Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

TỰ PHÁN - DI CẢO CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU

Tôi bị bắt ở nước ngoài đem về, bị giam trong ngục; nhờ quốc dân quá thương nên mới giữ được mạng sống tới nay. Tôi xa nước, xa đồng bào mấy chục năm, nay may được cùng nhau nhắc nhớ chuyện xưa. Có người yêu tôi, có người ghét tôi, có người mong đợi ở tôi, nhưng dù biết tôi hay không biết tôi, ai cũng muốn biết rõ đầu đuôi cái lịch sử của Phan Bội Châu này. Than ôi..!ịch sử của tôi là lich sử của trăm thất bại mà không có một thành công. Tôi bôn ba gần ba mươi năm, làm cho cả nước liên lụy chịu tai vạ, làm cho nhiều đồng bào bị tù đày, nhiều đồng chí bị giết. Nhiều đêm tỉnh giấc, tôi chỉ có thể ngẩng mặt nhìn trời mà chẩy nước mắt. Hơn năm mươi năm lần lữa, nghĩ mà hổ thẹn với râu mày.

Tôi bị bắt ở nước ngoài đem về, bị giam trong ngục; nhờ quốc dân quá thương nên mới giữ được mạng sống tới nay. Tôi xa nước, xa đồng bào mấy chục năm, nay may được cùng nhau nhắc nhớ chuyện xưa. Có người yêu tôi, có người ghét tôi, có người mong đợi ở tôi, nhưng dù biết tôi hay không biết tôi, ai cũng muốn biết rõ đầu đuôi cái lịch sử của Phan Bội Châu này. Than ôi..!ịch sử của tôi là lich sử của trăm thất bại mà không có một thành công. Tôi bôn ba gần ba mươi năm, làm cho cả nước liên lụy chịu tai vạ, làm cho nhiều đồng bào bị tù đày, nhiều đồng chí bị giết. Nhiều đêm tỉnh giấc, tôi chỉ có thể ngẩng mặt nhìn trời mà chẩy nước mắt. Hơn năm mươi năm lần lữa, nghĩ mà hổ thẹn với râu mày.

Nhưng xưa nay những công cuộc thay cũ, đổi mới không mấy khi không thất bại mà thành công ngay được. Ngay như nước Pháp khi xây dựng nền dân chủ cộng hòa cũng phải trải qua ba, bốn phen xáo trộn mới thành. Chúng ta nên tránh bánh xe đã đổ trước, bỏ con đường thất bại, tìm đường đi đến thành công, ta phải tìm cái Sống trong muôn ngàn cái Chết, phải cẩn mật cho việc mình làm không bị vỡ lở, phải đồng tâm, đồng đức thì nợ máu mới rửa được. Một ngày kia quốc dân đi đến thành công thì lịch sử Phan Bội Châu lại không phải là cái bánh xe đi trước hay sao. Các bạn thân nhiều người bảo tôi trước khi chết phải làm cho xong tập lịch sử đời tôi nên tôi vâng mệnh viết ra thiên này, gọi là “Tự Phán.”

Nhưng xưa nay những công cuộc thay cũ, đổi mới không mấy khi không thất bại mà thành công ngay được. Ngay như nước Pháp khi xây dựng nền dân chủ cộng hòa cũng phải trải qua ba, bốn phen xáo trộn mới thành. Chúng ta nên tránh bánh xe đã đổ trước, bỏ con đường thất bại, tìm đường đi đến thành công, ta phải tìm cái Sống trong muôn ngàn cái Chết, phải cẩn mật cho việc mình làm không bị vỡ lở, phải đồng tâm, đồng đức thì nợ máu mới rửa được. Một ngày kia quốc dân đi đến thành công thì lịch sử Phan Bội Châu lại không phải là cái bánh xe đi trước hay sao. Các bạn thân nhiều người bảo tôi trước khi chết phải làm cho xong tập lịch sử đời tôi nên tôi vâng mệnh viết ra thiên này, gọi là “Tự Phán.”

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn (NXB Tổng Hợp 1985) - Frank Snepp
Cuộc tháo chạy tán loạn (nguyên bản tiếng Anh: The decent Interval, xuất bản nǎm 1977) là cuốn sách của Frank Snepp, một chuyên viên phân tích chiến lược CIA (Mỹ) viết về những ngày cuối cùng của chế độ nguỵ quyền Sài Gòn và sự phản ứng của cố vấn Mỹ trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trong mùa xuân lịch sử 1975. Đứng ở toà đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, được nghe ngóng, quan sát những thông tin nóng hổi nhất của cuộc chiến, tác giả đã ghi lại và đưa ra trước công luận những sự thật của lịch sử. Qua đó cho chúng ta thấy chân dung một loạt tướng tá và chính khách cấp cao của Mỹ – nguỵ giống như những con rối của thời cuộc. Trước sự tấn công thần tốc của quân và dân ta, họ chỉ còn một cách là tháo chạy tán loạn. Cuộc Tháo Chạy Tán LoạnNXB Tổng Hợp 1985Frank SneppDịch: Ngô Dư389 TrangFile PDF-SCAN
HƯNG ĐẠO VƯƠNG - BÌNH ĐỊNH VƯƠNG - NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH SỬ HỌC (LÊ VĂN HÒE)
Thời Trần, dân ta hai lần đại thắng giặc Mông-cổ. Một lần vào năm Ất-Dậu (1285) phá 50 vạn quân Nguyên, một lần vào năm Mậu-Tý (1288) phá 30 vạn quân Nguyên. Đó là những võ công oanh liệt đệ nhất trong lịch sử. Chẳng những trong lịch sử nước nhà, mà cả trong lịch sử thế giới. Vì thế giới bấy giờ già nửa thuộc Mông-cổ. Các nước lớn như Nga, Hung, Đức, Trung-hoa, các nước nhỏ như Ba-tư, Thổ-nhĩ-kỳ, tất cả hơn bốn mươi nước châu Âu, châu Á chịu theo pháp luật Mông-cổ. Nếu ta xét kỹ tình-thế thế giới và lực lượng của Mông-cổ thời bấy giờ, thì ta có quyền tự-hào rằng đã có phen nước Việt-Nam đứng vào hàng cường-quốc bực nhất thế-giới. Tức là về thời nhà Trần. Thật vậy trong khi già nửa toàn cầu (bấy giờ đã ai biết tân đại lục, nên cựu đại lục là cả thế giới) thuộc trong phạm vi thế lực của Mông-Cổ, mà có một nước trong hai năm liền, phá luôn hai lần tám mươi vạn quân Mông-Cổ do thái tử Mông-Cổ chỉ huy, thì nước ấy có đáng gọi là một cường-quốc không ? Và chiến công rực rỡ đời Trần phải được liệt ngang với những chiến-công oanh liệt nhứt trong lịch sử các dân tộc hoàn cầu. Chúng ta không kiêu căng. Nhưng chúng ta có quyền tự hào về trang sử vẻ vang chói lọi hiếm có trên thế giới đó. Chúng ta có quyền tự hào được là con cháu Hưng-đạo-Vương và tiên dân đời Trần. Tự hào như thế không ích gì, nếu chúng ta không biết nối cái chí lớn của ông cha, khơi cái truyền thống anh-dũng tuyệt luân của quân dân đời Trần, viết tiếp trang sử Đại Cường-Quốc hoàn cầu mà Hưng-đạo-Vương đã viết những dòng đầu bằng chữ vàng chói-lọi. Muốn vậy, trước hết chúng ta phải học-tập cuộc chiến-đấu chống ngoại-xâm đời Trần. Nghĩa là chúng ta nghiên-cứu cuộc chiến đấu đó, để rút ra những bài học kinh-nghiệm quí giá cho hiện-tại và tương-lai. Chẳng những trong lịch sử nước nhà, mà cả trong lịch sử thế giới. Vì thế giới bấy giờ già nửa thuộc Mông-cổ. Các nước lớn như Nga, Hung, Đức, Trung-hoa, các nước nhỏ như Ba-tư, Thổ-nhĩ-kỳ, tất cả hơn bốn mươi nước châu Âu, châu Á chịu theo pháp luật Mông-cổ.Nếu ta xét kỹ tình-thế thế giới và lực lượng của Mông-cổ thời bấy giờ, thì ta có quyền tự-hào rằng đã có phen nước Việt-Nam đứng vào hàng cường-quốc bực nhất thế-giới.Tức là về thời nhà Trần. Thật vậy trong khi già nửa toàn cầu (bấy giờ đã ai biết tân đại lục, nên cựu đại lục là cả thế giới) thuộc trong phạm vi thế lực của Mông-Cổ, mà có một nước trong hai năm liền, phá luôn hai lần tám mươi vạn quân Mông-Cổ do thái tử Mông-Cổ chỉ huy, thì nước ấy có đáng gọi là một cường-quốc không ?Và chiến công rực rỡ đời Trần phải được liệt ngang với những chiến-công oanh liệt nhứt trong lịch sử các dân tộc hoàn cầu.Chúng ta không kiêu căng. Nhưng chúng ta có quyền tự hào về trang sử vẻ vang chói lọi hiếm có trên thế giới đó.Chúng ta có quyền tự hào được là con cháu Hưng-đạo-Vương và tiên dân đời Trần. Tự hào như thế không ích gì, nếu chúng ta không biết nối cái chí lớn của ông cha, khơi cái truyền thống anh-dũng tuyệt luân của quân dân đời Trần, viết tiếp trang sử Đại Cường-Quốc hoàn cầu mà Hưng-đạo-Vương đã viết những dòng đầu bằng chữ vàng chói-lọi.Muốn vậy, trước hết chúng ta phải học-tập cuộc chiến-đấu chống ngoại-xâm đời Trần.Nghĩa là chúng ta nghiên-cứu cuộc chiến đấu đó, để rút ra những bài học kinh-nghiệm quí giá cho hiện-tại và tương-lai.
LAM SƠN THỰC LỤC (1431) - NGUYỄN TRÃI
(Khi sửa lại bộ Lam-sơn thực lục)Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, để có được thiên-hạ. Cùng với: bài đại-cáo khi bình giặc Ngô, đều là những lời trung, nghĩa, trí, dũng; lẽ phải-chăng dạy lại con-cháu, đều là những đạo tu, tề, trị, bình, ...  Xét ra những việc mà chính mình Nhà Vua đã làm, không việc gì là không chép đủ. Bộ sách này, cốt ý bày-tỏ sự khó-khăn về việc gây-dựng nghiệp đế, bảo cho con-cháu được biết, để làm của báu gia-truyền mãi mãi; há những chỉ là khoe-khoang tài võ như thần, tài văn như thánh mà thôi đâu! Phiền nỗi thế-đạo giữa chừng sa-sút, mà bộ sách này cơ-hồ bị ngọn lửa tàn-ác đốt cháy, trong hồi lấn ngôi, cướp nước. Thế nhưng công-đức ở trong Trời Đất nào phải không còn; lẽ phải ở trong lòng người có mất sao được? Tới đức Hoàng-đế Bệ-hạ ngày nay, sớm chịu mệnh trời, nối giữ nghiệp báu; đức, nghĩa, ngày một tiến; sức học ngày một cao; thực là nhờ chúa Công-đức Nhân-Uy-Minh-Thánh Tây-Vương, lĩnh chức Đại-nguyên-soái, Chưởng-quốc-Chính, Thái-sư, Thượng-phụ, có công nuôi-nấng, đúc-hun, giúp-đỡ, gầy- dựng; ghi nhớ ơn đức của Tiên-vương, sửa-sang giềng-mối của lễ-nhạc, để làm cỗi-gốc cho việc nương- tựa, phù-trì; chuyên ủy cho chúa Định Nam-Vương lĩnh chức Nguyên-soái Điển-quốc-chính, duy trì danh- giáo, gây nên thái-bình. Cùng các quan quân-thần, huân-thần, giảng cầu đạo trị nước. Dỡ coi sách-vở, nhìn vào tục cũ, thấy đấng Tiên-tổ dựng nghiệp thật là khó-khăn; được nước thật là chính-đáng; từ khi nước Việt ta lập thành nước đến giờ, chưa từng có việc như thế. Nếu chỉ coi xem qua-loa, mà không kén-lựa những điều cốt-yếu, thì sao có rõ-rệt được nền công-đức trăm đời không thể dời-đổi, mà khiến cho muôn thủa còn như trông thấy trước mắt được? Bèn nhân những ngày rỗi, thường vời quan Tể-tướng cùng các nho-thần bàn đến việc kinh-doanh nghiệp lớn của các bậc đế-vương tự đời xưa. Cho là bản sách cũ tuy có sao chép lại, thỉnh-thoảng còn có chỗ lẫn sót, chưa dễ hiểu cho hết. Vậy nay muốn soạn lại cho thật kỹ-lưỡng, thuần-túy, dùng để khắc vào bản gỗ, ngõ hầu công-nghiệp của bậc Tiên-đế lại sáng tỏ với đời! Bèn sắc chúng tôi, tham-khảo với bản chép cũ của các nhà mà sửa-sang lại; lầm thì chữa; sót thì bù; để đọc coi cho tiện, truyền-bá cho rộng.Chúng tôi vâng lĩnh lời vàng, đâu dám không gia công tìm-tòi, chắp-vá, sắp lại thành sách, kính chép dâng lên, để đợi trí sáng-suốt coi tới. Được cho tên là bộ "Lam-sơn thực-lục sửa lại". Lập tức sai thợ mộc khắc bản, để lại lâu-dài. Khiến cho trong thiên-hạ, ai ai cũng biết đến đức Tiên-đế; công lấy lại nước ở tay giặc Ngô, còn trội hơn là việc trừ quân tàn-bạo của Hán Cao; ơn cứu được dân khỏi vòng nước lửa, nào có kém gì việc chữa nạn lụt-lội của Hạ Vũ. Ơn-đức ngài chót-vót như núi Kiền, núi Thái; công-nghiệp ngài rực-rỡ như mặt trăng, mặt trời. Than ôi! Người chép bộ sách này, nào phải như kẻ viết Lĩnh-nam trích quái, bày ra những chuyện hoang-đường; như kẻ viết Việt Điện u-linh góp lại những lời quái-gở! Chỉ là ghi lại những việc thực, để cho ngôi nước được chính, nghiệp vua được rõ mà thôi! Rồi đây sẽ thấy huân-nghiệp của Tổ-tông chói-lọi ở trên tờ ngọc; công-lao của Tổ-tông sáng ngời để giữa sách vàng!Công ấy, đức ấy, thường rực-rỡ với nghìn, muôn đời vậy. Bèn viết để làm lời tựa. Khi ấy là ngày tốt-lành, tháng cuối Xuân, năm đầu niên-hiệu Vĩnh-trị.Đặc-tiến Kim-Tử Vinh-Lộc Đại-phu, Tham-tụng, Công-bộ Thượng-thư, kiêm Đông-các Đại-học-sĩ, coi việc chép Quốc-sử, Duệ-quận-công, Thượng-trụ quốc, tôi là Hồ Sĩ Dương.Gia-Tĩnh đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Tả-thị-lang, vào hầu việc Giảng Sách. Sử-quán Đô-tổng-tài, tôi là Đặng công Chất.Quang-Tiến Thận-lộc đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Hữu thị-lang vào hầu việc Giảng Sách, Sử-quán Tổng-tài, Lại-An-nam, tôi là Đào Công Chính.Triều-Liệt Đại-phu, Tham-Chính trong ty Tân-trị Thừa-chính ở các xứ Sơn-nam... Sử-quán Toản tu, tôi là Thiều sĩ Lâm.Mậu Lâm-lang, Bồi-tụng, Đông-các Hiệu-thư, Sử-quán Phó Toản-Tu, tôi là Nguyễn công Vọng.Mậu Lâm-lang, Hiến-sát-sứ ở ty Hiến-sát-sứ, coi các xứ Nghệ-an... Sử-quán Phó Toản-tu, tôi là Lê hùng Xưng.Nội-sai Thái-giám trong Thị-Nội giám, Tư-Lễ giám, Lĩnh-Xuyên hầu, tôi là Phạm thế Vinh;Nội-sai Hữu-đề-điểm trong Tư-Lễ giám, Khoan-Thái-bà, tôi là Phạm đình Liêu.Cùng vâng sắc coi việc sửa sách.Trị trung trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Ngô thục Đức.Chính tự trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Hàn Tung.Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn Luân.Tự-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Doanh.Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê tiến Nhân.Sứ coi sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê duy Lương;Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Khoa.Cùng vâng sắc viết:Thợ mộc, người các xã Hồng-lục, Liễu-chàng vâng sắc khắc bản in. Tựa của Vua Lê Thái-TổDịch âmTrẫm duy: Vật bản hồ Thiên, nhân bản hồ Tổ. Thúy như mộc, thủy, tất hữu căn, nguyên. Thị dĩ tự cổ Đế-vương chi hưng, nhược Thương chi thủy ư Hữu Nhung; Chu chi thủy ư Hữu Thai... Cái kỳ bản thịnh tắc diệp mậu; nguyên thâm tắc lưu trường. Phi Tiên-thế chi nhân ân chi sở bồi giả hậu, khánh trạch chi sở chung giả hồng, an-năng nhược thị tai?Trẫm tao thị đa ạn, khai sáng vưu nan! Hạnh nhi Thiên dữ, Nhân quy, công-nghiệp hữu thành giả, thực do Tổ-tông tích đức lũy nhân chi sở trí dã! Trẫm niệm chi phất dĩ, nãi bút vu thư, mục viết "Lam-sơn thực lục", sở dĩ trong kỳ bản thủy chi nghĩa. Diệc dĩ tự Trẫm gian-nan chi nghiệp, dĩ thùy thị Tử-tôn vân.ThìThuận-thiên tứ niên, trọng Đông-nguyệt, cốc nhật.Lam-sơn động-chủ, tự.Dịch nghĩaTrẫm nghĩ: Vật gốc từ Trời, người gốc từ Tổ. Ví như cây và nước, tất có gốc, nguồn. Bởi vậy, từ xưa các dòng Đế-vương nổi lên, như nhà Thương, bắt đầu từ Hữu Nhung; nhà Chu, bắt đầu từ Hữu Thai... Vì rằng: gốc thịnh thì là tốt, nguồn sâu thì dòng dài. Nếu không phải nhờ ở nhân-ân bồi-đắp được dày-dặn, phúc-đức chung-đúc được lớn-lao của các Đời-Trước, thì đâu có được như thế!Trẫm gặp đời nhiều hoạn-nạn, mở nước, dựng nền, càng thấy khó-khăn! May mà Trời cho, Dân theo, gây nên được công-nghiệpp, ấy thực là nhờ ở các bậc Tổ-tông tích-lũy mãi nhân-đức, mà đi tới cả! Trẫm nghĩ về chuyện đó mãi bèn chép vào sách, gọi là "Lam-sơn thực lục" (Sách ghi chuyện thực núi Lam) cốt là để trọng nghĩa đầu gốc. Và cũng để kể rõ sự-nghiệp gian-nan của Trẫm, truyền-bảo lại cho con-cháu vậy.Khi ấy là:Ngày tốt, tháng giữa Đông, năm thứ-tư hiệu Thuận-thiên.Chúa động Lam-sơn đề tựa. 
LỊCH SỬ ĐỘC LẬP & NỘI CÁC ĐẦU TIÊN VIỆT NAM - NGUYỄN DUY PHƯƠNG
Vì sao có tập sách này?! Vì sao có tập sách này?!Để kỷ-niệm và lập một kỷ nguyên mới! Đề kiến thiết nền độc Để kỷ-niệm và lập một kỷ nguyên mới! Đề kiến thiết nền độc lập Việt Nam. Để xây đắp nền thịnh-vượng chung cho Đại-Đông-Á. Để cảm tạ Đức Thiên Hoàng nước Nhật, và để nhắc lại lời ngài đã tuyên-bố không có ý tham vọng về lãnh thổ của nước Việt Nam chúng ta. Đề im lặng một phút truy điệu các bực vương bá, các vị anh hùng, các ông cha ta, các anh em chúng ta, các liệt sĩ đã đem tính mệnh mà hy sinh cho nền độc lập từ Thượng cổ đến hiện-đại và để cho quốc dân biết kể từ ngày mồng 9 tháng 8 năm 1945 là ngày nước Việt-Nam ta được giải-phóng. Nền độc lập Việt Nam nhà đã trở lại. Tổ quốc đã trở lại với dân chúng người mẹ yêu quý đã trở về với đàn con mong đợi ngày đêm. Là ngày mà những chiến sĩ Việt-Nam ta đã hy sinh, đã biết đặt quốc-gia lên trên tính mệnh, cùng với quân-đội Nhật-bản hòa chung máu với nhau đánhđuổi hết bọn cường-quyền Pháp, là bọn giặc đi giầy đạp vò xé quốc- đuổi hết bọn cường-quyền Pháp, là bọn giặc đi giầy đạp vò xé quốc-dân Việt-Nam ta, ngót một thế - kỷ nay, mà đã bao phen ông cha ta, anh em ta phơi sương đổ máu để tranh cướp lại đất nước Việt Nam. Trích - Nguyễn Duy Phương.