà lại rụt rè bẽn lẽn, - chính nỗi niềm ấy đang đẩy cô lùi lại, hờ hững nhìn ra phía khác. Cô là hoa trái sinh ra từ đầu óc hay tưởng tượng, giàu tình cảm và lòng yêu thương bẩm sinh trong tâm hồn mộc mạc nhưng thơ mộng của người mẹ, kết hợp với sự trầm mặc và đĩnh đạc vốn là đặc tính của người cha. Cái nghèo đang dồn họ tới đường cùng. Mẹ và con gộp lại tạo ra hình ảnh rất đỗi thương tâm về cảnh cơ hàn, lương thiện khiến người thư ký cũng phải mủi lòng. - Bà muốn làm việc gì? Tìm mua: Jennie Gerhardt TiKi Lazada Shopee - Có lẽ ông cho tôi quét dọn hoặc lau chùi gì đó - bà trả lời rụt rè - Tôi có thể rửa sàn nhà. Nghe mẹ nói, cô con gái bối rối quay đi, không phải công việc làm cô khó chịu, mà bởi cô không thích người ta đoán được nỗi bần bách đã bắt mình phải ngửa tay ra xin việc. Người thư ký mủi lòng trước nông nỗi hiển nhiên của cái đẹp trong bước đường cùng. Sự bất lực thơ ngây của cô con gái làm cho hoàn cảnh của hai mẹ con càng có vẻ gay go thực sự. - Chờ một lát nhé, - ông nói, rồi vừa bước vào phòng làm việc phía trong vừa gọi bà quản lý khách sạn. - Việc làm thì có đấy. Cầu thang chính và phòng khách chưa được quét dọn vì vắng chị lau sàn thường ngày. - Có phải con gái bà ta cùng đứng đấy không? - Bà quản lý hỏi, bà có thể nhìn thấy hai mẹ con từ chỗ bà đang đứng. - Vâng, có lẽ thế. - Nếu bà ấy muốn, chiều nay đến cũng được. Chắc cô con gái cũng giúp bà ta chứ?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Jennie Gerhardt PDF của tác giả Theodore Dreiser nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Jennie Gerhardt (Theodore Dreiser)
Trong bầu trời văn chương của nước Mỹ đầu thế kỉ thứ hai mươi. Theodore Dreiser nổi bật lên như một trong những ngôi sao sáng nhất. Ông sinh ngày 27 tháng 8 năm 1871 tại Terre Haute bang Indiana và mất ngày 28 tháng 12 năm 1945 tại Hollywood bang California. Trong hơn bốn mươi năm lao động sáng tạo Dreiser đã cho ra đời tất cả năm bộ tiểu thuyết cùng với một số đáng kể các truyện ngắn, ký sự, tiểu luận, chín vở kịch, hai tập tự truyện và hai tập thơ. Nôi tiếng nhất trong số đó là hai cuốn tiểu thuyết: “Một bi kịch nước Mỹ” và “Jennie Gerhardt”. Chính hai cuốn này đã đưa ông lên địa vị hàng đầu trong văn đàn và được coi là người cha của nền văn học hiện thực nước Mỹ. “Jennie Gerhardt”, tên sách đồng thời cũng là tên của nhân vật chính trong truyện. Một cô gái xinh đẹp, giàu lòng nhân ái, yêu lao động, hoàn toàn xứng đáng có hạnh phúc và có quyền được hưởng hạnh phúc. Nhưng xã hội tư bản với sự thống trị tuyệt đối của thế lực đồng tiền đã cướp đi của cô tất cả, từ miếng cơm manh áo, đến quyền làm vợ, làm mẹ và thậm chí cả quyền được yêu thương, được xả thân cho người mình yêu dấu. Jennie yêu Brander, một thượng nghị sĩ, có con với ông ta, nhưng Brander thất bại trên đường sự nghiệp và chết đột ngột. Sau đó vài năm cô lại yêu Lester Kane, con trai một nhà đại tư bản. Với Lester, Jennie là người đàn bà lý tưởng mà anh đã bao năm tìm kiếm. Anh hết lòng yêu cô, mong muốn được là chồng chính thức của cô, mang lại cho cô một cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Mặc dù thế anh vẫn không làm sao vượt qua nổi cái cơ chế khắc nghiệt và vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản mà anh đang bị khuôn vào trong đó. Hai người vẫn phải chung sống một cách vụng trộm trong nỗi thắc thỏm, lo âu. Cuối cùng để được giữ quyền thừa kế tài sản, Lester buộc lòng phải rời bỏ Jennie để kết hôn với một cô gái khác thuộc dòng dõi giàu có và quyền quý. Jennie tưởng rằng mình có thê sống một cuộc sống tạm gọi là hạnh phúc với đứa con duy nhất, con của thượng nghị sĩ Brander và chút tài sản mà Lester gây dựng cho. Nhưng thần chết đã cướp mất đứa con, cướp đi nốt nguồn an ủi cuối cùng của người đàn bà bất hạnh. Chỉ còn lại một thân một mình, bị bao vây giữa muôn ngàn khổ ải, Jennie vẫn cố sống và dành hết lòng nhân ái của mình vun đắp cho hai đứa con nuôi. Người đàn bà bị xã hội tư bản chà đạp ấy tuy căm giận đến cùng cực chế độ bất công vẫn không để mất đi ở mình lòng tin vào lương tri và nhân phẩm của con người.*** Một buổi sáng mùa thu năm 1880, một người đàn bà đứng tuổi đi cùng một thiếu nữ trạc tuổi mười tám đến bàn tiếp khách của khách sạn chính thành phố Columbus, bang Ohio, hỏi xem ở đó có thể có việc gì thích hợp cho bà không. Tạng người bà béo bệu và yếu ớt, vẻ mặt thẳng thắn, cởi mở, cung cách hồn hậu, rụt rè, đôi mắt to đầy vẻ nhẫn nại, ngưng đọng bóng đen của đau khổ mà chỉ ai đã từng nhìn vào vẻ mặt những người nghèo khó, cùng quẫn và không nơi nương tựa với nỗi thương cảm mới có thể hiểu được phần nào. Bất kỳ ai cũng có thể hiểu vì đâu cô con gái đứng sau bà lại rụt rè bẽn lẽn, - chính nỗi niềm ấy đang đẩy cô lùi lại, hờ hững nhìn ra phía khác. Cô là hoa trái sinh ra từ đầu óc hay tưởng tượng, giàu tình cảm và lòng yêu thương bẩm sinh trong tâm hồn mộc mạc nhưng thơ mộng của người mẹ, kết hợp với sự trầm mặc và đĩnh đạc vốn là đặc tính của người cha. Cái nghèo đang dồn họ tới đường cùng. Mẹ và con gộp lại tạo ra hình ảnh rất đỗi thương tâm về cảnh cơ hàn, lương thiện khiến người thư ký cũng phải mủi lòng. - Bà muốn làm việc gì? Tìm mua: Jennie Gerhardt TiKi Lazada Shopee - Có lẽ ông cho tôi quét dọn hoặc lau chùi gì đó - bà trả lời rụt rè - Tôi có thể rửa sàn nhà. Nghe mẹ nói, cô con gái bối rối quay đi, không phải công việc làm cô khó chịu, mà bởi cô không thích người ta đoán được nỗi bần bách đã bắt mình phải ngửa tay ra xin việc. Người thư ký mủi lòng trước nông nỗi hiển nhiên của cái đẹp trong bước đường cùng. Sự bất lực thơ ngây của cô con gái làm cho hoàn cảnh của hai mẹ con càng có vẻ gay go thực sự. - Chờ một lát nhé, - ông nói, rồi vừa bước vào phòng làm việc phía trong vừa gọi bà quản lý khách sạn. - Việc làm thì có đấy. Cầu thang chính và phòng khách chưa được quét dọn vì vắng chị lau sàn thường ngày. - Có phải con gái bà ta cùng đứng đấy không? - Bà quản lý hỏi, bà có thể nhìn thấy hai mẹ con từ chỗ bà đang đứng. - Vâng, có lẽ thế. - Nếu bà ấy muốn, chiều nay đến cũng được. Chắc cô con gái cũng giúp bà ta chứ?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Jennie Gerhardt PDF của tác giả Theodore Dreiser nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.