Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Luận Về Biếu Tặng (Marcel Mauss)

Luận về biếu tặng (1925) là tác phẩm thuộc hàng kinh điển của Marcel Mauss. Trong cuốn sách nhỏ này, ông đã lập luận rằng những món quà không bao giờ “miễn phí”. Lịch sử của con người là lịch sử của những lần trao đổi quà tặng qua lại, và điều này vượt qua mọi ranh giới giữa vật chất và tinh thần. Món quà, ngoài giá trị của chính nó, còn bao hàm nhiều giá trị khác như về danh dự, địa vị, thậm chí còn giống như một sự thách thức đối với người nhận quà. Chính mối quan hệ giữa món quà và người tặng đã tạo ra nghĩa vụ “đáp trả” của người nhận.***

Marcel Mauss (1872-1950) là nhà xã hội học người Pháp, người học trò, người cháu của Émile Durkheim. Ông thường được coi là “cha đẻ của ngành nhân học Pháp” với bài viết nổi tiếng đăng trên Année sociologique (Năm xã hội học): Luận về biếu tặng. Lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu của ông đi giữa ranh giới của xã hội học và nhân học. Những phân tích của Marcel Mauss về ma thuật, sự hi sinh và biếu tặng có nhiều ảnh hưởng đối với nhiều nhà xã hội học, nhà nhân học sau này, đặc biệt là Claude Lévi-Strauss.

***

Marcel Mauss là nhà nhân học lớn của Pháp. Và Essai sur le don [Luận về biếu tặng - LVBT]* thường được nhiều người xem là kiệt tác của ông. Theo Claude Lévi-Strauss*, nhà nhân học lừng danh thế giới, ảnh hưởng của Mauss không phải chỉ giới hạn nơi hầu hết các nhà dân tộc chí, mà còn tác động đến các nhà ngữ học, tâm lý học, sử học về tôn giáo và các nhà Đông phương học của Pháp. Lévi-Strauss cũng nhận ra vài âm vang như thế nơi nhiều nhà nhân học Anh-Mỹ lớn như Radcliffe-Brown, Malinowski, Evans-Pritchard, Firth, Herkovits, Lloyd Warner, Redfield, Kluckhohn, Elkin, Held... Tại Pháp, một số nhà nhân học, xã hội học và kinh tế học (thuộc “cánh tả mới” ở Pháp) ngưỡng mộ Marcel Mauss đến mức, vào đầu những năm 1980, đã thành lập một tổ chức lấy tên là “Mouvement anti-utilitariste dans les sciences sociales” (Phong trào chống thuyết vị lợi trong các khoa học xã hội), viết tắt thành MAUSS (trùng với tên của Marcel Mauss) và xuất bản một tạp chí cùng tên (La Revue du MAUSS).

LVBT (1925) có lẽ là công trình nổi tiếng và khó hiểu vào bậc nhất của ngành nhân học xã hội. Nó hấp dẫn độc giả đến mức ngay cả Lévi-Strauss cũng đã phải thú nhận: “Ít người có thể đọc LVBT mà không cảm thấy cả một loạt các cảm xúc mà Malebranche đã miêu tả khi nhắc đến lần đầu tiên ông đọc Descartes: Tim đập mạnh, đầu nóng lên, và tinh thần bị xâm chiếm bởi một xác tín còn chưa rõ lắm, nhưng mãnh liệt, là mình đang chứng kiến một sự cố quyết định của tiến triển khoa học.” Tìm mua: Luận Về Biếu Tặng TiKi Lazada Shopee

Trong cuốn sách này, ngoài LVBT, còn có ở phần phụ lục bản dịch hai bài rất dài của Claude Lévi- Strauss (1950) và của Florence Weber (2007).

“Dẫn vào sự nghiệp nghiên cứu của Marcel Mauss” là một bài rất quan trọng và rất nổi tiếng: Không những nó giới thiệu được các cống hiến lý thuyết quyết định của Mauss đối với nhân học mà còn là một tuyên ngôn của chủ nghĩa cấu trúc mà Cl. Lévi-Strauss đang xây dựng vào thời đó. Phải nói là khi đọc hay nghe Lévi- Strauss, một người “thường thường bậc trung” như tôi cũng cảm thấy mình thông minh hẳn ra!

Viết sau bài trên đến gần 60 năm, bài “Hướng đến một dân tộc chí về các cung ứng không thông qua thị trường”* của Florence Weber, trái lại, tập trung vào việc giới thiệu LVBT (đặc biệt bà bác bỏ nhận định nổi tiếng của Lévi-Strauss cho rằng Mauss đã sai lầm khi dùng khái niệm hau - tức là “sức mạnh” của đồ vật theo người Maori - để lý giải sự bắt buộc phải đáp tặng). Bà cũng giới thiệu ảnh hưởng của LVBT trên các nghiên cứu dân tộc chí về biếu tặng, trao đổi, chuyển giao và giao dịch từ hơn nửa thế kỷ nay.

Chính vì đã có hai bài rất dài của Lévi-Strauss và Weber, tôi sẽ chỉ giới thiệu sơ qua tiểu sử của Marcel Mauss và trình bày các khó khăn mà tôi đã gặp trong khi dịch LVBT.

Tiểu sử Marcel Mauss

Sinh năm 1872 ở Épinal trong một gia đình giáo trưởng đạo Do Thái, Marcel Mauss học triết học ở Đại học Bordeaux dưới sự theo dõi của cậu ruột là Emile Durkheim (1858-1917) - được bổ làm Giáo sư khoa sư phạm và khoa học xã hội ở trường đại học này từ năm 1887 - nên ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhà xã hội học danh tiếng này. Marcel Mauss từng thú nhận: “Tôi đã sống cả phần đầu của đời tôi bên cạnh ba vĩ nhân [...]: Durkheim, Jaurès* và Sylvain Lévi.*”*

Đậu thạc sĩ* triết học năm 1893, ông không nhận dạy ở Bordeaux mà lên Paris tìm hiểu môn nhân học thông qua các tác phẩm của J.G. Frazer (1854-1941)* và E.B. Tylor (1832-1917)*. Dưới sự hướng dẫn chủ yếu của Sylvain Lévi, ông học tiếng Phạn, ngữ học so sánh các ngôn ngữ Ấn-Âu và lịch sử tôn giáo nhằm thực hiện luận án tiến sĩ về cầu nguyện mà ông sẽ không bao giờ hoàn thành. Năm 1901, ông được bổ nhiệm làm giáo sư về lịch sử tôn giáo của các dân tộc “không văn minh” ở Trường Cao học Thực hành (École Pratique des Hautes Études, Paris): Trong bài giảng đầu tiên ông đã bác bỏ cụm từ “không văn minh” này.

Nhờ biết nhiều ngoại ngữ (và cổ ngữ), Mauss đã giới thiệu, trong các bài giảng cũng như những bài điểm sách của ông đăng trong L’Année sociologique [Năm Xã hội học] do Durkheim sáng lập năm 1898, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, đặc biệt ở Anh và Mỹ, và nhờ thế đã góp phần không nhỏ vào việc xác định vị trí của trường phái nhân học Pháp trong bối cảnh quốc tế.

Sau khi Durkheim qua đời năm 1917, ông nỗ lực làm sống lại tạp chí L’Année socioiogique, với sự giúp đỡ của C.Bouglé, G. Davy, P. Fauconnet và M. Halbwachs.

Năm 1931, ông được bầu làm giáo sư xã hội học ở Collège de France (Học viện Pháp), trường đại học có uy tín và độc đáo nhất của Pháp*.

Song song với việc nghiên cứu và giảng dạy, Mauss còn là một nhà hoạt động chính trị rất tích cực. Gia nhập (năm 1905) Đảng Xã hội Pháp SFIO mà ông không bao giờ rời bỏ, ông đã đấu tranh trong nhóm sinh viên ủng hộ Dreyfus*, giao du với J. Jaurès, tham gia thành lập báo L’Humanité [Nhân Đạo] và đảm nhận chức thư ký ban biên tập. Sau hội nghị ở Tours năm 1920*, ông tiếp tục tham gia Đảng Xã hội SFIO; ông viết nhiều bài về thời sự chính trị trong báo Le Populaire [Bình Dân] của đảng SFIO. Về hưu năm 1940, ông đã chịu nhiều thử thách trong Thế chiến II. Ông qua đời năm 1950.

Từ năm 1925, trong khuôn khổ của Viện Dân tộc học thuộc Đại học Paris mà ông đã cùng L. Lévy-Bruhl và P. Rivet thành lập và tổ chức, Mauss đã góp phần quan trọng trong việc biến nhân học thành một môn độc lập. Từ 1926 đến 1940, ông đã đào tạo ở đây thế hệ đầu tiên các nhà dân tộc học Pháp nghiên cứu trên thực địa: Georges Devereux, Germaine Dieterlen, Marcel Griaule, André-Georges Haudricourt, Michel Leiris, Alfred Métraux, Denise Paulme, André Schaffner, Jacques Soustelle,...

Đóng góp khoa học quan trọng của Mauss là đã làm nhẹ bớt tinh thần hệ thống, quan điểm phát sinh, khuynh hướng thần bí của Durkheim và một số môn đệ của ông. Khác với Durkheim, ông không xem cái “phức hợp” (le complexe) như là phái sinh từ cái đơn giản (le simple) được coi như là “nguồn gốc” theo quan điểm tiến hóa luận. Trái lại, ông xét các sự kiện trong mối quan hệ của chúng với toàn bộ tổ chức xã hội mà chúng thuộc vào. Theo ông, các hiện tượng xã hội cũng là các hiện tượng tinh thần. Lối tiếp cận mới này đã cho phép ông tạo ra được khái niệm “sự kiện xã hội toàn bộ” (fait social total) mà ông đã chủ yếu trình bày trong LVBT: Không tập trung vào các định chế (như luật pháp, nghi lễ, hôn nhân, huyền thoại...), thực ra chỉ là kết quả của sự chia cắt thực tại xã hội, mà trái lại tập trung vào tổng thể cụ thể (totalité concrète) mà chúng là thành phần; chính trong sự tương quan với tổng thể cụ thể đó mà chúng có ý nghĩa nhờ tạo nên hệ thống. Nhà dân tộc học có nhiệm vụ tái lập tổng thể xã hội và tìm ra các thời điểm thuận lợi nhất - như potlatch của người Mỹ-Ấn ở vùng duyên hải Tây-Bắc châu Mỹ mà F. Boas nghiên cứu hay kula ở Melanesia mà B.K Malinowski phân tích - trong đó một xã hội hiện ra rõ nhất nhờ sự hoạt động của toàn bộ các định chế và các biểu trưng của nó.

Theo cách nhìn của Mauss, các xã hội “nguyên thủy” không phải là “đơn giản” như Durkheim quan niệm, mà có sự “phức tạp” khác với sự phức tạp của xã hội phương Tây đương đại. Chính vì quan niệm như thế, nên Mauss chống lại việc L. Lévy-Bruhl đối lập triệt để “trí trạng nguyên thủy” (mentalité primitive) với trí trạng hiện đại. Cũng do quan niệm đó, nên Mauss đã luôn đặc biệt quan tâm đến các phạm trù miêu tả - đặc biệt trong cuốn Manuel d‘ethnographie [Giáo trình dân tộc chí] - và cho rằng chuyên khảo (monographie) là hình thức trình bày và phân tích thích hợp nhất cho việc giới thiệu các thực tại xã hội phức tạp.

Các công trình nghiên cứu của Mauss đã có ảnh hưởng không những đối với các nhà nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội mà cả đối với nhà văn và các nhà triết học (như Roger Caillois, Georges Bataille, Raymond Queneau...).

Trong tất cả các tác phẩm của ông, LVBT là công trình được trích dẫn nhiều nhất, cả ở ngoài Pháp, đặc biệt ở Anh và ở Mỹ. Tiểu luận này cũng đã để lại dấu ấn sâu sắc nơi nhiều nhà nhân học lớn như A.C. Radcliffe-Brown, B.K Malinowski, E.E. Evans- Pritchard, R. Firth, M.J. Herkovits, R. Redheld... Nói chung, ảnh hưởng của ông rất rõ nét trong các công trình nghiên cứu ở Đại học Oxford dưới sự hướng dẫn của Evans-Pritchard và R. Needham.

Được xem như là một trong những lý thuyết gia chính của nền nhân học Pháp, Mauss chưa từng viết một cuốn sách nào để trình bày một cách hệ thống những tư tưởng chủ đạo của ông. Và dù được xem là vị giáo sư đã thúc đẩy các môn đệ của mình tiến hành các điều tra điền dã, bản thân Mauss chưa từng nghiên cứu trên thực địa. Rất đa dạng, các bài báo của ông thường có tựa đề bắt đầu bằng các từ khiêm tốn như “sơ thảo” (esquisse), “tiểu luận” (essai), “trích đoạn” (fragment), “dẫn nhập” (introduction)... và thường được viết chung với người khác (như E. Durkheim, P. Fauconnet, H. Beuchat và nhất là H. Hubert). Điều đó không những chứng tỏ ông ý thức sâu sắc tính chất tạm thời và có thể bác bỏ được của các công trình khoa học, mà còn cho thấy ông coi trọng sự hợp tác với bạn đồng sự và lối làm việc tập thể.

Do các phát hiện lý thuyết không được trình bày một cách hệ thống, chúng thường bị giải thích theo nhiều cách mà đôi khi trái ngược nhau: Chẳng hạn đối với Georges Gurvitch, “sự kiện xã hội toàn bộ” bao gồm cả trạng huống (conjoncture) lẫn cấu trúc trong khi Claude Lévi-Strauss lại phát hiện nó trong cấu trúc và trong tính chất tương quan của tư tưởng biểu tượng. Nhiều chủ đề mà ông đề cập - như biếu tặng, ma thuật, kỹ thuật thân xác, hiến sinh, cầu nguyện, v.v. - đã hoặc có thể mở ra những hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luận Về Biếu Tặng PDF của tác giả Marcel Mauss nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận (Karl Popper)
Với cuốn Sự nghèo nàn của Thuyết Sử luận, tác giả muốn chứng minh rằng thuyết sử luận là một phương pháp nghèo nàn - một phương pháp không đơm hoa kết trái. Karl R. Popper đã cố chỉ ra ý nghĩa của thuyết sử luận với tính chất một cấu trúc trí tuệ đầy quyến rũ. Ông đã phân tích cái logic của thứ chủ thuyết ấy - một thứ chủ thuyết nhiều khi rất tinh vi, rất hấp dẫn và rất xảo trá - và cũng đã cố lập luận rằng nó đang mắc phải một thứ bệnh cố hữu, vô phương cứu chữa.***Karl R. Popper (1902-1994) là một nhà triết học, xã hội học, logic học người Áo. Ông được coi là một trong những triết gia vĩ đại nhất thế kỉ XX. Ban đầu, Karl R. Popper chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng logic, song ông cũng là một trong những người đầu tiên phê phán trường phái đó, và xây dựng trường phái triết học của riêng mình - chủ nghĩa duy lí phê phán. Các tác phẩm chính của ông, gồm có:Xã hội mở và kẻ thù của nó (1945),Sự nghèo nàn của thuyết sử luận (1957), Tìm mua: Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận TiKi Lazada Shopee Logic của sự khám phá khoa học (1959),Tri thức khách quan - một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa (1972)…***LỜI NHÀ XUẤT BẢNTrên tay bạn đọc là bản dịch tiếng Việt cuốn sách The Poverty of Historicism (Sự nghèo nàn của thuyết sử luận). Tác giả của nó là Karl Raimund Popper (28/07/1902, Wien, Áo - 17/09/1994, London, Anh), triết gia Anh, gốc Áo, nguyên giáo sư Viện Kinh Tế London, được đánh giá là một trong những triết gia có nhiều ảnh hưởng nhất thế kỷ XX. Như giới triết học đánh giá, ông đã đưa ra một thứ “triết lý phê phán không-biện-minh đầu tiên trong lịch sử triết học”. Tư tưởng triết học của ông bao trùm các lĩnh vực: - Triết học khoa học với các tác phẩm Logic phát kiến khoa học (Logik der forschung, Wien, 1934), Phỏng định và Bác bỏ (Conjectures and refutation, 1953), Tri thức khách quan (Objective knowledge, 1972). Qua loạt tác phẩm này, ông phê phán gay gắt quan điểm duy nghiệm luận và cho rằng các lý thuyết khoa học về bản chất là trừu tượng, nên chỉ có thể trắc nghiệm chúng một cách gián tiếp thông qua sự quy chiếu với các hệ quả thực nghiệm của chúng. Tuy nhiên, Popper thừa nhận ông chỉ xây dựng một tri thức luận mới cho các khoa học thường nghiệm chứ không hề bác bỏ tính hợp thức và giá trị của những cách tiếp cận tự nhiên khác (như triết học, siêu hình học, phân tâm học.v..v.). - Triết học chính trị và xã hội với các tác phẩm Sự nghèo nàn của thuyết sử luận (The poverty of historicism, 1936, 1957), và Xã hội mở và những kẻ thù của nó (The open society and its enemies, 1945). Ở đây, Popper chủ yếu tập trung phê phán các ông gọi là thuyết sử luận hoặc là quan điểm duy vật lịch sử (historicism) và những lý thuyết chính trị được xây dựng trên cơ sở quan điểm đó, đồng thời đưa ra một cái nhìn bất định (indeterminist) về thế giới. Thay vào thuyết sử luận, Popper đề xướng một triết lý căn bản trên nền tảng thuyết bất định, phù hợp với quan điểm tri thức luận của ông, theo đó tri thức tiến bộ thông qua quá trình thử và loại bỏ sai lầm: để giải quyết một vấn đề người ta phải đề xuất nhiều giải pháp mang tính giả thuyết rồi mang ra thử và loại bỏ những sai lầm. - Về tiến hóa và chức năng của ngôn ngữ: Karl Popper không những quan tâm tới triết học khoa học, triết học chính trị mà còn đưa ra nhiều quan điểm hết sức độc đáo và sâu sắc về thuyết tiến hóa, về logic học, về nghiên cứu ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực tư tưởng khác. Những ý niệm về các lĩnh vực đó được trình bày rải rác trong các tác phẩm lớn nói trên và trong các tác phẩm khác như Quantum theory and the Schism in physics (1956/57), Realism and the aim of science (1956/57), Unended quest: an intellectual autobiography (1976),... Năm 2012, thế giới kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Karl Popper, cũng là lúc chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về di sản triết học của ông. Mặc dù có không ít ý kiến phê phán các quan điểm của Popper nhưng ảnh hưởng của ông là rất rõ nét đối với các trào lưu triết học phương Tây trong thế kỷ XX và cho đến hiện nay. Chúng tôi xin lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm, chúng tôi xin được giới thiệu đầy đủ bản dịch đến bạn đọc. Rất mong bạn đọc cân nhắc khi tiếp nhận quan điểm của các tác giả với tinh thần phê phán cần thiết. Bản in này chúng tôi đặc biệt dành để tưởng nhớ đến dịch giả Chu Lan Đình (1942 - 2012) vì sự trân trọng và cẩn trọng của ông với từng chữ, từng ý tưởng của tác giả.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận PDF của tác giả Karl Popper nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Socrate Tự Biện (Platon)
Năm 399 trước Tây lịch, Socrate bị ba công dân Athènes là Mélètos, Anytos và Lycon truy tố về tội «làm thanh niên hư hỏng» và «thay thế các vị thần của thành quốc bằng ngoại thần». Theo luật pháp của Athènes, kẻ bị buộc tội có thể tự biện hộ hay đọc bài cãi do người khác viết giúp. Ông chọn giải pháp đầu, và sau một phiên xử mang danh nghĩa công lý song thực chất là chính trị, đã bị kết án phải uống thuốc độc. Nhưng cũng từ đó, Socrate hoá thân thành mẫu mực bất tử, bài tự biện của ông do Platon ghi lại trở thành tác phẩm văn học và triết học gối đầu giường, «trường hợp Socrate» không ngừng chất vấn lương tâm con người, đồng thời đặt ra một câu hỏi lớn về công lý cho mọi chế độ chính trị. Để chuyển ngữ tác phẩm lý thú này, chúng tôi chủ yếu dựa trên bản dịch tiếng Pháp của Victor Cousin (Apologie de Socrate, 1822), và bản dịch tiếng Anh của Benjamin Jowett (The Apology of Socrates, 1892), cả hai đều có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet. Tuy nhiên, ở một số đoạn, chúng tôi đã sử dụng song song các bản dịch Pháp ngữ mới của Emile Chambry hoặc Luc Brisson, khi thấy cần phải diễn tả giản dị, trong sáng hoặc gần gũi hơn với tiếng Việt. PHẦN MỘTSocrate tường thuật nguồn gốc của sự vu khống mà ông là nạn nhân, chất vấn Mélètos, và đặt vấn đề công lý. Thưa quý công dân Athènes[01], không biết những kẻ truy tố tôi đã gây ấn tượng gì trên quý vị; riêng đối với tôi, bài buộc tội của họ[02] quả đã có sức thuyết phục mạnh đến độ hầu như đôi lúc nó làm tôi quên bẵng mình là ai. Rằng hay thì thực là hay; tuy nhiên, họ chẳng phát biểu tới một lời trung thực. Song trong bao dối trá đã tuôn ra ở đây, điều làm tôi sửng sốt hơn cả là khi họ dặn quý đồng hương phải cảnh giác trước tài hùng biện của Socrate. Nói thế mà không sợ bị phủ nhận ngay tức khắc thì thật là liều lĩnh đến mức trơ tráo, bởi vì chỉ cần mở miệng ra tôi đã vô tình chứng minh trước cử tọa rằng Socrate này chẳng có chút nghề miệng luỡi mọn nào. Trừ phi đối với họ sự hùng biện có nghĩa là sức mạnh của sự thật. Nếu đúng như thế, tôi thú nhận có thể là nhà hùng biện, nhưng không phải theo kiểu của họ. Bởi vì, xin nhắc lại một lần nữa, họ chưa hề nói lên lời nào đúng với sự thực, trong khi từ miệng tôi, quý vị sẽ nghe tất cả sự thực, cho dù nó không được chải chuốt bằng loại ngôn từ bóng bẩy như trong diễn từ đầy tiểu xảo của bên nguyên, mà ngược lại, bằng bất cứ câu chữ nào thoạt hiện đến trong đầu; bởi vì thực tình, tôi tin chắc rằng mình sẽ không nói điều gì không chân thực. Vậy, đừng ai chờ đợi chi khác ở Socrate. Tìm mua: Socrate Tự Biện TiKi Lazada Shopee Ở vào tuổi đời này, thật khó coi nếu tôi xuất hiện trước mắt quý vị như một thiếu niên đang tập diễn thuyết trước công chúng, phải không quý đồng hương Athènes? Cho nên ân huệ duy nhất mà tôi xin quý vị là, nếu phải nghe tôi tự bênh vực bằng cùng thứ ngôn ngữ mà tôi vẫn quen dùng ở quảng trường Agora[03], gần các bàn đổi tiền (nơi một số đông quý vị ở đây đã từng nghe tôi phát biểu) hay ở bất cứ chỗ nào khác, xin chớ ngạc nhiên và ồn ào ngắt lời tôi[04]; bởi vì hôm nay là lần đầu tiên trong đời, tuổi đã ngoài bảy mươi, Socrate này mới phải ra hầu tòa, nên thật tình hoàn toàn xa lạ với thứ ngôn ngữ được sử dụng nơi pháp đình. Thế thì, y hệt như nếu tôi là người sống ngoài thành quốc, quý vị sẽ dung thứ cho phép tôi phát biểu bằng lời nói và cung cách của nơi tôi ở, tôi cũng xin quý vị, và tôi tin rằng đấy là yêu cầu chính đáng, hãy để cho tôi làm chủ phần hình thức của phần tự biện này, cho dù nó sẽ có kết quả tốt xấu ra sao, mà chỉ tập trung tất cả chú ý suy xét xem những điều tôi nói ra là đúng hoặc sai. Đấy chính là nhiệm vụ của người xét xử; nhiệm vụ của diễn giả là khai báo sự thật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Socrate Tự Biện PDF của tác giả Platon nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mác-Xít (Đặng Phùng Quân)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mác-Xít PDF của tác giả Đặng Phùng Quân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Lo Âu Về Địa Vị (Alain De Botton)
Câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể bị hỏi bởi một người nào đó bạn gặp tại một bữa tiệc là “Vậy bạn làm nghề gì?”. Phụ thuôc vào sự ấn tượng của câu trả lời mà bạn đưa ra, người khác sẽ có mong muốn làm quen với bạn nhiều hơn, hay làm lơ với bạn. Chúng ta lo lắng, bởi ta đang sống trong một thế giới của những kẻ coi trọng địa vị xã hội, những người chỉ lấy “Công việc chuyên môn” - một khía cạnh nhỏ của một co người - và dùng chúng để đưa ra những nhận định tuyệt đối về giá trị của người khác. Đối nghịch với khái niệm “kẻ coi trọng địa vị” là mẹ của bạn. Bà không hề quan tâm tới địa vị của bạn, cái bà quan tâm là tâm hồn của bạn. Thế nhưng, không phải ai cũng là mẹ của bạn. Và đó là lý do vì sao chúng ta lại để tâm quá nhiều tới sự đánh giá của người khác và lo sợ sẽ bị bẽ mặt. Có người nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại nặng về vật chất. Nhưng sự thật còn chua xót hơn thế. Chúng ta đang sống trong thời đại mà những phần thưởng về tinh thần phải nương vào việc có được của cải vật chất. Thứ mà người ta muốn khi họ chạy theo tiền, quyền chức hay xe đẹp hiếm khi là tiền, chức quyền, xe đẹp. Mà thường chỉ là sự chú ý, sự tôn trọng. Nếu như họ thích việc người ta tán thưởng những người giàu có về vật chất. Lần tới khi bạn nhìn thấy một anh chàng lái một chiếc xe Ferrari đi ngang qua, đừng nghĩ đó là một người có ham muốn khác thường. Hãy nghĩ rằng đó là một người cực kì dễ bị tổn thương và thiếu thốn tình cảm. Chúng ta cũng lo lắng bởi vì chúng ta luôn được bảo rằng mình có thể trở thành bất cứ thứ gì. Chúng ta nghe những điều đó từ những ngày đầu tiên sống trên đời. Lẽ ra sẽ thật tuyệt khi xung quanh ta có quá nhiều cơ hội. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thất bại trong cái thế giới quá rộng lớn này? Sẽ ra sao nếu chúng ta không leo được lên tới đỉnh cao khi mà xung quanh có quá nhiều cơ hội? Khu vực sách “tự lực” của một nhà sách luôn được chất đầy bởi 2 loại sách tóm lược được tình trạng lo âu thời hiện đại. Loại đầu tiên sẽ có tiêu đề đại loại như: “Làm sao để thành công trong 15 phút” và “Trở thành triệu phú sau một đêm”. Loại thứ hai sẽ có tiêu đề như “Làm thế nào để đối phó với lòng tự trọng thấp”. Hai loại sách này đều có liên quan với nhau. Một xã hội luôn nói với nhau rằng họ có thể trở thành bất cứ thứ gì, trong khi sự thật là chỉ có một số nhỏ là có thể thành công, thì xã hội đó rồi sẽ kết thúc trong sự thất vọng và đau buồn.***Trong đời sống hẳn ai cũng từng có nỗi lo lắng về địa vị, có thể là nỗi tự ti ngấm ngầm hay cảm giác thua thiệt; có thể là sự ghen tị hay mối lo bị thiên hạ coi như một kẻ thất bại. Dù xét trên bình diện nào, nỗi lo âu về địa vị vẫn luôn là chủ đề tươi mới, khi con người hoài mong và tìm kiếm cho mình một chỗ đứng giữa đồng loại. Con người dường như ngày càng nhiều nỗi lo âu hơn, khó thỏa mãn hơn, bất chấp sự phát triển nhanh chóng của nền kỹ nghệ và của xã hội tiêu dùng. Để truy tìm căn nguyên, de Botton sử dụng lập luận dựa trên bốn địa hạt chính là Triết học, Tôn giáo, Chính trị và Nghệ thuật, nhưng không vì thế mà Nỗi lo âu về địa vị sa vào kinh viện. Có thể không phải là một chuyên luận chuẩn mực và thấu đáo về triết học hay xã hội học làm vừa lòng các bậc thức giả đạo mạo, nhưng cuốn sách vẫn có thể khiến độc giả choáng ngợp với lượng kiến thức đồ sộ được chuyển tải bằng văn phong lúc trang nhã cổ kính lúc thời thượng khôi hài. Tìm mua: Nỗi Lo Âu Về Địa Vị TiKi Lazada Shopee Bằng một lối nhàn đàm đậm chất de Botton, Nỗi lo âu về địa vị là một cuốn sách mở ra nhiều cuốn sách. “Một cuốn sổ tay hướng dẫn nghiêm túc nhưng cũng đầy khôi hài về cách sống.”***Alain de Botton Sinh năm 1969 tại Zurich, Thụy Sĩ, hiện nay sống ở London. Ông là tác giả của nhiều tiểu luận và được gọi là tác giả của một “triết học về cuộc sống thường ngày”. Các chủ đề của ông có thể là: tình yêu, du lịch, kiến trúc hay văn chương. Các tác phẩm của ông từng trở thành bestseller tại hơn 30 nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Lo Âu Về Địa Vị PDF của tác giả Alain De Botton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.