Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Việt Nam

Con Đường Việt Nam

Con Đường Việt Nam – Nguyễn Sĩ Bình

Lật lại những trang sử các thời kỳ, mỗi người dân Việt, dù trong hay ngoài nước, luôn được khơi dậy tình yêu quê hương, niềm tự hào tổ quốc.

Đó là thời nghìn năm Bắc thuộc với tinh thần chống Hán hóa, nhiều cuộc khởi nghĩa giành lại chủ quyền diễn ra mà trận chiến thắng Bạch Đằng là đỉnh cao. Đó là thời kỳ độc lập tự chủ, cha ông không những bảo vệ non sông mà còn mở mang bờ cõi, không những giữ gìn mà còn làm phong phú trường tồn bản sắc văn hóa Việt Nam.

Với những chiến công hiển hách chống phương Bắc xâm lược, những anh hùng Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… mãi mãi lưu danh. Đó còn là đời sống tôn giáo, lễ hội, tâm linh, phong tục tập quán, ngôn ngữ, các công trình mỹ thuật và kiến trúc, cùng hàng loạt hệ giá trị giàu tính cộng đồng, nhân nghĩa, nhân văn Việt Nam.

Tiếu Lâm Chính Trị Việt Nam Năm 1980 Các Triều Đại Việt Nam Chuyện Của Lính Tây Nam

Bước vào thời kỳ cận đại, những cuộc chiến tranh khốc liệt diễn ra, cả nước phải trả giá bằng biết bao hy sinh. Nhìn lại hệ tư tưởng cộng sản từ khi xuất hiện ở Việt Nam, ban đầu là gắn vào đấu tranh giải phóng dân tộc dẫn đến chia cắt hai miền năm 1954.

Tiếp theo, Việt Nam là chiến trường đối đầu giữa các hệ tư tưởng. Sau thống nhất năm 1975 là cuộc chiến hai đầu biên giới… Ở giai đoạn hòa bình, có thời kỳ động lực phát triển xã hội gần như bị triệt tiêu.

Thời kỳ đổi mới không toàn diện tạo ra nhiều nguy hiểm, tác hại trực tiếp có, hậu quả không dễ khắc phục vẫn tiềm tàng. Thời kỳ hội nhập sâu rộng hiện nay càng thêm nhiều rối ren trong đường lối nội trị lẫn ngoại giao.

Vấn đề trước hết là phải nhìn lại lịch sử để có đánh giá xác thực, thấy sai lầm mà tránh lặp lại, để hình thành những tư tưởng và lực lượng tiên phong.

Đây là việc làm quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện cho mỗi người dân nhìn thấy con đường xuyên suốt của dân tộc, định hướng cho thế hệ trẻ đóng góp tích cực nhằm chấn hưng đất nước.

Trong thời đại hội nhập, xã hội cần phát huy dân chủ và thượng tôn pháp luật, mỗi người cần được tôn trọng quyền công dân và quyền con người. Chúng ta cần có tầm nhìn rộng để thấy xu hướng thời đại, xác định đất nước đứng ở vị trí nào trên bản đồ thế giới.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử (Võ Nguyên Giáp)
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954. Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta "lấy yếu đánh mạnh" thì ở Triều Tiên là "lấy mạnh đánh mạnh". Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh. Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh". Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận. Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, "quân đoàn tác chiến" (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín" cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là "lối thoát danh dự". Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tổng Hợp Thần Thoại Việt Nam (Nhiều Tác Giả)
Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà (Haruki Murakami)