Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đại Đường Tây Vực Ký - Bút Ký Đường Tăng

Lời tựa

Quý vị đang cầm trên tay quyển “Đại Đường Tây Vức Ký” được chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất lần đầu tại đây.

Xin tạ ơn Tam Bảo đã chiếu soi cho chúng con để lần dò từng câu văn, từng ý chữ mà Ngài Huyền Trang, một bậc danh tăng đời Đường đã thể hiện trọn vẹn hết tâm ý khi đi chiêm bái, học hỏi và ghi lại nơi Thánh Địa ròng rã trong 17 năm trời. Để rồi về lại kinh đô Tràng An với 657 bộ kinh bằng chữ Phạn. Ngài trải qua 110 nước và về sau cùng 100 vị Cao Tăng Học giả đương thời, dưới quyền chủ tọa của Ngài, phiên dịch suốt trong vòng 19 năm, kể từ khi Ngài về lại Tràng An Trung Quốc, vào ngày 24 tháng giêng năm 645 (năm Trinh Quán thứ 19 đời nhà Đường).

Ngài lên đường ra đi khỏi Trung Quốc vào năm Trinh Quán thứ 3 đời nhà Đường tức năm 628, lúc ấy Ngài đã 33 tuổi. Như vậy Ngài sinh vào năm 595 và Ngài thị tịch vào ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, tại Ngọc Hoa Cung, hưởng thọ 69 tuổi. Ngài về lại Kinh Đô đúng 50 tuổi và chủ trì phiên dịch trong 19 năm ròng rã như thế và ngày nay Ngài đã để lại cho hậu thế một gia tài Pháp Bảo vô giá mà đông tây kim cổ khó có người thứ hai sánh kịp.

Đây là một tập sách gồm 12 quyển và hai lời tựa được đăng trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 51 thuộc Sử Truyện, bộ thứ 3 từ trang 867 đến trang 948, theo thứ tự kinh văn số 2087. Chỉ có 81 trang kinh mà chúng tôi phải dịch ròng rã gần 2 tháng dài. Mỗi ngày từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ và kết quả là hơn 460 trang sách khổ A5 và gồm 127.264 chữ, như quý vị đang đọc. Đại Tạng Kinh không chỉ có một quyển mà cả một trăm quyển như thế. Mỗi quyển dày từ 1000 đến 2000 trang. Nếu một người để cả một đời ra đọc chưa chắc gì đã hết, đừng nói đến vấn đề phiên dịch.

...

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Đời Người Giải Thoát - Nguyễn Kim Muôn (NXB Đức Lưu Phương 1935)
"Long Vân Tự" gia định, sư Nguyễn Kim Muôn cúi thưa: Vì có nhiều người hỏi và viết thư lại rằng tại sao tôi đã gây nên một trận bút chiến, mà không thấy tôi trả lời trên mặt báo, thì tôi cúi xin thưa: Tuy tôi không trả lời trên mặt báo, chớ tôi hằng giữ trọn cuộc bút chiến luôn luôn, dầu bút chiến tới già, tôi cũng xin sẵn lòng hầu đáp, nghĩa là tôi cố ý muốn mời cả thảy tôn giáo, lúc này mình cũng nên đem cái giáo lý của mình trải ra trên mặt báo cho bá tánh tường lãm, được sau khi kết cuộc, nhơn sanh có thể lựa lấy một cái mà tu thân vậy mới biết cái nào thật giả, vì đạo thì có một. Đời Người Giải ThoátNXB Đức Lưu Phương 1935Nguyễn Kim Muôn22 TrangFile PDF-SCAN
Gốc Đạo Phật Là Từ Bi Bác Ái (NXB Bảo Tồn 1933) - Giai Minh (Nguyễn Kim Muôn)
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật. Gốc Đạo Phật Là Từ Bi Bác ÁiNXB Bảo Tồn 1933Giai Minh (Nguyễn Kim Muôn)52 TrangFile PDF-SCAN
Hiếu Đễ Liêm Tiết (Kinh Khuyến Thiện) - Đinh Công Chánh (NXB An Hà 1931)
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời. Hiếu Để Liêm Tiết-Khuyến Thiện KinhNXB An Hà 1931Đinh Công Chánh83 TrangFile PDF-SCAN
Thiên Cơ Trực Chỉ - Nguyễn Kim Muôn (NXB Đức Lưu Phương 1930)
Sau khi Bần Tăng ra Thất Bá Nhựt, ở trong thạch động mà tưởng gẩm lại cả các thứ KINH SÁCH, thì thấy có hai cuốn nói cái Lý Đạo rất rộng rải, là quyển: Huệ Cảnh Tây Phương và Tịnh Độ Vô Vi. Nhưng những lời đặc để tuy là đả diễn rồi ra Quốc Văn mà rất cao sâu, còn ẫn lắm đều huyền bí mà mắc người thường khó tri nỗi. Nếu để vậy, chẵng là mất cả giá trị của 2 quyển sách quí báu lắm ru. Thiên Cơ Trực ChỉNXB Đức Lưu Phương 1930Giai Minh68 TrangFile PDF-SCAN