Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cái Cười Của Thánh Nhân (Nguyễn Duy Cần)

Cái cười của thánh nhân

Trào Lộng U Mặc Là Gì?

Cái Cười Của Thánh Nhân

Nguyễn Duy Cần

Phần Một Tìm mua: Cái Cười Của Thánh Nhân TiKi Lazada Shopee

Trào Lộng U Mặc Là Gì?

Một nhà văn tây phương có viết:

"Tình yêu là một vị thần bất tử,

U mặc là một lợi khí,

Cười là một sự bổ ích.

Không có ba cái đo,ù không đủ nói đến văn hóa toàn diện"

Cười đùa quả là một sự bổ ích, u mặc quả là một lợi khí căng thẳng, ngột ngạt, cái khô khan của những chủ thuyết một chiều, cái máy móc của tâm hồn do văn minh cơ khí điều khiển uốn nắn... đang biến loài người thành những bộ máy vô hồn, không dám nói những gì mình nghĩ, không dám làm những gì mình muốn... mà chỉ thở bằng cái mũi của kẻ khác, nhìn bằng cặp mắt của kẻ khác, nghe bằng lỗ tai của kẻ khác... theo nghệ thuật tuyên truyền siêu đẳng của văn minh cơ khí ngày nay! Một con người hoàn toàn là sản phẩm của xã hội, chưa biết sống và dám sống theo ý mình... đó là mục tiêu chính mà u mặc nhắm vào.

Chính u mặc đã khiến cho bà Roland, khi lên đoạn đầu đài đã "cười to" với câu nói bất hủ này: "Ôi Tự Do, người ta đã nhân danh mi mà làm không biết bao nhiêu tội ác!"

Lâm Ngữ Đường, mà trí thức Trung Hoa tặng cho danh hiệu "u mặc đại sư" có nói: "U mặc là một phần rất quan trọng của nhân sinh, cho nên khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi ắt phải có một nền văn hóa u mặc xuất hiện".

U mặc xuất hiện là để đặt lại mọi nghi vấn về các giá trị thông thường của xã hội mà đời nào cũng tự do là "văn minh nhất" lịch sử!

Nhà văn Georges Duhamel khuyên người Tây Phương, trong hoàn cảnh hiện thời, cần phải đặt lại tất cả mọi giá trị của văn minh, vì chưa có xã hội nào trong văn minh lịch sử mà người trong thiên hạ điêu linh thống khổ bằng! Ở xã hội Trung Hoa ngày xưa, thời Xuân

Thu Chiến Quốc, một thời đại điêu linh nhất đã phải sinh ra một ông Lão, một ông Trang, để đặt lại tất cả mọi giá trị của xã hội đương thời.

Nhà văn họ Lâm cho rằng: "Tinh thần ở u mặc Trung Hoa ngày xưa cũng đã thấy bàng bạc ngay trong kho tàng ca dao Trung Quốc. Trong Kinh Thi, Thiên Đường Phong, một tác giả vô danh, vì thấy rõ cái "trống không" của cuộc đời hết sức vô thường của con người, đã trào lộng hát lên:

Ngài có xe ngựa, sao không cưỡi, không tế...

Đợi lúc chết rồi, kẻ khác hưởng đi mất thôi!

Đó là một phần nào đã bộc lộ cái trạng thái u mặc.

Nhưng phải đợi đến nhân vật chủ não là Trang Châu xuất hiện, mới có được một thứ văn chương nghị luận ngang dọc... mở ra cho người đời một thứ tư tưởng và văn học u mặc hẳn hòi. Trang Tử là thủy tổ của văn học Trung Hoa.

Các tung hành gia như Quỷ Cốc Tử, Thuần Vu Khôn... điều là những nhà hùng biện trào lộng thật, nhưng vẫn chưa kịp phong thái u mặc thượng thừa của Trang Châu...

Nền văn Trung Hoa với "bách gia chư tử" đã phát triển rất mạnh.

Người ta nhận thất rõ ràng có hai luồng tư tưởng khác nhau xuất hiện: Phái cẩn nguyện (Lấy lễ, nhạc, trang nghiêm, cung kính và nghị luận tuyệt đối một chiều làm chủ yếu), và phái siêu thoát (lấy tự do phóng túng, trào lộng u mặc, nghị luận dọc ngang làm yếu chỉ).

Trong khi phái cẩn nguyện cúc cung tận tụy phó vua giúp nước, chăm chăm lấy sự "sát thân thành nhân", "lâm nguy bất cụ" làm lẽ sống, nhưng nhóm đồ đệ của Mặc Địch hay nhóm cân đai áo mão đồ đệ của Khổng Khâu, thì phái siêu thoát lại cười vang... cho bọn khép nép chầu chực ở sân rồng còn kém xa "loài heo tế", hoặc già như nhóm đồ đệ của Dương Chu, nhổ một sợi lông chân mà đổi lấy thiên hạ cũng không thèm, hoặc coi nhân nghĩa như giày dép rách, xem lễ là đầu mối của loạn ly trộm cướp...

Phái Nho gia có thuyết tôn quân nên bị nhà cầm quyền khai thác lợi dụng, nhân đó mà có bọn hủ nho xuất hiện, được nhóm vua chúa nâng đỡ đủ mọi phương tiện.

Nhưng, dù bị đàn hạc, bị bức bách đủ mọi hình thức, văn học u mặc chẳng nhưng không bị tiêu diệt lại còn càng ngày càng mạnh. Đúng như lời Lão Tử: "Tương dục phế chi, tất cố hưng chi". Cũng như văn trào lộng của nước Pháp ở thế kỷ mười tám sở dĩ được phát đạt một thời với những ngòi bút trào lộng bất hủ của Voltaire và Rousseau, phải chăng là "nhờ" nơi cái nhà ngục Bastille mà được vừa tế nhị, vừa rực rỡ! "Họa chung hữu phúc" là vậy!

Nguồn tư tưởng phóng khoáng của Đạo gia quá to rộng như đại dương, không sao đụng được trong những ao tù nhỏ hẹp, nó vượt khỏi thời gian không gian, ôm chầm vũ trụ, siêu thoát Âm Dương... không ai có thể lấy ngao mà lường biển. Cho nên tư tưởng Trung cổ về sau, dù đại thế của Nho gia được đề cao và chiếm địa vị độc tôn, cũng không làm sao ngăn trở nó được. Văn khí của u mặc hồn nhiên mạnh mẽ như giông to gió lớn, trước nó không một chướng ngại vật nào có thể đứng vững.

Huống chi người Trung Hoa trí thức nào cũng có hai tâm hồn: Bên ngoài là một ông Khổng, bên trong là một ông Lão. Nho Lão cùng ở trong một người mà không bao giờ nghịch nhau. Hạng trung lưu, không một người Đông phương nào, cả Trung Hoa, Nhật Bản hay

Việt Nam mà đọc lên bài "Quy khứ lai từ" của Đào Uyên Minh lại không biết thích thú, nhất là hạng người say mê trong con đường nhập thế. Ngày có làm, thì đêm phải có nghĩ, đó là định luật của thiên nhiên: "Nhật hạp nhật tịch vị chi biến". Văn học u mặc là "mở", văn học cẩn nguyện là "đóng", nghĩa là khép kính trong vòng tiểu ngã, trong các giáo điều luân lý tôn giáo, nguồn gốc sinh ra không biết bao nhiêu việc nhỏ nhen ích kỷ và giả dối.

Văn học Trung Hoa, ngoài thứ văn học lăng miếu trong triều đình không kể, còn điều là thứ văn học rất đắc thế cho tư tưởng u mặc.

Văn học trong miếu, thực ra, chưa đáng kể là văn học, vì nền văn học có linh tính chân thật phải đi sâu vào tâm tư con người để khám phá và cởi mở những khác vọng thầm kính của nó mà ước lệ giả tạo của xã hội cấm đoán. Để hòa đồng với thiên nhiên phải tránh xa lối văn nhân tạo. Đó là đặc điểm đầu tiên của u mặc.

Ở Trung Hoa, nếu chỉ có nền văn học cẩn nguyện của Nho gia đạo thống mà thiếu nền văn học u mặc của Đạo gia, không biết văn học Trung Hoa sẽ cằn cõi khô khan đến bậc nào, tâm linh người Trung Hoa sẽ sầu khổ héo hắt đến chừng nào!

Nhận xét trên đây của nhà văn họ Lâm rất đúng, không riêng gì cho Trung Hoa mà cho tất cả mọi nền văn học trên khắp địa cầu. Nhà văn Chamfort có viết: "Triết lý hay nhất là hỗn hợp được sự vui đời mà trào lộng chua cay với sự khinh đời mà độ lượng khoan hòa"Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Cần":Lão Tử Đạo Đức KinhLão Tử Tinh HoaThuật Xử Thế Của Người XưaCái Dũng Của Thánh NhânCái Cười Của Thánh NhânTinh Hoa Đạo Học Đông PhươngTrang Tử Và Nam Hoa KinhDịch Học Tinh HoaPhật Học Tinh HoaToàn Chân Triết Luận

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Cười Của Thánh Nhân PDF của tác giả Nguyễn Duy Cần nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Pháp Cú - 423 Lời Vàng Của Đức Phật (Thích Nhật Từ)
Kinh Pháp Cú với “423 lời vàng của Đức Phật” là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Kinh Pháp Cú được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường dành cho người tu học và tìm hiểu về đạo Phật. Kinh Pháp Cú là tuyển tập gồm 423 bài thơ thiền được đức Phật Thích Ca thuyết giảng, vốn có xuất xứ từ 4 bộ Kinh Nikaya. Do có nguồn gốc từ 4 bộ Kinh quan trọng nhất trong hệ Kinh điển tiếng Pali, nên Kinh Pháp Cú được xem là bản Kinh giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đạo Phật bằng ngôn ngữ thi ca, giàu chất văn chương. Có thể nói, toàn bộ các lời dạy cao quý về chân lý (dhamma) và đạo đức (vinaya) được đức Phật Thích Ca khám phá và truyền bá trong 45 năm đều được chọn lọc cô đọng trong 423 câu lời vàng này, phân chia theo 26 chủ đề (phẩm/ chương) khác nhau. Mỗi chủ đề gồm nhiều bài thơ đề cập đến các khía cạnh chân lý và các giá trị cao quý, mà người đọc có thể ứng dụng vào cuộc sống, mang lại hạnh phúc và bình an cho bản thân, gia đình, xã hội, bây giờ và tại đây. Về phương diện văn học, Kinh Pháp Cú là tập hợp hàng trăm bài thơ rất chuẩn về niêm luật tiếng Pali cổ, sử dụng loại ngôn ngữ quần chúng, giản dị, gần gũi với đời thường, với nhiều hình ảnh, ẩn dụ sâu sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn và đạo đức. Góp nhặt hình ảnh và sự kiện từ cuộc sống thật trong thời đại của Đức Phật, và Ngài đã làm cho từng “bài thơ danh ngôn” trở nên sinh động, sâu sắc, người đọc cảm nhận các giá trị nội tĩnh, mà mỗi lần đọc và chiêm nghiệm, người đọc sẽ cảm nhận được sự bình an đích thực. Về nội dung, Kinh Pháp Cú đề cập đến thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan và giải thoát quan. Về thế giới quan, đức Phật Thích Ca chủ trương không có nguyên nhân khởi thủy duy nhất, dù đó là duy thần, duy vật hay duy tâm. Thế giới là các mối liên hệ tương quan đa chiều, tương tác và tương thuộc. Con người phải chịu chi phối bởi quy luật nhân quả. Về xã hội quan, đức Phật chủ trương công bằng, dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, nhằm góp phần thiết lập một xã hội hòa bình, thịnh vượng và phát triển. Đạo đức quan Phật giáo gồm 3 phương diện: Không làm điều phạm pháp, làm tất cả việc thiện, giữ tâm trong sáng và cao thượng. Về giải thoát quan, đức Phật chủ trương giải phóng tất cả nỗi khổ niềm đau của kiếp người bằng cách thừa nhận bế tắc, truy tìm nguyên nhân (tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ), trải nghiệm hạnh phúc Niết-bàn và thực hiện Bát Chánh Đạo. Mỗi một bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú là một triết lý sống vị nhân sinh, bây giờ và tại đây. Mỗi ngày, độc giả hãy dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú, đọc thật chậm, suy nghĩ nghĩa lý, chiêm nghiệm những điều minh triết của Đạo Phật, độc giả sẽ học được nhiều bài học cao quý, trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó, làm chủ được vận mệnh của bản thân. Tìm mua: Kinh Pháp Cú - 423 Lời Vàng Của Đức Phật TiKi Lazada Shopee Nếu gặp phải tình huống lo lắng, căng thẳng, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm động lực để cố gắng vươn tới nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Pháp Cú - 423 Lời Vàng Của Đức Phật PDF của tác giả Thích Nhật Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (Sưu Tầm)
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca là cuốn sách diễn tả những tiến trình từ khi Đức Phật vừa sinh ra, lớn lên, rồi từ bỏ cung vàng điện ngọc để đi tìm chân lý. Cuộc hành trình dài, đầy gian khổ và sau cùng Ngài đắc đạo trở thành đấng giác ngộ và nhân loại đã gọi Ngài là Phật. Sau khi thành đạo, Ngài thu nhận đệ tử và bắt đầu hoằng dương Phật pháp trong suốt chiều dài 45 năm. Hễ nơi nào có bước chân Ngài đến là ánh đạo vàng bừng tỏa huy hoàng. Hạt giống từ bi được Ngài tinh tấn gieo khắp các nơi ở Ấn Độ. Ngài đã được mọi người từ nghèo đến giàu, từ vua chúa đến thứ dân, từ thiện nam đến tín nữ, từ già đến trẻ đều vui vẻ được tắm gội trong ánh sáng trí tuệ và nước từ bi do Ngài tưới xuống. Bất cứ ở đâu có ánh đạo vàng đến thì tà giáo và ngoại đạo phải tránh xa, tan biến như những làn mây, như những bóng tối trước ánh bình minh đang lên. Khi giác hạnh của Phật viên mãn thì Ngài đã 80 tuổi. Cũng giống như mọi người trên thế gian nầy, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi. Mặc dầu biết trước ba tháng trước ngày nhập diệt, Ngài vẫn không nghỉ ngơi mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo và cuối cùng Đức Phật dừng chân tại Kushinagar và nhập Niết bàn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca PDF của tác giả Sưu Tầm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (Sưu Tầm)
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca là cuốn sách diễn tả những tiến trình từ khi Đức Phật vừa sinh ra, lớn lên, rồi từ bỏ cung vàng điện ngọc để đi tìm chân lý. Cuộc hành trình dài, đầy gian khổ và sau cùng Ngài đắc đạo trở thành đấng giác ngộ và nhân loại đã gọi Ngài là Phật. Sau khi thành đạo, Ngài thu nhận đệ tử và bắt đầu hoằng dương Phật pháp trong suốt chiều dài 45 năm. Hễ nơi nào có bước chân Ngài đến là ánh đạo vàng bừng tỏa huy hoàng. Hạt giống từ bi được Ngài tinh tấn gieo khắp các nơi ở Ấn Độ. Ngài đã được mọi người từ nghèo đến giàu, từ vua chúa đến thứ dân, từ thiện nam đến tín nữ, từ già đến trẻ đều vui vẻ được tắm gội trong ánh sáng trí tuệ và nước từ bi do Ngài tưới xuống. Bất cứ ở đâu có ánh đạo vàng đến thì tà giáo và ngoại đạo phải tránh xa, tan biến như những làn mây, như những bóng tối trước ánh bình minh đang lên. Khi giác hạnh của Phật viên mãn thì Ngài đã 80 tuổi. Cũng giống như mọi người trên thế gian nầy, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi. Mặc dầu biết trước ba tháng trước ngày nhập diệt, Ngài vẫn không nghỉ ngơi mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo và cuối cùng Đức Phật dừng chân tại Kushinagar và nhập Niết bàn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca PDF của tác giả Sưu Tầm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giải Mã Truyện Tây Du Ký (Huệ Khải)
Cuốn sách Giải mã truyện Tây Du tác giả mong ước hiến tặng tất cả những ai từng hâm mộ tiểu thuyết Tây Du Ký một trăm hồi (chương) của Ngô Thừa Ân hay bộ phim Tây Du Ký (1986) hai mươi lăm tập của nữ đạo diễn Dương Khiết với niềm vui được thưởng thức và khám phá những góc cạnh Đạo học được khéo léo lồng trong một danh tác văn học bất hủ đời Minh, đã trải qua hơn bốn trăm năm tuổi. Cuốn sách giải mã các tình tiết, hình tượng nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân dưới góc nhìn Đạo học. Trong cái nhìn của tác giả, Tây Du Ký không chỉ là câu chuyện về một chuyến thỉnh kinh sang xứ Tây thiên của năm thầy trò Đường Tam Tạng, mà còn là phúng dụ để nói về hành trình tu luyện của mỗi cá nhân trong cõi người. Giải mã truyện Tây Du đã giúp cho độc giả nói chung có cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn khi đọc truyện Tây Du.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giải Mã Truyện Tây Du Ký PDF của tác giả Huệ Khải nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.