Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 4 (Neale Donald Walsch)

Lời tựa của tác giả

Tôi biết rằng trong cuốn gần đây trong loạt sách Những cuộc hội thoại với Thượng Đế - Về nhà với Thượng Đế trong cuộc sống không bao giờ kết thúc, được viết và xuất bản 10 năm trước văn bản này - nó đã được chị ra rằng có thể phần cuối của những đoạn hội thoại này sẽ được xuất bản và phát hành rộng rãi bởi tôi. Tuy nhiên cuộc sống là một bức tranh luôn thay đổi, và đặt ra một vấn đề là tất cả chúng ta là Một với Thượng Đế, chúng ta thực sự có khả năng tạo ra một “kết thúc mở” cho bất kì câu chuyện nào giống như những nhà làm phim. Hiển nhiên, đó là những gì đã xảy ra ở đây. Một quyết định mới xuất hiện đã được tạo ra ở cấp độ Siêu ý thức (cấp độ mà mọi linh hồn hoạt động)

Lẽ ra tôi có thể giữ đoạn hội thoại cuối cùng này một cách riêng tư, nhưng mọi thứ bên trong tôi đều gào thét, “Sao bạn dám.” Với sự phát hành công khai những đoạn trích mới từng câu từng chữ trong đoạn hội thoại gần đây với Thượng Đế, tôi cảm thấy mình đang giữ lời hứa với Thượng Đế làm bất kì điều gì tôi có thể để tiếp tục truyền đến thế giới những thông điệp quan trọng nhất mà tôi được biết - những thông tin rằng, điều đó đã được biểu lộ tới tôi, có thể thay đổi theo một cách tích cực những trải nghiệm hàng ngày của hàng triệu người trên thế giới.

Mặc dù thực tế rằng mọi tôn giáo chính thống trên thế giới nói về sự khai sáng thần thánh của Thượng Đế đối với con người như đã và đang diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử, tôi hiểu một cách đầy đủ và hoàn hảo điều đó nếu một vài người cảm thấy một sự việc may mắn như vậy có thể không diễn ra trong cuộc sống của một người hoàn toàn không hoàn hảo và bị lỗi như bản thân tôi. Tôi luôn luôn nói rằng, tuy nhiên, đó không phải là tôi, ở thể đơn lẻ, người đã có những cuộc hội thoại với Thượng Đế, mà là tất cả chúng ta, ở số nhiều, mọi lúc. Hầu hết mọi người đang đơn thuần gọi nói là một điều gì đó.

Tất cả chúng ta đều có khả năng thâm nhập vào nguồn cội của trí tuệ cao nhất trong chúng ta - mà chúng ta được mời gọi cân nhắc là Thượng Đế đang hoạt động trong và thông qua chúng ta. Cuộc đối thoại đưa ra điều này một cách cô đọng, trong tiếng nói của Thần thánh: “Ta trò chuyện với mọi người mọi lúc. Câu hỏi không phải là, Ta trò chuyện với ai? Câu hỏi phải là, Ai lắng nghe?” Tìm mua: Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 4 TiKi Lazada Shopee

Vì thế tôi muốn mời các bạn hãy đặt bên ngoài bất cứ hoài nghi tự nhiên nào có thể xuất hiện liên quan tới nguồn của thông tin được cung cấp tại đây và tập trung vào liệu có hay không điều được cung cấp trong quá trình này có giá trị nào trong đời sống của mỗi cá nhân, và hơn thế, trong sự hiểu biết về Chính Cuộc Sống.

Văn bản này chứa đựng nhiều thông tin về sự sống và cái chết - và thời gian ở giữa. Có thể là có nhiều hơn những dữ liệu siêu hình hơn là bạn đã từng được tiếp xúc ở một nơi trong một thời gian dài. Ở mỗi điểm của cuộc đối thoại mà bạn theo dõi có thể bạn sẽ thấy mình tự nhủ, “Dù là suy đoán hay thực tế, điều này hoàn toàn hấp dẫn,” tuy nhiên cũng dễ đặt câu hỏi, “nhưng có gì tốt khi biết về tất cả những điều này? Nó sẽ có tác động gì đến cuộc sống của tôi, và sự tiến triển của nó- ít hơn nhiều việc cải thiện cuộc sống của tất cả chúng ta trên Trái đất?”

Bạn sẽ thấy ở đây tôi đã tự nỗ lực hỏi hết câu hỏi này đến câu hỏi khác để diễn tả lại cuộc hội thoại một cách có ý nghĩa và xác đáng. Điều tôi biết là hôm nay, mọi điều đang diễn ra trên thế giới, mọi người đều đang khao khát và tìm kiếm một thông điệp về hi vọng, niềm tin, sự hàn gắn và thay đổi. Tôi đã tìm thấy cuộc hội thoại gần nhất với Thượng Đế đã cho tôi tiều đó, và đó là lý do vì sao tôi để mình công khai chia sẻ nó. Sự trao đổi ở đây bao gồm một vài nhận xét khắt khe về nơi chúng ta đang ở hôm nay, tuy nhiên những điều này không đưa ra như là những phán xét, mà giống như một ánh sáng, soi rạng điều mà chúng ta được mời gọi để nhìn và trao quyền để làm.

Tôi biết điều này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng một Ngày mai Tốt đẹp hơn cho chúng ta như những cá thể riêng biệt và cho nền văn minh của chúng ta là có thể. Rất, rất có thể, nếu chúng ta lựa chọn điều đó. Như cuộc hội thoại ở đây đã làm rõ, chúng ta là Một Quyết định rời xa. Tôi hi vọng bạn sẽ đưa ra quyết định đó sau khi đọc những điều dưới đây.

Lời mở đầu

Tôi thức dậy sau một giấc ngủ ngon lành vào ngày 2/8/2016. Chính Sự mạnh mẽ đã đánh thức tôi. Tôi biết mà. Tôi đã không dựa vào nó suốt 10 năm nay, nhưng tôi biết rõ nó.

Tôi không biết bây giờ là mấy giờ nhưng tự nhủ với bản thân, “Nếu bây giờ là 4:23, mình có cần thêm 1 dấu hiệu nào nữa không?”. Rồi tôi liếc nhìn đồng hồ trên chiếc bàn đầu giường. 4 giờ 13 phút.

Dĩ nhiên rồi, tôi vẫn đủ thời gian cho “cuộc hẹn’ lúc 4 giờ 23 phút.

Cuộc trò chuyện đầu tiên giữa tôi và Thượng Đế bắt đầu lúc 4 giờ 23 phút sáng.

Và mỗi sáng trong nhiều tuần sau đó, tôi bị đánh thức vào lúc 4 giờ 15 phút đến 4 giờ rưỡi bằng 1 sự thôi thúc sâu thẳm: Quay lại với cuộc đối thoại.

Hiện tượng này cứ diễn ra hàng tháng (và thậm chí là hàng năm). Tôi băn khoăn răng liệu khoảng thời gian đó có ý nghĩa gì không nhưng rõ ràng là cũng chẳng cần biết làm gì.

Khi tư liệu về cuộc trò chuyện đầu tiên với Thượng đế được xét duyệt và xuất bản thành sách, tôi nghĩ rằng có điều gì quan trọng đã diễn ra ở đây. Và khi hơn 1 triệu người mua sách, tôi thấy nó được chuyển ngữ sang 37 thứ tiếng trên thế giới. Điều này làm tôi thực sự sốc.

Rồi cơn sốc cũng qua đi khi có nhiều yêu cầu mời tôi đi diễn thuyết tại nước ngoài dồn dập đến, và tôi phải tìm lại giấy khai sinh để đăng ký làm hộ chiếu. Tuy nhiên tôi không tìm thấy nó nên tôi buộc phải nộp cho Bộ Tư pháp thông tin nơi sinh, trả phí và yêu cầu được nhận 1 bản copy chính thức.

Tôi hóa đá khi mở phòng bì để kiểm tra tài liệu.

GIỜ SINH: 4 GIỜ 23 PHÚT.

Rõ rồi.

Thực tế là trải nghiệm về sự kết nói thần bí dường như luôn luôn bắt đầu gần mốc thời gian này hàng ngày mà tôi chào đời thực sự rất có ý nghĩa. Ít nhất, tôi cũng không thể lờ đi sự trùng hợp hoàn hảo của nó.

Qua nhiều năm, mỗi khi tôi giật mình tỉnh giấc vào khoảng thời gian giữa 4 giờ

15 phút và 4 rưỡi sáng trong trạng thái mắt nhìn trừng trừng lên trần nhà và cảm nhận một nguồn năng lượng chạy khắp toàn thân, tôi biết điều đó đang đến. Tôi bật dậy, chạy đến cái laptop và sẵn sàng cho những gì sắp đến.

Và đó là những gì xảy ra vào ngày mùng 2 tháng Tám năm 2016. Tôi chỉ vừa mời gấp lại chăn và bò ra khỏi giường, và bây giờ tôi đang ngồi trước bàn phím. Chỉ có điều, tôi không nghĩ là tôi sẽ tiếp tục làm việc này.

Để tôi giải thích.

Tất cả mọi người đều biết tôi có cuộc trò chuyện với Thượng đế mọi lúc. Điều này đã được tôi nói rõ ràng ở trang 5 trong số 3000 trang sách đã xuất bản thuộc series

Đối thoại với Thượng đế. Vì vậy, trải nghiệm của tôi không phải độc nhất, nhưng cũng không hề phổ biến. Điều có chút khác thường là khi tôi ghi chép lại những lần đấu tranh nội tâm, sau đó gửi đến nhà xuất bản - nơi thực sự in chúng ta và đặt chúng lên giá sách.

Tôi đã thấu hiểu và trải nghiệm rằng tôi (và tất cả chúng ta) đã có sự kết nối sâu sắc và cá nhân với Thượng đế mọi lúc. Và từ đó, chúng ta đã có sự giao tiếp thực sự với Thần thánh, để hỏi xin sự hướng dẫn, giúp đ4ỡ, thấu hiểu và trợ giúp mỗi khi chúng ta cần. Thực tế, điều đó là một phần của cuốn sách. Nó được mang vào thế giới để mở ra trải nghiệm cho những người khác, mời họ đến với mối quan hệ mới và cá nhân hơn với Thượng đế.

Cái cảm giác mà tôi phải có một cuộc đối thoại như thế giống như “thời điểm đã đến”, hay được thông báo bằng một cảm giác sâu thẳng bên trong mà tôi không thể lờ đi. Tôi trải qua nó như một cảm xúc đi qua tôi và tôi chưa từng cảm giác như vậy gần 10 năm nay. Vì vậy, tôi bật ra ý tưởng tôi sẽ đối diện với nó lần cuối.

Ồ, tôi biết là mình sẽ viết thêm lần nữa. Tôi thường xuyên viết điều gì đó mà.

Một cột báo trên tờ Huffington Post. Một trang blog trên CWG Connect. Một ghi chú trên Facebook. Một câu trả lời cho ai đó đăng câu hỏi trên Ask Neale. Thậm chí là một cuốn sách khám phá những thông điệp tôi nhận được. Lúc nào cũng là viết 1 thứ gì đó.

Những một cuộc đối thoại khác với Thượng đế thì sao? Một cuộc nói chuyện tới lui nữa với thánh thần? Tôi đã nghĩ những ngày vừa rồi tạm trôi qua. Tôi đã nghĩ quá trình này đã kết thúc.

Tôi đã nhầmDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Neale Donald Walsch":Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 1Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 4Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 10Câu Chuyện Linh Hồn Nhỏ Và Mặt TrờiĐối Thoại Với Thượng Đế - Tập 7Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 2Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 3Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 6Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 9Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 5

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 4 PDF của tác giả Neale Donald Walsch nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sống Mạnh Mẽ (Stephen R. Covey)
Mục lục 7 THÓI QUEN ĐỂ QUYỂN SÁCH NÀY MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH CHO BẠN NHẤT 1. CÁ NHÂN TÌM KIẾM SỰ QUÂN BÌNH TRONG CUỘC SỐNG Tìm mua: Sống Mạnh Mẽ TiKi Lazada Shopee 2. GIA ĐÌNH NUÔI DẠY TRẺ VỊ THÀNH NIÊN (hay là được trẻ em nuôi dạy?) TÔN VINH NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT 3. CÔNG SỞ TƯ DUY CÙNG THẮNG TRONG QUẢN TRỊ Giới thiệu tác giả Stephen R. Covey 7 THÓI QUEN Thói quen 1: Chủ động Chủ động không chỉ có nghĩa là đi bước đầu tiên. Đó là nhận lãnh trách nhiệm về hành vi của mình (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và có sự lựa chọn dựa trên những nguyên tắc và giá trị, hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Người chủ động đại diện cho sự thay đổi, họ lựa chọn không trở thành nạn nhân, hoặc ở vào thế thụ động hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ làm điều đó bằng cách phát triển và sử dụng bốn khả năng thiên phú của con người, đó là: nhận thức bản thân, lương tâm, trí tưởng tượng và ý chí độc lập, theo cách tiếp cận từ trong ra ngoài để tạo sự thay đổi. Họ quyết định trở thành nguồn lực sáng tạo trong chính cuộc đời mình, đó là quyết định quan trọng nhất mà một người có thể đưa ra. Thói quen 2: Bắt đầu bằng cái kết trong tâm trí Tất cả mọi thứ đều được sáng tạo hai lần - lần đầu tiên bằng tinh thần và lần thứ hai bằng vật chất. Các cá nhân, gia đình, tập thể và tổ chức định hình tương lai của mình bằng cách tạo ra một tầm nhìn và mục đích cho bất kỳ công việc nào. Họ không sống ngày qua ngày mà không có mục tiêu rõ ràng. Họ xác định và cam kết với các nguyên tắc, giá trị, các mối quan hệ, và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ. Tuyên ngôn sứ mệnh là hình thức cao nhất của lần sáng tạo bằng tinh thần của một cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quyết định khác. Tạo ra nền văn hóa đằng sau một sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị chung chính là cốt lõi của sự lãnh đạo. Thói quen 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là lần sáng tạo thứ hai hoặc sáng tạo bằng vật chất. Đây là lúc bạn tổ chức và hành động xung quanh việc sáng tạo tinh thần (mục đích, tầm nhìn, giá trị và những ưu tiên quan trọng nhất của bạn). Những việc thứ yếu không được đến trước. Những việc chính yếu không bị xếp lại phía sau. Các cá nhân và tổ chức tập trung vào những gì quan trọng nhất, bất kể nó có khẩn cấp hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho những việc quan trọng nằm ở vịtrí quan trọng. Thói quen 4: Tư duy cùng thắng Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác. Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ (thắng-thua) hoặc nhượng bộ (thua-thắng). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc - theo nghĩa “chúng ta” chứ không phải “tôi”. Tư duy cùng thắng thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng. Thói quen 5: Lắng nghe để được thấu hiểu Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gầy dựng mối quan hệ. Khi người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó. Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực Đồng tâm hiệp lực nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba - không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, mà là cách thứ ba tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu và thậm chí tôn trọng sự khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt cơ hội. Những tập thể và gia đình đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, khiến cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những đội nhóm và các mối quan hệ kiểu này phản đối sự cạnh tranh thù địch (1+1 = ½). Họ không chấp nhận sự thỏa hiệp (1+1 = 1 ½) hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1 = 2). Họ tiến đến sự hợp tác sáng tạo (1+1 = 3, hoặc hơn). Thói quen 7: Không ngừng rèn luyện Không ngừng rèn luyện là việc liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống: thể chất, xã hội/tình cảm, tinh thần và tâm hồn. Đó chính là thói quen giúp chúng ta tăng khả năng áp dụng những thói quen hiệu quả khác. Đối với một tổ chức, Thói quen 7 nâng cao tầm nhìn, đổi mới, sự cải thiện liên tục, tránh tình trạng quá tải, kiệt quệ và đặt doanh nghiệp vào một lộ trình phát triển mới. Đối với gia đình, nó tăng cường tính hiệu quả trong những hoạt động thường lệ giữa các cá nhân, ví dụ như việc thiết lập truyền thống nuôi dưỡng sự đổi mới trong gia đình. Tài khoản tình cảm Tài khoản tình cảm là lối nói ẩn dụ về sự tin tưởng trong một mối quan hệ. Giống như tài khoản trong ngân hàng, nó là một khoản mà chúng ta có thể gửi vào và rút ra. Những hành động như nỗ lực thấu hiểu người khác, thể hiện sự quan tâm, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người vắng mặt... gia tăng mức độ tin tưởng trong các mối quan hệ, được gọi là ký gửi vào tài khoản tình cảm. Trong khi đó, những biểu hiện thiếu thiện chí, không giữ lời, nói xấu người vắng mặt... làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ, được gọi là rút ra khỏi tài khoản tình cảm. Nhận thức Nhận thức là cách thức mỗi người nhìn nhận thế giới, không nhất thiết phải đúng như trong thực tế. Nó là tấm bản đồ, không phải là lãnh thổ. Nó là lăng kính, qua đó chúng ta nhìn nhận mọi thứ, được định hình trong quá trình trưởng thành cùng những kinh nghiệm tích lũy theo năm tháng và những lựa chọn của chúng taDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Stephen R. Covey":Thói Quen Thứ 87 Thói Quen Để Thành ĐạtSống Mạnh MẽTốc Độ Của Niềm TinTư Duy Tối ƯuĐam Mê Bí Quyết Tạo Thành Công7 Thói Quen Tạo Gia Đình Hạnh PhúcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Mạnh Mẽ PDF của tác giả Stephen R. Covey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Mạnh Mẽ (Stephen R. Covey)
Mục lục 7 THÓI QUEN ĐỂ QUYỂN SÁCH NÀY MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH CHO BẠN NHẤT 1. CÁ NHÂN TÌM KIẾM SỰ QUÂN BÌNH TRONG CUỘC SỐNG Tìm mua: Sống Mạnh Mẽ TiKi Lazada Shopee 2. GIA ĐÌNH NUÔI DẠY TRẺ VỊ THÀNH NIÊN (hay là được trẻ em nuôi dạy?) TÔN VINH NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT 3. CÔNG SỞ TƯ DUY CÙNG THẮNG TRONG QUẢN TRỊ Giới thiệu tác giả Stephen R. Covey 7 THÓI QUEN Thói quen 1: Chủ động Chủ động không chỉ có nghĩa là đi bước đầu tiên. Đó là nhận lãnh trách nhiệm về hành vi của mình (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và có sự lựa chọn dựa trên những nguyên tắc và giá trị, hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Người chủ động đại diện cho sự thay đổi, họ lựa chọn không trở thành nạn nhân, hoặc ở vào thế thụ động hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ làm điều đó bằng cách phát triển và sử dụng bốn khả năng thiên phú của con người, đó là: nhận thức bản thân, lương tâm, trí tưởng tượng và ý chí độc lập, theo cách tiếp cận từ trong ra ngoài để tạo sự thay đổi. Họ quyết định trở thành nguồn lực sáng tạo trong chính cuộc đời mình, đó là quyết định quan trọng nhất mà một người có thể đưa ra. Thói quen 2: Bắt đầu bằng cái kết trong tâm trí Tất cả mọi thứ đều được sáng tạo hai lần - lần đầu tiên bằng tinh thần và lần thứ hai bằng vật chất. Các cá nhân, gia đình, tập thể và tổ chức định hình tương lai của mình bằng cách tạo ra một tầm nhìn và mục đích cho bất kỳ công việc nào. Họ không sống ngày qua ngày mà không có mục tiêu rõ ràng. Họ xác định và cam kết với các nguyên tắc, giá trị, các mối quan hệ, và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ. Tuyên ngôn sứ mệnh là hình thức cao nhất của lần sáng tạo bằng tinh thần của một cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quyết định khác. Tạo ra nền văn hóa đằng sau một sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị chung chính là cốt lõi của sự lãnh đạo. Thói quen 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là lần sáng tạo thứ hai hoặc sáng tạo bằng vật chất. Đây là lúc bạn tổ chức và hành động xung quanh việc sáng tạo tinh thần (mục đích, tầm nhìn, giá trị và những ưu tiên quan trọng nhất của bạn). Những việc thứ yếu không được đến trước. Những việc chính yếu không bị xếp lại phía sau. Các cá nhân và tổ chức tập trung vào những gì quan trọng nhất, bất kể nó có khẩn cấp hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho những việc quan trọng nằm ở vịtrí quan trọng. Thói quen 4: Tư duy cùng thắng Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác. Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ (thắng-thua) hoặc nhượng bộ (thua-thắng). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc - theo nghĩa “chúng ta” chứ không phải “tôi”. Tư duy cùng thắng thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng. Thói quen 5: Lắng nghe để được thấu hiểu Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gầy dựng mối quan hệ. Khi người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó. Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực Đồng tâm hiệp lực nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba - không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, mà là cách thứ ba tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu và thậm chí tôn trọng sự khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt cơ hội. Những tập thể và gia đình đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, khiến cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những đội nhóm và các mối quan hệ kiểu này phản đối sự cạnh tranh thù địch (1+1 = ½). Họ không chấp nhận sự thỏa hiệp (1+1 = 1 ½) hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1 = 2). Họ tiến đến sự hợp tác sáng tạo (1+1 = 3, hoặc hơn). Thói quen 7: Không ngừng rèn luyện Không ngừng rèn luyện là việc liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống: thể chất, xã hội/tình cảm, tinh thần và tâm hồn. Đó chính là thói quen giúp chúng ta tăng khả năng áp dụng những thói quen hiệu quả khác. Đối với một tổ chức, Thói quen 7 nâng cao tầm nhìn, đổi mới, sự cải thiện liên tục, tránh tình trạng quá tải, kiệt quệ và đặt doanh nghiệp vào một lộ trình phát triển mới. Đối với gia đình, nó tăng cường tính hiệu quả trong những hoạt động thường lệ giữa các cá nhân, ví dụ như việc thiết lập truyền thống nuôi dưỡng sự đổi mới trong gia đình. Tài khoản tình cảm Tài khoản tình cảm là lối nói ẩn dụ về sự tin tưởng trong một mối quan hệ. Giống như tài khoản trong ngân hàng, nó là một khoản mà chúng ta có thể gửi vào và rút ra. Những hành động như nỗ lực thấu hiểu người khác, thể hiện sự quan tâm, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người vắng mặt... gia tăng mức độ tin tưởng trong các mối quan hệ, được gọi là ký gửi vào tài khoản tình cảm. Trong khi đó, những biểu hiện thiếu thiện chí, không giữ lời, nói xấu người vắng mặt... làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ, được gọi là rút ra khỏi tài khoản tình cảm. Nhận thức Nhận thức là cách thức mỗi người nhìn nhận thế giới, không nhất thiết phải đúng như trong thực tế. Nó là tấm bản đồ, không phải là lãnh thổ. Nó là lăng kính, qua đó chúng ta nhìn nhận mọi thứ, được định hình trong quá trình trưởng thành cùng những kinh nghiệm tích lũy theo năm tháng và những lựa chọn của chúng taDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Stephen R. Covey":Thói Quen Thứ 87 Thói Quen Để Thành ĐạtSống Mạnh MẽTốc Độ Của Niềm TinTư Duy Tối ƯuĐam Mê Bí Quyết Tạo Thành Công7 Thói Quen Tạo Gia Đình Hạnh PhúcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Mạnh Mẽ PDF của tác giả Stephen R. Covey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản (Shunmyo Masuno)
Mục lục 1. Lời nói đầu 2. Chương 1: Sống đơn giản 3. Chương 2: Vứt bỏ, sắp xếp 4. Chương 3: Hạnh phúc là biết đủ Tìm mua: Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản TiKi Lazada Shopee 5. Chương 4: Không để bị chi phối, không để bị cuốn vào 6. Lời kết 7. Giới thiệu tác giả Lời nói đầu Những năm gần đây, phong trào “vườn thiền” ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Âu Mỹ và châu Á. Hiện tôi cũng nhận được ngày càng nhiều lời mời nhờ thiết kế “vườn thiền”. Vài năm trước, người ta hay muốn tạo những không gian có tính cộng đồng cao như viện bảo tàng hay khu vực công cộng của các chung cư cao cấp… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người muốn có không gian cho riêng mình. Tôi muốn làm một “vườn thiền” riêng trong nhà hoặc dựng hẳn một nơi riêng làm “vườn thiền”… Ngày càng có nhiều người có những mong muốn như vậy. Những người này thường là những doanh nhân rất nổi tiếng, được nhiều người trên toàn thế giới biết đến. Trong đó cũng có những người đáp hẳn chuyến bay hạng thương gia đến tận Nhật Bản, đích thân tới chùa Kenkoji để gặp tôi. Họ bước đến với vẻ ngoài vô cùng giản dị, thân thiện, nhưng lại là những ông chủ của các công ty nổi tiếng thế giới. Tất cả những người đó đều nói với tôi rằng: “Tôi muốn thầy làm cho tôi một khu vườn không có gì cả. Một khu vườn thiền tuyệt vời mà tôi có thể cho tâm hồn mình được nghỉ ngơi, thư thái.” Có thể họ là những người có trong tay tất cả mọi thứ. Nếu muốn thì thứ gì họ cũng đều có thể lấy được. Họ sống ở những nơi xa hoa lộng lẫy, được bài trí bởi những bức tranh nổi tiếng thế giới, những vật phẩm hoàn mỹ. Những bể bơi rộng lớn, sân quần vợt trong khu đất rộng rãi là những thứ đương nhiên, dễ dàng đối với họ. Ấy vậy, thứ những người “có trong tay tất cả mọi thứ” mong muốn lại chỉ là “một không gian không có gì cả”. Để sống được trong một không gian chẳng có gì cả như thế, thì cũng phải đặt để một vài cái gì đó. Một không gian thực sự không có gì sẽ trở thành một khu đất trống theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, nếu biết cách thì dù chỉ bài trí một thứ gì đó, ta vẫn có thể cảm thấy rằng nơi đây như chẳng có gì. Có mà như không, không mà lại là có. Nhận được những lời đề nghị ấy, tôi bắt tay vào thiết kế một “vườn thiền”. Tôi cố gắng bỏ qua những thứ thừa thãi, không cần thiết đến mức không thể bỏ thêm thứ gì nữa. Cuối cùng, tôi chỉ cho đặt vài tảng đá trong khu vườn. Như vậy, ta có thể nhìn ngắm diện mạo của những tảng đá, thấu hiểu nội tâm của chúng và còn có thể nghe được giọng nói của chúng. Bởi những tảng đá cũng có hồn như con người vậy. Và đó chính là tinh thần của vườn thiền, cái tinh thần mà bao đời người Nhật đã cảm nhận và lưu giữ đến tận ngày nay. Sau khi nhìn thành quả bày biện thiết kế xong, ai nấy đều trầm trồ thán phục. “Thật là một không gian tuyệt vời! Một khung cảnh yên bình đến lạ!” Nơi những người “có trong tay tất cả mọi thứ” đang bước đến là một nơi không có gì nhưng mang lại cho người ta cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng đến bất ngờ. Tôi chưa bao giờ phủ nhận lòng si mê của con người. Có sự si mê đó, con người mới nỗ lực để đạt được điều họ mong muốn. Chẳng phải chính cái niềm vui sướng khi có trong tay thứ mà mình ao ước đã khiến cho cuộc sống của họ trở nên sung túc, giàu có hay sao. Nhưng điều tôi muốn người ta nhận ra là sự giàu có thực sự không nằm ở chỗ đó. Sự giàu có thực sự không nằm ở vật chất, vẻ bề ngoài, nó ở trong tâm mỗi người, là sự giàu có về tâm hồn. Thiền đã chỉ ra được những điều như vậy. Vậy sống đơn giản là sống như thế nào? Để có một cuộc sống đơn giản thì phải như thế nào? Nó không đơn giản như việc sắp xếp, dọn dẹp, bày biện lại một đống đồ vật. Nó cũng chẳng phải là sự bằng lòng với cuộc sống bình dị mà bạn đang có. Mà tôi cho rằng, sống đơn giản là nhìn thấu được những điều quan trọng đối với bản thân mình. Bây giờ, điều quan trọng nhất bạn muốn làm cho chính mình là gì? Điều gì là thực sự cần thiết trong cuộc sống hiện tại của bạn? Chính bản thân mỗi người cần khám phá ra điều gì là quan trọng với mình, cả về vật chất cũng như tinh thần. Chẳng phải khi bạn nhận ra những điều đó rồi, thì cuộc sống hay suy nghĩ đều rất đơn giản hay sao? Đừng chỉ để mình bị cuốn vào những phong cảnh đẹp đẽ ngoài kia, hãy tự trò chuyện với chính bản thân. Đôi khi bạn hãy dừng lại, để tự hỏi xem “rốt cuộc bản thân mình là gì nhỉ?”. Nếu có được những lúc như vậy trong cuộc sống, thì chắc chắn bạn sẽ khám phá ra một tâm hồn phong phú trong con người mình. Bạn hãy thử cảm nhận sự thư thái, thoải mái dù “không có gì cả” trong cuộc sống của mình nhé.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản PDF của tác giả Shunmyo Masuno nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản (Shunmyo Masuno)
Mục lục 1. Lời nói đầu 2. Chương 1: Sống đơn giản 3. Chương 2: Vứt bỏ, sắp xếp 4. Chương 3: Hạnh phúc là biết đủ Tìm mua: Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản TiKi Lazada Shopee 5. Chương 4: Không để bị chi phối, không để bị cuốn vào 6. Lời kết 7. Giới thiệu tác giả Lời nói đầu Những năm gần đây, phong trào “vườn thiền” ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Âu Mỹ và châu Á. Hiện tôi cũng nhận được ngày càng nhiều lời mời nhờ thiết kế “vườn thiền”. Vài năm trước, người ta hay muốn tạo những không gian có tính cộng đồng cao như viện bảo tàng hay khu vực công cộng của các chung cư cao cấp… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người muốn có không gian cho riêng mình. Tôi muốn làm một “vườn thiền” riêng trong nhà hoặc dựng hẳn một nơi riêng làm “vườn thiền”… Ngày càng có nhiều người có những mong muốn như vậy. Những người này thường là những doanh nhân rất nổi tiếng, được nhiều người trên toàn thế giới biết đến. Trong đó cũng có những người đáp hẳn chuyến bay hạng thương gia đến tận Nhật Bản, đích thân tới chùa Kenkoji để gặp tôi. Họ bước đến với vẻ ngoài vô cùng giản dị, thân thiện, nhưng lại là những ông chủ của các công ty nổi tiếng thế giới. Tất cả những người đó đều nói với tôi rằng: “Tôi muốn thầy làm cho tôi một khu vườn không có gì cả. Một khu vườn thiền tuyệt vời mà tôi có thể cho tâm hồn mình được nghỉ ngơi, thư thái.” Có thể họ là những người có trong tay tất cả mọi thứ. Nếu muốn thì thứ gì họ cũng đều có thể lấy được. Họ sống ở những nơi xa hoa lộng lẫy, được bài trí bởi những bức tranh nổi tiếng thế giới, những vật phẩm hoàn mỹ. Những bể bơi rộng lớn, sân quần vợt trong khu đất rộng rãi là những thứ đương nhiên, dễ dàng đối với họ. Ấy vậy, thứ những người “có trong tay tất cả mọi thứ” mong muốn lại chỉ là “một không gian không có gì cả”. Để sống được trong một không gian chẳng có gì cả như thế, thì cũng phải đặt để một vài cái gì đó. Một không gian thực sự không có gì sẽ trở thành một khu đất trống theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, nếu biết cách thì dù chỉ bài trí một thứ gì đó, ta vẫn có thể cảm thấy rằng nơi đây như chẳng có gì. Có mà như không, không mà lại là có. Nhận được những lời đề nghị ấy, tôi bắt tay vào thiết kế một “vườn thiền”. Tôi cố gắng bỏ qua những thứ thừa thãi, không cần thiết đến mức không thể bỏ thêm thứ gì nữa. Cuối cùng, tôi chỉ cho đặt vài tảng đá trong khu vườn. Như vậy, ta có thể nhìn ngắm diện mạo của những tảng đá, thấu hiểu nội tâm của chúng và còn có thể nghe được giọng nói của chúng. Bởi những tảng đá cũng có hồn như con người vậy. Và đó chính là tinh thần của vườn thiền, cái tinh thần mà bao đời người Nhật đã cảm nhận và lưu giữ đến tận ngày nay. Sau khi nhìn thành quả bày biện thiết kế xong, ai nấy đều trầm trồ thán phục. “Thật là một không gian tuyệt vời! Một khung cảnh yên bình đến lạ!” Nơi những người “có trong tay tất cả mọi thứ” đang bước đến là một nơi không có gì nhưng mang lại cho người ta cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng đến bất ngờ. Tôi chưa bao giờ phủ nhận lòng si mê của con người. Có sự si mê đó, con người mới nỗ lực để đạt được điều họ mong muốn. Chẳng phải chính cái niềm vui sướng khi có trong tay thứ mà mình ao ước đã khiến cho cuộc sống của họ trở nên sung túc, giàu có hay sao. Nhưng điều tôi muốn người ta nhận ra là sự giàu có thực sự không nằm ở chỗ đó. Sự giàu có thực sự không nằm ở vật chất, vẻ bề ngoài, nó ở trong tâm mỗi người, là sự giàu có về tâm hồn. Thiền đã chỉ ra được những điều như vậy. Vậy sống đơn giản là sống như thế nào? Để có một cuộc sống đơn giản thì phải như thế nào? Nó không đơn giản như việc sắp xếp, dọn dẹp, bày biện lại một đống đồ vật. Nó cũng chẳng phải là sự bằng lòng với cuộc sống bình dị mà bạn đang có. Mà tôi cho rằng, sống đơn giản là nhìn thấu được những điều quan trọng đối với bản thân mình. Bây giờ, điều quan trọng nhất bạn muốn làm cho chính mình là gì? Điều gì là thực sự cần thiết trong cuộc sống hiện tại của bạn? Chính bản thân mỗi người cần khám phá ra điều gì là quan trọng với mình, cả về vật chất cũng như tinh thần. Chẳng phải khi bạn nhận ra những điều đó rồi, thì cuộc sống hay suy nghĩ đều rất đơn giản hay sao? Đừng chỉ để mình bị cuốn vào những phong cảnh đẹp đẽ ngoài kia, hãy tự trò chuyện với chính bản thân. Đôi khi bạn hãy dừng lại, để tự hỏi xem “rốt cuộc bản thân mình là gì nhỉ?”. Nếu có được những lúc như vậy trong cuộc sống, thì chắc chắn bạn sẽ khám phá ra một tâm hồn phong phú trong con người mình. Bạn hãy thử cảm nhận sự thư thái, thoải mái dù “không có gì cả” trong cuộc sống của mình nhé.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản PDF của tác giả Shunmyo Masuno nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.