Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Rèn kĩ năng sống cho học sinh - Kĩ năng đặt mục tiêu

Rèn kĩ năng sống cho học sinh – Kĩ năng đặt mục tiêu

Lứa tuổi học sinh là giai đoạn hình thành những giá trị nhân cách; các em giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, muốn khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lôi kéo, kích động, hoặc dễ học theo, bắt chước một số thói hư, tật xấu du nhập từ thế giới bên ngoài, từ mạng Internet… Giáo dục kĩ năng sống góp phẩn giáo dục toàn diện cho học sinh. Kĩ năng sống tốt sẽ giúp học sinh vững vàng đối diện với mọi hoàn cảnh, là chìa khoá để các em mở ra cánh cửa thành công…

Giới thiệu những kĩ năng sống cơ bản nhất với học sinh qua chủ đề về kỹ năng đặt mục tiêu, với những khái niệm cơ bản, những câu chuyện và những hoạt động khám phá về kỹ năng đặt mục tiêu, giúp học sinh không chỉ nắm vững khái niệm mà còn được tham gia như người trong cuộc vào những tình huống cụ thể, cùng suy nghĩ tìm biện pháp xử lí các tình huống, qua đó rèn luyện và biết cách ứng dụng những kĩ năng sống vào thực tiễn..

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Rèn Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh - Kĩ năng ra quyết định
Rèn Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh – Kĩ năng ra quyết địnhThế giới đang có những thay đổi mạnh mẽ trên mọi mặt và tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy một số chuẩn mực đạo đức quy tắc ứng xử quy tắc sống cũng phải thay đổi theo. Lứa tuổi học sinh là giai đoạn hình thành những giá trị nhân cách các em giàu ước mơ ham hiểu biết thích tìm tòi muốn khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lôi kéo kích động hoặc dễ học theo bắt chước một số thói hư tật xấu du nhập từ thế giới bên ngoài từ mạng Internet. Sống trong xã hội phát triển với xu thế toàn cẩu hoá con người cần phải sớm được trang bị những kĩ năng cần thiết để hoà nhập với cộng đổng. Rèn kĩ năng sống lại càng cần thiết đối với thế hệ trẻ vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục kĩ năng sống góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.Kĩ năng sống tốt sẽ giúp học sinh vững vàng đối diện với mọi hoàn cảnh là chìa khoá để các em mở ra cánh cửa thành công. Rèn kĩ năng sống cho học sinh đòi hỏi một quá trình lâu dài và liên tục.Nhằm góp phẩn nâng cao kĩ năng sống cho các em học sinh chúng tôi biên soạn bộ sách Rèn Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh – Kĩ năng ra quyết định giới thiệu những kĩ năng sống cơ bản nhất với học sinh qua 8 chủ đề chính Kĩ năng tự nhận thức Kĩ năng kiểm soát cảm xúc Kĩ năng làm chủ bản thân Kĩ năng giao tiếp Kĩ năng đặt mục tiêu Kĩ năng giải quyết vấn đề Kĩ năng tư duy sáng tạo và tư duy tích cực Kĩ năng ra quyết định. Thông qua những khái niệm cơ bản những câu chuyện và những hoạt động khám phá bộ sách giúp học sinh không chỉ nắm vững khái niệm mà còn được tham gia như người trong cuộc vào những tình huống cụ thể cùng suy nghĩ tìm biện pháp xử lí các tình huống qua đó rèn luyện và biết cách ứng dụng những kĩ năng sống vào thực tiễn
Một Số Vị Thuốc Nam Thường Dùng
Một Số Vị Thuốc Nam Thường DùngCuốn sách cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức cơ bản về một số vị thuốc nam thường dùng trong cuộc sống với những thông tin như: Tên của các vị thuốc: tên thông thường và tên địa phương (nếu có); quy cách, bao bì, bảo quản, cách chế biến; mùa khai thác; công dụng.
Giá Trị Các Món Ăn Thực Dưỡng
Giá Trị Các Món Ăn Thực DưỡngThật thú vị khi ngày nay người ta thích những chương trình về Thức ăn trên mạng hay các chương trình truyền hình như Người đầu bếp Sắt và Nhà bếp của Địa ngục hơn là chiêm nghiệm cảm giác sáng tạo trong căn bếp của chính họ. Lịch sử đã chứng minh rằng, nấu nướng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nó không chỉ giúp chúng ta nuôi dưỡng mà còn có một nhiệm vụ cao cả đó là gắn kết gia đình và xã hội qua những bữa ăn chung. Cần phải nhớ rằng nấu nướng là một trong các bộ môn nghệ thuật sáng tạo nhất, cũng giống như vẽ, nhảy, hay việc ghi bàn trong một trận bóng đá, nấu nướng cũng có thể nuôi dưỡng và làm thoả mãn tinh thần sáng tạo của chúng ta. Dù phục vụ một bát mì hay nấu ăn trong một bữa tiệc linh đình, rất nhiều tình yêu thương và năng lượng được chứa đựng trong những chiếc tô và chiếc đĩa đó. Khi chia sẻ về cùng một món ăn, cùng một cách nấu nướng hay cùng một thực đơn, chúng ta đang tạo nên một sự kết nối mạnh mẽ. Sự kết nối này được phản ánh qua những nền văn hoá lâu đời và the vast array of ethnic cooking trên thế giới mà chúng ta được thưởng thức ngày nay. Chúng ta có thể cảm nhận được sự đồng cảm với những người đã từng được nếm qua rất nhiều loại thức ăn như chúng ta, đồng thời cũng cảm thấy thoải mái dễ chịu khi không phải giải thích cảm nhận của bản thân như thế nào. Khi còn sống ở Bồ Đào Nha, tôi sẽ rất phấn khích đến nỗi hầu như có thể tưởng tượng rằng một gia đình du khách người Anh đã không còn họ hàng từ lâu khi nhìn thấy họ chất đầy những thùng to và thuổng. Việc đó giúp ngăn tôi lại, không chạy xô đến và tham gia tranh luận với họ về những điều kỳ diệu của những hạt đậu nướng hay cười với giọng khàn khàn về các chương trình truyền hình như con trẻ.
Trị Liệu Bằng Dinh Dưỡng
Trị Liệu Bằng Dinh DưỡngTrong đặc san SỐNG VUI số 44 của Nhóm Gạo Lứt Huế (dời vào Đà Nẵng sau tết Mậu Thân) đã cho độc giả thấy một việc mới lạ nhất trong Y giới Việt Nam là ngày 6.8.72 vị bác sĩ trẻ tuổi Nguyễn Văn Thuỵ đã trình Hội đồng Giám khảo Huế một luận án chưa từng có: “TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG”! Một luận án lấy sự chữa bệnh bằng phương pháp Ohsawa, không dùng thuốc, vị bác sĩ ấy đã chữa lành được bệnh mà y học phương Tây đã bó tay.Luận án này chúng tôi nhận thấy là một luận án mở ra một kỷ nguyên mới trong y học Việt Nam, chưa nói cả thế giới, vậy xuất bản để ghi một dấu lớn trong trang lịch sử nước nhà. Con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, bác sĩ Nguyễn Văn Thuỵ mò lặn trong biển y học phương Tây lại có biệt nhãn nhận thấu chỗ vô tiền khoáng hậu của phương pháp Ohsawa, tìm ra được chân lý trong việc thực sự cứu người, có được một giá trị đặc biệt, chẳng phải ôm ấp cái học “tìm bánh mì” như Ohsawa tiên sinh thường chỉ vào hàng “học máy nói”. Nhưng dám chắc bác sĩ Thuỵ sẽ được nhiều người biết đến, vì rằng “cái lộc nằm trong sự học” (học giả lộc tại kỳ trung).Quyển sách này, quyển sách thứ 2 chúng tôi được hân hạnh xuất bản. Một điều hẳn độc giả lưu ý là quyển luận án này chúng tôi chỉ cần in phần lý- thuyết , không in phần ở trước và phần chứng minh cụ thể các chứng bệnh và phần lâm sàng ở sau gần 50 trang.