Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mồ Hôi Nước Mắt (Nguyễn Vỹ)

Ánh đang ủi đồ, một đống quần áo của người lớn lẫn trẻ con để bên cạnh. Lúc ông giáo sư Ngọc-Minh nắm bàn tay Ánh, Ánh khẽ hất ra. Ánh biết rằng ông Ngọc-Minh không toan tính điều gì bất lương. Nhưng một chút cử chỉ thân thiện đó cũng đã làm cho Ánh hoảng sợ rồi. Ánh vùng đứng dậy chạy xuống bếp. Ông Ngọc-Minh thong thả bước theo.

Ánh ngồi trầm ngâm trên ngạch cửa không ngó ông, Ông Ngọc-Minh đứng trước mặt nàng. Ông thò tay vào túi áo lấy ra gói thuốc, đánh lửa châm một điếu hút, rồi nói với con ở:

- Xin lỗi Ánh, lúc nãy tôi đã làm phiền lòng Ánh.

Ánh cúi đầu làm thinh. Ông giáo sư nói tiếp:

- Tôi rất mến Ánh. Tôi để ý đến Ánh lâu rồi, chắc Ánh cũng đã cảm thấy. Ngay từ ngày Ánh vô giúp việc trong nhà này, nghĩa là cách đây sáu tháng, tôi đã hiểu Ánh nên tôi yêu Ánh. Nhưng chỉ yêu âm thầm mà thôi. Nay nhân cơ hội gia đình đi vắng, tôi muốn thú thực với Ánh cảm tình thiết tha chân thật của tôi. Nếu Ánh tin tôi, tôi sẽ thuê phòng riêng để ở với Ánh. Tìm mua: Mồ Hôi Nước Mắt TiKi Lazada Shopee

Con ở điềm nhiên không đáp, Ông Ngọc-Minh ngồi xuống ngạch cửa, gần Ánh. Ông âu yếm nhìn vào khuôn mặt hổng hào tuyệt đẹp, khẽ hỏi:

- Ánh có yêu tôi không? Ánh ngẩng mặt lên, nghiêm nghị ngó ông:

- Tôi không thể yêu ông được.

- Tại sao không thể?

- Tại hoàn cảnh.

- Tôi không thấy hoàn cảnh nào cản trở tình yêu của tôi với Ánh. Ánh biết rằng tôi góa vợ đã hai năm nay và không có con?

- Dạ tôi biết.

- Vậy thì tôi được tự do yêu Ánh và lấy Ánh làm vợ, có gì ngăn cản đâu?

- Ông được tự do, nhưng tôi không được tự do.

- Nếu tôi không lầm thì Ánh chưa có chồng.

- Dạ, tôi chưa có chồng.

- Vậy sao Ánh nói là không tự do?

Con ở làm thinh.

Ông Ngọc-Minh hơi ngạc nhiên vì những câu trả lời cứng rắn của người tớ gái mười chín tuổi. Rất đẹp và rất hiền lành, thường ngày Ánh ít nói, Lần đầu tiên ông thấy Ánh có cử chỉ và ngôn ngữ khôn ngoan cương quyết không ngờ. Ông gặng hỏi:

- Ánh! Tại sao Ánh không được yêu tôi? Hay là Ánh đã có người yêu rồi?

Con ở vẫn nghiêm nét mặt:

- Dạ không phải.

- Thế thì tại sao?

- Ông là người trí thức, chắc ông hiểu nhiều.

- Tôi thực không hiểu.

- Xin ông tha lỗi tôi phải đi ủi đồ khuya rồi, ông Năm bà Năm sắp về.

- Hai em tôi dẫn các cháu đi xem xi-nê, 12 giờ khuya mới về.

Nhưng Ánh không muốn nói chuyện nữa, Ánh đi thẳng lên phòng giữa, ngồi lặng lẽ tiếp tục ủi đồ, làm công việc bỏ dở ban nãy.

Ông Ngọc-Minh đến ngồi cạnh Ánh:

- Ánh à, tôi muốn biết tại sao Ánh không được tự do yêu tôi, trong lúc tôi thiết tha yêu Ánh?

- Thưa ông, tôi chỉ là đứa đầy tớ, tôi đâu có quyền được yêu một người ở giai cấp giàu sang, một bậc trí thức thượng lưu.

- Tôi không cần giai cấp. Tôi không phân biệt giai cấp. Tôi chỉ biết Ánh là một thiếu nữ như tất cả các thiếu nữ khác. Ánh lại có tư cách đứng đắn, ngôn ngữ đoan trang, nết na hiền lành, và Ánh có đi học, đã ở Đệ-Tứ. Ánh có học thức, chỉ tại vì số phận quá hẩm hiu cực khổ nên Ánh phải đi ở mướn tạm một thời gian thôi. Tôi biết rõ hoàn cảnh của Ánh lắm chớ!

Ánh ngạc nhiên:

- Tại sao ông biết?

Tháng bảy vừa rồi, bà cô của Ánh đến thăm Ánh, trong lúc Ánh đi chợ, Ánh có nhớ không? Nhân vui miệng với em tôi, bà đã kể hết chuyện của Ánh cho em tôi nghe. Ngồi ở pbòng khách tôi được nghe rõ cả. Do đó, tôi được biết rằng ba má của Ánh là người lao động ở một ngõ hẻm xóm An-Bình. Hồi nhỏ Ánh đi học đã được thầy thương bạn mến, vì Ánh học giỏi và hạnh kiểm tốt nhất trong lớp, Ánh đã đỗ bằng tiểu học và học đến lớp Đệ-Tứ thì ba của Ánh chết vì tai nạn lao động trong xưởng máy. Ánh phải thôi học, kiếm việc làm ở đâu cũng chưa được nên phải ở nhà giúp đỡ mẹ. Sau, Ánh đi bán hàng ở cầu Muối. Mẹ Ánh thì làm công trong một hãng thuốc lá. Rồi hai năm sau mẹ Ánh tái giá, gặp phải người chồng lưu manh, chỉ cờ bạc rượu chè, và giao du với bọn đàng điếm. Nhiều lần cha ghẻ bắt ép Ánh đi làm nghề mãi dâm do y kiếm mối. Ánh cự tuyệt và hai lần phải bỏ nhà trốn đi đến nhà bà cô.

Ánh muốn học đánh máy chữ để dễ kiếm việc làm, nhưng không có tiền. Ánh phải gánh nước thuê ở xóm Bàn-Cờ. Rồi có lần Ánh nhớ mẹ, về thăm mẹ thì mẹ Ánh đi vắng, người cha ghẻ khốn nạn lại ép buộc Ánh làm nghề mãi dâm. Ánh cương quyết không chịu liền bị y đánh đập tàn-nhẫn đến đỗi lổ đầu sưng mặt. Người cha ghẻ vũ phu, vô lương tâm, đạp Ánh té nhào xuống cạnh chum nước, Ánh nằm bất tỉnh, tưởng như chết rồi. May nhờ hai bà hàng xóm kêu xe chở Ánh vào nhà thương. Ở bệnh-viện ra, Ánh không về nhà cha ghẻ nữa, trốn đến nhà bà cô ở ngõ hẻm Bàn-Cờ. Từ đó Ánh đi ở mướn để kiếm tiền độ thân. Ánh xem, tôi biết rõ hoàn cảnh rất đau khổ của Ánh như thế đấy. Vì lẽ đó mà tôi đem lòng thương Ánh và yêu Ánh.

Ánh ngồi ủi đồ, hai dòng nước mắt lặng lẽ trào ra trên đôi má hồng, âm thầm rơi xuống áo.

Ông Ngọc-Minh khẽ hỏi:

- Những điều bà cô của Ánh kể lại như thế có đúng không, Ánh?

Ánh ngưng bàn ủi, gục đầu vào tường, khóc nức nở. Ông giáo sư bảo:

- Ánh à, với tôi Ánh không phải một kẻ ty tiện đâu. Tôi coi Ánh như một người bạn gái đau khổ, vì nghèo, phải, chỉ vì NGHÈO, mà chịu cảnh lầm than cực nhọc! Tôi không có quan niệm giai cấp. Tôi chỉ có quan niệm LÀM NGƯỜI. Cho nên tôi thành thật đem lòng yêu Ánh, và tôi muốn giúp đỡ Ánh tìm hạnh phúc mà mọi người đều có quyền được hưởng, mọi người đều phải có, không phân biệt ở từng lớp nào, không chia ranh giới một giai cấp nào. Ánh có tin lời nói của tôi không?

Ánh càng khóc, nước mắt càng chảy ràn rụa.

Ông Ngọc-Minh xúc động, âu yếm hỏi:

- Ánh à, nếu tôi thành thật muốn cưới Ánh, thì Ánh nghĩ sao?

Ông Ngọc-Minh hỏi đi hỏi lại ba lần, Ánh chỉ khóc mà không trả lời. Ông hỏi nữa, Ánh lau nước mắt, khẽ nói:

- Thưa ông, ông có lòng tốt nói vậy, nhưng tôi đâu dám nhận.

- Tại sao?

- Tại vì tôi là một đứa ở. Tôi là hạng người hèn hạ như ông thấy.

- Tôi đã nói với Ánh rằng tôi không nghĩ như thói thường nhiều người đã nghĩ. Quả thật trong xã hội có những thành kiến giai cấp quá vô lý, nhưng tôi sẽ tỏ cho mọi người thấy rằng, không giai cấp nghèo và giàu, không có giai cấp tư bản và vô sản, mà chỉ có giai cấp lương thiện và bất lương, chỉ có giai cấp quân-tử và tiểu-nhân, chỉ có giai cấp cao thượng và đê tiện, chỉ có giai cấp ở phẩm giá của con người mà thôi. Trước mắt tôi, một thiếu nữ nghèo nàn mà tính tình cao đẹp như Ánh, có tư cách đứng đắn, đoan trang như Ánh, là đáng quí, đáng trọng hơn một tiểu thơ khuê các ở nhà cao cửa rộng, đi xe hơi Mỹ, mà tính tình bất hảo, tư cách đê tiện, phẩm giá hèn hạ. Tôi đánh giá trị con người không phải với những hào nháng bề ngoài của vật chất, mà với giá trị tinh thần và đạo đức.

- Thưa ông, ông nói thế chớ làm sao xóa bỏ những thành kiến giai cấp cho được? Tôi đã nói, tôi không được tự do, bởi tôi bị ràng buộc trong thành kiến giai cấp. Tôi ít học, tôi chỉ thấy thực tế đời người trong xã-hội, cho nên tôi đâu đám mơ tưởng đến danh vọng-cao xa.

- Nhưng tôi yêu Ánh, tôi muốn chánh thức cưới Ánh làm vợ, tức là tôi muốn phá tan những thành kiến bất công.

- Tôi xin lỗi ông, dù ông thực lòng thương tôi chăng nữa, tôi cũng xin thành thật cảm ơn tấm lòng quá tốt của ông, nhưng thật tình tôi không dám nhận. Bởi lẽ gia đình của ông và xã hội thượng lưu của ông, vẫn khinh bỉ tôi, vì họ chỉ thấy tôi là một đứa đầy tớ, con gái của một người cu-li đi làm thuê ở mướn. Thưa ông, tôi hiểu như thế cho nên tôi phải giữ giá trị của tôi. Thà rằng tôi cam phận tôi đòi, một ngày kia tôi có lấy người chồng cu-li chăng nữa, cũng không ai khinh tôi được. Tôi tuy là ít học nhưng tôi cũng biết gìn giữ danh giá của một người con gái. Tôi vẫn thường nghe người ta nói rằng tình yêu không có giai cấp, nhưng tôi phải tự biết thân phận tôi ở một địa vị hèn hạ, thấp kém mọi bề, tôi đâu có tham vọng lớn lao.

- Nhưng một khi tôi yêu Ánh, thì Ánh có quyền yêu tôi chớ, Ánh có quyền tỏ cho mọi người thấy rằng một cô gái nghèo cũng có thể là một người vợ tốt, một người mẹ hiền, một phụ nữ xứng đáng trong xã hội… Tôi đã nói những ý nghĩ của tôi cho Ánh nghe, tôi mong Ánh suy nghĩ, và hiểu lòng tôi. Tôi mong Ánh sẽ đồng ý với tôi, và Ánh đừng tưởng rằng tôi muốn ve vãn Ánh để làm trò chơi, hoặc lừa gạt Ánh như một kẻ trưởng giả bất lương. Không phải vậy đâu Ánh à. Tôi thật lòng yêu Ánh và muốn lấy Ánh làm vợ, công khai trước gia đình và xã hội. Thôi tôi lên lầu… Ánh suy nghĩ, và mai mốt Ánh trả lời cho tôi biết nhé. Tôi tha thiết chờ đợi câu trả lời của Ánh.

Ông Ngọc-Minh chúc Ánh ngủ ngon đêm nay, rồi ông thong thả bước lên lầu, Ánh điềm nhiên ngồi ủi đồ. Một đống áo quần của gia đình bà Năm, Ánh giặt từ lúc sáng sớm, phơi cả ngày, rồi bắt đầu ủi từ lúc chín giờ tối, sau khi dọn rửa chén bát, đến bây giờ mới gần hết. Đồng hồ treo trên tường điềm mười một tiếng đã lâu. Một cây đèn nê-ông gắn trên trần nhà chiếu một ánh sáng xanh dịu xuống căn phòng khá rộng, nơi đây dựng một tủ lạnh, một tủ chứa đồ vặt, và một bao gạo, một xe mô-tô, một bàn máy may, một tủ đựng đồ chơi cho hai đứa con của ông Năm, bà Năm, là em rể và em gái của ông giáo sư Ngọc-Minh. Ông Năm làm chủ sự trong một văn phòng Bộ trưởng với ông giáo Minh đều là công chức vào hàng thượng lưu và trung lưu, bậc « ông » chớ không phải là bậc « thầy » theo thủ tục giai cấp ở miền Nam.

Đây là căn nhà giữa, thông qua phòng ăn và phòng khách ở phía trước và nhà bếp ở phía sau. Nơi đây, con ở thường ủi đồ hoặc may vá, làm các việc lặt vặt.

Vợ chồng bà Năm kêu con ở bằng « nó », gọi nó là « Con Ánh ». Hai đứa con bà gọi bằng « Chị Ánh ». Riêng ông Ngọc-Minh thì gọi thân mật bằng tên: « Ánh ». Phòng ngủ của Ánh ở kế bếp, có cửa nhưng chật, vừa đủ kê một chõng tre, một bàn con và treo một ngọn đèn mười lăm nến mù mờ, Ánh tuy là đứa đầy tớ đi ở mướn cho gia đình bà Năm mỗi tháng sáu trăm đồng bạc lương, nhưng với tuổi mười chín, Ánh có thân hình nở nang tuyệt đẹp và sạch sẽ, lễ phép, nhu mì. Ông Ngọc-Minh góa vợ đã cảm mến Ánh và yêu Ánh thành thật, hay là chỉ mê sắc đẹp « con nhỏ ở » rồi tìm cách lợi dụng, quyến rũ nó, như trăm nghìn ông chủ nhà khác đã tư tình với con ở, lừa gạt lấy con ở cho có chửa rồi tống cổ nó ra khỏi nhà? Ông giáo sư Ngọc-Minh có thật yêu Ánh hay không, chỉ có lương tâm ông biết mà thôi. Nhưng có điều chắc chắn là làm vinh dự cho ông, là ông không bao giờ khinh khi người nghèo. Thật sự, ông không hề có thành kiến giai cấp và giả sử ông có thật lòng yêu Ánh thì chắc vi hoàn cảnh xót xa đau khổ của Ánh, vì tư cách đứng đắn của Ánh, chứ không phải hoàn toàn vì nhan sắc diễm kiều của cô gái đang tuổi dậy thì. Ông đã lén lút nhiều lần tìm cơ hội để chuyện trò với con ở. Nhưng không có dịp nào ông được toại nguyện cả, vì Ánh cứ tìm cách thối thoát và trốn tránh ông hoài. Ánh không tàn nhẫn đâu, trái lại Ánh rất lễ phép, dịu dàng nhưng Ánh cũng rất cương quyết và khéo léo chối từ. Đã nhiều lần ông muốn tặng Ánh một vài món tiền khi hai trăm đồng khi năm trăm đồng, nhưng không lần nào Ánh nhận. Ánh nhã nhặn cảm ơn ông mà không bao giờ Ánh cầm lấy những tờ giấy bạc mới tinh của ông âu yếm trao tặng Ánh.

Một hôm đầu tháng lương ông Ngọc-Minh có mua một chiếc đồng hồ đeo tay của phụ nữ đáng giá gần ba ngàn đồng. Thừa lúc cơm trưa xong, vợ chồng ông chủ sự đã lên lầu, ông Ngọc-Minh lén xuống bếp đưa cho con ở và nói thầm với nó:

- Tôi tặng Ánh chiếc đồng hồ này làm kỷ niệm.

Nhưng Ánh khẽ bảo:

- Thưa ông, ông thật có lòng cao quí, tôi xin đa tạ ơn ông. Nhưng tôi không dám nhận.

- Tại sao Ánh không nhận? Tôi thành thật tặng Ánh đây mà.

- Dạ, xin cám ơn ông. Nhưng tôi ít có dịp dùng đến đồng hồ.

- Tôi đã mua nó để tặng Ánh, có hóa đơn để tên của Ánh đấy. Ánh nhận món quà kỷ niệm nầy cho tôi vui lòng.

- Dạ thưa ông, tôi không dám. Nhưng tôi rất cảm ơn lòng tốt của ông.

Ánh đi rửa chén bát. Ông Ngọc-Minh khẽ nắm lấy cánh tay con ở, cánh tay trắng nõn nà, xinh xắn làm sao! Nhưng Ánh nghiêm nghị ngó ông:

- Thưa ông, xin ông buông cháu ra!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mồ Hôi Nước Mắt PDF của tác giả Nguyễn Vỹ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cô Bạn Gái Nhút Nhát Của Tôi (Priest)
Diệp Tử Lộ là một cô gái 24 tuổi, không hoài bão, không một thành tựu trong tay, là một kẻ ăn bám bố mẹ điển hình. Cô có một công việc nhàm chán với những đồng nghiệp hoặc thích bắt bẻ hoặc giả tạo, đồng lương thì còm cõi. Một ngày của cô luôn trôi qua một cách tẻ nhạt với việc thức dậy, đi làm, mua đồ hộp bên ngoài ăn, lên mạng xem phim, đọc tiểu thuyết, lang thang các trang mạng xã hội và diễn đàn. Quan trọng hơn cả, Diệp Tử Lộ còn có một căn bệnh thâm căn cố đế - bệnh lề mề. Cô luôn để dành tất cả mọi công việc đến phút chót mới bắt đầu động tay vào làm. Sống cùng một thành phố nhưng Nhan Kha lại khác Diệp Tử Lộ một trời một vực. Nhan Kha là một anh chàng cao to, đẹp trai, giàu có. Từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, Nhan Kha đã tự thành lập công ty quảng cáo và giờ đây công ty của anh đang gặt hái được những thành công rực rỡ. Tuy nhiên, Nhan Kha lại có cái miệng độc địa, sở thích của anh là mỉa mai người khác, không kiêng nể bất kỳ ai. Thế rồi tai họa đã đến với Nhan Kha. Một vụ tai nạn ô tô đã khiến Nhan Kha trở thành người thực vật, thân xác anh nằm trong bệnh viện còn linh hồn anh lại nhập vào… con gấu bông của Diệp Tử Lộ - một con gấu béo, lùn, xấu xí, rách nát. Từ sau khi Nhan Kha xuất hiện, hàng loạt biến cố đã xảy ra với Diệp Tử Lộ. Cô bị thất nghiệp, bố cô qua đời,… Đã đến lúc Diệp Tử Lộ trở thành trụ cột của gia đình, tự làm chủ cuộc đời cô. Từ hai người xa lạ, định mệnh đã khiến Nhan Kha trở thành người bạn đồng hành bất đắc dĩ của Diệp Tử Lộ trong cuộc chiến đánh bại căn bệnh lề mề của cô, giúp cô trưởng thành. Liệu Diệp Tử Lộ có chiến thắng được căn bệnh lề mề không? Liệu Nhan Kha có trở về thân xác của mình được không? Tất cả sẽ được hé lộ trong cuốn sách Cô bạn gái nhút nhát của tôi.***Priest là một trong những tác giả hàng đầu trên mạng Văn học Tấn Giang. Tìm mua: Cô Bạn Gái Nhút Nhát Của Tôi TiKi Lazada Shopee Văn phong điêu luyện, sắc sảo, phần lớn các tác phẩm đều có ngôn ngữ bề ngoài hài hước, châm chọc gây cười, thế nhưng ẩn sau nụ cười và câu chữ ấy lại mang giọt nước mắt, khiến ta phải suy ngẫm không thôi. Trong các tác phẩm luôn toát ra một điều rằng: "Nhân sinh vốn không hề đơn giản. Ta đã trải qua hơn mười năm, thế nhưng chớp mắt một cái, lại cứ ngỡ vừa tỉnh dậy sau một giấc mộng dài".Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Priest":Cô Bạn Gái Nhút Nhát Của TôiHữu PhỉSát Phá LangTrấn HồnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cô Bạn Gái Nhút Nhát Của Tôi PDF của tác giả Priest nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Xưa Tích Cũ (Sơn Nam)
Trong số các tác phẩm đã từng công bố qua hơn 50 năm cầm bút sáng tác của mình, ta thấy nhà văn Sơn Nam thường độc lập sáng tác, rất hiếm có trường hợp cùng đứng tên với tư cách đồng tác giả. Chuyện Xưa Tích Cũ là một ngoại lệ. Thực ra, ngay từ đầu, Chuyện Xưa Tích Cũ là một tập sách được nhà văn Sơn Nam công bố với tư cách là người sưu tầm và viết lại. Những câu chuyện ta gặp ở đây thật quen thuộc như đã từng đọc, từng nghe kể đâu đó qua sách vở hoặc qua truyền miệng, được phổ biến chủ yếu ở vùng đất phương Nam. Sau khi xuất bản lần đầu Chuyện Xưa Tích Cũ, với sự cộng tác của nhà báo Tô Nguyệt Đình, nhà văn Sơn Nam đã có nhiều sửa chữa và bổ sung, đặc biệt là thêm nhiều mẩu chuyện đã được truyền tụng ở phía Bắc, do đó tập sách thêm phần dày dặn và đầy đủ hơn. Với mong muốn từng bước giới thiệu với bạn đọc đầy đủ các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam đã công bố từ trước khi trao quyền sở hữu tài sản cho Nhà xuất bản Trẻ, chúng tôi cho xuất bản Chuyện Xưa Tích Cũ, theo bản in năm 2002 của Nhà xuất bản Phụ nữ (Hà Nội) - sách có sự chỉnh lý, hoàn thiện của chính tác giả - và nằm trong bộ sưu tập của cố họa sĩ Nguyễn Việt Hải - người đã thiết kế và trình bày bộ sách Sơn Nam theo hình thức mới như hiện nay. Đây là tập sách thứ 18 trong toàn bộ tác phẩm Sơn Nam. Tuy chưa là tập cuối cùng được xuất bản lại nhưng Chuyện Xưa Tích Cũ có ý nghĩa riêng của nó. Nó đánh dấu kỷ niệm lần thứ 81 ngày sinh của nhà văn Sơn Nam theo giấy khai sinh (10.12.1926 - 10.12.2006). Chuyện Xưa Tích Cũ là món quà nhỏ mừng lễ đại thọ của nhà văn Sơn Nam. Mong ông từng bước vượt qua cơn bệnh tuổi già để tiếp tục chuyện trò cùng bạn đọc mến mộ ông qua những sáng tác mới của mình.Nhà xuất bản Trẻ Tìm mua: Chuyện Xưa Tích Cũ TiKi Lazada Shopee ***Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá. Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu. Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá. Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống... Năm 1960-1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học". Toàn bộ các sáng tác của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông qua đời ngày 13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.***Hồ Lưu là một vị quan ác. Năm 62 tuổi, ông ta chết. Diêm vương lật sổ thấy tội trạng còn quá nặng nên bắt buộc ông ta đầu thai làm con ngựa. Ông Hồ Lưu (tức là con ngựa), lớn lên bị tên này bạc đãi thúc đầu gối vào hông, cưỡi không cần yên. Hồ Lưu buồn bã quá, nhịn đói không ăn cỏ, ba bốn ngày sau thì chết. Diêm vương nổi giận: - Thằng này trốn tội! Phải đền tội cho đủ mới được trở về đây tự vận như vậy là ăn gian. Bèn cho Hồ Lưu đầu thai lần nữa, hóa ra con chó. Hồ Lưu tủi phận nhưng không dám tự vận như trước. Anh ta bèn nghĩ ra một kế: “Mình cứ cắn ông chủ mình. Ông chủ nổi quạu, sẽ đập mình chết”. Hồ Lưu thi hành như ý định. Chủ nhà ngỡ là chó điên nên đập chết. Diêm vương hay được, bèn sai quỷ sứ đánh vong hồn Hồ Lưu hèo rồi phán: - Mày phải đầu thai lại. Tội của mày trả chưa hết mày còn đòi trốn hoài. Phen này, phải đầu thai trở thành con rắn. Con rắn Hồ Lưu liền bị nhốt trong ngục, bò tới bò lui. Sau cùng anh ta khoét hang vượt ngục. Biết rằng tự tử hay cắn người đều là trọng tội, anh ta bèn giả bộ bò ra ngoài, nầm giữa đường mà ngủ. Tình cờ một chiếc xe ngựa chạy qua, cán rắn đứt làm hai. Diêm vương phán: - Bấy lâu nay, mi cực khổ nhiều quá rồi. Ta không nỡ hành tội nữa. Vậy thì mi được phép đầu thai về dương thế để làm quan mà cai trị dân lấy tên là Lưu Công.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sơn Nam":Cá Tính Của Miền NamHồi Ký Sơn Nam Toàn TậpLịch Sử Khẩn Hoang Miền NamSài Gòn Xưa, Ấn Tượng 300 Năm Và Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu LongĐi Và Ghi NhớCon Sấu Cuối Cùng26 Truyện Ngắn Sơn NamBiển Cỏ Miền Tây Hình Bóng CũChuyện Xưa Tích CũTuyển Tập Truyện Ngắn Sơn NamLễ Hội Dân Gian Miền NamNgười Bạn Triệu PhúVạch Một Chân Trời, Chim Quyên Xuống ĐấtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Xưa Tích Cũ PDF của tác giả Sơn Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Xưa Nam Tây (Hạ Nặc Đa Cát)
Anh bảo vệ em chu toàn, em đạt được chân tướng***Ninh Ngạn nói dối chỉ có mình có cách mở con dấu tìm được di chúc, cộng thêm việc đuổi theo nhóm Chúc Nam Tầm thời gian gấp rút, cho nên những tên kia tạm thời không ép cô giao đồ ra, nhưng cô vẫn không thể hoàn toàn nhận được sự tin tưởng của những tên đó, vì vậy những tên đó giữ chị cô lại, bảo cô và anh mình lên xe van đuổi theo, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của họ. Trên đường đến bệnh viện, khi đang hỗn loạn, cô đã giao con dấu cho anh trai, rồi van xin ông ấy nhất định phải trả lại cho Chúc Nam Tầm. Cô thậm chí không chắc chắn anh mình có thể gặp được Chúc Nam Tầm hay không, nhưng khoảnh khắc đó, cô đã chuẩn bị việc nghênh đón tử thần. Bao nhiêu năm như vậy, cô nhìn bố mình sống trong nỗi sợ hãi, anh chị lại bị ép tìm tung tích Lục Tây Nguyên khắp nơi, họ bị những tên đó lợi dụng, uy hiếp bằng mạng sống của bố cô, muốn mượn tay họ giết người, để họ đi làm tay đao phủ. Tìm mua: Chuyện Xưa Nam Tây TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Xưa Nam Tây PDF của tác giả Hạ Nặc Đa Cát nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Vặt Ông Pickwick (Charles Dickens)
Chuyện Vặt Ông Pickwick là một tập hợp gồm nhiều truyện ngắn hài hước. Chuyện Vặt Ông Pickwick không hẳn là một tiểu thuyết nhưng lại có đầy đủ các nhân vật: ông Pickwick tốt bụng và chất phác, người đầy tớ Sam Weller…***Ông Samuel Pickwick, chủ tịch câu lạc bộ Pickwick của thành phố Luân Đôn, đang ngồi trầm tư trong chiếc ghế bành của mình và mỉm cười. Đối với những ai xa lạ, ông Pickwick không khác gì một con người bình thường, với cái đầu hói và cặp kính tròn, lớn; chỉ những bạn bè ông mới biết được bộ óc phi thường bên trong cái đầu bự của ông, cũng như đôi mắt lúc nào cũng ánh lên vẻ cười cợt và luôn luôn sáng long lanh đằng sau cặp kính to tròn đó. Hôm ấy ngày Mười hai tháng Năm, năm Một ngàn tám trăm hai mươi bảy - Câu lạc bộ Pickwick tổ chức một cuộc hội thảo vô cùng quan trọng. Cuộc hội thảo này chỉ chú trọng vào một mục đích duy nhất: Câu lạc bộ quyết định thành lập một Ủy ban du lịch, nhiệm vụ của ủy ban là đi thăm thú khắp nơi trong nướcđể ghi lại mọi tất cả mọi sự việc đáng chú ý mà họ được chứng kiến và tham dự, rồi thường xuyên báo cáo những điều ấy cho Câu lạc bộ. Các thành viên trong ủy ban gồm có: chính ông Pickwick và ba người bạn đặc biệt là các ông Tracy Tupman, Augustus Snodgrass và Nathaniel Winkle. Trong lúc viên thư ký ghi chép quyết định đó, ông Pickwick đảo mắt nhìn khắp mấy ông bạn thân "Hội viên Hội Pickwick" của mình, một cách nói mà các thành viên vẫn hay dùng để tự gọi câu lạc bộ của họ. Ngồi một bên Hội trưởng Pickwick là ông Tupman, một người luôn luôn quan niệm tình yêu là thứ quan trọng nhất trên đời này. Nhân vật lúc nào cũng tôn vinh tình yêu ấy, là một người béo trục béo tròn, béo đến nội mà ông ta không bao giờ cúi xuống nhìn thấy sợi dây đồng hồ quả quít bằng vàng của mình treo lủng lẳng ở cái túi áo khoác ngắn bằng lụa. Ngồi bên kia hội trưởng là ông Snodgrass, có vẻ rất thi sĩ trong cái áo khoác màu xanh và cái khăn quàng cổ màu lông chó; kế tiếp ông này là ông Winkle, có vẻ bề ngoài rất giống một nhà thể thao, bận một cái áo khoác ngắn của những người thợ săn màu xanh rêu, với cái cổ cồn rất hoa lá cành. Ủy ban mới mẻ này hoàn toàn nghiêm chỉnh chấp hành nhiệm vụ được giao phó cho họ. Trước lúc hội thảo chấm dứt, cả bốn người đã sẵn sàng mọi thứ để bắt đầu cho chuyến đi, sẽ khởi sự ngày hôm sau. Tìm mua: Chuyện Vặt Ông Pickwick TiKi Lazada Shopee Ngay khi mặt trời vừa thức giấc sánh hôm sau, ông Pickwick thức dậy cùng mặt trời và mở của sổ phòng ngủ của mình ra để nhìn thế giới bên ngoài. Rồi ông nhanh chóng cạo râu, mặc quần áo, uống cà phê sáng và vội vàng tống vài thứ quần áo vào túi xách du lịch. Sau đó với cái túi xách du lịch trên tay và cuốn sổ ghi chép trong túi áo, ông đã có mặt ngoài đường phố; và chẳng mấy chốc, ông đón được một xe ngựa chở khách thuê. Ông Pickwick bước lên, ra lệnh cho người xà ích đưa ông tới lữ quán "Cây Thánh Giá Vàng". - Con ngựa này già quá rồi phải không, anh bạn? - Ông Pickwick hỏi người xà ích, vừa cọ cọ mũi vào đồng xu Shilling mà ông cầm sẵn để trả tiền cuốc xe. - Bốn mươi hai tuổi đấy. - Người đánh xe trả lời, liếc nhìn ông khách với đôi mắt ngờ vực. - Cái gì? - Ông Pickwick ngạc nhiên kêu lên, bàn tay cũng vừa chạm vào cuốn sổ ghi chép. Người xà ích lặp lại câu nói. Ông Pickwick nhìn chăm chú lên gương mặt anh ta để đánh giá xem anh chàng này nói năng có nghiêm chỉnh không. Rồi ông ghi điều vừa mới nghe thấy vào cuốn sổ của mình. - Và anh định bắt nó làm việc bao lâu nữa mà chưa chịu cho nó nghỉ ngơi? - Ông Pickwick hỏi tiếp. - Hai hoặc ba tuần lễ nữa. - Người xà ích đáp. - Những mấy tuần lễ nữa cơ à! - Giọng ông Pickwick không giấu được ngạc nhiên, trong lúc ông ta ghi thêm một chi tiết mới. - Nó sống bên kia sông - Người xà ích tiếp tục - nhưng chúng tôi cũng ít khi đưa nó về nhà lắm, chẳng qua vì nó cũng có chỗ yếu. - Vì nó có chỗ yếu là thế nào? - Ông Pickwick lại hỏi, bây giờ thì ông cảm thấy bối rối thật sự. - Vâng, nó cứ té lên té xuống mỗi khi người ta tháo nó ra khỏi cái xe - Người xà ích giải thích tiếp - Nhưng một khi đóng vào xe, chúng tôi buộc thật chặt vào hai càng xe, thế là cu cậu hết té. Ngoài ra chúng tôi còn lắp hai bánh xe thật bự, nên mỗi khi con ngựa chạy, hai bánh xe cứ bám sát đít và cu cậu đó dám dừng lại. Ông Pickwick ghi không sót một chữ những điều người xà ích nói vào cuốn sổ ghi chép của mình, với mục đích sau này ông có thể tường thuật đầy đủ cho Câu lạc bộ về cuộc sống day dẳng và nhọc nhằn của một con ngựa kéo xe là như thế nào. Ông vừa ghi chép xong thì họ cũng vừa tới quán trọ "Cây Thánh Giá Vàng" và ông Pickwick xuống xe. Các ông bạn Tupman, Snodgrass và Winkle bu lại quanh ông hội trưởng, chào mừng rối rít. - Tiền xe của anh đây. - Ông Pickwick nói và chìa ra đồng Shilling trị giá mười hai xu cho người đánh xe. Các bạn thử tưởng tượng xem sự ngạc nhiên của ông Pickwick như thế nào, khi người đánh xe, thay vì nhận đồng shilling, lại ném đồng tiền xuống đất và bằng một thứ ngôn ngữ thật thô lỗ, hắn khiêu khích ông khách của mình hãy đánh nhau với hắn để giành lấy đồng xu. - Anh điên mất rồi. - Ông Snodgrass nói. - Hoặc anh xỉn. - Ông Winkle thêm. - Hoặc cả hai thứ đó. - Ông Tupman kết luận. - Nhào vô! - Người đánh xe quát lớn, vừa nhảy choi choi với vẻ khích động - Nhào vô!... Chấp cả bốn người luôn! - Có trò nhộn để xem rồi, ê! - Độ nửa tá tên xà ích khác cùng hét lên - Làm cha nó một mách đi, Jim! - Rồi họ bu quanh người bạn đồng nghiệp, reo hò inh ỏi. - Có chuyện rắc rối gì vậy, Jim? - Một người trong đám này hỏi. - Rắc rối à? - Jim vặn hỏi lại - Tại sao lão ta lại ghi số xe của tôi chứ? - Tôi có ghi số xe số xiếc gì của anh đâu? - Ông Pickwick nói với giọng giận dữ. - Chẳng những lão đã ghi số xe của tôi - Người đánh xe nói tiếp, mặt quay về phía đám đông, chẳng cần đếm xỉa gì tới ông Pickwick - mà lão còn ghi ghi chép chép lia lịa không sót một chữ những gì tôi nói nữa! Sau cùng, cho tới lúc này thì ông Pickwick cũng hiểu rõ đầu đuôi, nhưng đã quá trễ để tìm lời phân trần. - Tôi phải trừng trị lão mới được - Người đánh xe lại quát - Tôi phải trừng trị lão ta, dù cho tôi phải đi tù sáu tháng vì chuyện này. Nào, nhào vô! Vừa nói anh ta vừa giật cái nón trên đầu rồi ném xuống đất, đấm một quả đích đáng vào mũi ông Pickwick là văng mất cặp mắt kính. Quả đám thứ hai tống thẳng vào ngực ông hội trưởng, quả thứ ba bay tuốt tới cặp mắt ông Snodgrass, quả thứ tư làm văng cái áo khoác ngắn của ông Tupman, quả thứ năm làm ông Winkle hoàn toàn nín thở. Tất cả những hành động đó chỉ mất đúng mười hai giây. Rồi mọi người bắt đầu tranh nhau nói ỏm tỏi. - Có ông cảnh sát nào gần đây không? - Ông Snodgrass hỏi. - Đem nhét bọn chúng xuống dưới cái máy bơm nước. - Gã bán bánh nướng đề nghị. - Rồi các người sẽ khốn khổ vì chuyện này! - Ông Pickwich hăm dọa. - Chỉ nói phét! - Đám đông hét rần rần. - Nhào vô nữa đi! - Người đánh xe lại quát, có vẻ anh ta còn khoái đánh nhau.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Charles Dickens":Bài Ca Mừng Giáng SinhChuyện Vặt Ông PickwickHai Kinh ThànhNhững Kỳ Vọng Lớn LaoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Vặt Ông Pickwick PDF của tác giả Charles Dickens nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.