Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Nam Tiến Của Dân Tộc Việt (Trúc Khê)

Xét xem lịch sử mở mang bờ cõi của nước ta từ xưa đến nay, có thể gồm vào mà gọi là một cuộc nam tiến; vì trước sau ta chỉ nhằm tiến về một mặt nam mà thôi. Bởi sao mà như thế? Bởi vì địa thế của ta nó khiến như thế. Nước ta ngày xưa phía bắc giáp nước Tàu, phía nam giáp Chiêm, Lạp, phía đông giáp bể lớn, phía tây giáp Ai-lao. Ở giữa cái khoảng núi Tản sông Hồng kia nếu muốn khuếch trương bờ cõi cho rộng lớn thêm có đủ thế lực mà lập nên một nước đứng đắn ở Á-đông, trừ tiến về mặt nam không còn mặt nào hơn nữa. Bởi vì mặt bắc giáp nước Tàu là một nước rất lớn, lo chống chọi với họ để họ khỏi nuốt sống mình còn lo chưa nổi, mong gì khai thác về mặt ấy được; mặt đông thì đã giáp bể; mặt tây giáp với Ai-lao tuy là một nước nhỏ yếu,nhưng vì có nhiều núi cao rừng rậm ngăn cách, thành ra dẫu muốn mở mang về mặt ấy cũng chưa thể được; trừ ra chỉ còn mặt nam giáp với nước Chiêm-thành, nước Chiêm-thành lại giáp với nước Chân-lạp, vì cớ đường thuỷ, đường lục được tiện, vả hai dân ấy đều là dân nhỏ yếu có thể lấn át họ được, vì vậy mà sức bành trướng của dân tộc ta trước sau đều chỉ tràn về mặt nam. Tuy thế mặc lòng, sự khai thác bờ cõi, há có phải là một việc dễ đâu; huống chi dân Chiêm Lạp cũng không phải hoàn toàn là giống hư hèn, cũng là những cái dân đã từng có một nền văn-minh rất sớm, thế mà lấy như một dân tộc nhỏ ở trong mảnh đất Giao-chỉ nọ, ngày lần tháng nữa, đã nghiễm nhiên phá diệt được cả Chiêm-thành lẫn Chân-lạp mà dựng nên một nước lớn Việt-Nam, đủ biết cái công phu huyết hãn của các đứng tiên dân ta xưa, thực đã lớn lao vô cùng vậy.

Cứ như các nhà nhân-chủng-học thì bảo dân tộc ta thuộc giống Mông-cổ, song cỗi gốc từ đâu mà đến thì mỗi sách nói một khác không sao đủ bằng cứ được. Sách thì bảo dân ta là ròng rõi Tây-tạng, sách thì bảo là ròng rõi Giao-chỉ, sách thì bảo là ròng rõi Việt thường, sách thì bảo là ròng rõi nước Việt bên Tàu, tổng chi đều là những nhời ức đoán cả, chứ không lấy gì làm đích xác. Vậy chúng ta chỉ nên biết rằng chúng ta là riêng một dân tộc ở trong thế giới, tức ngày nay gọi là dân tộc Việt-nam.

Xét về cương vực nước ta đời Hùng dựng nước, đồ bản lúc ấy khác hẳn bây giờ; cứ như sử cũ thì nói bấy giờ phía đông giáp bể Nam, phía tây giáp Ba-thục (tỉnh Tứ-xuyên nước Tầu bây giờ) phía bắc hồ Đỗng đình (thuộc tỉnh Hồ-nam) phía nam đến nước Hồ-tôn (sau là Chiêm-thành), quốc hiệu là nước Văn-lang. Cuối đời Hùng-vương (258 trước tây lịch), Thục-Phán diệt nước Văn-lang dựng nước Âu-lạc, tức là Thục An-dương-vương. Năm Đinh Hợi (214 trước T.L) nước Âu-lạc bị nước Tần đem quân sang lấn, lấy đất Lục lương mà đặt ra 3 quận: Nam-hải (Quảng-đông) Quế-lâm (Quảng-tây) Tượng-quận (Quảng-tây) 1. Cuối đời Tần (207 trước T.L) quan Úy quận Nam-hải nhà Tần là Triệu-Đà đêm quân diệt nước Âu-lạc mà dựng nên nước Nam-Việt, xưng là Triệu Vũ-vương, đất cát gồm có 3 quận trên và cả đất của Thục An dương vương. Năm Canh ngọ (111 trước T.L) đời Thuật dương vương nhà Triệu, nước Nam-Việt bị nước Hán diệt mất, thế là từ đó phải nội thuộc về Tầu. Đời Hán Quang-Vũ năm Kiến-vũ thứ 16 (Tây lịch 40) vua Trưng giấy quân đuổi quan Thái-thú nhà Hán là Tô-Định, lấy lại được 65 thành đất Lĩnh-nam. Cứ theo như sách Thoái thực ký văn của cụ Trương Quốc Dụng chép thì nói nước ta sau khi nội thuộc về nhà Tây-Hán, nhà Hán chia đất đặt ra 9 quận là Nam-hải, Uất-lâm, Thương ngô, Hợp-phố, Nhật-nam, Cửu-chân, Giao-chỉ, Đam-nhĩ, Châu-nhai mà gọi chung là bộ Giao-chỉ, sau lại bãi 2 quận Châu-nhai Đam-nhĩ mà hợp vào làm 7 quận, quận Giao-chỉ lĩnh 12 thành, (tức là huyện), quận Cửu-chân lĩnh 5 thành, quận Nhật-Nam lĩnh 5 thành, quận Nam-hải lĩnh 7 thành, quận Thương-ngô lĩnh 11 thành, quận Uất-lâm lĩnh 11 thành, quận Hợp-phố lĩnh 5 thành, cả thẩy là 56 thành; vậy thì Đại-Việt sử ký chép là vua Trưng đánh đuổi Tô-Định lấy được 65 thành, có lẽ là số 56 mà nhầm là 65 chăng? Như thế thì đời vua Trưng cũng có thu phục được cả Quảng-đông Quảng-tây vậy.

Sau khi vua Trưng mất nước, nước ta lại nội thuộc về nhà Đông-Hán. Năm Kiến-an thứ 15 (210) đời Hán Hiến-đế, nhà Hán đổi bộ Giao-chỉ mà đặt làm Giao-châu. Năm Hoàng-vũ thứ 5 (266) nhà Ngô, Ngô-Tôn-Quyền cắt 3 quận Nam hải, Thương-ngô, Uất-lâm lập làm Quảng-châu, còn 4 quận kia vẫn để làm Giao-châu, nhưng không bao lâu lại hợp lại như cũ. Đến năm Vĩnh-an thứ 7 (264) Ngô-Tôn-Hưu lại lấy 3 quận trước mà đặt làm Quảng châu, châu Giao châu Quảng chia hẳn ra bắt đầu từ đấy, mà chính là khởi điểm cho sự mất đi quá nửa phần đất của nước ta vậy. Từ đấy về sau trải qua mấy phen cách mệnh, nhưng người mình cũng chỉ khôi phục được đất châu Giao mà thôi; đến đời Ngô, Đinh độc lập mà đất châu Quảng đã không còn mong gì khôi phục lại được nữa.

Mở xem bản đồ thì nước ta mất đất châu Quảng tức là mất đi quá nửa phần nước, cương vực chỉ còn quanh một xứ Bắc-Kỳ và 3 tỉnh Thanh, Nghệ Tĩnh phía Bắc Trung-kỳ mà thôi. Đất thì nhỏ hẹp mà số dân sinh sản một ngày một nhiều, sự thế không thể không tìm đường bành trướng. Như trên đã nói, ba mặt đông tây bắc không phải là con đường có thể tiến được, tự nhiên là phải tiến xuống mặt nam, huống chi những dân Chiêm-Thành, Chân-Lạp ở mặt nam lại thường hay vào quấy nhiễu nước ta, ta chẳng diệt họ thì họ cũng chẳng để cho ta được yên, nhân thế mà nam tiến là một con đường phải đi của ta, mà sự mở mang bờ cõi của nước ta gồm cả ở trong một cuộc nam tiến vậy. Tìm mua: Lịch Sử Nam Tiến Của Dân Tộc Việt TiKi Lazada Shopee

Nay xin lần lượt chép về cuộc nam tiến ấy. Đời vua Lê Đại-Hành niên hiệu Ứng thiên năm thứ 8 (1000) bấy giờ vì nước Chiêm-Thành bắt giam sứ-giả nước ta là bọn Từ-Mục, Ngô-Tử, vua giận, tự làm tướng đem quân vào đánh chém được tướng Chiêm là Ti-mi-thuế, Chiêm-vương phải bỏ chạy, quân ta lấy được vàng bạc của cải rất nhiều. Vua Đại-Hành lại sai Ngô-Tử-Yên đem 3 vạn quân mở một con đường đi bộ từ cửa bể Nam-giới cho đến châu Đại-lái (đất Chiêm, nay là phủ Quảng ninh thuộc tỉnh Quảng-bình). Lại đào một con sông từ núi Đồng-cổ cho đến con sông Bà-hoà tức là con sông ở xã Đồng-hoà, huyện Ngọc-sơn bây giờ. Ấy tức là khởi đầu cho bước đường nam tiến của dân tộc ta, vì có hai đường thuỷ lục ấy thì quân ta vào đánh Chiêm-Thành mới được tiện đường vận tải vậy.

Nói đến nước Chiêm-Thành tưởng cũng nên thuật về lịch-sử của nước ấy. Nước Chiêm-Thành khi xưa là nước Hồ-Tôn, thuộc về bộ Việt-Thường. Đến nhà Tần đặt làm huyện Lâm-Ấp. Nhà Hán lại đổi làm huyện Tượng-Lâm thuộc về quận Nhật-Nam. Đến thời vua Thuận-Đế nhà Hán năm Vĩnh-Hoà thứ 2 (137) người trong quận ấy tên là Khu-Liên đương làm chức Công-Tào, bèn giết quan huyện lệnh mà giữ lấy đất tự xưng là Lâm-ấp-vương. Truyền được vài đời rồi cháu ngoại là Phạm-Dật kế lập, Dật mất, người tướng là Phạm Văn cướp ngôi 2 rồi đánh lấn lấy đất nước láng giềng. Từ đó nước mới rộng lớn, Đông Tây rộng 700 dặm. Nam Bắc dài 3000 dặm, phía nam gọi là châu Thi Bị, phía tây gọi là châu Thượng Nguyên, phía Bắc gọi là châu Ô lỵ, thống trị cả thẩy 38 châu.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Nam Tiến Của Dân Tộc Việt PDF của tác giả Trúc Khê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Oss Và Hồ Chí Minh (Dixee R. Bartholomew-Feis)
Chương 1 - Tình hình Việt NamChương 2 - Tình hình nước MỹChương 3 - Tình hình nước MỹChương 4 - Miles, Meynier và GBTChương 5 - Charles Fenn Tìm mua: Oss Và Hồ Chí Minh TiKi Lazada Shopee Chương 6 - Sau đảo chính: Tháng 3 và 4 năm 1945Chương 7 - Quan hệ sâu sắc hơn: Hồ Chí Minh và người MỹChương 8 - Quan hệ sâu sắc hơn: Hồ Chí Minh và người Mỹ (tt)Chương 9 - Quan hệ sâu sắc hơn: Hồ Chí Minh và người Mỹ (tt)Chương 10 - Tiến về Hà NộiChương 11 - Tiến về Hà Nội (tt)Chương 12 - Tiến về Hà Nội (tt)Chương 13 -Chương 14 - Lời kếtChương 15 -Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Oss Và Hồ Chí Minh PDF của tác giả Dixee R. Bartholomew-Feis nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nước Đức Thế Kỷ Xix (Nguyễn Xuân Xanh)
Nước Đức Thế Kỷ XIX từ một dân tộc thất trận, lạc hậu đã làm một cuộc vươn lên thần kỳ bằng ba cuộc cách mạng ngoạn mục nhất trong lịch sử: công nghiệp, giáo dục và khoa học, để trở thành một người khổng lồ trong lòng Châu Âu, có những cống hiến to lớn cho thế giới. Nước Đức cũng mở ra cho các dân tộc đi sau một khả năng có thể trở thành một quốc gia công nghiệp hùng cường ngang bằng với đế chế Anh lâu đời mà con đường tiến lên có thể khác. Các đại biểu của Nhật Bản minh Trị trong chuyến thăm Berlin năm 1873 đã có ấn tượng sâu sắc về dân tộc này để có thể học hỏi cho cuộc vươn lên của mình. Sức bật của dân tộc Đức có nền văn hóa cao, sau khi được cởi trói về chính trị, của lòng ái quốc, của những đam mê xem khoa học, văn hóa là những loại "tôn giáo" thiêng liêng trong đời thường, là một cuộc hóa thân thần kỳ rất đáng ngưỡng mộ.***Bầu trời trí thức chúng ta bị các nhà tư tưởng Đức thay đổi nhiều hơn bầu trời vật lý bởi các kiến trúc sư Đức.Allan BloomĐộc giả quý mến,, Tìm mua: Nước Đức Thế Kỷ Xix TiKi Lazada Shopee Quyển Nước Đức Thế Kỷ XIX ra đời năm 2004, được sự ủng hộ tài chính của Tổng Lãnh Sự Quán Đức tại Thành phố Hổ Chí Minh, Ngài Alfred Simms-Protz, và Viện Văn Hóa Geothe, sớm được tái bản cùng năm, nhưng sau đó vô tình bị ‘ngủ đông’ cho đến khi - trong trào lưu người Việt đang di tìm tri thức - một công ty sách có nhã ý muốn làm sống nó lại. Quyển sách không dày, nhưng sẽ giúp người đọc hiểu nước Đức nhiều hơn ở những nét vĩ đại của nó, nhất là đối với những ai đã từng sống ở đó. Quyển sách được chương trình “Mỗi ngày một quyển sách” của đài truyền hình VTV1 giới thiệu vào tháng 10, 2004, đúng ngày Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đến thăm Việt Nam. Lần tái bản này, quyển sách được bổ sung một số chi tiết và hình ảnh, nhưng cơ bản không thay đổi so với các lần trước. Những lời dẫn nhập dưới đây không ngoài mục đích làm cho bức tranh lịch sử thêm sáng tỏ. Nước Đức Thế Kỷ XIX, trước đây có thêm cụm từ “Những Thành tựu Khoa học và Kỹ thuật”, giới thiệu những thành tựu nổi bật nhất của dân tộc Đức trong thời kỳ dân tộc này được đánh thức, và trả lại những tự do nhất định để tích cực tham gia vào cuộc chấn hưng vĩ đại của đất nước. Chính ở thế kỷ của sự bại trận chua cay mà nước Đức đã làm một cuộc lội ngược dòng không tiền khoáng hậu trong lịch sử. Một quốc gia đầy những thiên tài nhưng bị tụt hậu và kiềm hãm quá lâu bởi một nền quân chủ chuyên chính phong kiến, đã tự sức mình vươn lên như chim Phượng hoàng từ đống tro tàn, bộc lộ sức sống sáng tạo mạnh mẽ nhất của dân tộc. So với Nhật Bản là quốc gia cũng làm cuộc cách mạng công nghiệp thành công sáng chói đầu tiên ở phương Đông sau Đức khoảng hai phần ba thế kỷ, thì Đức không những bắt kịp Anh, Pháp về mặt công nghiệp, mà còn cống hiến cho nhân loại hai cuộc cách mạng khác vô giá: Cách mạng giáo dục đại học, qua mô hình Đại học Berlin, và cuộc cách mạng khoa học cơ bản với vô số tên tuổi, mà một phần trong đó được thể hiện qua số giải Nobel vượt trội đầu thế kỷ 20. Thế kỷ 1835 - 1933, tính từ lúc cuộc công nghiệp hóa bắt đầu có xung lực, đến thời điểm Hitler lên nắm quyền, có thể được gọi là Thế kỷ Đức. Nước Đức trong một thế kỷ đã làm thay đổi bộ mặt khoa học và giáo dục đại học của thế giới, để tiến về đỉnh cao huy hoàng nhất vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Thực tế, thế kỷ 20 cũng “có thể đã là thế kỷ của Đức”, như nhà xã hội học Pháp Raymond Aron phát biểu khi tham dự cuộc triển lãm mừng sinh nhật thứ 100 của Einstein năm 1979 tại Berlin, nếu như không có tội ác chủ nghĩa quốc xã Hitler. Trước đó, nhà sử học Mỹ Norman Cantor cũng phát biểu tương tự tại một hội nghị các nhà sử học về sự tàn phá của chế độ Nazi: “Thế kỷ hai mươi đáng lẽ là thế kỷ Đức.”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nước Đức Thế Kỷ Xix PDF của tác giả Nguyễn Xuân Xanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới (Đỗ Châu Huyền)
Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ khoa học trổ hoa, nhưng cũng là thế kỷ suy đồi nhất của loài người. Sự độc ác, ích kỷ, tham lam của con người lên đến tột độ. Thế kỷ hai mươi sản xuất ra nhiều tên đồ tể hơn là những vĩ nhân. Xã hội loài người sẽ đi về đâu nếu không có một tư tưởng gia vĩ đại xuất hiện làm ngọn đuốc soi đường? Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới sẽ phô diễn một sự thực khách quan những tư tưởng gia vĩ đại của nhân loại như Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử, Socrates, Aristotle, Mohammed, Martin Luther, Galilei, Newton, Rousseau, Darwin, Karl Marx và Gandhi, cũng như sẽ phác hoạ hành trình tư tưởng con người từ Đông sang Tây và từ Cổ đến Cận Đại. Và chúng ta nhận thức rằng, đuốc văn minh luân chuyển từ Đông sang Tây và dường như sắp trở về Đông theo định luật tuần hoàn của vũ trụ. Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới, có người là giáo chủ tôn giáo, triết gia, khoa học gia, v.v… nhưng tất cả đều có chung một tiêu chuẩn, định nghĩa và giải thích vũ trụ, nhân sinh theo sự khám phá, sáng tạo của họ để hướng dẫn, mở mắt cho loài người đến những chân trời mới mẻ huy hoàng hơn. Thám hiểm vào Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới chúng ta thấy rằng, có một tư tưởng vĩ đại là một chuyện khó, đúc kết tư tưởng trở thành hệ thống lại càng khó khăn hơn, nhưng thực hiện tư tưởng là cả một vấn đề. Vĩ nhân là gì? Đó là người có sức mạnh tinh thần vô địch và sự đam mê tràn đầy. Họ chỉ là những con người như những con người tầm thường, nhưng khác hơn là họ vượt lên trên mọi cái tầm thường của con người để trở nên bất diệt với thời gian. Triết gia người Đức, Nietzsche qua nhân vật Zarathoustra có nói “Đừng bao giờ giấu mặt vào cát của sự vật trên trời, mà phải ngạo mạn ngẩng đầu lên, một cái đầu trần gian sẽ sáng tạo các ý nghĩa trần gian”. Tìm mua: Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới TiKi Lazada Shopee Phải chăng, Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới đáng là một quyển sách gối đầu chờ các bạn Sinh Viên Học Sinh? ĐỖ CHÂU HUYỀN & HOÀNG TRÍ ĐỨC *** PHẬT THÍCH CA(560-480 TTL) Trên thế giới ngày nay, hai tôn giáo lớn nhất là, Thiên Chúa giáo với gần 900 triệu con chiên và Phật giáo với hơn 500 triệu tín đồ. Chúng ta nhận thấy hai tôn giáo này khác biệt nhau trên đạo lý và đối chiếu nhau giữa hai đức tin. Hai vị giáo chủ Jesus và Phật Thích Ca cũng không giống nhau. Tuy nhiên, tình thương của Thiên Chúa giáo và nhân sinh quan của Phật giáo đều đặt trên căn bản tình yêu thương vô bờ bến đối với chúng sinh cũng như cứu rỗi nhân loại bằng chính sự chịu đựng và hi sinh cao cả của hai vị giáo chủ. Trong thế giới loài người rộng lớn và sống quây quần nhau, có nhiều điểm tương quan và tình thân hữu giữa con người với con người. Do đó, nhìn vào kinh Phật, chúng ta biết về đạo lý Phật Thích Ca, và dường như chúng ta cũng có thể nhận ra dễ dàng vài nét thấp thoáng của cá nhân Jesus. Phật là người đầu tiên và Chúa là người tiếp tục làm nảy nở thêm sự toàn mỹ của nhân loại. Phật Thích Ca là con trai của tiểu vương dòng Sakya, thuộc giai cấp quý tộc, xếp thứ hai trong bốn giai cấp ở xã hội Ấn Độ. Phật Thích Ca có lẽ sinh vào khoảng 560 trước Thiên Chúa, và được nuôi nấng trong một gia đình quyền quý, sống trong nhung lụa suốt cả thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Chúng ta không thể nào nói vào thời kỳ nào mà ông bắt đầu lo nghĩ, khi lần đầu tiên, ông nhận thấy sự rỗng tuếch của thú vui ăn chơi vật chất và thắc mắc với một vấn đề về sự khổ của kiếp người. Nhưng có một điều chắc chắn là khi đứa con trai ông chào đời, Phật lúc đó vừa 29 tuổi, quyết định thay đổi tất cả lối sống của mình, và cuối cùng mang theo bên mình tư tưởng cách mạng tôn giáo ở phương Đông.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới PDF của tác giả Đỗ Châu Huyền nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Tù Nhân Của Địa Lý (Tim Marshall)
“Khi chúng ta đang vươn tới những vì sao, chính bởi những thách thức đặt ra phía trước mà chúng ta có lẽ sẽ phải chung tay để ứng phó: du hành vào vũ trụ không phải với tư cách người Nga, người Trung Quốc hay người Mỹ, mà là những đại diện của nhân loại. Nhưng cho đến nay, mặc dù đã thoát khỏi sự kìm hãm của trọng lực, chúng ta vẫn đang bị giam giữ trong tâm trí của chính mình, bị giới hạn bởi sự nghi ngờ của mình về ‘kẻ khác’, và do đó bởi cuộc cạnh tranh chính yếu về tài nguyên. Phía trước chúng ta còn cả một chặng đường dài.” Người Nga vẫn sẽ lo âu dõi mắt về phía tây, nơi có dải đất vẫn còn là bình nguyên, dễ bị xâm nhập; Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ bị cách ngăn bởi dãy Himalaya sừng sững, và địa lý sẽ xác định bản chất của những cuộc xung đột giữa hai nước trong tương lai, bất chấp sự phát triển của công nghệ và quân sự; “Đại gia đình châu Âu” đói khát năng lượng, bị phụ thuộc vào những đường ống dẫn dầu từ Nga, và do đó họ không thực sự có nhiều lựa chọn trên bàn đàm phán; sự suy yếu của Hoa Kỳ trong vị thế một siêu cường số một dường như đã bị thổi phồng quá mức, nếu xét tới những lợi thế địa lý mà nước này đã dày công gây dựng… Và còn rất nhiều dẫn chứng cho thấy vai trò then chốt của các nhân tố địa lý trong bối cảnh chính trị hiện đại. Nhân loại đang trên đường hiện thực hóa giấc mơ vươn vào không gian. Nhưng Tim Marshall vẫn xác quyết rằng: “Các nhân tố địa lý vốn đã góp phần xác định lịch sử đa phần sẽ tiếp tục xác định tương lai của chúng ta”, và rằng: “Địa lý vẫn luôn luôn là một loại nhà tù định nghĩa một quốc gia là gì, hoặc có thể là gì, và là một nhà tù mà các nhà lãnh đạo thế giới thường phải nỗ lực để thoát ra”. Hay nói cách khác, theo luận điểm của Tim Marshall, thì một thế kỷ nữa kể từ bây giờ, nhân loại vẫn sẽ là “những tù nhân của địa lý”. “Một suy ngẫm cốt lõi và chi tiết về những động lực địa chính trị tồn tại trên toàn cầu.” - Tiến sĩ Sajjan M. Gohel Tìm mua: Những Tù Nhân Của Địa Lý TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Tù Nhân Của Địa Lý PDF của tác giả Tim Marshall nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.