Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Muôn Dặm Đường Hoa (Trần Thùy Linh)

Tập sách văn hóa, trải nghiệm về các loài hoa đặc trưng cho từng vùng đất cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới. Mỗi một vùng đất thường có một loài hoa gắn liền, nó “đẫm hồn đất, hồn người và ẩn chứa biết bao điều về văn hóa của một dân tộc”. Ngoài việc thể hiện được nhiều nét văn hóa thú vị ở các địa điểm vừa lạ vừa quen, tác giả từ “đời hoa” còn có những chiêm nghiệm sâu sắc về “đời người“. Và muốn nhắn nhủ với người đọc rằng, hãy sống tỏa hương khoe sắc rực rỡ như những bông hoa để làm đẹp cho thế gian vì mỗi người đã là một đóa hoa của vũ trụ.

Cuốn sách có 4 phần:

+ Hồn hoa đô hội: viết về những loài hoa ở Hà Nội.

+ Muôn dặm đường hoa: các loài hoa khắp vùng miền nước Việt.

+ Những nụ cười đất lạ: viết về những loài hoa tác giả bắt gặp trên đường rong ruổi các nước trên thế giới. Tìm mua: Muôn Dặm Đường Hoa TiKi Lazada Shopee

+ Những phiêu trình sen: những cảm xúc ấn tượng về sen, cảm hứng sen trong nghiệp hội họa của tác giả.

***

Cuốn sách “Muôn dặm đường hoa” của họa sĩ Trần Thùy Linh vừa ra mắt không chỉ là một cuốn du ký, tản văn, mà là hành trình trở về thiên nhiên, đắm mình trong cái đẹp, qua những cuộc phiêu trình cùng sắc hương. Họa sĩ vốn kỹ lưỡng với màu sắc đã tỏ ra vô cùng tỉ mỉ khi viết.

Thông qua cách trò chuyện với các loài hoa, chị đã thoát khỏi giới hạn của bản thân để tìm thấy chính mình và ngẫm nghĩ về cuộc đời.

Cuốn sách được chia làm bốn phần chính: “Hồn hoa đô hội” viết về những loài hoa ở Hà Nội; “Muôn dặm đường hoa” viết về các loài hoa khắp vùng miền nước Việt; “Những nụ cười đất lạ” viết về những loài hoa tác giả bắt gặp trên đường rong ruổi các nước trên thế giới; “Những phiêu trình sen” là những cảm xúc ấn tượng về sen, cảm hứng sen trong hội họa của tác giả.

Dường như hoa đã cho Trần Thùy Linh quá nhiều, chị tâm sự: “Khi ở những phút giây tăm tối tưởng chừng không thể nào vượt qua, tôi lại nhớ tới giấc mơ về bông hoa xanh. Tôi nhớ tới những cảm xúc diệu kỳ không thể so sánh được khi vùi mình giữa hoa cỏ trên thảo nguyên Mông Cổ, hay đạp xe giữa những ruộng cải vàng, hoa mó đỏ ở miền quê Bắc Bộ. Những tăm tối luôn lùi lại phía sau khi những hình ảnh ấy xuất hiện trong suy nghĩ của tôi. Chúng cho tôi sức mạnh đối mặt với những điều tưởng chừng không thể. Khi cơn bão đời qua đi, tôi như được hồi sinh. Những chuyến về miền hoa cỏ tiếp theo lại nạp cho tôi một năng lượng sống tràn trề”.

Họa sĩ Trần Thùy Linh sinh tại Hà Nội, hiện sống tại TP.HCM, tốt nghiệp chuyên ngành văn chương và ngôn ngữ tại Đại học Leipzig - Đức. Trở về Việt Nam, chị tiếp tục theo đuổi con đường viết sách và hội họa chuyên nghiệp, tham gia nhiều triển lãm trong nước và quốc tế tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Mỹ, Hàn Quốc…

“Với tôi, đi, viết và vẽ là phương tiện để hành thiền, để tìm về với cội nguồn bản ngã của vạn vật và chính mình, để giải thoát mọi cảm xúc với đích đến cuối cùng là đạt được sự tự do” - Trần Thùy Linh nói.

Năm 2017, Trần Thùy Linh ra mắt cuốn “Sài Gòn những mùa yêu”, 2018 có “Đi như tờ giấy trắng” và lần này là “Muôn dặm đường hoa”.

Nhắc đến sự liên kết giữa mình và hoa, Trần Thùy Linh nhấn mạnh:“Quá trình nghiên cứu về các loài hoa của tôi chưa bao giờ dứt, và sau mỗi bộ tranh tôi vẽ, tôi đều phát hiện ra những điểm đặc biệt mới ở cùng một loài hoa. Tôi học được sự quả cảm, dám đối đầu với khó khăn từ loài hoa poppy đồng nội không cam chịu kiếp cắm bình. Tôi học được sự bền bỉ, can trường từ loài cúc dại “diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (lá không rời cành, hoa không rụng xuống đất)”.

“Tôi luôn tin rằng có bông sen xanh một đời tôi tìm kiếm đang ở đâu đó ngoài kia. Có những bí ẩn khác biệt ngay trong những điều chúng ta luôn tưởng rằng mình đã biết. Tâm mở tới đâu, xanh tràn tới đó. Trong vòng quay bất tận của cuộc đời, luôn có một bông hoa xanh vươn lên từ bùn và những tàn phai. Với tôi đó có thể là bông sen xanh. Với bạn có thể là cầu vồng bảy sắc. Với người khác đôi khi là bông cỏ dại hay cả một rừng hoa muôn hồng ngàn tía. Thế giới này sẽ đơn điệu và nhàm chán biết bao khi mọi thứ đều giống nhau: biểu tượng giống nhau, tư duy giống nhau, yêu ghét giống nhau, những bông hoa giống nhau, những giấc mơ giống nhau... Thế giới loài hoa cho ta bài học gì cho thế giới loài người?” - Trích chương “Đi tìm bông sen xanh”

***

Rong ruổi theo hoa

“Mỗi chuyến đi đều ẩn chứa những điểm đến bí mật mà người lữ hành không bao giờ ngờ tới.”

Martin Buber - Triết gia người Áo

Mùa xuân ở miệt vườn Sa Đéc

Hằng năm cứ đến mùa xuân lại thấy cồn lên một nỗi bồn chồn khó gọi tên, một sức hút vô hình mang tên HOA luôn kéo tôi trôi đi không cưỡng lại được. Vậy là dù bận đến mấy cũng phải thu xếp về với những miền hoa cỏ. Mỗi vùng đất ta đi qua, đều ẩn chứa vô vàn điều thú vị. Mỗi nơi một cảnh trí, thiên nhiên và con người luôn khác biệt. Có nhiều nơi chốn mang lại cho ta cảm giác gắn bó không thể lý giải, một sự mong nhớ in sâu vào tiềm thức từ khi nào không hay làm ta luôn muốn quay về.

Với tôi, Sa Đéc là một nơi như thế. Dẫu rằng đây chỉ là một thành phố tỉnh lỵ nhỏ bé, dẫu đã nhiều lắm những lần rong chơi ở xứ hoa bên bờ sông Tiền này, vậy mà xuân nào tôi cũng muốn quay lại, lần nào cũng “cháy” máy vì hoa. Tân Quy Đông, Sa Nhiên, những cái tên đã quen đến độ chỉ nghe thoáng qua thôi là đã cồn cào nhớ! Nghe tên thôi là đã hiện ra trước mắt cả một vùng bến thuyền sông nước, trên là trời, dưới là cỏ cây hoa lá lung linh trong nắng vàng.

Hoa ở Sa Đéc không giống hoa ở bất kỳ làng hoa nào khác. Bởi những luống hoa ở đây không được trồng trong vườn hay ruộng, mà được trồng trên giàn cao, soi bóng xuống mặt nước lung linh. Để chăm sóc hoa người ta dùng những chiếc ghe nhỏ, len lỏi giữa những giàn hoa cao ngang ngực hoặc gần lút đầu người. Cũng có những mùa nước rút thì phương tiện vận chuyển chính là xe cút kít ba bánh. Những chiếc nón lá trắng nhấp nhô giữa màu vàng rực nắng của cúc, những chiếc xe cút kít chở đầy sắc xuân, tạo nên một hình ảnh không dễ lẫn. Nơi đây có đủ loại: hướng dương, thược dược, cúc vàng, cúc tím, bông giấy, huỳnh anh, hồng anh, lan tỏi, ngọc nữ, ngọc trâm, ngọc lan, hồng đổi màu, xương rồng, kim ngân, kim tiền, hồng lộc, đuôi chồn, lá trắng… không sao kể hết được hàng trăm loài hoa và lá. Từ những loại cao sang yêu kiều, tới những loại hàng rào dân dã, tất cả như một bản hòa ca của hương thơm và sắc màu mà thiên nhiên và đất trời dành tặng riêng cho con người. Nơi đây, những đóa hoa thỏa sức khoe sắc trên mặt nước lóng lánh, giữa trời xanh mây trắng và nắng gió sông Tiền. Có lẽ vì vậy mà làng hoa Sa Đéc luôn mang một vẻ duyên dáng và quyến rũ rất riêng biệt. Hoa ôm người và người ôm hoa. Hình như chỉ khi được chìm trong cái không gian ngát hương và rực rỡ màu sắc đó, người ta mới thấu hiểu rằng hoa là những gì tinh túy nhất trong kết tinh của đất trời và nắng gió với cỏ cây.

Có lẽ vì gần nước, nên những cánh hoa nơi đây luôn đẫm hơi sương. Có lẽ vì gần gũi với nắng vàng phương Nam, nên hoa cũng luôn mang một vẻ rực rỡ và sung mãn, một vẻ đẹp chẳng hoa nào nơi xứ lạnh có được. Người xứ nào, hoa xứ ấy. Những loài hoa phương Nam đầy nắng, dù được nuôi trồng, cũng chẳng thể mất đi chất hoang dã, phóng khoáng trong từng đường gân kẽ lá và dòng nhựa sống tràn trề trên từng cánh hoa. Với những người dân nơi đây, hoa không chỉ là tinh túy của đất trời, hoa còn là cuộc đời họ. Quanh năm ngày tháng, họ sống cùng hoa. Trong những hướng dương, hồng, cúc, vàng anh, huỳnh đệ… đang khoe mình dưới nắng kia, có biết bao mồ hôi, nước mắt và cả những tình yêu không thể diễn đạt bằng lời dành cho hoa, cho đời.

Mùa nước về và mùa nước đi, đời hoa cũng theo đời người lênh đênh theo con nước. Trở đi trở lại miền sông nước nắng vàng ấy để thấy rằng, xứ hoa nào rồi thì cũng phải đi qua cơn bão mang tên phát triển. Cây cầu khi xưa xe 15 chỗ không qua được, nay đã được thay thế bằng một cây cầu lớn để xe tải có thể ra vào chở hoa. Những con đường được mở rộng bỗng mất đi vẻ duyên dáng miệt vườn. Những mái nhà lợp lá dừa dần ít đi, cầu tre cũng không còn. Làng đang dần mang sắc phố. Tôi ngẩn ngơ, lang thang trên lộ đi tìm. Đi tìm bóng hàng tre soi mình bên dòng nước dưới giàn hoa năm xưa tôi từng chụp em gái lúng liếng mắt đen. Đi tìm hàng dừa mùa trổ bông và đám hoa cỏ lau trắng muốt bên nếp nhà dưới giàn hoa lan tỏi tím. Dẫu biết rằng, không gì là mãi mãi, thì làng và người cũng vậy, và hoa cũng vậy thôi. Thời gian đâu có khi nào dừng lại, vậy mà tôi vẫn muốn đi tìm. Tôi vẫn hy vọng, ở một nơi nào đó, không gian hoa “của tôi” vẫn còn đó, để cánh hoa tôi còn có nơi tìm về.

Vào mùa Tết năm ấy, như một sự dỗi hờn với hoa, tôi đi Sa Đéc vào mùa lá. Tự nhủ thầm, mình đúng là người “cắc cớ”. Này nhé, đi biển mùa đông, đi rừng mùa lạnh, đi núi mùa không hoa và đi làng hoa mùa lá. Với tôi, những mùa “cắc cớ” như vậy luôn có điều thú vị riêng. Bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều mà vào mùa rực rỡ nhất ở những nơi đó, bạn không sao thấy được. Thường thì những gì nhỏ bé hay lặng thầm thường dễ bị bỏ qua. Ta hay bị thu hút bởi những hào nhoáng bên ngoài. Có hoa thì ai còn ham lá? Mấy ai luôn nhớ rằng, không có gì là đương nhiên. Thế giới này tồn tại được, hài hòa được, phát triển được là nhờ những điều lớn lao và nhờ cả những điều nhỏ nhoi hay bị quên lãng, như hoa như lá. Thế giới của hoa cũng đâu khác gì thế giới của người, cũng giống như phát hiện nho nhỏ của tôi về những chiếc lá tại Sa Đéc năm ấy. Bạt ngàn lá đủ loại. Những sắc xanh biến ảo thật thần kỳ dưới ánh mặt trời. Những dáng lá khác nhau in hình lên nhau, in hình lên trời, làm đẹp cho hoa. Không có lá, thử hỏi hoa có còn xinh?

Ngang qua những căn nhà bên đường ngập tràn không khí Tết. Một người đàn ông nằm trên võng dưới hai gốc mai hoàng hậu thư thả đọc báo. Từ căn nhà kế bên vọng ra tiếng ồn ào, rôm rả của một đám nhậu và nghe chừng họ đang tính toán xem mùa hoa năm nay lời lãi ra sao. Có cảm giác như ở nơi này mọi sự hối hả dường như đã ngừng lại. Dù không gian xứ hoa đã nhiều đổi thay theo bập bềnh thủy triều sông Tiền ngày hai buổi lên xuống, thì Tết vẫn đang đến, chậm rãi và khoai thai. Và, dù cho tôi vẫn luôn thấy mình trong những chuyến đi, trong những cuộc tìm kiếm, nhưng từ bao giờ không biết, miệt vườn xứ hoa trong tôi vẫn mang tên Sa Đéc. Nơi mà hoa là người, người là hoa. Hoa mộc mạc, chất phác, lặng lẽ và chân tình như nụ cười hồn hậu của người thôn nữ trên chiếc đò ngang.

Hồn hoa đô hội

Ở phố cũng có muôn vàn loài hoa, cả hoa được trồng lẫn hoa cỏ dại, chỉ là bạn có để ý hay không mà thôi. Từ bao giờ không biết hoa đã hiện diện trong muôn mặt của đời sống con người. Từ khi ta sinh ra, trưởng thành, già đi, cả khi đau ốm, bệnh tật tới khi lìa đời, hoa lặng lẽ bên ta như người bạn thủy chung không bao giờ cần đền đáp. Trên những vỉa hè, trong những công viên hiếm hoi nơi trung tâm thành phố, hoa vẫn lặng lẽ nở, như những người công nhân đô thị vẫn ngày ngày lặng lẽ chăm bón cho hoa. Mấy ai hay khi nào hoa nở, hoa tàn trong dòng đời ngày ngày trôi trên phố? Hoa là hoa, vậy thôi, có mấy ai để ý? Tôi luôn thích đến những ngôi nhà của bạn bè tôi trong phố. Ở những nơi ấy hoa luôn đua nở, dầu là bạn này có cả khu vườn lớn dành cho hoa trái, hay bạn kia chỉ có một góc nhỏ ban công giữa bốn bề bê tông. Tình yêu các bạn tôi dành cho hoa thật đáng trân trọng. Tôi luôn nghĩ rằng cỏ cây hay hoa lá đều xứng đáng được đối xử công bằng như trời sinh ra vốn thế. Hãy thử hình dung có một ngày phố bỗng không lá, không hoa. Phố phủ màu xám bê tông lên lòng người lạnh tanh trong những tòa nhà kính. Rồi thì cuộc sống sẽ vẫn trôi đi cùng đời người trống vắng những ước mơ. Ta sẽ chẳng còn xứng là người nếu như để sự vô cảm với thiên nhiên lên ngôi. Nghĩ vậy và bỗng thấy vạt cỏ dưới chân những gốc cây trên phố hôm nay sao mà xanh quá, đẹp quá! Bỗng thấy bao dấu yêu đang ùa về qua những chùm hoa như cánh chim chao liệng trên cao. Mừng vui khi thấy mình vẫn cảm nhận được hồn phố trong hoa và hồn hoa trong phố.

Rong ruổi hoa xứ người

Đã có gần chục mùa Tết, không ở phố cũng chẳng ở sông, tôi phiêu bạt nơi những phương trời xa xôi. Ngắm một Hà Lan thu nhỏ đã thấy ngút ngàn hoa. Những ngày xuân hay đầu hè với các lễ hội hoa như hội hoa Tulip Keukenhof (Hà Lan), lễ hội hoa Floriade tại Canberra, vườn hoa Tulip Top Garden gần thành phố Sydney (Úc), các lễ hội hoa trên đất Đức hay Mỹ… luôn là những kỷ niệm khó quên về hoa. Đi và thấy. Thấy hoa nơi xứ lạ, để rồi lại thêm thương hoa ở miền quen. Trong những lễ hội hoa ở những nơi ấy, hoa là vua, là nữ hoàng, là tối thượng. Hoa được tôn vinh với tất cả sự trân trọng, trong không gian và môi trường của hoa, chứ không hẳn chỉ để phục vụ người.

Lễ hội hoa ở Berlin có truyền thống từ những năm 60 tới nay và đã trở thành một lễ hội đường phố với hàng trăm ngàn người tham gia mỗi kỳ tổ chức. Ấy vậy nhưng hoa luôn có một không gian xứng đáng, nhờ sự tham gia và hỗ trợ của hàng trăm nhà trồng hoa, các công ty hoa và dịch vụ đi kèm từ khắp nơi. Hoa không bị ép trong những chậu, những bình, những không gian rườm rà, rắc rối lỉnh kỉnh từ giấy, sắt, nhựa, từ “n” thứ vật liệu không phải từ thiên nhiên như trong một số lễ hội hoa tại Việt Nam. Hoa hiện diện trên phố và dưới chân người, tự nhiên như trên đồng cỏ hay trong những góc vườn nơi chúng sinh ra.

Tulip Top Garden ở Úc chỉ là một vườn hoa, nhưng ta có cảm giác như lạc vào động hoa tiên, ngay từ lối dẫn quanh co uốn khúc, sắp đặt mà như không. Những gốc hoa anh đào hồng thắm được trồng rất tự nhiên không gò ép kiểu ngay hàng thẳng lối như trong vườn hoa xứ mình. Cây lớn, cây nhỏ, xen qua, đan lại bên những cây cầu, con suối, những bụi cỏ dại. Theo những cánh đào dịu ngọt, du khách tới với thế giới của muôn hoa. Hoa bản địa được tôn vinh và phải tinh mắt lắm mới phát hiện được bàn tay con người trong những sắp đặt tuân thủ hết mực sự tự nhiên của từng loài hoa. Không thể tránh khỏi sự so sánh với những vườn hoa ở Đà Lạt, những sắp đặt hoa trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP. Hồ Chí Minh) hay bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) mỗi dịp xuân về. Thương quá những đóa hoa Việt, luôn phải oằn mình cõng theo bao nhiêu trọng trách, bao nhiêu thông điệp của con người mỗi dịp như thế. Vẫn là một câu hỏi luôn trở đi trở lại: Vì ta thiếu tiền hay thiếu tư duy? Dường như còn thiếu cả sự hiểu biết về hoa và tôn trọng hoa nữa.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Dặm Đường Hoa PDF của tác giả Trần Thùy Linh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Viết Về Bạn (Bùi Ngọc Tấn)
Viết về bè bạn là tập hợp hai cuốn hồi ký Rừng xưa xanh lá và Một thời đã mất của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Mỗi câu chuyện trong Viết về bè bạn là một mảnh ghép tạo nên bức tranh chân thực đến từng millimet của đời sống nghệ thuật một thời đã mất, thời bao cấp, thời goulag đã qua. Đọc Viết về bè bạn, ta biết thêm một Dương Tường bán máu đằng sau một Dương Tường dịch giả, những câu chuyện đằng sau dịch phẩm Tể tướng lưu gù, những bài thơ Cầu xi măng, Chợ Cầu Rào, Nói chuyện với mèo, Kiếp sau, chuyện của “người sống và chết vì nghệ thuật như người tử vì đạo” Lê Đại Thanh, chuyện của “người điên” Nguyên Bình, hay phiêu lưu cùng màu trắng với Nguyễn Thanh Bình, và chuyện của “nhà văn của những người dưới đáy” - Nguyên Hồng. Với hơn 600 trang sách, Bùi Ngọc Tấn đã đạo diễn một bộ phim tư liệu về những mặt ít được nói tới của văn chương nghệ thuật, về cả những con người thành danh lẫn những tiếng nói bị vùi dập. Ông viết về những khó khăn gian khổ, những long đong lận đận; ông viết về, và viết cho những con người viết để sống, sống để mà viết. Văn phong giản dị, chân thực, cách kể cuốn hút, chắt lọc, giàu tính triết luận mà cực kỳ hài hước, Viết về bè bạn là cuốn nghệ thuật sử có giá trị; một cuốn sách giúp ta hiểu hơn về quá khứ và cũng để lạc quan hơn về tương lai, để vui sống, sống chứ không phải tồn tại, để tin tưởng “thế hệ sau sẽ làm được những điều chúng ta ao ước.” ***Trước hết có thể gọi đây là một thiên sử ký về một tình yêu, tình yêu Hải Phòng - Bùi Ngọc Tấn viết trong một cái nhìn hồi cố nhưng thấu suốt đến hiện tại: “Tôi lãng mạn có cánh. Tôi không hiện thực nghiêm khắc. Càng không hiện thực trần truồng. Và tôi càng yêu thành phố Hải Phòng… cho dù đời tôi có nổi chìm thế nào chăng nữa”(tr.286). Ông viết ở đây những chân dung nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà nhiếp ảnh dù có sinh ra ở Hải Phòng hay không nhưng đã gắn một phần đời mình với Thành phố Cảng, với tình bạn của ông và đặc biệt đó “hầu hết là những người chịu nhiều vất vả, kể cả đắng cay, những người lận đận, không thành đạt… những người luôn vượt lên, không đầu hàng số phận” (tr.6) mà ông gọi là “những ngôi sao mờ mịt vần vụ bão giông”, phần nào bởi thế mà hầu hết họ đã có thể chia sẻ với thân phận của “những người mang nghiệp chướng trong mình” mà chính ông trải nghiệm. Tìm mua: Viết Về Bạn TiKi Lazada Shopee Tuy nhiên đây không chỉ đơn thuần một tập hồi ký nhớ-và-kể. Bùi Ngọc Tấn với văn chương của ông là một tài năng hiếm hoi có thể dùng sức mạnh của hư cấu để kể những chuyện trung thực, tức dựng lại được cái cốt truyện ẩn sâu bên trong mỗi cuộc đời nhìn bề ngoài có vẻ như toàn những ngẫu nhiên sống động khôn lường… Những chân dung văn nghệ sĩ trong tập sách này đều khiến nghĩ đến các ký họa chân dung tài hoa mạnh mẽ lột tả thần thái những nhân cách văn học một thời. Bùi Ngọc Tấn không đặt ngọn đèn của tình cảm vào chỗ khuất bóng. Hai tiếng “bạn bè” trong ngôn ngữ của ông thấm thía tình cảm trong sáng, trìu mến, lấp lánh một ánh mắt mẫn tiệp và ân cần, khiến dòng tự sự của ông luôn dồi dào cảm xúc. Nhưng nhãn quan hiện thực chủ nghĩa - theo đúng hàm nghĩa cổ điển của thuật ngữ này - dẫn dắt văn chương của ông một cách nhất quán. Và điều đó là căn cốt trong phong cách truyện kể của ông: sự lựa chọn những chi tiết, những giai thoại để kể và mô tả, việc đặt những tình tiết và giai thoại như thế vào đúng chỗ cần thiết trong tổng thể ký ức chính mình một cách hài hòa sống động, cách kể khách quan hóa vai trò chứng nhân của mình trong toàn bộ bối cảnh được tái tạo như là chấm phá nhưng luôn luôn gây được ấn tượng thời-gian-thực và tình-thế-sống. Tính chất khiêm nhường không thể nhầm lẫn trong giọng điệu ấy chẳng bao giờ làm phương hại đến khát khao kể những gì cần phải kể. Tất cả những điều ấy khiến cho rất nhiều khúc truyện ở đây gây ấn tượng như những đoạn phim tài liệu xã hội-kinh tế đầy sức biểu hiện. Và đọc những chân dung này có thể thấy sâu bên trong chúng cái cốt cách những thiên “Bản kỷ”, “Thế gia” kinh điển phương đông. Mà phẩm chất văn chương vượt trội của chúng - cái vẻ đẹp giản dị tuyệt vời của thứ ngôn ngữ vừa chính xác vừa thấm nhuần tình cảm, vừa thâm viễn vừa hàm súc - khiến nghĩ đến một thiên sử ký của thời đại. Nguyễn Chí Hoan ReviewĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Viết Về Bạn PDF của tác giả Bùi Ngọc Tấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ta Ba Lô Trên Đất Á (Rosie Nguyễn)
“The world is a book and those who do not travel read only one page”. - St. Augustine. Chào bạn, bạn đang cầm trên tay cuốn sách hướng dẫn về du lịch bụi đầu tiên của Việt Nam. Có thể bạn là một người trẻ, khao khát mơ về chuyến đi đầu tiên của mình nhưng không biết làm cách nào để bắt đầu? Hoặc bạn là một người đã đi nhiều nơi, nhưng chỉ đi theo tour và đang tìm hiểu về du lịch bụi? Hay bạn là một phượt tử đã đi được kha khá nơi, nhưng vẫn muốn biết xem quyển sách này có gì hay ho mới mẻ? Nếu vậy, thì đây là quyển sách dành cho bạn. Hầu hết mọi người đều thích du lịch, và hầu hết người trẻ đều thích du lịch bụi. Nhưng làm thế nào để có thể đi? Nếu bạn đang tự hỏi câu đó, thì tôi có tin mừng cho bạn: Du lịch bụi không phải là chế tạo tên lửa. Nó dễ thôi, và không tốn nhiều tiền như ta tưởng. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm trong chuyện này, tôi chắc rằng bạn sẽ gật đầu với tôi. Trong trường hợp bạn không thuộc nhóm nào trên đây, bạn là người, bình thường, không cuồng du lịch, không yêu thích đi xa trải nghiệm như những người trẻ máu lửa khác (chà, bạn thuộc vào loại hiếm đấy). Bạn chỉ muốn tìm hiểu về những nền văn hóa khác, muốn có một vài thông tin, kiến thức về những dân tộc láng giềng để giúp ích cho việc kết bạn giao lưu văn hóa hoặc cho công việc của bạn, hay bạn chỉ đơn giản là đang trải qua một cuối tuần rảnh rỗi, nhặt quyển sách này lên và tự hỏi: “Cái quái gì ở trong này nhỉ?”. Ở đây, tôi có những câu chuyện hay cho bạn. Lý do ra đời của quyển sách này xuất phát từ kết quả của những quan sát về tình hình thực tế. Có hàng loạt đầu sách của các tác giả người Việt về du lịch và du ký khiến ta không khỏi mơ mộng về những cuộc hành trình khám phá và chinh phục thế giới: Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Phi, Trung Đông, Ai Cập, và trời ạ, còn có Seychelles, Fiji và thậm chí là cả Nam Cực nữa chứ. Ngày càng có nhiều người Việt hòa nhập thế giới, chu du khắp mọi nơi trên Trái Đất này, và chia sẻ những ký ức tuyệt diệu về hành trình của họ. Bên cạnh đó, lại có rất nhiều bạn trẻ khao khát được đi, nhưng lại không biết bắt đầu như thế nào. Và đây là lỗ hổng mà tôi nhận thấy. Trong rất nhiều quyển sách du ký do người Việt viết hiện có trên thị trường, không có bất kỳ quyển sách nào hướng dẫn người trẻ một cách cụ thể làm thế nào để bắt đầu cuộc hành trình của mình. Cuốn sách này ra đời là để giải quyết vấn đề đó. Tìm mua: Ta Ba Lô Trên Đất Á TiKi Lazada Shopee Phân tích chi tiết hơn, có thể thấy, du lịch bụi hiện nay đang nổi lên như một trào lưu mới. Người trẻ hô hào rủ nhau đi và đi. Rất nhiều người viết về du lịch, về các địa điểm, các câu chuyện. OK, tất cả các câu chuyện nghe đều có vẻ hấp dẫn, nhưng rất nhiều bạn trẻ vẫn ngồi đấy, mài mông trên chiếc ghế nhà trường mòn vẹt, hoặc nhốt mình trong văn phòng ngột ngạt, mơ tưởng về những chuyến đi. Và đến khi họ bắt đầu chuyến đi của mình, họ gặp khó khăn, họ không biết bắt đầu từ đâu, họ không rõ tìm thông tin thế nào, làm cách nào để không bị lừa, nên đi đâu, làm gì, có nguy hiểm không, và vạn tỉ thứ khác đổ dồn trong đầu khiến những người mới bắt đầu lúng túng. Vậy nên, đó chính xác là điều tôi sẽ làm trong quyển sách này. Không như những quyển sách du ký hay nhật ký hành trình, ở đây tôi sẽ chỉ cho những người muốn đi du lịch bụi một cách tỉ mỉ làm thế nào để khởi hành chuyến đi của riêng mình. Sách của tôi có thông tin và các câu chuyện. Tất cả đều thực tế và sống động với kinh nghiệm nhiều năm lữ hành của khổ chủ. Vì tôi đã trải qua tất cả những điều đó, nên tôi không muốn những người đi sau phải tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí như tôi. Cái tôi muốn là truyền đạt những kinh nghiệm của mình, để nếu có thể sẽ giúp bạn giảm thiểu hết mức rủi ro và chi phí, và tăng hết mức niềm vui và trải nghiệm. Sách gồm những chia sẻ về kinh nghiệm cơ bản để chuẩn bị cho du lịch bụi, tất tần tật mọi thông tin, công cụ, mẹo hay giúp ích cho dân du lịch bụi trên hành trình của mình. Thêm vào đó là thông tin du lịch của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, gồm Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines. Mỗi đất nước tôi sẽ trình bày các thông tin chi tiết ở quốc gia đó, cùng những câu chuyện hành trình của tôi ở mỗi nơi. Những điều tôi chú trọng khi viết về một đất nước nào đó bao gồm: lịch sử, văn hóa, và con người, đặc biệt là nhấn mạnh những nét tính cách dân tộc mà tôi có dịp tiếp xúc và trao đổi trong mấy năm trời vừa đi vừa làm việc không ngừng nghỉ với các dân tộc xung quanh châu Á. Vì sao? Vì những điều này liên quan mật thiết đến du lịch bụi, đồng thời sẽ giúp thêm cho những bạn muốn tìm hiểu về văn hóa các dân tộc xung quanh. Bạn đừng nghe tới lịch sử mà ngán, vì nếu biết cách học thì những câu chuyện lịch sử thường rất thú vị. Bản thân tôi rất chán học sử vì phải thuộc lòng quá nhiều, nhưng tôi không thể phủ nhận rằng lịch sử của một vùng đất lý giải được rất nhiều điều về văn hóa, con người của vùng đất đó. Với những nơi tôi có dịp đi qua, tôi thường hứng thú tìm hiểu quá khứ của chúng một cách tường tận. Vì càng đi tôi càng thấm thía câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Mỗi vùng đất tôi qua đã trở thành một phần máu thịt của tôi, khiến tôi không ngại bỏ công tìm hiểu, và lại càng yêu nơi chốn đó hơn. Theo kinh nghiệm của tôi, khi đến một địa điểm nào đó mà không có kiến thức nền chuẩn bị, thì tôi đều mù mờ và không có cảm xúc gì đặc biệt. Ngay cả những thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa quan trọng, nếu mình không biết ý nghĩa của chúng, chỉ thấy đó là những ngôi đền bình thường, khu vườn tầm thường, và rốt cuộc ta chẳng học được gì cả. Cho nên khi đi một nơi nào đó, tìm hiểu về nó càng nhiều càng tốt là cách đi của tôi. Ở đây, để tiết kiệm thời gian cho bạn, tôi sẽ cố gắng tóm tắt những điều thú vị nhất tôi thấy về lịch sử từng nước, mong rằng đó là bước đầu giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về vùng đất bạn sắp đến. Tuy vậy, khác với các sách hướng dẫn du lịch như Lonely Planet, Rough Guides hay Fodor’s, bạn sẽ không tìm thấy ở đây các gợi ý về nơi ăn chốn ở, nhà hàng, khách sạn hay quán bar. Đơn giản là vì những thông tin đó thay đổi khá nhanh, mất nhiều thời gian để tổng hợp, và mang tính chủ quan cao. Thay vào đó, tôi sẽ chỉ bạn những chỗ để tìm các gợi ý đó, và họ làm tốt hơn tôi. Mặc dù vậy, tôi cũng sẽ đề cập đến những nơi tôi ở trong các cuộc hành trình của mình. Về cách đọc sách, bạn có thể đọc hết một lượt, hoặc giở ra đọc bất kỳ nước nào bạn thích. Bạn có thể đọc những thông tin này trước khi đến đất nước đó, để quan sát và đối chiếu với những gì bạn thấy trên đường. Hoặc có thể bạn chỉ trở nên hứng thú tìm hiểu về vùng đất đó sau khi đã kết thúc hành trình, nên sau đó về nhà nghiên cứu thật kỹ. Cách đi nào cũng có cái lợi xen lẫn cái hại. Mặt lợi của việc không tìm hiểu trước thông tin là khi đi đường là bạn sẽ hoàn toàn khách quan, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ kiến thức nền nào cả, và bạn nhìn sự vật sự việc một cách chân thực nhất, có những cảm xúc trung thực nhất. Tuy nhiên, điều đó cũng dẫn đến tình huống là đôi khi đứng trước một công trình kiến trúc có ý nghĩa to lớn nhưng bạn hoàn toàn dửng dưng, vì bạn không được biết về những câu chuyện ẩn đằng sau nó. Dù sao thì tôi cũng hy vọng bạn sẽ tìm thấy những điều có ích qua những thông tin về các quốc gia được đề cập trong sách. Người ta đi được, sao bạn lại không? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện nhỏ. Hồng Hảo, một em sinh viên mà tôi quen, đã làm một chuyến đi bụi từ Campuchia qua Thái Lan suốt cả tháng trời mà chỉ với hai triệu đồng, còn rẻ hơn chi phí sinh hoạt ở Việt Nam một tháng. Khánh Ngân, một cô bé khác mới mười tám tuổi đã đi sáu mươi tư tỉnh thành của Việt Nam với chiếc túi thường xuyên rỗng không, chỉ bằng đi nhờ xe và ở nhờ nhà người lạ dọc đường. Khi tôi đang viết những dòng này thì em ấy đã kịp băng qua Lào, Campuchia và Thái Lan, giờ đang tìm đường đến Ấn Độ bằng đường bộ, lúc bắt đầu chuyến đi em ấy chỉ có bốn trăm nghìn đồng trong túi. Huyền thoại? Không đâu. Họ chỉ như chúng ta, tóc đen, da vàng, những con người rất bình thường. Cái họ có là thông tin và lòng hăng hái. Khi tôi nghe Hảo kể về hành trình của mình, tôi đã trầm trồ một cách thích thú. Không phải vì tôi ngạc nhiên là em ấy quá giỏi hay quá can đảm, mà vì tôi ngỡ ngàng nhận ra rằng cái mà em ấy có mà khi bằng tuổi em tôi đã không có, đó là thông tin. Và tôi đã đánh mất thời gian và cơ hội của mình chỉ vì như vậy. Ở tuổi hai mươi, em đã tham gia vào các diễn đàn du lịch quốc tế, đã nghe về các chuyến đi vòng quanh địa cầu, đã dò nát lộ trình từng chặng, cách đặt vé máy bay, cách xin thị thực và lên kế hoạch. Ở tuổi hai mươi, em ấy đã biết là chúng ta có thể đi du lịch bụi với chi phí rẻ đến thế nào, và em đã đi. Còn tôi, tuổi hai mươi tôi đã không biết, và tôi đã nhốt mình trong bốn bức tường của căn phòng trọ. Còn bạn thì sao? Bạn có muốn bỏ lỡ như tôi không? Tôi thì không, nếu như có thể trở về tuổi hai mươi thơ dại ấy, tôi cũng ước gì mình có thể đi. Nên tôi cho bạn cái bạn cần: thông tin, sự chuẩn bị. Để bạn biết rằng điều ấy có thể. Để bạn cũng lên đường. Nghe có vẻ là điều bạn đang tìm kiếm? Thật tuyệt, vậy chúng ta hãy cùng bắt đầu nào.***Trên thế giới này, từ miền cực bắc giá lạnh đến vùng nhiệt đới cháy nắng, từ phương Tây phóng khoáng đến phương Đông huyền bí, có biết bao người ra đi vì tiếng gọi của những con đường, biết bao người ra đi vì tiếng gọi của miền đất mới. Đường xa vẫy gọi, tất cả họ đều nghe tiếng nói thôi thúc trong tim. Cụm từ “the traveler”, người lữ hành, không phải xuất hiện mới đây. Hàng nghìn năm về trước, từ thuở khai sinh loài người, các bộ lạc nguyên thủy đã chia làm hai loại, bộ lạc du mục và bộ lạc định cư. Theo thời gian, những nền văn minh hình thành, với các thành phố, pháo đài, bộ máy nhà nước. Con người dần dần quay về sống quây quần với cộng đồng của mình trong những lãnh thổ khác nhau. Nhưng có một số người nào đó, dường như còn vương vất lại dòng máu lãng du của tổ tiên mình, vẫn tiếp tục lang thang từ miền này đến miền khác. Trong những tác phẩm văn học thiếu nhi, thi thoảng ta vẫn bắt gặp hình ảnh của một người đàn ông gầy gò, râu tóc bạc phơ, đôi mắt sáng với cái nhìn khỏe khoắn, rong ruổi qua làng mạc núi non, sưu tầm những bài dân ca, những câu đồng dao, thần thoại, và kể chuyện cổ tích cho trẻ con nghe. Chính một ông già như thế trong câu chuyện Cánh buồm đỏ thắm đã khơi gợi niềm tin mãnh liệt của cô bé Assol, khiến cô tin vào một cánh buồm đỏ đến đón cô đi vào cuộc đời mới, với những chân trời mới đầy tình yêu và hy vọng. Chính ông già ấy đã gieo ước mơ vào lòng cô từ những ngày thơ bé, để nó nảy mầm và thành hiện thực khi cô lớn lên. Có lẽ những ông già như vậy, là ông tổ của những người lữ hành. Trải qua bao nhiêu năm, những người lữ hành hiện đại được trang bị với Internet, với các diễn đàn chuyên dành cho dân lữ hành, với các thiết bị chuyên dụng. Số lượng của những người lữ hành chuyên nghiệp ngày càng tăng lên, nhưng vẫn còn là một con số ít ỏi so với những nghề nghiệp khác. Họ vốn là những người muốn thoát ra khỏi cái vòng cuốn lẩn quẩn của công việc thường nhật và môi trường chật hẹp. Họ yêu thích khám phá những vùng đất xa lạ và tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau. Họ đánh giá cao những trải nghiệm trong đời hơn là sở hữu vật chất. Và cũng giống như ông lão Egle trong Cánh buồm đỏ thắm ngày xưa, những người lữ hành ngày nay là những người khơi gợi ước mơ. Qua kinh nghiệm của họ, qua trí tưởng tượng của họ, những câu chuyện của người lữ hành luôn mang đến nguồn cảm hứng cho những người khác, khiến họ mơ đến những vùng đất thần tiên, khiến họ tin vào những gì tốt đẹp ở đời, khiến họ mong về một tương lai tươi sáng hơn, trái ngược với cuộc sống đầy khó khăn hiện tại. Như những người đứng bên lề xã hội, dân lữ hành luôn phải chịu những phản đối, thất vọng từ gia đình, những chỉ trích từ cộng đồng. Jodi Ettenberg (http://www.legalnomads.com), người đã từ bỏ công việc luật sư ở New York để trở thành một travel blogger kể về cuộc sống lữ hành toàn thời gian của cô một cách hài hước. Một lần cô gọi cho gia đình từ Việt Nam. Cha cô hỏi: “Con đang làm gì ở đó vậy con yêu?”, “Con ăn bún cha à, mỗi ngày”, “Cái gì? Bún hả? Hằng ngày sao?”, “Dạ, nơi này có nhiều loại bún lắm cha ơi, và con đang thử hết tất cả các loại”. Ông cười và bảo rằng: “Jodi, cha rất yêu con, nhưng cuộc sống của con làm cha thấy bối rối quá”. Nhưng không phải ai cũng nhẹ nhàng như cha của Jodi. Cô nhận được nhiều email từ các bậc phụ huynh, giận dữ bảo rằng cuộc sống của cô là một tấm gương xấu cho con cái của họ, khiến chúng sống ngày càng vô trách nhiệm. Những người khác thì hỏi rằng tại sao cô lại lựa chọn sống lang thang như vậy, và cô đang cố lẩn tránh điều gì. Trong khi thực tế thì Jodi chỉ yêu thích phiêu lưu trên những vùng đất mới. Liz Carlson (http://youngadventuress.com), một traveler khác, kể rằng khi trở về sau chuyến du hành vài năm, cô thấy nhiều người vốn là bạn thân bỗng quay lưng lại với cô. Cô bảo: “Lựa chọn một cuộc sống lữ hành có thể khiến bạn bị xa lánh”. Không chỉ có thế, người lữ hành thường xuyên phải đối diện với những khó khăn trên đường, những cô đơn thất vọng khi kiệt sức, và phải làm việc cật lực để có thể đi tiếp. Tác giả chia sẻ rằng để làm một người du hành, bạn phải làm việc vất vả hơn bao giờ hết, rằng thu nhập của bạn sẽ không ổn định, cùng với nhiều gian khổ khác nhau. Các lữ khách bị nhiều người chỉ trích rằng họ lựa chọn một cuộc sống thảnh thơi, không biết tích lũy cho sau này, không có trách nhiệm với xã hội, chạy theo những giấc mơ hão huyền trong đời sống, và sẽ chết già không nơi nương tựa. Nhưng cùng với những chỉ trích chua cay về họ, vẫn có rất nhiều người khác, hằng ngày nhắn hỏi làm cách nào để có thể sống được như vậy. Cuộc đời là thế, không thể tránh khỏi những khác biệt, những mâu thuẫn. Nhưng có nhiều điều khác nhau, có những thứ phong phú đa dạng mới là cuộc đời, và chính những điều đó làm nên nét đẹp của cuộc sống. Mỗi người đều có những sở thích, những ước mơ riêng. Nói như tác giả Phạm Lữ Ân: “Có người mải mê rong chơi, có người chỉ thích nằm nhà đọc sách. Có người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi”. Có người tìm thấy chính mình trên hành trình vạn dặm, nhưng cũng có người ngộ ra đạo lý khi ngồi dưới mái nhà của mình, trên chiếc giường quen thuộc của mình. Ai cũng có quyền lựa chọn cách sống riêng, miễn là không phương hại đến người khác. Đừng vì người ta khác mình mà dè bỉu gièm pha, đừng vì họ khác mình mà ghét họ. Đừng cho những người ở nhà là buồn chán cổ hủ, cũng đừng lên án kẻ lang thang là sống vô ích vô tâm. Hãy làm tốt việc của bản thân, ngừng xen vào chuyện người khác. Nhưng lẽ đời, nói thường dễ hơn làm. Khác biệt thường gây ra xung đột. Tác giả Chuyện con mèo dạy hải âu bay viết: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. Tôi thực chỉ ước có một nơi nào đó trên thế giới, nơi những suy nghĩ tự do, độc đáo được khuyến khích, nơi những khác biệt chung sống cùng với nhau, thuận hòa, an nhiên. Cũng như thời xưa cũ, những con đường luôn vẫy gọi trái tim của những con người mang trong mình dòng máu du mục. Má của tôi, một cô giáo làng nuôi mộng văn chương từ thuở bé, dù giờ đã hơn năm mươi tuổi, nhưng Người vẫn luôn nói rằng khi nghỉ hưu, Người mong ước được phiêu du trên những miền đất lạ, và được viết hăng say. Elizabeth Gilbert từng kể về một thời trẻ tuổi, khi bà lang thang khắp nơi ở lục địa châu Âu, làm đủ nghề từ bồi bàn đến trông trẻ, để gặp những người xa lạ, để nghe những câu chuyện kể, và cặm cụi viết trong những đêm tối đen sau một ngày cực nhọc. Cũng như họ, tôi cũng ước mơ một ngày nào đó. Một ngày nào đó, tôi sẽ lang thang trên hành trình vạn dặm, và viết với tất cả trái tim mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ta Ba Lô Trên Đất Á PDF của tác giả Rosie Nguyễn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giữ Gìn 36 Phố Phường (Tô Hoài)
"Có trách nhiệm với di tích lịch sử mọi mặt ở các nơi đô hội qua các đời là một phong tục đẹp của một dân tộc có văn hóa và truyền thống. Trên thế giới, hầu như bất cứ thủ đô hoặc thành phố lớn nào nhiều tuổi cũng đều được bảo vệ, trân trọng. Cách Tân Đê-li (Đê-li mới) thủ đô Ấn Độ vài ki-lô-mét là Đê-li cũ, thành cổ Đê-li ngày xưa. Tbi-li-xi, thủ đô nước Gruzia, ở kề bên vẫn nguyên thành cổ Tbi-li-xi phố phường và nhà thờ. Bên trong nhà ở các thành phố chính đã được hiện đại hóa cho thích nghi đời sống hôm nay, nhưng bề ngoài vẫn tầng nhà, màu tường và mặt đường đá tảng từ thời Pie đại đế. Thành phố Vacsava, thủ đô Ba Lan bị phát xít Đức hoàn toàn hủy diệt. Khi xây dựng lại Vacsava, các khu cổ được hồi sinh như trước kia. Kể từ màu gạch đến cái trụ đá trước sân nhà thờ để chống bệnh dịch tả - theo mê tín cũ, cũng được làm lại giống thế. Trải hàng nghìn năm, di tích lịch sử ở Hà Nội tập trung nhất ở hai khu: Khu thành cũ mà ta quen gọi là “trong thành”, kinh đô từ thời Lý và triều đại về sau; và vùng dân cư ở bọc ngoài thành, từ phố Nhà Hỏa đến ngõ Phất Lộc, từ Hàng Khoai sang Cầu Gỗ, tuy không có mốc giới hạn bao giờ, nhưng có một cái tên chung là khu 36 phố phường. 36 phố phường vẫn đứng yên thế, nhưng cũng lại luôn chuyển động theo thời gian và lịch sử mỗi thời kỳ. Nó là một bảo tàng ngoài trời, bảo tàng ở giữa sinh hoạt thành phố, không tách khỏi đời sống - một lưu niệm sâu sắc ý nghĩa giáo dục truyền thống... *** Tìm mua: Giữ Gìn 36 Phố Phường TiKi Lazada Shopee ó trách nhiệm với di tích lịch sử mọi mặt ở các nơi đô hội qua các đời là một phong tục đẹp của một dân tộc có văn hóa và truyền thống. Trên thế giới, hầu như bất cứ thủ đô hoặc thành phố lớn nào nhiều tuổi cũng đều được bảo vệ, trân trọng. Cách Tân Đê-li (Đê-li mới) thủ đô Ấn Độ vài ki-lô-mét là Đê-li cũ, thành cổ Đê-li ngày xưa. Tbi-li-xi, thủ đô nước Gruzia, ở kề bên vẫn nguyên thành cổ Tbi-li-xi phố phường và nhà thờ. Bên trong nhà ở các thành phố chính đã được hiện đại hóa cho thích nghi đời sống hôm nay, nhưng bề ngoài vẫn tầng nhà, màu tường và mặt đường đá tảng từ thời Pie đại đế. Thành phố Vacsava, thủ đô Ba Lan bị phát xít Đức hoàn toàn hủy diệt. Khi xây dựng lại Vacsava, các khu cổ được hồi sinh như trước kia. Kể từ màu gạch đến cái trụ đá trước sân nhà thờ để chống bệnh dịch tả - theo mê tín cũ, cũng được làm lại giống thế. Trải hàng nghìn năm, di tích lịch sử ở Hà Nội tập trung nhất ở hai khu: Khu thành cũ mà ta quen gọi là “trong thành”, kinh đô từ thời Lý và triều đại về sau; và vùng dân cư ở bọc ngoài thành, từ phố Nhà Hỏa đến ngõ Phất Lộc, từ Hàng Khoai sang Cầu Gỗ, tuy không có mốc giới hạn bao giờ, nhưng có một cái tên chung là khu 36 phố phường. 36 phố phường vẫn đứng yên thế, nhưng cũng lại luôn chuyển động theo thời gian và lịch sử mỗi thời kỳ. Nó là một bảo tàng ngoài trời, bảo tàng ở giữa sinh hoạt thành phố, không tách khỏi đời sống - một lưu niệm sâu sắc ý nghĩa giáo dục truyền thống. Hà Nội đã phải trải nhiều biến đổi. Khí hậu nhiệt đới tàn phá các công trình, mà các phường phố dân cư thời ấy thường là nhà đất tranh tre. Vua chúa các triều đại triệt hạ nhau. Hà Nội bị tàn phá nặng nề nhất là đến đời Nguyễn. Dời đô vào Phú Xuân, nhà Nguyễn phá hủy Thăng Long để “tiêu diệt thế đất đế vương ở Bắc Hà”. Nhưng trong nghệ thuật gìn giữ và tôn trọng di tích, trên thế giới và trong nước ta đã có nhiều biện pháp và kinh nghiệm tốt. Kho tàng ca dao, tục ngữ, bài vè, bút kí của các nhà văn thế kỉ trước và đầu thế kỉ này. Một số tranh, ảnh và sách, tư liệu của Pháp khi mới chiếm Hà Nội. Nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều tranh ảnh có thể khơi gợi lại được hình thù, cảnh cũ. Lại còn những tài liệu cực quý, ấy là chuyện nhớ lại của các cụ ở Hà Nội thọ bảy tám mươi tuổi trở ra. Khi xây dựng lại khu thành Vacsava cổ, những tư liệu gia đình và mắt thấy tai nghe này rất quan trọng với các nhà chuyên môn. Nhà cửa hồi đầu thế kỉ, các khu vực Hàng Gai, Hàng Bài, Hàng Bạc, các ngõ Trung Yên, Nội Miếu bây giờ, cụ Hoàng Đạo Thúy còn nhớ được cái chuôi vồ đầu tường, hòn ngói âm dương, các kiểu cửa lùa, cửa đẳng, cửa ngăn, cửa bức bàn và cái só luồn bậc cửa. Những dãy nhà một tầng gác xép tầng tầng lớp lớp nhấp nhô sóng mái bây giờ vẫn thế. Đó là những nhà dân thường, người buôn bán, thợ thủ công ở tụ hội lại cả họ, cả phường đã thành tên phố: Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Bát Đàn… Bên những dinh thự và công sở người Pháp xây dựng, nhà cửa khoảng 100 năm trở lại đây còn in rõ cảnh sống thành phố, nhìn nhà, biết tuổi nhà - ở vùng bệnh viện Việt - Xô, nhà khách Bộ Quốc phòng và nhiều phố, trên tường nhà còn thấy đắp nổi con số năm khởi công và năm hoàn thành ngôi nhà. Những hiệu buôn và hàng quán của người Pháp ở Hàng Khay, Hàng Trống, của người Ấn Độ ở Hàng Ngang, của người Trung Quốc ở Hàng Buồm, của người Nhật ở Cửa Đông, của những người Việt Nam giàu có như nhà Trấn Hưng Hàng Bạc, nhà Cửu Nghi và Lê Thuận Kho át Hàng Bồ. Chỉ kể một vài tên làm ví dụ. Những nhà hàng cửa hiệu hiện nay còn, chỉ cần biết bảo quản, chứ không đến nỗi phải làm lại theo chuyện kể hay trí nhớ. Mới đây, trung tu cổng tam quan chùa Thiên Trù trong quần thể chùa Hương Phái nghiên cứu, sử dụng những bức ảnh ngày trước còn lưu trữ ở thư viện Phương Đông tại Paris bên Pháp, khi xây dựng. Khu phố cổ thành phố Plopdip (Bungari) tương tự 36 phố phường của ta, còn giữ được quán ăn và ngôi nhà đồ sộ của một người Do Thái buôn bán lớn đã lâu đời ở đấy, nhà này đi buôn đường Ấn Độ trong phòng trang trí lụa là, chiếu thảm, đồ đạc vùng Trung cận Đông và Nam Á. Ở Hà Nội, nhiều di tích chiến đấu và cách mạng đã được xếp hạng như di tích lịch sử và nghệ thuật, nhưng còn thật nhiều di tích phổ biến mà trong khu 36 phố phường rất sẵn những cái nho nhỏ chỗ nào cũng có ấy tạo nên không khí, và quang cảnh. Đi trong thành phố Vacsava, thấy cứ ở nơi nào có một trận đánh dù nhỏ và chớp nhoáng, nơi nào có chiến sĩ hy sinh trong thời kỳ Vacsava bị phát xít Đức chiếm đóng, đều có tượng nhỏ, phù điêu hoặc gắn biển ghi sự tích. Mỗi bước lại gặp cuộc chiến đấu của nhân dân Ba Lan anh hùng. Ở Béc-lin, bên cạnh tòa nhà Quốc hội mà quân đội Liên Xô đã cắm cờ chiến thắng lên nóc, vẫn như trong chiến tranh và có nhiều khu phố, hai bên nhà dân vẫn ở bình thường, nhưng mặt tường nhà để lởm chởm như bị bom phá, và màu tường quét vôi xám nhạt như ám khói, người đi qua vẫn có cảm tưởng về trận đánh khốc liệt ngay giữa dinh lũy sào huyệt của phát xít ngót nửa thế kỉ đã qua. Những sự việc lịch sử và cách mạng đã xảy ra ở Hà Nội rất phong phú, nhiều mặt. Dấu vết viên đạn trái phá quân Pháp xâm lược bắn thủng tường thành Cửa Bắc. Sử sách còn kể tên những pháp trường Pháp dựng quanh Bờ Hồ để giết hại các nhà yêu nước. Năm 1954, thành phố tìm lại và bốc mộ các chiến sĩ chiến đấu ở Liên khu 1 hy sinh và phải chọn ngay ở nơi vừa ngã xuống. Mỗi nơi ấy ngày nay cần có bia tưởng niệm, để cho những người tìm hiểu khu 36 phố phường không phải chỉ thấy sự tích anh hùng ở chợ Đồng Xuân, mà thật ra phố nào cũng có, có nhiều. Cũng như phải gắn bia lưu niệm chi tiết hơn nữa về các cơ sở cách mạng hồi bí mật trước Tổng khởi nghĩa, thời kỳ Hà Nội bị tạm chiếm, để cho người bây giờ thấy được hoạt động cách mạng thời kỳ đất nước còn đen tối đã to lớn, đã dũng cảm đến thế nào mới có được ngày nay. Sân gác thượng một nhà in phố Hàng Bồ, ở đấy tiểu đội của chiến sĩ Bạch Ngọc Liễn đã dùng súng trường bắn rơi một máy bay trinh sát Pháp khi Liên khu 1 đương còn trong vòng vây địch. Đấy là chiếc máy bay đầu tiên của Pháp bị bắn rơi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Ở nhiều bức tường nhà hai tầng phố Hàng Gai còn lỗ chỗ vết thủng, vết đạn, khi hai bên phố là phòng tuyến của ta và địch hàng ngày tấn công sang nhau. Ở hầu hết mọi nhà còn vết tường nhà đã bị phá, để cả phố thành giao thông hào luồn nhà này sang nhà khác khắp 36 phố phường ra tận chốt ngoài cùng. Ở ngõ Phất Lộc, điểm tập trung sau cùng của trung đoàn Thủ đô trước khi rút sang bên bờ sông Hồng, luồn khỏi vòng vây của địch. Cây đa cạnh đền Bà Kiệu còn những vết sẹo và cành gãy, đó là cái cây bị thương vì bom bi mấy trận máy bay Mỹ ném xuống quanh Hồ Gươm. Có thể nói, chỗ nào trong khu vực này cũng la liệt dấu vết cuộc chiến đấu cách mạng và lịch sử qua các thời kỳ. Khu vực 36 phố phường còn nhiều đình, chùa, đền miếu rải rác các phố. Chứng tích đô thị một đất nước châu Á gốc nông nghiệp, dẫu đã ra ở đường phố, nhưng tính cách lũy tre làng vẫn được gìn giữ, người ta lập nơi thờ mới hoặc thờ vọng thành hoàng làng ở quê. Cần giữ lại mọi hình ảnh có đặc điểm này, tất nhiên nơi là di tích được xếp hạng (đền Bạch Mã), những nơi khác có thể vẫn ở, vẫn sử dụng bình thường, nhưng phải có quy định không được tự tiện xê dịch, hủy bỏ hoặc tự ý sửa chữa, v.v... Vùng 36 phố phường có nhiều di tích tiêu biểu xứng đáng. Khách trong nước và nước ngoài có dịp được tham quan cái bảo tàng ngoài trời của thành phố ta qua các thời kỳ. Nhưng khu vực này đang có nguy cơ biến dạng. Nếu không sớm bảo vệ nghiêm ngặt, e đến khi ta có điều kiện tôn tạo, sẽ tốn công tốn sức lắm và có những mất mát không thể tìm lại được. Số người, số hộ đến ở khu này đông quá mức. Là khu buôn bán cũ, bây giờ vẫn tiếp tục buôn bán - trong tình hình này sinh hoạt buôn bán càng nhiều. Vì thành phố không trông trước được đây sẽ là vùng di tích nên không có quy định gì về người đến, người ở. Hiện các phường Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Bạc là những phường chật chội, đông người nhất, ô nhiễm nặng nhất, và sẽ còn đông nữa, bẩn nữa. Do đòi hỏi của sinh hoạt, người ta phá nhà cũ xây nhà mới, người ta phải cơi nới gác xép và lên tầng. Cả đến hai đầu đao mái đền Bạch Mã đã được xếp hạng cũng phải đâm vào cửa sổ một hiệu ăn sát nách nhà. Từ Hàng Đào lên Hàng Đường có lệnh bắt các nhà nhích ra hè phải lui cửa hàng vào như cũ, xem chừng chỉ đẩy vào một hai tấc cũng không phải dễ. Có thể báo động: Tất cả các nhà trong khu vực này, nếu người ta chưa phá đi làm lại thì nhà nào cũng đã sửa chữa cả rồi. Thành phố phải tổ chức biện pháp giữ gìn, bảo vệ ngay. Trước mắt, chưa có điều kiện tôn tạo, nhưng nhất thiết phải giữ gìn và bắt đầu những công việc sưu tầm nghiên cứu chuẩn bị cho công việc tới. Những vấn đề như số lượng người ở, các nhà xây mới và chữa, chuyện đường sá, cây cối, các đình chùa đền miếu đều liên quan đến công cuộc gìn giữ trước mắt và sau này. Không để tùy tiện buông tuồng như bây giờ. Hà Nội 36 phố phường. Cái 36 phố phường ấy của thành phố đã hình thành từ Thăng Long nghìn đời không chỉ trên quang cảnh trông thấy, mà đã vào tâm hồn tình cảm con người với biết bao tục ngữ, ca dao. Xin nói về việc hôm nay chúng ta bảo vệ “Hà Nội 36 phố phường” quý báu đó cho bộ mặt thủ đô cả nước và tấm lòng mến yêu của mọi người trên thế giới khi đã một lần đến thăm Hà Nội. Có thể tính ra đã hàng chục đề tài nghiên cứu bảo tồn phố cổ với hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng đầu tư cho những công tác nghiên cứu này, nhưng vẫn chưa tìm ra một phương án tối ưu được các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh tế và giới kiến trúc nhất trí, ủng hộ là thực hiện toàn diện và đồng bộ. Ngoài ra để chuẩn bị bảo vệ khu phố còn có nhiều cuộc bàn bạc khác của các chính quyền về khu phố cổ 36 phố phường. Hội đồng nhân dân thành phố đã họp chuyên đề quyết định cả đặt mốc giới khu phố. Và hiện nay đương bàn soạn và dự thảo những quyết định chi tiết về thể thức cải tạo, xây dựng trong khu vực này. Quan tâm và làm việc cho một khu phố cổ giữ được sắc thái riêng của nó, là cần thiết, bởi khu phố cổ là một trong những hình ảnh Hà Nội xưa làm ăn, sinh sống, mà tinh thần Hà Nội xa xưa liên quan tới con người Hà Nội bây giờ chứ không phải chỉ về mặt di tích và du lịch. Tất cả mọi công việc kể trên đều đương và sẽ thực hiện chứ thực chưa một việc gì đã làm cả. Vấn đề phức tạp và cần đặc biệt lưu ý cấp bách phải giải quyết là ở đây. Bởi vì trong khi đó vùng phố cổ đông đúc, chen chúc đương hằng ngày các nhà dân, nhà thuê của thành phố được sửa chữa, được làm mới như Hà Nội hiện nay ở bất cứ nơi nào, đã mọc lên nhiều nhà cao ba bốn năm tầng, mỏng mảnh, các cửa sắt kéo đóng khép, các mặt tiền ốp đá rửa… Chẳng bao lâu nữa, vẻ riêng 36 phố phường sẽ biến mất, mà lặn vào, hòa vào Hà Nội nói chung. Mới đây, tôi có dịp đi dạo trong vùng 36 phố phường với ông Giắc Beekac, nhà báo Anh, đặc phái viên Đông Nam Á thường trú ở Băng Cốc của đài phát thanh BBC. Ông Giắc nêu câu hỏi với tôi: “Các ông chủ trương bảo vệ khu phố cổ này, giữ bộ mặt Hà Nội khác Băng Cốc, khác Hồng Kông… Nhưng từ nãy, chúng ta mới đi qua hai, ba phố đã thấy nhiều nhà kiểu mới như các khu phố khác, như ở thành phố Hồ Chí Minh, như Hồng Kông thế thì gọi thế nào là bảo vệ, vì như vậy khu phố cổ rồi sẽ không còn nữa”. Câu hỏi cũng là một nhận xét và lời phê bình đúng sự thật, thật chua chát và buồn phiền cho người phải trả lời. Nhưng tôi đã trách ông Giắc lịch lãm và tôi cắt nghĩa với ông ấy rằng: “Ông chưa biết và thông cảm hết được khó khăn của chúng tôi. Vâng, những cái ông trông thấy đương làm đau đầu những người có trách nhiệm và thật sự là điều không vui đối với cả những người yêu vẻ đẹp độc đáo của Hà Nội như ông. Tại sao vậy? Điều trước nhất là nhà ở khu phố cổ này, phần nhà riêng có chủ nhiều hơn nhà do Nhà nước quản lý. Mật độ dân số một cây số vuông ở khu này đông gấp trăm lần các khu khác và vào loại môi trường bị ô nhiễm nặng nhất thành phố. Nhưng di chuyển, tạo thoáng khu vực này đòi hỏi một sự đền bù rất lớn, rất rất lớn và rất phức tạp. Bởi, khu này là trung tâm buôn bán sầm uất nhất thành phố, nhất cả phía Bắc đất nước. Mỗi tấc đất ở đây giá trị một tấc vàng. Ở đây không thiếu những triệu phú, tỷ phú mới nổi, mặc dầu họ chỉ chen chúc ở một căn nhà chật hẹp, cũ kỹ. Tất cả nhà cửa ở khu phố cổ đều được xây dựng từ đầu thế kỉ với cách sinh hoạt thô sơ của thời kỳ thành phố chưa có điện, chưa có hệ thống nước máy. Thêm nữa, nhà cửa trong mưa nắng nhiệt đới, mối mọt và đổ nát nhiều. Vả lại mỗi nhà hiện nay, phần nhiều vì đã mấy thế hệ, tam tứ đại đồng đường, con cháu quá đông đúc mà các nơi bếp núc và nhà vệ sinh đều tồn tại từ ngót trăm năm nay, cho nên, sửa chữa hoặc làm lại, làm mới cũng đương là một đòi hỏi vô cùng khẩn thiết, tất nhiên không thể cản được vì là nhà của người ta và trong khi những quy định của Nhà nước, của thành phố chỉ mới thấy các điều khoản trên văn bản giấy tờ, chưa đẻ ra điều kiện vật chất và tiền bạc, làm sao ngăn được những chữa chạy hoặc làm mới khá chính đáng của mỗi chủ hộ trong ngôi nhà, trong dãy phố. Ấy là còn chưa kể có thể có những cái bên trong, để được làm ngơ đi, biết đâu. Tôi cũng như nhiều người hằng quan tâm và yêu quý khu phố cổ 36 phố phường, thực sự băn khoăn không yên. Từ bàn cãi đến các tổ chức, các kế hoạch, bảo tồn, tôn tạo, hội nghị, hội thảo và công phu ghi chép với sáng kiến đã nhiều, nếu thủ đô được giải phóng đã ngót 60 năm thì thời giờ bàn và lo cho khu vực này cũng đã dòng dã ngót 60 năm. Vậy mà chưa trông thấy cụ thể một việc gì cả. Bây giờ, bước vào đổi mới, chỉ thấy ngày và đêm, nhất là về đêm, những vôi gạch, xi măng và vật liệu xây dựng được tải vào đây nhà nhà cứ được chữa, được xây lại mốt mới giống hệt như ở bất cứ chỗ nào trong thành phố này và các thành phố khác. Có lẽ chẳng bao lâu nữa 36 phố phường chỉ còn trong ký ức, “Thăng Long thành hoài cổ” đầu bài thơ cũ đã mang sẵn cái điềm buồn thế rồi chăng?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giữ Gìn 36 Phố Phường PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Độc Thoại Hai Mươi (Mạc Thụy)
“Giữa đời sống bộn bề và tấp nập, có khi nào bạn kịp nhận ra mình đang đi quá nhanh? Có khi nào bạn nghe được đời sống đang nghiêng nghiêng, thầm thì? Có khi nào bạn ngoái lại nhìn một điều gì trong nuối tiếc? Tôi nghĩ, đời sống có nhiều thứ diễm lệ và khí chất hơn việc chỉ khư khư sầu đau mỗi chuyện ái tình” Độc thoại hai mươi là cuốn sách ghi lại hành trình của những xê dịch. Xê dịch từ những miền đất chàng trai trẻ đó đã đi qua; xê dịch những cảm xúc trong tâm hồn giữa buồn, vui, hờ hững, nuối tiếc, cả những cảm xúc không gọi thành tên; xê dịch để cảm nhận và xê dịch để chiêm nghiệm. Đọc những con chữ của Mạc Thụy, người đọc như được buông mình giữa những hối hả của cuộc sống hàng ngày. Đôi khi người ta bắt gặp chính mình, nỗi niềm đó, cảm xúc đó, tâm trạng đó dưới những dòng ghi chép tản mạn của chàng trai trẻ. Những thứ vu vơ rất thật, những nỗi buồn chênh vênh của một thời tuổi trẻ, những hoài niệm về chuyện cũ đã qua, và cả những yêu thương ấm áp của mối tình đầu. Tìm mua: Độc Thoại Hai Mươi TiKi Lazada Shopee Mạc Thụy đã rong ruổi ngồi sắp lại tất cả những điều đó trong 58 bài viết của cuốn sách này. *** Nhận định “Thằng Thụy sến, nhưng cái sến của nó mang cả một bầu trời của hoài niệm về những ngày xưa cũ. Văn thằng Thụy cũng như con người nó, đầy chất tự sự, đầy chất hoài niệm và đầy chất thơ. Thằng Thụy viết ngày hai mươi, nhưng đọc của nó, lại cứ thấy giống của một người ngoài năm mươi đang ngồi dẫm trà, nhớ về kỉ niệm xưa. Mà kỉ niệm, thì lúc nào chẳng đẹp, vì người ta không bao giờ tìm lại được cảm giác như kỉ niệm lần nào nữa trong đời. Vì vậy, đọc văn thằng Thụy cũng thấy cái vẻ đẹp phảng phất mùi kỉ niệm đó.” (Nguyễn Ngọc Thạch) *** Trong dòng đời sống của mỗi con người, ai cũng có một thứ gắn liền với mảnh đất nơi họ từ đó bước ra đi, để nhớ nhung về, để thương yêu và thổn thức về. Với mảnh đất ấy, trong tôi là một con sông. Có những đêm Sài Gòn sương xuống trở lạnh, việc của đời, tôi tạm gác lại, và ngồi thở khó nhọc vì sự ngột ngạt của căn gác trọ. Những lúc ấy, tôi thường mở toang cửa sổ, mong tìm kiếm một cơn gió đi lạc vào chốn nhà len chặt nhà, mong tìm thấy một ánh trăng bàng bạc lọt qua khung trời dần kín mít những tầng là tầng cao. Những lúc vận may mỉm cười, tôi vẫn tìm được sự cứu rỗi trong phút chốc. Có đôi khi, tiếng rao lạc lõng giữa đêm hun hút, lại cồn cào trong tôi nỗi nhớ: về con sông quê hương. Về những đêm bên này bờ nhìn bên kia bờ dưới ánh đèn vàng vọt. Về những người xa và vài mảnh tình con con êm ái. Dân vùng gọi nó là Cà Ty. Tôi gọi nó là sông Mong. Mong chờ. Một điều lí thú là, có khá ít những con sông chảy băng ngang qua giữa trung tâm thành phố. Nhưng, hễ có con sông nào ngạo nghễ cắt thành phố ra đôi bờ bên này bên kia thì hẳn thể nào cũng nên thơ, nên văn. Có thể kể ra trên đầu ngón tay sơ sơ vài cái tên nổi tiếng, được vào thi ca. Bên Tây có dòng La Seine, đằm thắm dạo chơi qua Paris, êm ái và kiêu kì như một nàng tiểu thư đài các. Giữa những đêm huyền diệu bên dòng La Seine, nhạc sĩ tài danh Matthieu Chedid đã cảm tác nên bài La Seine làm rúng động con tim bao thế hệ. Bản này, nàng “chanteuse” Bạch Yến của Việt Nam cũng từng ca qua và nhận được nhiều sự yêu mến từ cả dân Paris lẫn dân Việt. Nhiều thi sĩ, nhạc sĩ của Việt Nam khi sang đây du học hoặc định cư đều không thoát khỏi vẻ đẹp mê đắm của dòng sông Seine, để rồi viết nên những lời thơ, ý nhạc trở thành bất hủ, như Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Anh Bằng, Lam Phương… Rồi nhiều nữa những dòng Thames của Anh Quốc sương mù vương vấn, hay dòng Danube với nhạc phẩm huyền thoại Le Beau Danube Bleu (tên tiếng Việt là Dòng sông Xanh gắn liền với tiếng hát của đại danh ca Thái Thanh). Ở ta thì không thể không nhắc đến dòng Hương Giang. Nàng Hương Giang sầu mộng đi vào không biết bao nhiêu lời văn, ý thơ, tứ nhạc của các tài danh xứ Việt. Biết bao cuộc tình thơ mộng và biến động thời cuộc bên dòng xanh thẳm này. Ấy vậy mà người ta vẫn nghêu ngao hoài: “Hát nữa đi Hương, hát điệu nhạc buồn, điệu nhạc quê hương…” (Hương ca vô tận - Trầm Tử Thiêng), rồi thì: “Dòng sông Hương vẫn mơ, thời gian trôi chưa xóa màu xanh mơ hồ…” (Trở về Huế - Văn Phụng), để rồi tự vấn hoài câu hỏi mãi chẳng có lời đáp: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Dòng Cà Ty của Phan Thiết - dòng Mong Chờ của tôi - thì chẳng chảy dài trong từng áng thi văn như thế. Dòng Mong Chờ chỉ tuôn mãi trong hoài niệm và kí ức của những con người dung dị nơi phố biển này mà thôi, trong đó có cả tôi, qua những câu chuyện má kể, qua những sớm tối rong ruổi dưới ánh đèn màu… Dòng sông chảy dài qua Phan Thiết êm êm một màu phù sa từ thượng nguồn. Mạn đầu lúc mới vào thành phố, hai bên bờ len kín những nhà là nhà của bà con làng chài. Từng manh lưới, cái thúng đến nong khô cá được dân chài phơi phóng giữa ngày ngư nhàn tạo nên một bức tranh miền biển rộn rã, yên bình và mặn mòi. Nhà cửa hai bên bờ thường xây theo kiểu dã chiến, nửa nhà sàn vươn ra phía sông, hoặc ai khấm khá thì đôn nền thật cao để tránh khi nước lớn. Ở mạn cuối trước khi dòng sông đổ ra cửa biển, và cũng là trung tâm thành phố, hai bên bờ dần được cải tạo thành hành lang ven sông, khá tươm tất và đẹp mắt. Ðoạn gần cảng biển, tàu bè đậu nhiều lắm. Những con tàu đánh cá bằng gỗ ván, dày dạn sóng gió.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Độc Thoại Hai Mươi PDF của tác giả Mạc Thụy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.