Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Vào Thiền (Nguyên Minh)

Dẫn nhập

Một trong những sáng tạo độc đáo có thể được xem là vĩ đại nhất trong lịch sử toàn nhân loại chính là Thiền học. Sở dĩ có thể nói như thế, là vì trong suốt bề dày lịch sử hình thành và phát triển, thiền đã và đang mang lại cho nhân loại những giá trị tốt đẹp có ý nghĩa đối với mọi dân tộc và mọi thời đại. Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính... Tất cả chúng ta đều bình đẳng và có cơ hội như nhau khi đến với thiền.

Sự phát triển mạnh mẽ của thiền trong những năm gần đây ở các nước phương Tây đã chứng minh điều này. Thiền không chỉ là “tinh hoa văn hóa phương Đông” như đã được thừa nhận từ lâu, mà đang dần dần trở nên quen thuộc và phát triển ngay trong lòng những xã hội công nghiệp hiện đại náo nhiệt nhất, mặc dù điều này có vẻ như một nghịch lý khi so sánh với tính chất tĩnh lặng từ nhiều thế kỷ qua khi thiền phát triển ở các nước phương Đông.

Chúng ta đều biết, người đầu tiên khơi mở nguồn thiền cho nhân loại là đức Phật Thích-ca Mâu-ni, bởi vì thiền vốn dĩ là một trong các pháp môn do ngài truyền dạy. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta biết được hôm nay về thiền học còn có cả sự đóng góp của nhiều thế hệ thiền sư, những người đã trực tiếp truyền nối và phát triển thiền học. Họ không chỉ tiếp nhận những tinh túy của các bậc thầy đi trước truyền lại, mà mỗi người còn đóng góp sự sáng tạo của mình vào tính chất phong phú và độc đáo của thiền. Chính nhờ vào điều này mà trải qua hơn 25 thế kỷ, thiền vẫn luôn giữ được tính chất sinh động, linh hoạt và bắt kịp mọi sự thay đổi chuyển biến của từng thời đại, cũng như nhanh chóng thích nghi với mọi điều kiện phát triển trong từng xã hội khác nhau.

Tuy nhiên, tiếp nhận thiền vào cuộc sống của mỗi người và tìm hiểu về thiền là hai việc khác nhau. Tìm mua: Vào Thiền TiKi Lazada Shopee

Một số người may mắn có thể bắt tay ngay vào việc thực hành thiền để tự mình có thể đạt được phần lợi ích thiết thực ngay trong cuộc sống mỗi ngày. Đây cũng có thể xem là mục đích chính của thiền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, việc tìm hiểu thiền được đòi hỏi như một động cơ tích cực ban đầu để giúp cho những người chưa bước chân vào thiền có thể có được những cơ sở xác lập niềm tin trước khi khởi sự thực hành thiền. Thường thì đây là những đối tượng tích chứa nhiều tri thức kiến giải và không thể bước thẳng vào thiền khi chưa được nghe những bài giảng dài và thuyết phục.

Tập sách này được viết ra chính là vì nhắm đến những ai còn đứng ngoài cửa thiền, vốn dĩ chỉ biết đến thiền như một môn học giống như bao nhiêu môn học khác. Cho dù sự hiểu biết về thiền hoàn toàn không thể giúp chúng ta cảm nhận được những gì mà thiền có thể thực sự mang đến trong cuộc sống, nhưng chắc chắn đây sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho bất cứ ai quan tâm đến lãnh vực này.

Nhưng riêng về điểm này, cũng có không ít ý kiến cho rằng việc “học nhiều biết rộng” chẳng qua chỉ làm trở ngại thêm cho việc thực hành thiền mà thôi. Trên cơ sở cho rằng thiền vốn là “bất lập văn tự”, nhiều người tin rằng mọi sự nghiên cứu tìm hiểu chỉ là công việc của những ai vốn chẳng hiểu chút gì về thiền cả!

Việc nhấn mạnh vào khía cạnh thực nghiệm của thiền là hoàn toàn chính xác. Nhưng “dị ứng” với việc tìm hiểu về thiền là một thái độ cực đoan. Hiểu theo cách cực đoan này thì ngay cả cái tôn chỉ “bất lập văn tự” cũng đã không thể nêu lên, vì vừa nhắc đến vốn đã là văn tự. Và nếu quả thật không văn tự thì hậu thế chúng ta dựa vào đâu mà biết được những gì tổ sư ngày xưa truyền dạy? Chỉ riêng một chỗ này, nếu hiểu không thấu đáo tất yếu sẽ nảy sinh mâu thuẫn không sao giải quyết được.

Tập sách này không có tham vọng trình bày tất cả những gì có liên quan đến thiền, nhưng hy vọng sẽ có thể mang đến cho bạn đọc một cái nhìn khái quát tạm đủ để thấy được đôi nét đặc trưng của thiền, cũng như góp phần làm thay đổi một vài định kiến sai lệch về mối quan hệ giữa thiền với ngôn ngữ văn tự. Trong bối cảnh phát triển ngày càng rộng khắp của thiền học, hy vọng là tập sách sẽ có thể góp phần nhỏ nhoi trong việc tạo ra một cái nhìn thích hợp về thiền cho những ai lần đầu tiên quan tâm tìm đến lãnh vực này, cũng như trong một chừng mực nào đó có thể xem là một phương thức sử dụng tri thức để xóa bỏ tri thức, giúp cho một số người có thể bước chân vào thiền.

Mặc dù đã hết sức thận trọng trong suốt quá trình hình thành tập sách, nhưng do những hạn chế nhất định về trình độ, chắc hẳn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Kính mong các bậc cao minh rộng lòng chỉ giáo và quý độc giả gần xa niệm tình lượng thứ.

Tháng 12 năm 2004

Nguyên MinhDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Minh":Vào ThiềnAi Vào Địa Ngục?Vì Sao Tôi KhổChắp Tay Lạy NgườiNhững Tâm Tình Cô ĐơnSống Thiền

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vào Thiền PDF của tác giả Nguyên Minh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trần Nhân Tông - Đức Vua Sáng Tỏ Một Dòng Thiền (Nguyên Giác)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Nguyên Mông xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền tông mà đến bây giờ vẫn còn phát triển, trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm. Ngài tên húy là Khâm, con trưởng Vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng thái hậu, sanh ngày mười một tháng Mười Một năm Mậu Ngọ (1258). Ngài tuy ở vị sang cả mà tâm hâm mộ Thiền tông từ thuở nhỏ. Năm mười sáu tuổi được lập làm Hoàng thái tử. Ngài cố từ để nhường lại cho em, mà Vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc mẫu cho Ngài, tức là Khâm Từ Thái hậu sau này. Sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc ấy mà tâm Ngài vẫn thích đi tu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trần Nhân Tông - Đức Vua Sáng Tỏ Một Dòng Thiền PDF của tác giả Nguyên Giác nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chủ Nghĩa Vô Thần (Julian Baggini)
“Chủ nghĩa vô thần thường được coi là một niềm tin tiêu cực, đen tối và bi quan, được đặc trưng bởi sự bác bỏ các giá trị và mục đích và sự phản đối quyết liệt đối với tôn giáo. Chủ nghĩa vô thần: Một giới thiệu rất ngắn được đặt ra để xua tan những huyền thoại xung quanh chủ nghĩa vô thần và cho thấy một cuộc sống không có niềm tin tôn giáo có thể tích cực, có ý nghĩa và đạo đức như thế nào. Nó cũng đối mặt với sự thất bại của các quốc gia vô thần chính thức trong Thế kỉ XX. Cuốn sách trình bày một trường hợp trí tuệ cho chủ nghĩa vô thần, dựa nhiều vào những lí lẽ tích cực cho sự thật của nó cũng như về những lập luận tiêu cực chống lại tôn giáo”. *** Julian Baggini (sinh năm 1968 tại Folkestone) là một triết gia, nhà báo người Anh và là tác giả của hơn 20 cuốn sách về triết học được viết cho mọi đối tượng. Ngoài việc viết về chủ đề triết học, ông cũng đã viết sách về chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa thế tục và bản chất của bản sắc dân tộc. Năm 2019 Baggini được bổ nhiệm làm Giám đốc học thuật của Viện Triết học Hoàng gia Anh. Ông là người đồng sáng lập tạp chí The Philosophers' Magazine và đã viết cho nhiều tờ báo, tạp chí quốc tế. Baggini là một cây bút chuyên mục thường xuyên cho tờ The Guardian, Prospect, Financial Times và là nhà phê bình sách cho The Wall Street Journal. Ông cũng đã viết cho tạp chí New Humanist, The Week, New Statesman, New York Times và Literary Review.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chủ Nghĩa Vô Thần PDF của tác giả Julian Baggini nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Tình Với Đất Mẹ (Thích Nhất Hạnh)
Albert Einstein nói tôn giáo tương lai của nhân loại sẽ là một tôn giáo vũ trụ (cosmic religion) không dựa trên tín điều (dogmas) mà dựa trên sự thật có bằng cớ xác thật (evidence-based). Ông cũng nói nếu có một cái đạo có thể đi đôi được với khoa học và hướng dẫn được cho sự hình thành của một tôn giáo hoàn vũ như thế thì đó là đạo Bụt. Thế kỷ thứ 21 chứng kiến sự tiếp cận giữa đạo Bụt với văn hóa và khoa học Tây phương. Các khoa học gia đã bắt đầu khảo cứu Phật học và đạo học Đông phương để trưng bày những điểm tương đồng của cả hai truyền thống. Những câu hỏi như bản thể của hiện hữu là gì, vũ trụ có từng đã được sáng tạo hay không, Thượng đế có mang dáng dấp của một con người hay không, đã được đặt ra không phải chỉ trong lĩnh vực tôn giáo và triết học, mà cả ở trong lĩnh vực khoa học. Các khoa học gia thường hay đặt câu hỏi: tại sao cái không trở thành được cái có? Đạo Bụt dạy rằng cái thấy chính xác (chánh kiến) vượt ngoài hai ý niệm có- không (Kinh Tán Đà Ca Chiên Diên, Katyayana). Cái thấy của đạo Bụt về duyên sinh, tương tức, vô sinh, vô hữu, vô tác, vô hành (ajata, abhuta, akata, asamkhata) có thể đối thoại với khoa học một cách hứng thú. Nhà khoa học có thể nắm tay nhà Phật học mà đi trong những thập niên tới của thế kỷ này. Đây là tác phẩm mới nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tuy hình thức nhỏ bé, nhưng có thể đóng vai trò của một hồi trống báo hiệu hiện tượng tiếp cận và hình thành của một tuệ giác mới, có khả năng đem lại sự tổng hợp kỳ diệu giữa Phật học, khoa học, tôn giáo và triết học.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhất Hạnh":Bốn Mươi Ba Công Án Của Trần Thái TôngAm Mây NgủAn Lạc Từng Bước ChânAn Trú Trong Hiện TạiBàn Tay Cũng Là HoaBồ Tát Tại Gia Bồ Tát Xuất GiaBước Tới Thảnh ThơiBụt Là Hình Hài - Bụt Là Tâm ThứcChỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người TrẻCho Đất Nước Đi LênCho Đất Nước Mở RaCon Đã Có Đường ĐiCon Đường Chuyển HóaCon Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp TạngCửa Tùng Đôi Cánh GàiĐạo Bụt Nguyên ChấtĐạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hàng NgàyĐạo Phật Của Tuổi TrẻĐạo Phật Đi Vào Cuộc ĐờiĐạo Phật Hiện Đại HóaĐạo Phật Ngày NayĐạo Phật Qua Nhận Thức MớiĐể Có Một Tương LaiĐể Hiểu Đạo PhậtĐường Xưa Mây TrắngDuy Biểu HọcGiậnGiới Tiếp Hiện Chú GiảiHạnh Phúc Mộng Và ThựcHiệu Lực Cầu NguyệnHoa Sen Trong Biển LửaHơi Thở Nuôi Dưỡng Và Trị LiệuHướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình Và Môi SinhHương Vị Của Đất - Văn Lang Dị SửIm Lặng Sấm Sét - Kinh Người Bắt RắnKhông Diệt Không Sinh Đừng Sợ HãiKinh Kim Cang - Gươm Báu Cắt Đứt Phiền NãoKinh Người Áo TrắngKinh Pháp ẤnKinh Quán Niệm Hơi ThởNẻo Vào Thiền HọcNẻo Về Của ÝNghi Thức Tụng Niệm Đại ToànNgười Vô SựNhật Tụng Thiền MônNói Với Tuổi 20Phép Lạ Của Sự Tỉnh ThứcQuan Âm Hương TíchQuan Âm Thị KínhQuyền Lực Đích ThựcSám Pháp Địa XúcSen Búp Từng Cành HéSen Nở Trời Phương NgoạiSống Chung An LạcThiền - Chất Liệu Nuôi Dưỡng Trị Liệu Và Chuyển HóaThiền Hành Yếu ChỉThiền Sư Tăng HộiThiền Tập Cho Người Bận RộnThiết Lập Tịnh ĐộThơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng HạtThương Yêu Theo Phương Pháp Bụt DạyTiếp Xúc Với Sự SốngTình NgườiTố Thiều LanTrái Tim Của BụtTrái Tim Của Hiểu BiếtTrái Tim Của Trúc Lâm Đại SĩTrái Tim Mặt TrờiTruyện Kiều Văn Xuôi Dành Cho Người TrẻTừng Bước Nở Hoa SenTùng Bưởi HồngTuổi Trẻ, Tình Yêu, Lý TưởngTương Lai Thiền Học Việt NamTương Lai Văn Hóa Việt NamTýƯớc Hẹn Với Sự SốngVương Quốc Của Những Người KhùngBông Hồng Cài ÁoThả Một Bè LauNhững Con Đường Đưa Về Núi ThứuThiền Sư Khương Tăng HộiTâm Tình Với Đất MẹĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Tình Với Đất Mẹ PDF của tác giả Thích Nhất Hạnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Tình Với Đất Mẹ (Thích Nhất Hạnh)
Albert Einstein nói tôn giáo tương lai của nhân loại sẽ là một tôn giáo vũ trụ (cosmic religion) không dựa trên tín điều (dogmas) mà dựa trên sự thật có bằng cớ xác thật (evidence-based). Ông cũng nói nếu có một cái đạo có thể đi đôi được với khoa học và hướng dẫn được cho sự hình thành của một tôn giáo hoàn vũ như thế thì đó là đạo Bụt. Thế kỷ thứ 21 chứng kiến sự tiếp cận giữa đạo Bụt với văn hóa và khoa học Tây phương. Các khoa học gia đã bắt đầu khảo cứu Phật học và đạo học Đông phương để trưng bày những điểm tương đồng của cả hai truyền thống. Những câu hỏi như bản thể của hiện hữu là gì, vũ trụ có từng đã được sáng tạo hay không, Thượng đế có mang dáng dấp của một con người hay không, đã được đặt ra không phải chỉ trong lĩnh vực tôn giáo và triết học, mà cả ở trong lĩnh vực khoa học. Các khoa học gia thường hay đặt câu hỏi: tại sao cái không trở thành được cái có? Đạo Bụt dạy rằng cái thấy chính xác (chánh kiến) vượt ngoài hai ý niệm có- không (Kinh Tán Đà Ca Chiên Diên, Katyayana). Cái thấy của đạo Bụt về duyên sinh, tương tức, vô sinh, vô hữu, vô tác, vô hành (ajata, abhuta, akata, asamkhata) có thể đối thoại với khoa học một cách hứng thú. Nhà khoa học có thể nắm tay nhà Phật học mà đi trong những thập niên tới của thế kỷ này. Đây là tác phẩm mới nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tuy hình thức nhỏ bé, nhưng có thể đóng vai trò của một hồi trống báo hiệu hiện tượng tiếp cận và hình thành của một tuệ giác mới, có khả năng đem lại sự tổng hợp kỳ diệu giữa Phật học, khoa học, tôn giáo và triết học.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhất Hạnh":Bốn Mươi Ba Công Án Của Trần Thái TôngAm Mây NgủAn Lạc Từng Bước ChânAn Trú Trong Hiện TạiBàn Tay Cũng Là HoaBồ Tát Tại Gia Bồ Tát Xuất GiaBước Tới Thảnh ThơiBụt Là Hình Hài - Bụt Là Tâm ThứcChỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người TrẻCho Đất Nước Đi LênCho Đất Nước Mở RaCon Đã Có Đường ĐiCon Đường Chuyển HóaCon Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp TạngCửa Tùng Đôi Cánh GàiĐạo Bụt Nguyên ChấtĐạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hàng NgàyĐạo Phật Của Tuổi TrẻĐạo Phật Đi Vào Cuộc ĐờiĐạo Phật Hiện Đại HóaĐạo Phật Ngày NayĐạo Phật Qua Nhận Thức MớiĐể Có Một Tương LaiĐể Hiểu Đạo PhậtĐường Xưa Mây TrắngDuy Biểu HọcGiậnGiới Tiếp Hiện Chú GiảiHạnh Phúc Mộng Và ThựcHiệu Lực Cầu NguyệnHoa Sen Trong Biển LửaHơi Thở Nuôi Dưỡng Và Trị LiệuHướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình Và Môi SinhHương Vị Của Đất - Văn Lang Dị SửIm Lặng Sấm Sét - Kinh Người Bắt RắnKhông Diệt Không Sinh Đừng Sợ HãiKinh Kim Cang - Gươm Báu Cắt Đứt Phiền NãoKinh Người Áo TrắngKinh Pháp ẤnKinh Quán Niệm Hơi ThởNẻo Vào Thiền HọcNẻo Về Của ÝNghi Thức Tụng Niệm Đại ToànNgười Vô SựNhật Tụng Thiền MônNói Với Tuổi 20Phép Lạ Của Sự Tỉnh ThứcQuan Âm Hương TíchQuan Âm Thị KínhQuyền Lực Đích ThựcSám Pháp Địa XúcSen Búp Từng Cành HéSen Nở Trời Phương NgoạiSống Chung An LạcThiền - Chất Liệu Nuôi Dưỡng Trị Liệu Và Chuyển HóaThiền Hành Yếu ChỉThiền Sư Tăng HộiThiền Tập Cho Người Bận RộnThiết Lập Tịnh ĐộThơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng HạtThương Yêu Theo Phương Pháp Bụt DạyTiếp Xúc Với Sự SốngTình NgườiTố Thiều LanTrái Tim Của BụtTrái Tim Của Hiểu BiếtTrái Tim Của Trúc Lâm Đại SĩTrái Tim Mặt TrờiTruyện Kiều Văn Xuôi Dành Cho Người TrẻTừng Bước Nở Hoa SenTùng Bưởi HồngTuổi Trẻ, Tình Yêu, Lý TưởngTương Lai Thiền Học Việt NamTương Lai Văn Hóa Việt NamTýƯớc Hẹn Với Sự SốngVương Quốc Của Những Người KhùngBông Hồng Cài ÁoThả Một Bè LauNhững Con Đường Đưa Về Núi ThứuThiền Sư Khương Tăng HộiTâm Tình Với Đất MẹĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Tình Với Đất Mẹ PDF của tác giả Thích Nhất Hạnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.