Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi (50 Cent)

LỜI MỞ ĐẦU

Tôi gặp 50 Cent lần đầu tiên vào mùa đông năm 2006. Anh rất thích cuốn sách 48 nguyên tắc quyền lực của tôi, và cũng rất hứng thú với việc hợp tác trong một dự án sách mới. Trong buổi gặp gỡ đó, chúng tôi trò chuyện về chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, và công việc kinh doanh âm nhạc. Điều khiến tôi ấn tượng nhất là chúng tôi có cách nhìn nhận rất giống nhau về thế giới, một cách nghĩ chung vượt qua những khác biệt lớn lao về nguồn gốc xuất thân của chúng tôi. Chẳng hạn, khi trò chuyện về những trò chơi quyền lực mà anh đang tự mình trải nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc, cả hai chúng tôi đều gạt sang bên những lời giải thích nhẹ nhàng hiền lành của người đời về cách ứng xử của họ và cố gắng xác định xem thực ra họ đang muốn hướng tới cái gì. Anh đã tạo lập cho mình lối suy nghĩ này trên những con phố đầy rẫy hiểm nguy của khu Southside Queens, nơi nó thực sự là một kỹ năng sinh tồn; còn tôi đến với lối suy nghĩ này sau khi đã đọc không ít về lịch sử và quan sát những mánh lới xảo quyệt của nhiều loại người tại Hollywood, nơi tôi từng làm việc nhiều năm. Dù thế nào đi nữa, bức phối cảnh tổng thể vẫn chẳng có gì khác biệt.

Chúng tôi kết thúc cuộc gặp gỡ hôm đó bằng một ý tưởng mở về một dự án trong tương lai. Trong khi tôi ngẫm nghĩ trong những tháng tiếp theo để tìm một đề tài triển vọng cho cuốn sách này, càng ngày tôi càng bị cuốn hút bởi ý tưởng đưa hai thế giới của chúng tôi gần lại nhau. Điều khiến tôi thích thú nhất về nước Mỹ là xã hội linh hoạt không ngừng biến đổi của nó, liên tục có những người từ dưới đáy vươn lên tới đỉnh cao và làm thay đổi nền văn hóa trong quá trình đi lên của họ. Thế nhưng ở một cấp độ khác, đây vẫn là một quốc gia sống với những cộng đồng xã hội khép kín. Những người nổi tiếng thường tụ tập lại quanh những người nổi tiếng khác; các nhà học giả, trí thức khép kín bản thân trong thế giới riêng của họ; người ta thích liên hệ với những người giống như mình. Nếu như chúng ta rời bỏ những thế giới chật hẹp này, cuộc hành trình đó thường sẽ giống như quan sát hay du lịch vào một khía cạnh khác của đời sống. Vậy nên một đề xuất có vẻ rất thú vị ở đây là hãy cố quên đi càng nhiều càng tốt sự khác biệt bề ngoài của chúng ta và hợp tác dựa trên các ý tưởng - tức là soi sáng một vài sự thật về bản chất con người vượt qua tất cả khác biệt về đẳng cấp hay sắc tộc.

Với một cái nhìn mở và mong muốn xác định xem cuốn sách này cần nói về điều gì, tôi đã trao đổi với 50 Cent trong gần hết năm 2007. Tôi gần như được phép thâm nhập hoàn toàn vào thế giới của anh. Tôi đi cùng anh tới nhiều cuộc gặp gỡ bàn chuyện kinh doanh với các nhân vật quyền thế, lặng lẽ ngồi xuống ở một góc và quan sát anh hành động. Có một hôm tôi tận mắt chứng kiến một bàn so nắm đấm ngay trong văn phòng của anh giữa hai nhân viên dưới quyền, dữ dội đến mức 50 Cent đã phải đích thân can thiệp để chấm dứt. Tôi đã quan sát một cơn khủng hoảng giả tạo mà anh đã dàn dựng nên cho giới báo chí nhằm mục đích quảng cáo cho mình. Tôi đã đi theo anh trong khi anh gặp gỡ những ngôi sao khác, những người bạn thuở thiếu thời, các nhân vật hoàng gia ở châu Âu, hay các khuôn mặt trong chính giới. Tôi từng tới thăm ngôi nhà thời thơ ấu của anh ở khu Southside Queens, trò chuyện cùng những người bạn của anh từ thời còn lang thang trên đường phố, và cảm nhận được lớn lên trong thế giới đó là như thế nào. Và càng được chứng kiến anh hành động trong tất cả những bối cảnh này nhiều hơn, tôi càng cảm thấy 50 Cent chính là một ví dụ sống động của những nhân vật lịch sử mà tôi đã đề cập trong ba cuốn sách của mình. Anh chính là một tay chơi thượng thặng trong trò chơi quyền lực, một Napoleon Bonaparte của kỷ nguyên hip-hop.

Khi viết về những nhân vật quyền uy khác nhau trong lịch sử, tôi đã xây dựng một lý thuyết cho rằng nguồn gốc thành công của họ gần như luôn luôn có thể tìm thấy ở một kỹ năng duy nhất, một phẩm chất độc nhất vô nhị nào đó khiến họ trở nên khác biệt so với những người khác. Với Napoleon đó là khả năng đáng nể của ông trong việc hấp thu một khối lượng khổng lồ các chi tiết và tổ chức, sắp xếp chúng lại trong đầu. Điều này đã cho phép ông hầu như luôn biết rõ hơn các tướng lĩnh đối phương về những gì đang diễn ra. Sau khi đã quan sát 50 Cent và trò chuyện về quá khứ của anh, tôi khẳng định rằng nguồn gốc sức mạnh của anh chính là hoàn toàn không hề biết sợ. Tìm mua: Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi TiKi Lazada Shopee

Phẩm chất này không thể hiện công khai qua những màn gào thét hay những chiến thuật hăm dọa một cách quá lộ liễu. Bất cứ khi nào 50 Cent làm như vậy trước công chúng đều chỉ là diễn xuất đơn thuần. Phía sau cánh gà, anh là một người lạnh lùng đầy toan tính.

Sự không biết sợ của anh được thể hiện qua cả thái độ lẫn hành động. Anh đã chứng kiến và sống sót qua quá nhiều cuộc chạm trán nguy hiểm trên đường phố nên không còn cảm thấy lúng túng, dù chỉ là một chút thoáng qua, trong thế giới có tổ chức. Nếu anh không thích một thỏa thuận nào đó, anh sẽ lập tức bỏ đi ngay không buồn quan tâm đến. Nếu anh cần phải chơi rắn với một đối thủ, anh lập tức thực hiện không do dự. Anh luôn cảm thấy hoàn toàn tự tin vào chính mình. Sống trong một thế giới nơi phần lớn mọi người nói chung đều rụt rè và bảo thủ, anh luôn có lợi thế ở quyết tâm muốn làm nhiều hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và hành sự bất chấp quy tắc. Xuất thân từ một môi trường nơi anh chưa bao giờ trông đợi có thể sống quá hai mươi lăm tuổi, anh cảm thấy mình chẳng có gì để mất, và điều đó mang đến cho anh sức mạnh lớn lao.

Càng nghĩ nhiều về sức mạnh độc đáo này của anh, dường như tôi càng thấy nó đem đến cho tôi nhiều cảm hứng và ý tưởng. Tôi có thể thấy chính bản thân mình được hưởng lợi từ tấm gương của anh và vượt qua được nỗi sợ hãi của chính tôi. Tôi đi tới quyết định rằng không sợ hãi, dưới mọi hình thức đa dạng của nó, sẽ là chủ đề của cuốn sách.

Quá trình viết Nguyên tắc 50 rất đơn giản. Trong khi quan sát và trò chuyện với 50 Cent, tôi ghi nhận một số hình thái xử thế và chủ đề mà cuối cùng trở thành mười chương của cuốn sách này. Sau khi đã xác định các chủ đề, tôi thảo luận về chúng với 50 Cent, và chúng tôi cùng nhau gọt giũa, định hình chúng cụ thể hơn nữa.

Chúng tôi nói về việc vượt qua nỗi sợ cái chết, về khả năng đón nhận sự hỗn loạn và thay đổi, về sự biến đổi kỳ diệu trong tâm tưởng bạn có thể tạo ra bằng cách xem bất cứ nghịch cảnh nào như một cơ hội để nắm lấy sức mạnh. Chúng tôi liên hệ những ý tưởng này với trải nghiệm của chính bản thân mình, cũng như với thế giới nói chung. Sau đó tôi phát triển những cuộc thảo luận này bằng những nghiên cứu của chính mình, kết hợp giữa ví dụ của 50 Cent với những câu chuyện về những người khác cũng từng thể hiện phẩm chất can đảm như vậy trong suốt chiều dài lịch sử.

Cuối cùng, đây là một cuốn sách về một triết lý sống cụ thể có thể được tóm lược lại như sau: những nỗi sợ hãi của bạn là một thứ nhà tù giam hãm bạn trong một ranh giới hành động chật hẹp. Càng ít sợ, bạn càng có nhiều sức mạnh hơn, và sống trọn vẹn hơn.

Chúng tôi hy vọng rằng Nguyên tắc 50 sẽ là nguồn cảm hứng giúp bạn khám phá ra sức mạnh này cho chính mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi PDF của tác giả 50 Cent nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Vì Sao Các Quốc Gia Thất Bại: Nguồn Gốc Của Quyền Lực, Thịnh Vượng Và Nghèo Đói (Daron Acemoğlu)
Sử dụng lịch sử Đông-Tây kim-cổ đã diễn ra trên tất cả các châu lục của trái đất này, hai tác giả lập luận rằng những quốc gia thất bại là những đất nước bị cai trị bởi một nhóm quyền thế tập trung, và những nhóm này đã tổ chức xã hội để phục vụ cho quyền lợi riêng của họ trong khi đại đa số quần chúng nhân dân phải trả giá. Thế lực chính trị bị tập trung trong một nhóm nhỏ, được sử dụng để tạo ra tài sản khổng lồ cho những người nắm giữ quyền lực. Trong khi đó, những nước trở nên giàu có là vì người dân nước đó lật đổ giới quyền thế, những người kiểm soát quyền lực, và tạo ra một xã hội trong đó các quyền chính trị được phân phối rộng rãi, trong đó chính phủ có trách nhiệm giải trình và phải đáp ứng trước công dân, và trong đó đại đa số quần chúng có thể tranh thủ các cơ hội kinh tế. Tóm lại, điều cuốn sách muốn nhắm đến là thể chế nào có những điều chỉnh, cải cách để dung hợp được các lợi ích kinh tế-chính trị và tạo điều kiện cho người dân làm ăn sinh sống được tốt nhất sẽ thành công. Như sách đã chỉ ra, ngay như Trung Quốc, khi họ giải quyết được phần nào đó sự dung hợp này, họ đã có sự tăng trưởng thần kỳ. Và giờ đây họ vẫn tiếp tục giải quyết bài toán thể chế dung hợp của họ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vì Sao Các Quốc Gia Thất Bại: Nguồn Gốc Của Quyền Lực, Thịnh Vượng Và Nghèo Đói PDF của tác giả Daron Acemoğlu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sức Mạnh Của Những Con Số (Kashiwagi Yoshiki)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sức Mạnh Của Những Con Số PDF của tác giả Kashiwagi Yoshiki nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Tuyệt Chủng Của Con Người Kinh Tế (Michael Shermer)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Tuyệt Chủng Của Con Người Kinh Tế PDF của tác giả Michael Shermer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Quốc Gia Thăng Trầm - Lý Giải Vận Mệnh Của Các Nền Kinh Tế (Ruchir Sharma)
Bản chất phù du và chật vật của sự tăng trưởng mạnh mẽ giờ đây đã được nhìn thấy rõ, và nó đặt ra một câu hỏi đơn giản. Làm thế nào, trong một thế giới vô thường, ta có thể dự đoán những quốc gia có nhiều cơ may sẽ tăng tiến hoặc suy vong? Đâu là những dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy vận mệnh của một quốc gia sắp chuyển biến, và làm thế nào nhìn ra những dấu hiệu đó. Để giúp định hướng trong một thế giới thường tình - một môi trường dễ gặp phải sự bùng nổ tăng trưởng, sa sút và phản kháng - Quốc gia thăng trầm vạch ra mười quy luật để nhận diện liệu một quốc gia đang tăng trưởng, suy thoái hay chỉ đi luẩn quẩn. *** Cuốn sách mang tới cái nhìn tổng quan về lịch sử, cơ chế vận hành, đặc trưng của các nền kinh tế thế giới, từ đó phóng chiếu về viễn cảnh tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Trước hết, cuốn sách là sự lắng nghe. Nghe những gì không phát ra âm thanh và không phải là âm thanh. Tiếng bục vỡ tan rã hình thành, phát triển và suy vi của các nền kinh tế - chính trị trên thế giới. Ruchir Sharma có vẻ là “ông thầy lang” bắt mạch kinh tế nhưng không kê thuốc. Không có toa thuốc nào, chỉ có các nguyên lý khởi sinh và phát triển cùng lời tiên đoán cho tương lai. Quốc gia thăng trầm vừa là bản phác thảo vừa là bản tổng kết quá trình vận hành của các nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Tìm mua: Quốc Gia Thăng Trầm - Lý Giải Vận Mệnh Của Các Nền Kinh Tế TiKi Lazada Shopee Ở đó, hệ thống “mạch ngầm” và sự kết nối tương tác lẫn nhau giữa các nền kinh tế được thăm dò và trình bày một cách dễ hiểu. Từ đó, người viết phô ra bức tranh toàn cảnh nền kinh tế cũng như sự thịnh vượng và suy vi của các quốc gia, các thế lực chính trị để cho hoạt động kinh doanh mậu dịch toàn cầu hiện ra các đường mạch chính yếu của nó. Cuốn sách mang tới cái nhìn tổng quan về lịch sử và cơ chế vận hành, cũng như đặc trưng của các nền kinh tế thế giới, từ đó phóng chiếu về viễn cảnh tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Những vấn đề vĩ mô ấy được đưa ra từ một điểm nhìn phù hợp và thông thoáng. Sự thông thoáng ở chỗ cách viết giản dị và cách tiếp cận đời thường. Không phải là tài liệu mang tính hàn lâm, cuốn sách thật sự gần gũi với tất cả chúng ta. Bởi mỗi người sẽ nhìn thấy bối cảnh đời sống mà ở đó sự liên đới kinh tế của mình được xác lập. Ở Quốc gia thăng trầm, người viết không chỉ căn cứ trên vận động của các nền kinh tế thế giới thông qua nhiều đợt khủng khoảng trải dài từ những thập kỷ cuối thiên niên kỷ trước đến những năm đầu của thiên niên kỷ thứ III, mà còn mở rộng biên độ góc nhìn đối với nền văn minh nhân loại nói chung. Dường như ở điểm nhìn, người viết còn quan sát bằng cảm thức về sự biến đổi luân chuyển của các đế chế và các trung tâm kinh tế thế giới trước đó. Thế nên, người viết đi đến chỗ phát hiện các quy luật vận động mang tính cơ bản đồng thời dự đoán cho tương lai. Trong công việc đó, Ruchir Sharma cho thấy 1 cách nhìn siêu hình về sự vận động của các nền kinh tế chính trị. Rằng nguyên lý trước tiên và cơ bản cho sự vận hành: lẽ vô thường. Điều này làm nên sự khác biệt cho cuốn sách. Người viết sẽ trình bày tỉ mỉ bằng những cứ liệu thuyết phục về các biến động kinh tế nhưng đằng sau đó, người viết sẽ mang lại cho bạn đọc thái độ bình tâm và óc phán đoán kiên quyết trước các biến động ấy. Bởi “lẽ vô thường” sẽ đánh tan các dấu hiệu sợ hãi biến động mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua một cách tuần hoàn và dĩ nhiên. Khi đưa ra đánh giá về bối cảnh và tiềm năng kinh tế của các quốc gia, chẳng hạn như trường hợp Nga từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2000, Ruchir Sharma tỏ ra là một kẻ “lập dị”. Tuy nhiên, thực trạng kinh tế hiện nay đã cho thấy ông có lí. Bởi bối cảnh kinh tế thay đổi luôn luôn và kẻ chiến thắng ở giai đoạn trước hoàn toàn có thể thảm bại ở chặng đường sau. Vì thế nên, “lẽ vô thường” và “nguyên lý tiên phong” đóng vai trò quan trọng để thích nghi và cho thấy độ nhạy bén của 1 nền kinh tế. Dù những kiến giải của ông có vẻ đi ngược lại xu hướng đánh giá chung, dù rằng ông thường cho thấy 1 tương lai có vẻ u ám nhưng các lập luận về rủi ro và viễn tượng tồi tệ của Ruchir Sharma hoàn toàn đáng lưu tâm và cần thiết. Với Quốc gia thăng trầm, bạn đọc dễ thấy nguy cơ khủng hoảng thường đi kèm các tiên liệu (chẳng hạn như bài viết và vở kịch của Robert Zielinski về hoạt động tín dụng ở Thái Lan). Có vẻ “nhà tiên tri” ở đây ưa nói về sụp đổ hơn là 1 tương lai xán lạn. Kèm theo các số liệu thường là những dấu hiệu trước đó về 1 cuộc đại khủng hoảng mà dư chấn của nó có thể còn dai dẳng trong xã hội sau này. Vết hằn từ cuộc khủng hoảng đó có để bẻ lái cả 1 nền kinh tế. Và thay vì xác định các nguyên nhân ngoại tại thì Ruchir Sharma thường mổ xẻ các lí do nội tại hay những biến chuyển ngầm trong tự thân nền kinh tế mà nhiều người hay lơ là, ít chú ý. Nghĩa là, ông thiết lập cái nhìn sâu vào địa tầng của 1 nền kinh tế từ tất cả các vận hội của nó. Sau nữa, người đọc sẽ “ngã ngửa” với nhiều kiến giải của tác giả. Bởi lập trường của Ruchir Sharma li khai với đám đông các nhà đầu tư đương thời. Quốc gia thăng trầm là một cuốn sách đáng ngạc nhiên. Không phải bằng thái độ khoa trương câu giật, người viết sẽ khiến cho bạn đọc “vỡ lẽ” bằng sự trải nghiệm của người trong cuộc. Từ đó, với các gợi ý về nguyên lý vận động, người đọc sẽ tự đúc kết cho mình các cơ chế biến chuyển của nền kinh tế mà họ dự phần bằng cách soi chiếu lại góc nhìn của Ruchir Sharma. Chung quy, với cuốn sách này, Ruchir Sharma cho thấy ông không chỉ là cây viết sâu sắc, một nhà đầu tư sáng suốt mà còn là một nhà tư tưởng về kinh tế chính trị thế giới trong thiên niên kỷ mới đầy biến động. *** Về tác giảRuchir Sharma là một trong những lãnh đạo cao cấp nhất tại Quỹ Quản lý Đầu tư Morgan Stanley, với hơn 20 tỷ đô-la tài sản thuộc quyền quản lý. Ông đi nhiều, dành ra một tuần mỗi tháng tại một quốc gia để gặp gỡ giới chính trị, CEO hàng đầu và các nhân vật địa phương khác. Sharma đã là một cây viết thậm chí từ trước khi là một nhà đầu tư. Ông là cộng tác viên thường xuyên cho các trang quan điểm của Wall Street Journal, Financial Times và Times of India. Các tiểu luận của ông đã được đăng trên tạp chí Foreign Affairs, Time, New York Times, Foreign Policy, Forbes và Bloomberg View. Trong thập kỷ qua, ông đã dành nhiều thời gian làm cộng tác viên biên tập với Newsweek, nơi ông phụ trách một chuyên mục thường xuyên mang tên “Nhà đầu tư toàn cầu (Global Investor)”. Cuốn sách đầu tay của ông, Các quốc gia đột phá: Tìm kiếm phép mầu kinh tế tiếp theo (Breakout Nations: In Pursuit of the Next Economic Miracles) đã ra mắt và trở thành sách bán chạy số một ở Ấn Độ, sách bán chạy trên Wall Street Journal và được Foreign Policy bình chọn là một trong 21 cuốn sách phải đọc trong năm 2012. Bloomberg nêu danh Sharma như một trong 50 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào tháng 10-2015. Năm 2012, ông được Foreign Policy chọn là một trong các Nhà tư tưởng Hàng đầu Toàn cầu, và vào tháng 6-2013, tuần san Outlook hàng đầu của Ấn Độ đã vinh danh ông là một trong 25 Người Ấn Độ Thông minh nhất Thế giới. Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos đã chọn Sharma là một trong những Nhà lãnh đạo trẻ hàng đầu của thế giới vào 2007. Là một vận động viên chạy bộ đầy nhiệt huyết, ông thường xuyên tập luyện với cựu huấn luyện viên Olympic của mình và tranh tài trong các cuộc chạy nước rút.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quốc Gia Thăng Trầm - Lý Giải Vận Mệnh Của Các Nền Kinh Tế PDF của tác giả Ruchir Sharma nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.