Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi Sao (Jiddu Krishnamurti)

BÀI DIỄN VĂN GIẢI TÁN GIÁO HỘI NGÔI SAO

Giáo Hội Ngôi Sao ở Phương Đông được thành lập năm 1911 để tuyên cáo sự xuất hiện của vị Thầy trên thế giới.

Krishnamurti được bầu làm người cầm đầu Giáo Hội. Ngày mùng 2 tháng 8, năm 1929, ngày khai mạc Hội Nghị hàng năm tại Trại của Giáo Hội Ngôi Sao ở Ommen, Hòa Lan, Krishnamurti đã giải tán Giáo Hội trước 3000 hội viên. Dưới đây là toàn thể bài diễn văn đọc trong dịp này.

“Sáng nay, chúng ta sẽ thảo luận về sự giải tán Giáo Hội Ngôi Sao. Nhiều người sẽ hân hoan đón nhận, và những người khác lại có thể buồn rầu. Nó chẳng phải là một vấn đề để vui mừng và cũng chẳng phải để buồn rầu, bởi lẽ nó không thể tránh được, như tôi sẽ giải thích. “Quí vị có thể nhớ câu chuyện về tên ác quỷ và người bạn cùng đi trên đường phố, khi họ thấy một người đi phía trước, cúi xuống và nhặt một vật gì ở dưới đất, ngắm nghía rồi bỏ vào túi hắn. Người bạn nói với tên ác quỷ “Người đó nhặt cái gì vậy?” “Nó nhặt một mảnh Chân Lý” tên ác quỷ trả lời. “Vậy thì nó là một vấn đề không hay cho anh” người bạn nói vậy. “Ồ, nó không phải như vậy”, tên ác quỷ trả lời. “Tôi sẽ để cho nó tổ chức vế vấn đề này.” Tôi vẫn giữ nguyên lập trường của tôi Chân Lý là mảnh đất không có lối vào, và quí vị không thể tiến tới bằng bất cứ con đường nào, bằng bất cứ tôn giáo nào, bằng bất cứ giáo phái nào. Đó là quan điểm của tôi và tôi chấp nhận nó một cách tuyệt đối và vô điều kiện. Chân Lý, tự nó vô biên, vô điều kiện, không thể tiến tới bằng bất cứ con đường nào, nó không nên được tổ chức; và cũng chẳng nên thiết lập một tổ chức nào để lãnh đạo hay bắt buộc dân chúng phải theo một con đường nào đó. Nếu trước tiên quí vị hiểu như vậy, thì quí vị sẽ thấy việc tổ chức một tín ngưỡng là một công việc bất khả thi. Tín ngưỡng là một điều thuần túy cá nhân, và quí vị không thể và không nên biến nó thành một tổ chức. Nếu quí vị làm việc đó, nó sẽ trở thành chết ngắc, kết tinh lại; nó trở thành một tín ngưỡng, một giáo phái, một tôn giáo, được áp đặt lên những người khác. Đó là điều mà mọi người trên toàn thế giới đương muốn thực hành. Chân Lý đã được hạn hẹp lại và trở thành một vườn chơi cho những kẻ yếu đuối, cho những kẻ chỉ tạm thời bất mãn. Chân Lý không thể mang nó xuống thấp mà trái lại cá nhân con người phải cố gắng để tiến lên. Qúi vị không thể mang đỉnh núi xuống nơi thung lũng. Nếu quí vị muốn tiến lên đỉnh núi, quí vị phải đi qua thung lũng, trèo lên các ngọn đá chơi vơi, không sợ hãi về những vực thẳm hiểm nguy.

Theo quan điểm của tôi, đó là lý do thứ nhất tại sao Giáo Hội Ngôi Sao nên phải giải tán. Mặc dù vậy, quí vị có thể sẽ thành lập những giáo hội khác, quí vị sẽ tiếp tục trực thuộc những tổ chức khác đi tìm Chân Lý. Tôi không muốn trực thuộc bất cứ tổ chức nào có tính cách tâm linh, xin quí vị cảm thông cho điều này. Tôi sẽ xử dụng một tổ chức để có thể đưa tôi tới Luân Đôn chẳng hạn; đó lại là một loại tổ chức khác hẳn, chỉ có tính cách cơ năng, như nhà bưu điện, hoặc truyền tin viễn liên. Tôi có thể dùng xe ô tô hay tầu thủy để di chuyển, đó chỉ là những phương tiện cơ khí vật lý. Nó không liên quan gì đên vấn đề tâm linh. Tìm mua: Bài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi Sao TiKi Lazada Shopee

Một lần nữa tôi xác nhận là không một tổ chức nào có thể đưa con người tới con đường tâm linh.

Nếu một tổ chức được thành lập với mục đích này, nó sẽ trở thành một cái nạng, một sự yếu đuối, một trói buộc và làm cho cá nhân thành què quặt, làm cản cho sự tăng trưởng để trở thành một cá nhân riêng biệt được thể hiện qua sự tự kiến thấy cái Chân Lý tuyệt đối và vô điều kiện. Như vậy đó lại là một lý do khác tại sao tôi đã quyết định như vậy khi sự kiện xẩy ra tôi là người cầm đầu giáo hội để giải tán hội. Không một ai đã thuyết phục tôi đi đến quyết định này. “Điều này không phải là một hành động cao đẹp bởi lẽ tôi không muốn có tín đồ, và đó là ý muốn của tôi. Khi quí vị theo một người nào, quí vị chấm dứt sự tìm kiếm Chân Lý. Tôi không quan tâm tới sự quí vị có lưu ý hay không lưu ý tời những gì tôi nói. Tôi chỉ muốn làm một cái gì đó trên thế giới và tôi sẽ làm việc đó với một sự tập trung không suy chuyển. Tôi chỉ bận tâm với một điều thiết yếu mà thôi: là sự giải phóng con người. Tôi muốn giải thoát con người khỏi mọi thứ lồng cũi, khỏi mọi sự lo sợ, và không thành lập tôn giáo, những giáo phái mới, mà cũng chẳng thiết lập cá triết thuyết mới và triết lý mới. Vì vậy, lẽ tất nhiên, quí vị sẽ hỏi tôi, tại sao tôi đi khắp thế giới và luôn luôn diễn thuyết. Tôi sẽ nói với quí vị lý do tại sao tôi làm vậy: không phải tôi mong muốn có người theo, không phải tôi mong muốn có một nhóm đặc biệt đệ tử khác người. (Bằng cách nào con người yêu thích đuợc khác với đồng loại, dù sự khắc biệt đó nó lố lăng, vô lý, và tầm thường. Tôi không muốn khuyến khích sự vô lý đó.) Tôi không muốn có tín đồ, không có tông đồ, hoặc giả ở trên trái đất, hoặc giả trong phạm vi tâm linh. “Cũng không phải sự ham muốn tiền tài, hoặc có một đời sống thỏai mái đã hấp dẫn tôi. Nếu tôi muốn có một đời sống thoải mái, tôi đã không đến một Trạng Trại, hoặc sống ở một xứ ẩm ướt! Tôi nói thẳng vì tôi muốn giải quyết vấn đề này một lần cho xong. Tôi không muốn có những cuộc tranh luận ấu trĩ năm này qua năm khác.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jiddu Krishnamurti":Dưới Chân ThầyNghĩ Về Những Điều NàyLửa Trong Cái TríThâm Nhập Thấu TriệtThư Gửi Trường HọcBài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi SaoBạn Đang Nghịch Gì Với Đời MìnhTự Do Vượt Trên Sự Hiểu BiếtBàn Về Cách Kiếm Sống Đúng ĐắnBàn Về Tình Yêu Và Sự Cô ĐộcCái Gương Của Sự Liên HệĐánh Thức Trí Thông MinhGiáo Dục Và Ý Nghĩa Của SốngGiáp Mặt Cuộc ĐờiSổ Tay Của KrishnamurtiTương Lai Của Nhân LoạiTuyển Tập KrishnamurtiVượt Khỏi Bạo LựcQuyển Sách Của Cuộc Đời Jiddu KrishnamurtiĐối Mặt Với Thế Giới Hoảng LoạnGhi Chép Của KrishnamurtiĐường Vào Hiện SinhKhai Sáng Trí NăngHướng Đi Cho Cuộc ĐờiNỗi Đau Thời GianÝ Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời Gian

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi Sao PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội - Phạm Hữu Đức (NXB Nguyễn Văn Của 1935)
Tổ Huệ Đăng đã lập Hội Thiên Thai Thiền giáo tông (1935), tại chùa Long Hòa, Bà Rịa nhằm đáp ứng tâm tư, tinh thần, mến mộ Phật giáo của các nhân sĩ tri thức yêu nước, Tăng Ni, Phật tử đạo Phật trong phong trào chấn hưng phật giáo tại Nam bộ. Mặt khác, thực dân Pháp đã ký nghị định cho phép các tổ chức Phật giáo được thành lập với mục đích dễ bề cai trị nhân dân, khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Tôn chỉ của hội là duy trì và phát triển Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc xây chùa, tạo tượng mà phải mở rộng hoằng dương phật pháp, phổ độ chúng sanh, đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống nhân dân. Hội đã xuất bản tờ Bát Nhã Âm, quan tâm trước tác và chuyển ngữ nhiều kinh sách bằng chữ Nôm để vận động chấn hưng Phật giáo và hoằng dương chính pháp trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Sự thành lập Thiên Thai Thiền giáo tông nhằm đáp ứng tâm tư, tinh thần mến mộ Phật giáo của các nhân sĩ tri thức yêu nước, Tăng Ni, Phật tử đạo Phật trong phong trào chấn hưng Phật giáo tại Nam bộ. Với mục đích dễ bề cai trị và bình ổn nhân dân, khai thác thuộc địa tại Việt Nam, thực dân Pháp đã ký nghị định cho phép các tổ chức Phật giáo được thành lập. Do đó, Tổ Huệ Đăng đã lập Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu hội (1935), tại chùa Long Hòa, Bà Rịa.Tôn chỉ của Hội là duy trì và phát triển Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc xây chùa, tạo tượng mà phải mở rộng hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sanh, đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống nhân dân. Tổ Huệ Đăng và hội viên Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu hội thành lập các cơ sở tôn giáo, lập trường, mở lớp gia giáo và các đạo tràng giảng kinh, thuyết pháp. Đối tượng và tiêu chí của hội giúp các tầng lớp tri thức hiểu và có trí tuệ, dễ dàng học giáo lý, hiểu và tin sâu vào Phật pháp. Nhờ vậy, niềm tin và lý tưởng của mọi người vững chãi, đóng góp và hành động đúng trong công cuộc đổi mới của đất nước và chấn hưng Phật giáo nước nhà.Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu HộiNXB Nguyễn Văn Của 1935Phạm Hữu Đức52 TrangFile PDF-SCAN
Tịnh Độ Huyền Cảnh - Trí Hải (NXB Đức Lưu Phương 1935)
Pháp môn Tịnh độ tuy chư Phật, chư Tổ cùng chung khen ngợi, nhưng bậc sĩ phu đương thời đối với giáo lý cả đời của đức Phật chưa từng để mắt. Nếu chẳng phải trước kia đã có căn lành thì sao lại được nghe rồi tin tưởng sâu sắc! Nay nêu sơ lược một hai bộ kinh lớn và luận quan trọng, để khái quát những kinh luận khác, giúp cho mọi người biết được sự thù thắng của pháp môn này, dễ sinh lòng tin tưởng ưa thích. Tịnh Độ Huyền CảnhNXB Đức Lưu Phương 1935Trí Hải60 TrangFile PDF-SCAN
Truyện Phật Thích Ca - Đoàn Trung Còn (NXB Sài Gòn 1932)
Truyện Phật Thích Ca là tác phẩm được học giả Đoàn Trung Còn biên soạn từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Dựa vào những truyện tích còn được ghi lại trong kinh điển đạo Phật, ông đã xây dựng tác phẩm theo kiểu tiểu thuyết chương hồi, nhằm giúp người đọc có thể học biết về cuộc đời đức Phật Thích-ca một cách dễ dàng và thú vị hơn. Sách đã được tái bản rất nhiều lần, nay còn được hiệu đính chỉnh sửa và nhuận sắc văn chương nên càng tăng thêm giá trị. Thông qua sách này, cuộc đời đức Phật sẽ được thể hiện một cách sinh động và lôi cuốn. Tuy vậy, sách vẫn giữ được tính trung thực và chuẩn xác khi tường thuật về những sự kiện trong cuộc đời đức Phật.Truyện Phật Thích CaNXB Sài Gòn 1932Đoàn Trung Còn148 TrangFile PDF-SCAN
Đừng Hiểu Lầm Lão Tử - Viên Minh
Lời nói đầuNăm 1992 khi Ni Viện Bửu Long được thành lập và một lớp giáo lý được mở cho Ni chúng. Ngoài những môn nội điển, Ni chúng còn được học thêm ngoại điển, trong đó có LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH, vì chúng tôi thấy rằng tinh hoa Đạo học của Lão Tử rất gần với cốt lõi của Đạo Phật. Phải nói là vì giảng Lão Tử Đạo Đức Kinh cho Tăng Ni nên chúng tôi đành phải so sánh đối chiếu với Kinh điển Phật giáo như một môn học tỷ giảo, vì vậy mà Tăng Ni dễ hiểu hơn. Nếu phương pháp tỷ giảo có những ưu điểm của nó thì mặt khác đôi khi lại vô tình làm mất đi tính độc đáo và thuần túy của mỗi đạo lý riêng biệt. Thực ra, những bài viết này chỉ có mục đích cung cấp tài liệu cho Ni chúng trong lớp học, về sau do đề nghị của báo Cảo Thơm nên chúng tôi đã triển khai thêm cho bài báo được phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Đó là bài “THỬ DỊCH VÀ LÝ GIẢI LẠI CHƯƠNG I LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH”.Sau đó tờ báo Tuyển Tập Văn lại chọn đăng một bài viết khác, đó là bài “NGỘ NHẬN TÍNH BI QUAN TRONG LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH” vì ý tưởng mới lạ trong cách dịch và giải của nó.Chúng tôi thật tình muốn viết nhiều bài nữa về những vấn đề then chốt nhất mà cũng dễ hiểu lầm nhất trong Lão Tử Đạo Đức Kinh, nhưng vì quá bận nhiều Phật sự khác nên cho đến nay vẫn chưa viết thêm được bài nào.Chân lý chỉ là một và nó không thuộc độc quyền của riêng ai, nên những bậc giác ngộ như Đức Phật, Lão Tử, Krishna hay Chúa Jesus thì đều nói đến Đạo, Pháp, Thượng Đế... Tuy dụng ngữ khác nhau nhưng chúng tôi thấy chỉ là “đồng xuất nhi dị danh” mà thôi. Điều này chắc chắn có nhiều vị không đồng ý, cho là vơ đũa cả nắm. Không đồng ý cũng đúng, nhưng đó là vì mỗi người quan niệm Đạo, Pháp, Thượng Đế... mỗi khác chứ không phải chân lý sai biệt. Theo chúng tôi hiểu thì có thể trình độ giác ngộ cũng như cách khải thị của mỗi vị khác nhau, nhưng chân lý thì vẫn luôn luôn là một. Vì vậy, việc tỷ giảo, so sánh, đối chiếu các tư tưởng với nhau sẽ giúp chúng ta thấy ra những điểm đồng, và chính từ những điểm cốt lõi này mà chúng ta dễ dàng tiếp cận chân lý chung nhất và phổ quát.Tinh thần Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này. Dẫu sao những luận điểm trong bài viết của chúng tôi không thể tránh khỏi những chủ quan thiên lệch, mong được các vị cao minh chỉ điểm.TĐ. Bửu Long, Mùa An Cư 2550Viên Minh