Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Phi Lý Một Cách Hợp Lý (Dan Ariely)

LỜI GIỚI THIỆU

ây là lời giải thích mà tôi cho là hợp lý: khả năng quan sát và suy ngẫm về bản chất con người của tôi bắt nguồn từ chấn thương của bản thân và những ảnh hưởng kéo dài của nó. Việc bị tước mất thời niên thiếu, chịu đựng những vết bỏng độ 3 trên khoảng 70% cơ thể, phải nằm viện gần ba năm, nếm trải đau đớn mỗi ngày, chịu đựng những yếu kém của hệ thống y tế hết lần này đến lần khác và những vết sẹo lớn trên cơ thể khiến tôi cảm thấy lạc lõng gần như trong mọi hoàn cảnh xã hội. Kết hợp lại, những yếu tố này (theo cảm nhận của tôi) đã giúp tôi trở thành người quan sát cuộc sống tốt hơn. Đó cũng là điều đã đưa tôi đến với lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội.

Xin đừng hiểu lầm; tôi không có ý nói rằng những vết thương của tôi là cần thiết. Chẳng ai có thể hợp lý hóa nỗi đau và sự khốn khổ lớn như thế. Song, những trải nghiệm phức tạp về vết thương, thời gian nằm viện và cuộc sống với những vết sẹo nặng nề cùng những khuyết tật của cơ thể đã trở thành chiếc kính hiển vi để tôi nhìn vào cuộc sống. Qua lăng kính này, tôi có thể quan sát được nỗi thống khổ của con người. Tôi đã nhìn thấy những người chế ngự được nỗi đau của họ và chiến thắng; đồng thời, tôi cũng nhìn thấy những người chịu khuất phục trước khó khăn. Tôi từng trải nghiệm nhiều thủ tục y tế khác nhau và những tương tác kỳ lạ của con người. Từ giường bệnh, tôi có thể quan sát mọi người xung quanh sống cuộc sống đời thường của họ, thắc mắc về thói quen của con người và suy xét về những lý do tại sao chúng ta lại hành động theo cách chúng ta vẫn thường làm.

Những vết sẹo, nỗi đau, những chiếc kẹp y tế kỳ dị và băng ép bao phủ từ đầu tới chân khiến cảm giác sống một cuộc đời cách biệt với cuộc sống hằng ngày vẫn đeo bám tôi sau khi ra viện. Khi tôi bước những bước chân đầu tiên trở lại thực tại mà tôi từng cho là hiển nhiên, tầm nhìn của tôi đã mở rộng, bao quát cả những hoạt động hằng ngày như cách chúng ta đi chợ, lái xe, làm tình nguyện, tương tác với đồng nghiệp, chịu rủi ro, xung đột và cư xử thiếu chín chắn. Và tất nhiên, tôi không thể không chú ý tới kết cấu phức tạp chi phối cuộcsống tình ái của mỗi người.

Với lăng kính đó, tôi quay sang nghiên cứu tâm lý học. Chẳng mấy chốc, đời sống riêng tư và nghề nghiệp của tôi trở nên liên quan mật thiết với nhau. Tôi nhớ những liều thuốc giảm đau giả trị của mình và tôi tiến hành nhiều thử nghiệm để hiểu rõ hơn tác động của sự kỳ vọng lên những phương pháp điều trị đau đớn. Tôi nhớ vài tin xấu mà tôi từng nhận được khi nằm viện và cố gắng tìm hiểu cách tốt nhất để thông báo tin xấu cho các bệnh nhân. Có rất nhiều chủ đề khác vượt qua ranh giới cá nhân/nghề nghiệp và càng ngày tôi càng học hỏi được nhiều hơn từ những quyết định của chính mình và cách cư xử của những người xung quanh. Đó là thời điểm cách đây hơn 25 năm và kể từ đó tôi đã dành phần lớn thời gian của mình để cố gắng hiểu rõ hơn về bản chất con người, chủ yếu tập trung vào những khía cạnh mà chúng ta thường mắc sai lầm cũng như những điều có thể làm để cải thiện quyết định, hành động và kết quả của chúng ta. Tìm mua: Phi Lý Một Cách Hợp Lý TiKi Lazada Shopee

1 Thuốc giả trị (placebo): thuốc mang tính trấn an về tâm lý chứ không thật sự chữa được bệnh. (BT)

Sau khi viết các bài luận mang tính học thuật về những chủ đề này trong nhiều năm, tôi bắt đầu viết về nghiên cứu của tôi cùng những hàm ý của nó theo phong cách đàm thoại nhiều hơn và ít hàn lâm hơn. Có lẽ vì tôi đã kể rằng lý do để tôi bắt đầu những nghiên cứu của mình là những trải nghiệm của bản thân nên nhiều người đã bắt đầu chia sẻ với tôi cuộc đấu tranh của riêng họ. Đôi khi họ tò mò muốn biết quan điểm của khoa học xã hội về một trải nghiệm cụ thể, nhưng đa phần là các câu hỏi về những thử thách và quyết định của mỗi người.

Trong thời gian tôi phản hồi nhiều nhất có thể những yêu cầu được gửi đến, tôi nhận thấy một số câu hỏi được nhiều người cùng quan tâm. Năm 2012, với sự cho phép của những người hỏi, tôi bắt đầu trả lời công khai một số câu hỏi mang tính khái quát trong chuyên mụcAsk Ariely (tạm dịch: Hãy hỏi Ariely) trên tờ Wall Street Journal. Quyển sách mà bạn đang cầm trên tay là tuyển tập những câu trả lời đã được biên tập và mở rộng từ chuyên mục này cùng một số câu hỏi và câu trả lời chưa từng được đăng báo. Quan trọng nhất, quyển sách này còn bao gồm một số bức biếm họa tuyệt vời của họa sĩ tài năng William Haefeli mà theo tôi là đã làm sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn và bao quát hơn các câu trả lời của tôi.

Giờ bạn đã có quyển sách này. Ngoài khả năng lý giải của tôi, còn điều gì khiến những lời khuyên của tôi có giá trị hơn, chính xác hơn hay hữu ích hơn nữa không? Tôi sẽ để bạn là người nhận xét.

Thân,

Dan ArielyDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dan Ariely":Lẽ Phải Của Phi Lý TríPhi Lý Một Cách Hợp LýBản Chất Của Dối TráPhi Lý Trí

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phi Lý Một Cách Hợp Lý PDF của tác giả Dan Ariely nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đời Đơn Giản Khi Ta Đơn Giản
Đời Đơn Giản Khi Ta Đơn GiảnTa lớn lên trong một thế giới do não trái định hướng. Não trái thích xác định sự tồn tại của các quy định hiện hành, phù hợp với các quy tắc và chuyên mục đó, nhưng nó không phù hợp với các khả năng mới phát sinh. Bạn không thể biết điều gì sẽ xảy ra, hoặc những cơ hội nào sẽ phát sinh, cho đến khi bạn đến được thời điểm đó. Bạn có thể lên hết kế hoạch này đến kế hoạch khác, nhưng đơn giản không có cách nào để biết mọi việc sẽ ra sao. Chắc chắn, bạn có thể liên tục điều chỉnh kế hoạch dựa trên thay đổi hoàn cảnh… nhưng vậy thì, ý nghĩa của kế hoạch là gì? Không có kế hoạch nào, chỉ việc thưởng thức những gì đang làm, làm hết sức có thể, và xem chuyện gì phát sinh. Đây là một cách tiếp cận hoàn toàn khác cách nhiều người vẫn làm. Điều này không có nghĩa là sẽ thiếu động lực để làm hết sức mình – cũng không có nghĩa là bạn giữ thái độ thiếu nhiệt tình với công việc. Mà nó có nghĩa là bạn được thúc đẩy bởi công việc, bạn tận hưởng các hoạt động, chứ không phải được thúc đẩy bởi mục tiêu, điểm đến hoặc kết quả.
Khi Người Ta Tư Duy
Khi Người Ta Tư DuyHơn một thế kỷ đã trôi qua kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1902, “Khi người ta tư duy” vẫn luôn là một trong những kiệt tác bán chạy nhất và liên tiếp nhận được sự tán dương, ca ngợi từ độc giả. Với hàng triệu bản được ấn hành, cuốn sách đã truyền cảm hứng tới hàng triệu người trên toàn thế giới. Nội dung xuyên suốt của cuốn sách rất đơn giản: con người bạn ở hiện tại và tương lai chính là những gì bạn tư duy và mơ ước. Tuy không có dung lượng đồ sộ nhưng với cách viết súc tích và thuyết phục, cuốn sách xinh xắn này chắc chắn không phải chỉ để đọc một lần, mà sẽ là hành trang quý giúp bạn khám phá sức mạnh lớn lao của bộ óc con người và làm chủ sức mạnh kỳ diệu ấy. James Allen (1864 – 1912) là triết gia nổi tiếng người Anh,từng rời bỏ công việc kinh doanh để sống cuộc đời gắn liền với viết lách và suy ngẫm. Ông là tác giả của những cuốn sách kinh điển trong thể loại duy linh và truyền cảm hứng. Nổi tiếng nhất với cuốn “As a man thinketh”, James Allen còn là tác giả của một số cuốn sách khác nói về sức mạnh của tư duy như: Đường tới phồn vinh (The Path to Prosperity), Làm chủ số phận (The Mastery of Distiny), Phương pháp hòa bình (The Way of Peace)…
Hãy Sống Cuộc Đời Như Bạn Muốn
Hãy Sống Cuộc Đời Như Bạn MuốnChúng ta luôn luôn đặt ra cho bản thân câu hỏi rằng, làm thế nào để sống một cuộc sống như chúng ta mơ ước? Mà quên mất một thực tế rằng dù đau đáu về một cuộc sống như thế nhưng chúng ta vẫn đang quẩn quanh với những lịch trình hàng ngày, những việc làm nhàm chán đến mức gần như làm tê liệt ý chí vùng vẫy thoát ra khỏi nó. Chúng ta muốn sống khác nhưng vẫn dành quá nhiều thời gian xem tivi mỗi ngày, sa đà vào những bữa tiệc vui chơi quên ngày tháng, vẫn chấp nhận gắn bó với công việc mà mình không yêu thích, v.v… Vâng, để có một cuộc sống như mơ ước, việc bạn chỉ khao khát, thèm muốn và làm một vài hành động đơn lẻ thôi không đủ, bởi để sống khác cần đến sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố.Hãy sống cuộc đời như bạn muốn, cuốn sách của tác giả Pam Grout sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi thái độ, nắm bắt ý tưởng, và phát triển năng lực tiềm ẩn của bản thân để đạt đến tiềm năng thành công. Bằng cách nghĩ lớn, mơ lớn và đặt ra các câu hỏi lớn, mỗi người chúng ta chắc chắn sẽ tạo sự khác biệt trong cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.Hãy sống cuộc đời như bạn muốn sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin đầy đủ và hoàn chỉnh từ những nguyên tắc để sống vĩ đại, những ví dụ điển hình về những con người sống vĩ đại rất gần gũi với chúng ta, từ những cô bé cậu bé tật nguyền, người tù binh trên chiến trường Việt Nam hay Mozart và Picasso. Mỗi chương sách đều dành những câu hỏi và bài tập thực tế để độc giả có thể thực hành áp dụng nó vào chính cuộc sống của mỗi người!
Tâm Lý Học Hài Hước
Tâm Lý Học Hài HướcKhoa học về những điều dị thường là gì, tại sao nó quan trọng, và những nghiên cứu bí mật về việc pha trà, sức mạnh của lời cầu nguyện, tính cách của trái cây, và sự khởi đầu của làn sóng người Mexico. Từ rất lâu, tôi đã bị sự dị thường trong hành vi của con người mê hoặc. Khi còn là sinh viên ngành tâm lý học, tôi từng ngồi hàng giờ ở nhà ga London’s King’s Cross để quan sát mọi người chờ gặp bạn đời của họ xuống tàu. Khoảnh khắc họ ôm ghì lấy nhau, tôi tiến đến, bấm đồng hồ bấm giờ được giấu trong túi áo khoác, và hỏi họ, “Xin lỗi, bạn có phiền không nếu tham gia vào một thí nghiệm tâm lý học? Bao nhiêu giây trôi qua kể từ khi tôi nói từ “Xin lỗi…?”. Kết quả tôi nhận được đã tiết lộ rằng mọi người đa phần đánh giá sai về quãng thời gian khi họ đang yêu, hoặc, như Einstein từng nói: “Ngồi bên một người phụ nữ đẹp thì một giờ chỉ như một phút, còn ngồi trên đống than nóng trong một phút thì tựa như cả một giờ – đó là tính tương đối.” Tôi rất quan tâm đến những khía cạnh bất thường của tâm lý học. Tôi không phải là học giả đầu tiên bị cách tiếp cận nghiên cứu hành vi này thu hút. Mỗi thế hệ các nhà khoa học lại có một vài nhà nghiên cứu tập trung vào những điều kỳ lạ và bất thường. Nhà khoa học thời Nữ hoàng Victoria, Francis Galton, có thể được xem là cha đẻ của cách tiếp cận này và ông đã dành gần trọn cuộc đời để nghiên cứu về việc những chủ đề kỳ lạ. Ông đã quyết định một cách khách quan về việc những bài giảng của các đồng nghiệp có tẻ nhạt không bằng cách bí mật đo mức độ bồn chồn của người nghe. Ông cũng tạo ra “Bản đồ Sắc đẹp” của nước Anh bằng cách đi dọc các con phố lớn với một chiếc máy đo trong túi, và bí mật ghi lại xem liệu những người đi qua ông có vẻ ngoài đẹp, bình thường hay xấu (London được xếp loại đẹp nhất, còn Aberdeen là xấu nhất). Nghiên cứu của Galton về tác dụng của những lời cầu nguyện còn gây nhiều tranh cãi nhiều hơn. Ông đưa ra một giả thuyết rằng nếu một lời cầu nguyện thực sự có tác dụng, thì những tu sĩ – những người rõ ràng là cầu nguyện lâu hơn và thường xuyên hơn mọi người – hẳn sẽ sống lâu hơn những người khác. Nhưng những phân tích sâu rộng của ông về hàng trăm tiểu sử đã cho thấy các tu sĩ có xu hướng chết trước các luật sư và bác sĩ, vì vậy Galton đã nghi ngờ sức mạnh của lời cầu nguyện. Thậm chí việc pha trà cũng thu hút sự chú ý của ông khi ông dành nhiều tháng để tìm ra kỹ thuật pha trà tuyệt hảo. Việc tạo ra được một nhiệt kế đặc biệt cho phép ông luôn kiểm soát được nhiệt độ của nước trong tách trà, sau khi kiểm tra khắt khe, Galton kết luận: … Trà nở đều, vị bốc đủ, không bị đắng hay nhạt khi nước trong ấm trà duy trì ở nhiệt độ 82 đến 87 độ C, ngập lá trà trong tám phút. Hài lòng với nghiên cứu, Galton tự hào tuyên bố, “Không hề có bí ẩn nào trong việc pha trà cả.” Nhìn bề ngoài, những nghiên cứu của Galton về sự tẻ nhạt, sắc đẹp, lời cầu nguyện và pha trà có vẻ như chỉ là những thứ tầm phào nhưng thực chất chúng đều là những ví dụ tuyệt vời và đầu tiên của phương pháp nghiên cứu hành vi con người mà tôi đã gán cho cái tên: “khoa học nghiên cứu về những điều dị thường”. Nói một cách đơn giản, khoa học nghiên cứu về những điều dị thường sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu những khía cạnh kì lạ của cuộc sống thường ngày. Trong ngành tâm lý học, phương pháp này đã được một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu sử dụng từ hơn 100 năm trước, nhưng nó chưa bao giờ được các ngành khoa học xã hội chính thức công nhận. Những nhà nghiên cứu này đã tiếp bước Galton và quyết tâm khám phá những vấn đề mà các nhà khoa học dòng chính thống còn e dè.