Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hưng Đạo Vương (Lê Văn Phúc)

Có lẽ lịch sử nước Nam ta, thời Trần, đặc biệt ở thời kỳ đầu, là một trong những thời kỳ hào hùng nhất của dân tộc và cuộc kháng chiến ba lần chống quân Nguyên Mông là cuộc kháng chiến để lại nhiều dấu ấn khó phai nhất trong lòng người Việt. Đây cũng chính là giai đoạn quy tụ nhiều anh hùng, hào kiệt vào bậc nhất, nhì trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà. Họ chính là những người đã góp phần tạo nên hào khí Đông A bất diệt ngày nào. Giai đoạn nhiều kịch tính ấy đã được hai tác giả Phan Kế Bính và Lê Văn Phúc, bằng tấm lòng mang nhiều tâm huyết với lịch sử nước nhà, tái hiện một cách trọn vẹn trong tác phẩm Hưng Đạo Vương.

Hai ông đã chọn lối viết theo kiểu chương hồi hấp dẫn nhưng vẫn bám khá sát dữ kiện lịch sử để giúp độc giả hiểu rõ hơn từng con người đã tham gia trong các sự kiện hào hùng của dân tộc thời ấy. Tác phẩm như một câu chuyện lịch sử được kể một cách dung dị, trầm ổn, không đặt nặng sự hư cấu, khoa trương nhưng mỗi vị anh hùng vẫn rõ ràng từng đường nét cá tính, tài năng. Đó là Yết Kiêu dũng lược đục thuyền bắt tướng, Quốc Toản khí khái đi đầu xông pha nguy hiểm, Ngũ Lão hùng cường áp chế tướng giặc… Nổi bật hơn cả là hình tượng người anh hùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - người đã đứng ra gánh vác giang sơn, lập nên những chiến công vang dội, mang lại bình yên cho trăm họ.

Hưng Đạo Vương in lần đầu vào năm 1912 và là một trong những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam hiếm hoi với ngồn ngộn chất liệu được kể bằng một giọng văn sinh động của tiểu thuyết chương hồi. Những chi tiết về cuộc đời của Đức ông Trần Hưng Đạo và diễn biến cuộc chiến chống quân Nguyễn Mông đều được tác giả tái hiện một cách chân thật nhưng không kém phần hấp dẫn. ***

Khổ tâm thay! những nhà sốt sắn về sự giáo-dục ở vào cuộc đời chọi nhau bằng óc này, chăm chăm lấy bút thay gươm, rỏ mực ra máu, trên đối với hơn 4000 năm tổ-quốc, dưới đối với hai mươi nhăm triệu đồng-bào, có khi dùng cách trực-tiếp; cũng có khi dùng cách gián-tiếp.

Cách trực-tiếp nên dùng thế nào? Nên soạn pho sử-yếu, chép toàn bằng chữ quốc-văn; để hết thẩy mọi người nhớn, trẻ-con, ai nấy cũng dễ hiểu. Tìm mua: Hưng Đạo Vương TiKi Lazada Shopee

Cách gián-tiếp nên làm thế nào? Nên nhân lối tiểu-thuyết, đại thành ra bộ quốc-chí, để hết thẩy nhà-quê, kẻ-chợ, đâu đấy cũng thích xem.

Bởi vì chữ là chữ nước mình, sử là sử nước mình, truyện là truyện nước mình, hồn vía văn-minh phảng phất ở đó. Nếu muốn lên đàn diễn phép chiêu lấy quốc-hồn, mở xưởng rèn nghề đúc nên dân-trí, chi bằng tập chữ bản-quốc, học sử bản-quốc, xem truyện bản-quốc; nhưng thấy cách gián-tiếp có nhẽ so với cách trực-tiếp lại càng khỏe hơn, tiện hơn và mau hơn.

Nước ta lập quốc đã lâu, khai hóa cũng sớm. Nam-đế sơn-hà, thư giời rọng về, trải bao phen lừng lẫy cõi Á-đông, nước tuy già, nhưng hồn vẫn tỉnh táo, nhẽ đâu ngủ mê mãi, không ai khua thức dậy. Trách vì cớ giáo-dục của dân nước ta, trước kia nhầm lẫn, chữ nước mình chả tập, sử nước mình chả học, truyện nước mình chả xem, đâu là sử Tam-hoàng cho chí Tống, Nguyên, Minh, Thanh, nhớ như văn-sách, đâu là truyện Tam-quốc cho chí Thuyết-đường, Thủy-hử, diễn thành tấn tuồng, chỉ chăm những sự đâu đâu, mà gốc tích nhà mình, loài giống mình, họ đang mình, nào ai là ông khởi-tổ sáng lập ra nước, nào ai là bực anh-hùng cạnh tranh với Tầu, ai là kẻ có công-đức với quốc dân, ai là người đăng kỷ-niệm trong xã-hội, hỏi đến thì mơ hồ không biết, hoặc sao nhãng không nhớ, rõ thật là mồ cha chả khóc, khóc đống mối, mồ mẹ chả khóc, khóc bối bòng bong.

Than ôi! bố rồng, mẹ tiên, con nòi giống cũ, núi xanh nước biếc, vẫn đất cất nhà, cùng chôn rau cắt rốn trong cõi Việt-nam, ai chẳng mong có lúc mở mặt mở mày với trên thế giới. Nhưng trước hết phải lấy phù phép luyện quốc-hồn, làm máy móc khai dân-trí, in hai chữ quốc-gia vào óc, sẽ có thể gánh một quả địa-cầu lên vai.

Quốc-hồn ta ở đâu! Quốc-hồn ta ở đâu! Sau đời vua Ngô-vương Quyền, vua Lý Nam-Đế, trước đời vua Lê Thái-Tổ, vua Nguyễn Quang-Trung, nẩy ra một bực đại anh-hùng ấy là ai? là đức Hưng-đạo đại-vương Trần-quốc-Tuấn đó.

Đương lúc thế lực nhà Nguyên chấn động khắp cả châu Âu, châu Á, ai ngờ trứng chọi với đá; ngoài nước Nhật lại có nước Nam ta. Dẫu cho rằng đất thiêng người giỏi, vua thánh tôi hiền phúc nước đã đành rồi, nhưng rút ra chỉ trông cậy ở lòng người là vững.

Người ta tưởng nhà Trần có ông Hưng-Đạo, cũng như nhà Lý có ông Thường-Kiệt, an nguy hệ ở một tay, không biết rằng cá khỏe vì nước, chim khỏe vì..., có đạo thế rồi mới mong có quyền lực được, trong có một ông Hưng-Đạo, mà ngoài bách quan hết thẩy như anh em ông Hưng-Đạo, trên có một ông Hưng-Đạo, mà dưới cử quốc hết thẩy như con cháu ông Hưng-Đạo. Phỏng chỉ một ông Hưng-Đạo vác thanh thần-kiếm địch sức với lũ Phạm-Nhan, chưa chắc đã thua nào, huống chi hằng-hà sa-số ông Hưng-Đạo đeo chữ “sát thát” thi gan với nòi Mông-cổ, một giọt thiết-huyết rơi đến đâu lở đất long giời, một ngọn nghĩa-kỳ phất đến đâu cuốn mây quét gió, dẫu mười cậu Thoát-Hoan thái-tử, trăm chú Mã-Nhi kiêu tướng, cũng chả vần chi.

Lạ thay! nhà Trần vì đâu gây dựng nên cách dân-đoàn, chỉ vì theo tôn-giáo Phật, biết nghĩa xả-thân cứu thế, thật bác-ái, thật mạo-hiểm, thật nhẫn-nại, tu trọn ba điều công-đức, và mở ra một cách văn-minh; này như vua tôi ăn yến, rắt tay mà hát, có ý bình đẳng; hội-đồng kỳ-lão, bàn sự đánh Nguyên, có ý lập hiến; rất tốt là lý-trưởng, dùng toàn ngũ lục phẩm quan, giao quyền xử đoán, đã phân minh ra cách địa-phương tự-trị rồi. Bởi vậy dân-quyền ngày càng trọng, dân-đức ngày càng tiến, và quốc-hồn ngày càng khỏe mạnh. Tiếc cho trước kia quốc-sử không thể vẽ được hết cái tinh-thần, mà sau này quốc-dân chỉ biết sùng kính những cái hình-thức, nào đâu là lập tĩnh, lập điện, lên cốt, lên đồng, bắt tà, bắt ma, phát bùa, phát dấu, thành ra một thói tin mê, so lấy nghĩa kỷ-niệm công-đức, đã là trái cách văn-minh, luận đến điều tiết-độc thần-minh, lại đáng ghép vào tội lệ. Sao không nghĩ vua quan nhà Trần đều học phật, mà đắc đạo đấy, đối với chúng-sinh cầu sự xá-thí, chớ có mong gì hưởng báo đâu; nếu ta biết sùng kính ông Hưng-Đạo về sự thánh thần, thì cái quốc-hồn ta tỉnh, nếu ta chỉ sùng kính ông Hưng-Đạo về sự ma quỉ, thì cái quốc-hồn ta mê. Mê mê, tỉnh tỉnh, bởi tự lòng ta, hễ có học vấn, thì sẽ có tư tưởng, có tư tưởng thì sẽ có ngôn luận, có ngôn luận thì sẽ có sự thực.

Nay gặp hội nhà-nước, rộng lòng khai hóa, bắt đầu sự học cần bực phổ-thông, muốn dùng cách trực-tiếp chăng, chả gì bằng soạn sử quốc-ngữ; muốn dùng cách gián-tiếp chăng, chả gì bằng soạn truyện quốc-ngữ; lột hết cái tinh-thần quốc-sử ra chữ quốc-văn, thật ích cho đồng-bào ta lắm; tiện cho học-giới ta lắm. Tôi vẫn ước ao dịp này, sau cũng có nhà chước thuật, vì nước tổ Việt ta mở rạp diễn-văn, may sao gặp sở Đông-kinh-ấn-quán đưa bộ sách này, xét thể cách hệt như lối Tam-quốc-chí, vừa có sự thực, vừa có nghị-luận, chắc những người có huyết-tính, xem sách này ai cũng phải kính, cũng phải mến, cũng phải hát, cũng phải khóc, cũng phải đặt quyển mà thở dài. Vậy đốt hương mà viết bài này, trước là ghi cái cảm tình của quốc dân, sau nữa giải cái khổ-tâm của người tác-giả. Thử hỏi nay những nhà sốt-sắn về sự giáo dục nghĩ làm sao đây?Đàn-viên Phạm-Văn-Thụ kính soạn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hưng Đạo Vương PDF của tác giả Lê Văn Phúc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đại Nam Liệt Truyện - Tập 1 (Đỗ Mộng Khương)
Đại Nam liệt truyện là một bộ sách có quy mô khá đồ sộ trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam, do cơ quan làm sử chính thức của nhà Nguyễn là Quốc sử quán biên soạn vào giữa thế kỷ XIX. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên, ghi chép tương đối đầy đủ về sự tích, công trạng các công thần, liệt nữ, danh tăng … và gia phả nhà Nguyễn trước và sau khi "Gia Long lập quốc". Bộ sách đã được các nhà dịch thuật nghiên cứu sắp xếp tại làm 4 tập: Tập 1: Tiền biên: Từ cuốn đầu tiên cuốn 6. Tập 2: Chính biên (Sơ tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 33. Tìm mua: Đại Nam Liệt Truyện - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Tập 3: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 25. Tập 4: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn 26 đến cuốn 46.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đỗ Mộng Khương":Đại Nam Liệt Truyện - Tập 1Đại Nam Liệt Truyện - Tập 2Đại Nam Liệt Truyện - Tập 3Dainamliettruyen-Tap2Dainamliettruyen-Tap3Thập Nhị Binh ThưĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Nam Liệt Truyện - Tập 1 PDF của tác giả Đỗ Mộng Khương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Kim Tự Tháp Ở Đâu- (Dorothy Hoobler)
“Tất cả đều sợ thời gian nhưng thời gian sợ Kim tự tháp.” - Ngạn ngữ Ả Rập Cùng khám phá bộ sách Tri thức phổ thông - Những địa danh làm nên lịch sử để hiểu hơn về những công trình, kiến trúc trường tồn theo thời gian. Đằng sau những biểu tượng của thế giới là cả một lịch sử huy hoàng, hãy cùng quay trở lại 2500 trước công nguyên để làm sáng tỏ sự ra đời của Đại Kim Tự Tháp hay bôn ba đến đất nước Ấn Độ để cùng chiêm ngưỡng sự lung linh và tráng lệ của ngôi đền TAJ MAHAL. Đặc biệt mỗi cuốn sách sẽ đi kèm bản đồ được in màu vô cùng đặc biệt dẫn lối bạn tới các di tích lịch sử. *** Đại Kim tự tháp Ai Cập là công trình kiến trúc nổi tiếng bậc nhất thế giới. Chúng sừng sững bên ngoài Cairo, thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Ai Cập. Gần như ai cũng từng xem qua tranh ảnh về chúng. Kim tự tháp nằm trong số những công trình kỳ vĩ, cổ xưa nhất còn trường tồn đến ngày nay và là đối tượng được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Vào thời cổ đại, chúng là một trong bảy kỳ quan thế giới. Bảy kỳ quan thế giới cổ đại Tìm mua: Đại Kim Tự Tháp Ở Đâu- TiKi Lazada Shopee Vào thế kỷ 1 và 2 trước Công nguyên, lữ khách Hy Lạp có thể tìm mua cẩm nang hướng dẫn du lịch liệt kê những điểm tham quan ấn tượng. Bảy địa danh trong số này trở nên nổi tiếng với tên gọi bảy kỳ quan thế giới. Ngoài Đại Kim tự tháp còn có: 1) Vườn treo Babylon. Quốc vương Babylon kết hôn với một người con gái đến từ xứ sở trồng nhiều cây cối. Nàng thương nhớ quê nhà da diết. Để làm vui lòng nàng, nhà vua cho xây dựng một vườn treo vĩ đại tại đây. 2) Đền thờ Artemis ở Ephesus. Đức vua Lydia nổi tiếng giàu có đã cho xây dựng đền thờ Artemis nguy nga ở Ephesus, thành phố nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. 3) Tượng thần Zeus ở Olympia. Bức tượng khổng lồ này được khảm ngà voi, vàng và đá quý. 4) Lăng mộ Mausoleum ở Halicarnassus. Mausolus, người cai trị giàu có của đế quốc Ba Tư ra lệnh xây dựng lăng mộ khổng lồ cho mình và hoàng hậu. Ngày nay, từ mausoleum được dùng để chỉ những ngôi mộ lớn. 5) Tượng thần Mặt trời trên đảo Rhodes. Để ăn mừng chiến thắng, người dân Rhodes đã xây dựng bức tượng thần Mặt trời Helios khổng lồ tại bến cảng. 6) Ngọn hải đăng Alexandria. Người kế vị Alexander Đại đế cho xây dựng ngọn hải đăng khổng lồ ở bến cảng thành phố Alexandria, Ai Cập để dẫn đường cho những con tàu trên Địa Trung Hải. Ngày nay, tất cả những kỳ quan này đều đã biến mất, ngoại trừ kim tự tháp. Kim tự tháp không dành cho người sống. Đó là ngôi mộ của pharaoh, người cai trị Ai Cập. Pharaoh là người kết nối giữa nhân dân Ai Cập và các vị thần. Chính các pharaoh cũng tự xem mình là thần linh. Bất kỳ việc gì pharaoh muốn thì thần dân đều phải hoàn thành. Vì vậy, khi pharaoh lệnh cho hàng nghìn người làm việc cực nhọc suốt nhiều năm ròng để xây dựng mộ thất, họ đều vâng lệnh. Hơn một trăm kim tự tháp hiện vẫn tồn tại ở Ai Cập nhưng nhiều nơi chỉ còn là phế tích đổ nát, hoang tàn. Ba kim tự tháp lớn nhất được biết đến với tên gọi Đại Kim tự tháp. Kim tự tháp cổ nhất trong số đó được xây dựng cách đây khoảng 4.500 năm. Người Ai Cập cổ đại tin rằng sau khi băng hà, pharaoh sẽ tái sinh trong một thế giới khác. Đó là lý do vì sao việc gìn giữ thi thể ngài và đặt nó ở những nơi an toàn như bên trong kim tự tháp lại quan trọng đến vậy. Trải qua quá trình ướp xác, thi thể biến thành xác ướp. Nó khô lại, được bảo quản và bọc trong các dải vải lanh trước khi đặt vào quách. Người hầu của pharaoh đặt thức ăn, đồ trang sức, đồ dùng và cơ man của báu vào kim tự tháp. Pharaoh muốn đảm bảo ngôi mộ của họ không bị quấy rầy. Vì vậy, những người xây dựng kim tự tháp cẩn thận che giấu đoạn đường dẫn đến căn phòng chôn cất. Họ giăng bẫy bất kỳ ai cố gắng đột nhập. Dẫu vậy, kẻ trộm mộ vẫn tìm được cách lẻn vào bên trong và đánh cắp kho báu. Trải bao thế kỷ, Ai Cập dần suy tàn nhưng Đại Kim tự tháp vẫn tồn tại. Khi tới đây, du khách sửng sốt trước những điều trông thấy. Chưa ai từng thấy điều gì như vậy. Herodotus là sử gia người Hy Lạp từng đến Ai Cập vào thế kỷ 5 trước Công nguyên. Khi ấy, kim tự tháp đã hàng ngàn năm tuổi. Như bao người khác, ông tự hỏi: “Ai có thể xây nên những kim tự tháp này? Họ đã làm cách nào?” Ngày nay, giới khoa học vẫn mải miết đi tìm lời giải đáp. Chúng ta biết nhiều điều về Ai Cập hơn Herodotus nhưng bức màn bí ẩn vẫn chưa được vén lên. Các nhà khoa học ngày càng có thêm nhiều khám phá mới nhưng kim tự tháp vẫn ẩn chứa vô vàn bí mật. Herodotus Sử gia người Hy Lạp Herodotus sinh ra vào khoảng năm 480 trước Công nguyên. Ông là người châu Âu đầu tiên tới thăm và ghi chép lại về Ai Cập. Ông đánh giá kỳ quan của Ai Cập “nhiều hơn bất kể xứ nào”. Ông miêu tả lại quá trình ướp xác vẫn đang tồn tại khi ghé thăm nơi này. Ông cũng thuật lại cách xây dựng kim tự tháp nhưng các nhà khoa học hiện đại cho rằng một số phần chưa chính xác. Bởi thời điểm xây dựng kim tự tháp đã quá lâu. Ông ghi chép lại chân thực về cuộc sống của người Ai Cập. Ông sửng sốt khi lối sống đó khác biệt với người Hy Lạp. “Người Ai Cập dường như đảo ngược lại hoàn toàn nguyên tắc thông thường của nhân loại.” Ông viết: “Phụ nữ chợ búa và buôn bán còn đàn ông ở nhà và dệt vải! Đàn ông Ai Cập vác hàng hóa bằng đầu còn phụ nữ đặt trên vai. Phụ nữ đứng khi tiểu tiện còn đàn ông lại ngồi thụp.” Herodotus ghi chép lại toàn bộ những điều ông có thể tìm thấy về lịch sử các đất nước ông ghé qua. Ngày nay, ông được biết đến với biệt danh là “Cha đẻ của sử học”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Kim Tự Tháp Ở Đâu- PDF của tác giả Dorothy Hoobler nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Đường Tửu Đồ (Cách Ngư)
Uống rượu vốn là một môn học vấn. Nói thích uống rượu thì ai cũng nói được, nhưng có thể uống rượu và hiểu biết uống rượu là hoàn toàn khác nhau. Biết uống rượu chỉ là uống rượu, nhưng hiểu cách uống rượu lại có thể biến rượu thành một loại nghệ thuật văn hóa, thậm chí chính là một phạm trù triết học trong cuộc sống. Rượu không chỉ là để uống, nó còn có thể là một loại tâm tình của con người, một cách thức để yêu, một đoạn hồi ức như sương như khói, một bạn tốt tri tâm, một thứ có thể kết nối tận ngóc ngách tâm linh con người ta.“Người thường vốn nghĩ rằng, rượu chỉ có ba tác dụng: rượu để thêm vui, rượu để quên buồn, rượu để thêm can đảm. Kỳ thật, công năng của rượu tuyệt không chỉ có vậy. Theo Tiêu Duệ thấy, vẫn còn ba tác dụng nữa: rượu để trị bệnh, rượu để thành lễ, rượu để dưỡng tiết.” Những đại thi nhân Lý Bạch, Đỗ Phủ, một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa cổ đại là Dương Quý Phi và vô số những danh nhân khác xin được chào mừng bạn đến với thế giới của Đại Đường Tửu ĐồĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Đường Tửu Đồ PDF của tác giả Cách Ngư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dạ Thiên Tử (Nguyệt Quan)
Hắn vốn dòng dõi quan chức nhưng không phải vương hầu, xuất thân thế gia nhưng lại không phải cao môn. Chỉ là một kẻ đứng đầu Lục Phiến Môn. Hắn vốn định cứ thế ôm cái bát sắt từ thời tổ tiên truyền xuống, không ngờ gặp phải một tên lừa đảo dẫn tới một nơi khác. Chuyến đi này, một đi khó có ngày về. Hắn tự nhận nghĩa bạc vân thiên, thái độ làm người tứ hải, là một bằng hữu có thể gửi gắm cả thê tử cho. Nhưng chỗ tới, tất cả cao phụ quý nữ đều trốn trong khuê phòng không gặp người. Hắn tự xưng tính cách thuần lương, dám giúp mọi người làm điều tốt...*** Cai ngục Hình bộ Đại Minh Diệp Tiểu Thiên nhận lời ủy thác, đưa di thư về cố hương giúp một người, bị người nhà của người đó do không muốn phân chia tài sản truy sát, chạy trốn tới Quý Châu. Sau nhiều việc xảy ra, ông được thăng lên làm quan ở Đồng Nhân phủ. Tuy xuất thân từ cai ngục, bần hàn, nhưng lại rất liêm khiết, bảo vệ dân chúng, được dân chúng Quý Châu yêu quý và tán thưởng. *** - Lão gia? Tìm mua: Dạ Thiên Tử TiKi Lazada Shopee Lý Vân Thông đợi sau nửa ngày, thấy Hoa Tri huyện ngây người như phỗng, trong nội tâm rất là khinh bỉ, trên mặt ngược lại rất kính cẩn. Hoa Tri huyện không nói một lời, chỉ thống khổ hò hét trong lòng: - Binh vương toi rồi! Toi rồi! Lúc này toi thật rồi! Ta mười năm học hành trong nghèo khó, thanh niên trúng cử, cha mẹ vui mừng khôn xiết, hàng xóm làng xã chung quanh cực kỳ hâm mộ, lần này thật sự là bị mất chức thành dân thường, về quê cày ruộng rồi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dạ Thiên Tử PDF của tác giả Nguyệt Quan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.