Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cái Tôi Và Cái Nó (Sigmund Freud)

Cái Tôi Và Cái Nó là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 - đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”. Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức - được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) - không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn. Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”. Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trong quan niệm của Freud về bộ máy tâm trí, khái niệm sự xung đột giữ một vị trí cũng quan trọng như vị trí ông dành cho khái niệm Vô thức (và nhất là cho sự dồn nén) hay khái niệm tính dục. Nó là nguyên nhân chính gây ra những nguồn đau khổ của con người. Chúng ta gặp điều này ngay từ những bài viết đầu tiên với các khái niệm “sự kiểm duyệt”, “sự kháng cự”. Sự xung đột này tồn tại cả giữa các sức mạnh khuấy đảo trong bộ máy tâm trí lẫn giữa các cấp khác nhau, những cấp tổ chức bộ máy tâm trí. Chúng ta thấy nó (xung đột) ở mọi nơi: giữa cái ý thức và cái vô thức, giữa nguyên tắc khoái cảm và nguyên tắc thực tế, giữa ham muốn và điều cấm, giữa thực tế bên trong và thế giới bên ngoài, và cuối cùng là giữa cái Tôi, cái Siêu-Tôi và cái Nó giống như những gì tiểu luận này sẽ trình bày.

Tác giả Sigmund Freud là một nhà phân tâm học người Áo được biết tới nhiều nhất bởi đóng góp vào sự phát triển của cả lý thuyết và thực hành các kỹ thuật phân tích tâm lý. Freud đồng thời được xem là cha đẻ của phân tâm học - môn khoa học nghiên cứu về phần vô thức của con người, khiến cho nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của việc chữa bệnh tâm thần theo cách truyền thống. Tới ngày hôm nay, cuộc tranh luận về lý thuyết phân tâm học vẫn chưa ngã ngũ, có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít những kẻ phản đối kịch liệt. Được xem như một môn khoa học chính thống của thế kỷ 19, phân tâm học trước hết đi tìm hiểu những hành vi điên loạn, thoạt đầu các nhà phân tâm học sẽ hỏi về những giấc mơ của bệnh nhân và sau cùng là các cơ chế tâm lý xây dựng từ lúc bé cho tới lúc trưởng thành. Được đào tạo như một nhà khoa học, Freud trở thành bác sĩ vào năm 1882, ông quan tâm tới thôi miên và phát triển các ý tưởng đột phá trong chữa trị tâm thần từ khoảng 1890. Vào năm 1933, các tác phẩm của ông bị đốt hết dưới chính quyền Nazi, và Freud phải rời bỏ Áo tới London vào năm 1938, nơi ông mất ngay sau đó một năm.***

Sigmund Freud là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người.

Trong thời gian học y khoa, ông tỏ rất rõ quan tâm của mình đến sinh lý y khoa và sớm có những công trình nghiên cứu về sinh lý rất quan trọng, mặc dù ông còn rất trẻ. Năm 1876, ông được nhận làm sinh viên nghiên cứu ở viện sinh lý nổi tiếng của Ernst Brücke, ở đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về sinh lý thần kinh. Tìm mua: Cái Tôi Và Cái Nó TiKi Lazada Shopee

Năm 1881, ông mới học xong đại học, và được công nhận là bác sĩ y khoa. Nhưng bản thân Freud, ông chưa bao giờ cho mình là thầy thuốc thực hành, và trong giai đoạn này, Freud luôn tìm kiếm cho mình một hướng đi sâu hơn về sinh lý học y khoa, và ông vẫn tiếp tục công việc của mình tại viện sinh lý cho đến khi ông đính hôn.

Năm 1882, Freud gặp và yêu, rồi đính hôn với Martha Bernay, một cô gái nhỏ bé, thông minh, xuất thân từ một gia đình có truyền thống trí thức và văn hóa Do Thái. Điều kiện làm việc tại viện sinh lý không cho phép Freud có thể lo lắng cho cả một gia đình dù đó là một gia đình nhỏ. Nếu muốn cưới vợ, ông phải có thu nhập thêm, vì vậy ông quyết định bỏ việc tại viện sinh lý, và đến làm việc tại bệnh viện đa khoa Wien.

Freud, cũng như những nhà thần kinh học khác, đã tìm đến bệnh viện của Charcot. Chính tài năng, tri thức cùng uy tín của Charcot đã mang lại nhiệt tình cho Freud. Trong một lá thư ông gửi cho Martha - người vợ chưa cưới của mình, ông viết: "Không có người nào từng tác động nhiều đến anh như vậy". Ông đã dịch các bài viết của Charcot sang tiếng Đức. Và chính Charcot đã làm Freud quan tâm đặc biệt đến bệnh học tâm lý. Ông cũng treo bức tranh khắc của André Brouillet "Bài học lâm sàng của bác sĩ Charcot" tại phòng khám của mình ở số 19 phố Berggasse, người con trai đầu lòng chào đời năm 1889 cũng được ông đặt tên là Jean Martin để tôn vinh người thầy của mình. Trong suốt cuộc đời làm việc về sau, Freud vẫn hay trích dẫn câu nói của Charcot: "Lý thuyết thì tốt, nhưng không ngăn được thực tiễn tồn tại", để chỉ trích thái độ chỉ biết chấp nhận những kiến thức thu được mà không hề phê phán.

Freud đã được trao Giải Goethe năm 1930.

Tác phẩm: Phân Tâm Học Nhập Môn Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi Cái Tôi Và Cái Nó Văn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó Nguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo - Vật Tổ Và Cấm Kỵ Tương Lai Của Một Ảo tưởng Bệnh Lý Học Tinh Thần Về Sinh Hoạt Đời Thường Sâu Xa Hơn Nguyên Tắc Không Đổi ... Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sigmund Freud":Cái Tôi Và Cái NóNguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo - Vật Tổ Và Cấm KỵTâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái TôiTương Lai Của Một Ảo TưởngVăn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Tôi Và Cái Nó PDF của tác giả Sigmund Freud nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Để Bạn Luôn Trẻ Mãi (Suzy Allegra)
Để Bạn Luôn Trẻ Mãi là một cuốn sách mới, khoa học, thực tế và rất hữu ích được ra đời đúng lúc trong giai đoạn cuộc sống hiện nay. Cuốn sách sẽ mang lại cho chúng ta một cách nhìn mới về chính mình, cách suy nghĩ tư duy vượt lên thời gian, khơi gợi nguồn cảm hứng cuộc sống. Cuốn sách lần đầu tiên đưa ra cách giải quyết, ứng xử tinh tế, thông minh và khoa học nhất hóa giải những sự việc, lo toan, những biến cố tinh thần trong quá khứ, hiện tại - ngay cả trong những nghịch cảnh và hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Bằng cách đúc kết kinh nghiệm thực tế của bản thân, những nghiên cứu khoa học mới về tâm lý, suy nghĩ nội tâm con người, tác giả đã khám phá và giúp chúng ta hiểu một cách mới mẻ ý nghĩa sâu sắc của khái niệm trẻ mãi không già: tùy vào cách sống, cách suy nghĩ và cách ứng xử với những khó khăn thử thách mà với thời gian - năm tháng qua đi - trước đây thường làm con ngươi trở nên già đi và mất dần sức sống - chúng ta chỉ có thể trưởng thành hơn, hiểu biết, chín chắn và tươi vui hơn chứ không già đi. Để Bạn Luôn Trẻ Mãi (How to be Ageless) của Suzy Allegra đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất của năm 2004 và là đề tài bàn luận, nghiên cứu và được nhắc đến nhiều nhất của nhiều hãng thông tấn trên thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Để Bạn Luôn Trẻ Mãi PDF của tác giả Suzy Allegra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luôn Là Cảm Hứng - Phong Cách Sống Hiện Đại (Tony Schwartz)
Phương thức làm việc hiện tại của chúng ta không mang lại hiệu quả! Tiêu chuẩn định hình trong môi trường làm việc ngày nay là “Nhiều hơn, lớn hơn, nhanh hơn.” Ngày càng nhiều thông tin luôn sẵn sàng chờ đón chúng ta và tốc độ giao dịch tăng theo cấp số nhân, tạo cảm giác thúc giục không ngừng, quay cuồng vội vã. Để không bị tụt hậu, chúng ta ngày càng phải làm hài lòng nhiều khách hàng hơn, trả lời nhiều e-mail hơn, hồi đáp nhiều cuộc điện thoại hơn, liên tục giải quyết nhiều công việc hơn, tham dự nhiều cuộc họp hơn, di chuyển nhiều hơn và làm việc nhiều giờ hơn. Công nghệ phát triển trực tiếp giúp thông tin liên lạc trở nên thuận tiện và dễ dàng, gián tiếp đẩy nhanh việc ra quyết định, gặt hái hiệu quả, và tiếp thêm sinh khí cho nền kinh tế thương mại toàn cầu. Nhưng “lợi bất cập hại”. Do không được quản lý và điều chỉnh kịp thời, công nghệ đang có nguy cơ áp đảo chúng ta. Sự thôi thúc không ngừng định hình văn hóa tại hầu hết các doanh nghiệp, làm suy yếu sức sáng tạo, chất lượng, sự tập trung, khả năng cân nhắc thận trọng, và, cuối cùng là năng suất hoạt động. Bất kể những giá trị ngày nay chúng ta tạo ra lớn lao đến mức nào, dù được tính theo doanh số, đơn vị hàng hóa hay sản phẩm, vẫn không bao giờ đủ. Chúng ta đua tranh quyết liệt hơn, bành trướng quy mô hơn. Chúng ta bận rộn trong guồng quay đó đến nỗi không nhận ra rằng trong cuộc đua này, mình không có cơ hội giành chiến thắng. Tất cả hoạt động náo nhiệt này buộc ta phải trả giá thầm lặng: khả năng tập trung kém, thời gian dành cho mọi việc đều ít hơn và cơ hội suy nghĩ thấu đáo giảm đi đáng kể. Khi trở về nhà lúc nửa đêm, chúng ta chẳng còn bao nhiêu tâm trí và sức lực dành cho gia đình, chẳng còn bao nhiêu thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và cũng chẳng còn bao nhiêu phút giây để đánh một giấc ngon lành. Rồi sáng ra, chúng ta trở lại công việc với cảm giác uể oải, không đủ sức để cống hiến hết mình và không thể tập trung tối đa. Và vòng quay cứ thế lặp lại. Thậm chí, những ai vẫn duy trì được hiệu suất làm việc cũng sẽ phải trả giá. Tiêu chuẩn “Nhiều hơn, lớn hơn, nhanh hơn” tạo ra những giá trị hẹp, nông cạn và không bền vững. Và có một nghịch lý là tiêu chuẩn ngày càng cao lại dẫn đến kết quả ngày càng thấp. Tìm mua: Luôn Là Cảm Hứng - Phong Cách Sống Hiện Đại TiKi Lazada Shopee Hãy dành chút thời gian nghĩ đến kinh nghiệm của chính bạn. Bạn thực sự cống hiến cho công ty ở mức nào? Cách bạn đang làm đem đến những giá trị gì? Những việc bạn đang làm và những gì bạn yêu thích bị ảnh hưởng ra sao? Cái giá bạn phải trả trong mười năm tới là gì, nếu bạn vẫn tiếp tục lựa chọn này? Cách chúng ta đang làm hiện nay không mang lại hiệu quả đối với cuộc sống riêng, đối với những người chúng ta dẫn dắt và quản lý, cũng như đối với tổ chức chúng ta đang làm việc. Chúng ta được định hướng bởi một giả định sai lầm rằng cách tốt nhất để làm được nhiều thứ là làm nhiều hơn và làm không ngừng nghỉ. Nhưng càng làm nhiều mà không được tái tạo năng lượng, chúng ta càng dễ mắc sai sót, dẫn đến mất bình tĩnh, thất vọng, căng thẳng và buông xuôi, kéo theo những hành vi làm giảm năng lực của bản thân và gây thiệt hại cho người khác. Làm sao một phương pháp làm việc phản tác dụng như thế lại tồn tại dai dẳng đến vậy? Câu trả lời nằm trong một giả định đơn giản, gắn chặt với cuộc sống của tổ chức và trong hệ thống niềm tin của chính chúng ta rằng con người làm việc hiệu quả nhất theo cách thức vận hành một chiều của máy vi tính: tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài, cùng lúc chạy nhiều chương trình khác nhau. Nói một cách đơn giản, chúng ta đang cố gắng bắt chước hoạt động của các loại máy móc mà mình điều khiển. Tuy nhiên, con người không giống máy vi tính ở chỗ có tiềm năng lớn mạnh và phát triển về chiều sâu, sự phức tạp và năng lực theo thời gian. Nhưng để khả thi hóa điều này, chúng ta phải tự quản lý chính mình theo cách khéo léo hơn nhiều so với cách thức đang làm hiện tại. Nhu cầu tồn tại cơ bản nhất là sử dụng và tái tạo năng lượng. Cơ thể chúng ta hoạt động vào ban ngày, ngơi nghỉ vào ban đêm và có thể làm việc với cường độ cao trong một khoảng thời gian có giới hạn, song cuộc sống của chúng ta ngày càng lặng lẽ và đơn điệu. Do làm việc suốt hàng giờ không nghỉ, chúng ta tiêu tốn quá nhiều năng lượng trí tuệ và cảm xúc mà không có sự tái tạo tương ứng, trong khi điều đó không chỉ giúp chúng ta phục hồi sức lực, mà còn thu được nhiều lợi ích khác, bao gồm khả năng sáng tạo đột phá, tầm nhìn sâu rộng, cơ hội suy nghĩ sâu rộng và có đủ thời gian để thẩm thấu những gì mình trải nghiệm. Ngược lại, khi giữ cuộc sống phẳng lỳ với phần lớn thời gian quanh quẩn sau bàn giấy, chúng ta sẽ chẳng tiêu tốn mấy năng lượng thể chất và dần yếu đi. Tình trạng kém hoạt động không chỉ gây hại đối với cơ thể chúng ta, mà còn tác động xấu đến cách chúng ta cảm nhận và suy nghĩ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luôn Là Cảm Hứng - Phong Cách Sống Hiện Đại PDF của tác giả Tony Schwartz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Để Có Một Tâm Hồn Đẹp (Edward De Bono)
Tâm hồn đẹp trong cuốn sách độc đáo này là vẻ đẹp hoàn toàn có thể cảm nhận được qua cách suy nghĩ, giao tiếp, ngôn ngữ, qua những ý tưởng của bạn, và trên hết là sự thật lòng... Khi người khác ngắm nhìn dáng vẻ bên ngoài của bạn, họ cũng đồng thời lắng nghe tâm hồn bạn… Và một tâm hồn đẹp chính là một tâm hồn thú vị. Nếu tâm hồn bạn thú vị, ngoài việc mọi người sẽ thích ở bên bạn, tin tưởng nơi bạn, bạn còn cảm thấy luôn thoải mái, tự tin và hạnh phúc. Để Có Một Tâm Hồn Đẹp là một cuốn sách độc đáo và rất hữu ích cho mọi người. Sau khi đọc xong cuốn sách này bạn khám phá tìm ra những điều thú vị ngay trong bản thân mình và mọi thứ liên quan, luyện tập cho mình thói quen cần thiết. Rồi rất nhanh thôi, bạn sẽ thấy tâm hồn mình thay đổi, thú vị thêm, rộng mở hơn, cuộc sống thật đáng sống hơn và những điều diệu kỳ nhất sẽ đến… cuộc sống của bạn sẽ thay đổi, hạnh phúc hơn cùng với sự tin cậy và quý mến của mọi người xung quanh.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Edward De Bono":Sáu Chiếc Mũ Tư DuyTư Duy Đa ChiềuDạy Con Trẻ Cách Tư DuyTư Duy Là Tồn TạiDạy Trẻ Phương Pháp Tư DuyĐể Có Một Tâm Hồn ĐẹpĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Để Có Một Tâm Hồn Đẹp PDF của tác giả Edward De Bono nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngôn Ngữ Cơ Thể Thông Minh (Max A. Egger)
Những gì được nói ra thường không thể hiện ý nghĩa chúng có, gần 70% giao tiếp của chúng ta là giao tiếp không lời! Nếu bạn muốn xây dựng mối quan hệ, tạo ra một ấn tượng tích cực và trở thành một người giao tiếp hiệu quả toàn diện, quyển sách Ngôn ngữ cơ thể thông minh này là thiết yếu để bạn hiểu được ‘ý tại ngôn ngoại’. Được viết bởi một nhà tâm lý học quản lý quốc tế, Ngôn ngữ cơ thể thông minhsẽ chỉ cho bạn biết cách hiểu được những phức tạp của ngôn ngữ cơ thể và làm thế nào để tối đa hóa kỹ năng giao tiếp cá nhân trong tất cả các mối quan hệ của bạn - trong cuộc sống và trong công việc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngôn Ngữ Cơ Thể Thông Minh PDF của tác giả Max A. Egger nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.