Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Huyền Thoại (Roland Barthes)

Cuốn sách gồm hai phần. Phần đầu lấy tiêu đề trùng với nhan đề của sách là “Những huyền thoại” tập hợp 53 bài ông viết từ 1954 đến 1956 về các vấn đề thời sự hàng ngày hết sức đa dạng ông quan sát và nghiền ngẫm trong xã hội Pháp; chất liệu của những bài viết ấy có thể là một bộ phim, một bài báo, một tấm ảnh ở trang bìa tờ tạp chí, một cuộc triển lãm... Phần thứ hai mang tiêu đề “Huyền thoại, ngày nay...” (Le mythe, aujourd’hui...) có thể xem như lời hậu bạt dài khép lại cuốn sách.

Trong Lời nói đầu công trình nghiên cứu, tác giả viết: “Ngay từ đầu [...] tôi cũng đã tin vào một điều mà về sau tôi tìm cách rút ra tất cả những hệ quả: huyền thoại là một ngôn ngữ (langage). Vì vậy, tuy đề cập đến những sự việc xem ra hết sức xa lạ với mọi loại văn ch­ương (một trận đấu catch, một món ăn đư­ợc trang trí, một cuộc triển lãm chất dẻo), tôi không nghĩ là đi ra ngoài lĩnh vực ký hiệu học đại cư­ơng của thế giới tư sản chúng ta, mà tôi đã tiếp cận triền dốc văn chương trong các tiểu luận trư­ớc...” Đến Lời nói đầu ở lần tái bản năm 1970, tác giả lại viết: “Bạn đọc sẽ thấy ở đây hai quyết tâm: một mặt là phê phán ngôn ngữ của cái gọi là văn hóa đại chúng về phư­ơng diện tư tưởng; mặt khác là bước đầu tháo dỡ ngôn ngữ ấy về phương diện ký hiệu học: tôi vừa đọc Saussure và tôi sẽ rút ở đấy ra niềm tin chắc là bằng cách xem xét các “thể hiện tập thể” như­ những hệ thống ký hiệu, ngư­ời ta hy vọng có thể thôi không còn phải tố cáo nhẹ nhàng chung chung mà vạch ra một cách chi tiết sự lừa phỉnh muốn biến văn hóa tiểu tư­ sản thành bản chất phổ quát”.

Mở đầu phần thứ hai cuốn Những huyền thoại, Barthes viết: “Huyền thoại là gì? Tôi sẽ ngay lập tức đưa ra câu trả lời đầu tiên rất đơn giản, hoàn toàn phù hợp với từ nguyên: huyền thoại là một ngôn từ”. Ngay ở cuối trang, ông ghi chú là người ta có thể sẽ đưa ra cả ngàn nghĩa khác của từ huyền thoại để bác bẻ ông, nhưng ông đã tìm cách xác định các sự việc, chứ không phải các từ ngữ. Huyền thoại là một ngôn từ, nhưng theo ông không phải ngôn từ nào cũng là huyền thoại, “mà cần phải nêu lên mạnh mẽ ngay từ đầu, huyền thoại là một hệ thống thông báo, đó là một thông điệp” do đó huyền thoại không thể là một sự vật, một khái niệm hay một ý niệm, mà đó là một phương thức thông báo, đó là một hình thức; huyền thoại không được xác định bằng nội dung của thông điệp mà bằng cách thức nó phát ra thông điệp.

Vẫn theo Barthes, “mọi ký hiệu học đều có tiền đề là mối tương quan giữa hai vế, cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Mối tương quan ấy diễn ra trên những đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau, và vì thế nó không phải là sự ngang bằng mà là sự tương đương”; do đó, nếu như trong ngôn ngữ thông thường cái biểu đạt biểu thị cái được biểu đạt, thì trong mọi hệ thống ký hiệu học, không chỉ có hai mà là ba vế khác nhau; vế thứ nhất không dẫn thẳng đến vế thứ hai mà thông qua mối tương quan giữa hai vế ấy; “vậy là có cái biểu đạt, cái được biểu đạt và ký hiệu là tổng liên kết của hai vế đầu”. Ông đưa ra một số thí dụ, chẳng hạn bó hoa hồng: ông để cho bó hoa hồng biểu đạt tình yêu say đắm của ông; ở đây không phải chỉ có cái biểu đạt (những bông hồng) và cái được biểu đạt (tình yêu say đắm); mà chỉ có những bông hồng đã “thấm đượm tình yêu say đắm”; nhưng trên bình diện phân tích, rõ ràng có ba vế, vì những bông hồng thấm đượm tình yêu hoàn toàn có thể phân tích thành những bông hồng và tình yêu say đắm, hai vế đó tồn tại độc lập trước khi kết hợp với nhau để tạo thành đối tượng thứ ba là ký hiệu. “Đúng thế, ông viết, trên bình diện cuộc sống trải nghiệm, tôi không thể tách những bông hồng ra khỏi thông điệp chúng mang theo như thế nào, thì trên bình diện phân tích cũng thế, tôi không thể lẫn lộn những bông hồng với tư cách cái biểu đạt và những bông hồng với tư cách ký hiệu: cái biểu đạt thì trống rỗng, ký hiệu thì đầy ắp, nó là nghĩa”.

Sự phê phán xã hội bộc lộ rõ nét trong Những huyền thoại. Barthes phê phán cái “xã hội chúng ta”, “môi trường ưu đãi của những biểu đạt huyền thoại”, nơi chốn của “một chế độ tư hữu nhất định”, “một trật tự nhất định”. Với Roland Barthes, huyền thoại làm con người chúng ta mù quáng không thể nhìn nhận rõ điều kiện lịch sử của chính mình, còn nghiên cứu về huyền thoại thì làm người ta nhìn rõ mọi thứ. Tìm mua: Những Huyền Thoại TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Huyền Thoại PDF của tác giả Roland Barthes nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin (Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo)
Triết học Mác - Lênin hay học thuyết Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, được Các Mác, Engels sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lênin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Mác- Lê nin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học. Nội dung trong bộ tài liệu: Chương I: Khái lược về triết học. Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác. Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin. Tìm mua: Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin TiKi Lazada Shopee Chương IV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Chương V: Vật chất và ý thức. Chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật. Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương IX: Lý luận nhận thức. Chương X: Hình thái kinh tế-xã hội. Chương XI: Giai cấp và dân tộc. Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội. Chương XIII: Ý thức xã hội. Chương XIV: Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin PDF của tác giả Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin (Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo)
Triết học Mác - Lênin hay học thuyết Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, được Các Mác, Engels sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lênin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Mác- Lê nin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học. Nội dung trong bộ tài liệu: Chương I: Khái lược về triết học. Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác. Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin. Tìm mua: Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin TiKi Lazada Shopee Chương IV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Chương V: Vật chất và ý thức. Chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật. Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chương IX: Lý luận nhận thức. Chương X: Hình thái kinh tế-xã hội. Chương XI: Giai cấp và dân tộc. Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội. Chương XIII: Ý thức xã hội. Chương XIV: Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin PDF của tác giả Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Zarathustra Đã Nói Như Thế (Friedrich Nietzsche)
Zarathustra đã nói như thế là tác phẩm chính yếu của Nietzsche. Vừa thơ ca, vừa triết lý, nó ở giữa trung tâm tư tưởng Nietzsche: chính trong Zarathustra đã nói như thế Nietzsche đã tuyên bố và ca tụng Siêu nhân. Nietzsche: một lưỡi gươm man dại chẻ đôi truyền thống tư tưởng Tây phương. Nietzsche: một quả bộc lôi nổ tung xuống đầu tôn giáo, đạo đức, thi ca, tư tưởng, nghệ thuật, triết học, siêu hình học, tâm lý học. Tên tuổi Nietzsche gieo rắc sợ hãi kinh hoàng cho những tâm hồn yếu đuối và đồng nghĩa với tàn bạo, vô luân, phi đạo đức, bệnh hoạn, ám ảnh, cô đơn, không thương xót, không tôn giáo, không tổ quốc, không nghề nghiệp, không bổn phận. Với những tâm hồn mang dòng máu Nietzsche, Nietzsche là một kẻ thánh hạnh dũng cảm, đem hết thịt da xương máu mình đổ dồn vào một tiếng thét lớn để đánh thức loài người (Heidegger), một kẻ tuẫn đạo chết giữa những điêu linh trần thế cho những đức hạnh còn chưa có tên gọi, một bậc Bồ-tát-Nghệ-sĩ (Bodhisattva-artist, Henry Miller). Đối với tất cả mọi người, cuộc đời Nietzsche, tư tưởng Nietzsche là một dấu hỏi bằng lửa, một “dấu hỏi khủng khiếp” đặt ra cho hai ngàn năm truyền thống Tây phương (Eugen Fink). Nietzsche thuộc dòng dõi các triết gia Hy Lạp tiền Socrate, tư tưởng bằng thi ca, tư tưởng nhập thể hoá thân thành thi ca để đồng vọng lại những lời vô ngôn của một Cõi Miền lồng lộng còn đang khép kín. Với Nietzsche, khởi sinh một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của những triết gia "triết lý với cây búa”; cây búa của Nierzsche đập đổ tàn phá, lời lẽ của Nietzsche nổ tung càu náu, để trên những hoang tàn tan nát đó vụt hiển hiện một Bình Minh mới cho nhân loại, trong đó con người được giải phóng khỏi đạo đức cựu truyền: Kẻ Vô Luân, giải phóng khỏi những “chân lý”: Tinh thần Tự do, giải phóng khỏi hiểm hoạ vĩ đại nhất thế kỷ: hư vô chủ nghĩa. Con người được giải phóng khỏi hư vô chủ nghĩa là một con người mang bộ mặt rạng rỡ hoà quang tinh khô của một thiên thần mới hiện, một kẻ cất cao tiếng cười lồng lộng giữa bầu trời mây trắng, một kẻ đã vượt qua loài người, một Siêu Nhân. Zarathustra là tên của kẻ tiên tri tiên báo cho sự xuất hiện của mẫu người mới ấy. Zarthustra đã nói như thế vẽ lại hành trình tâm linh băng qua tầng trời cô đơn thứ bảy, tầng trời cô đơn tối hậu, của một kẻ tiên phong, với những hoan lạc, đắm say, cám dỗ, chiến đấu, thất bại, hoài nghi ngây ngất, để mở ra cho loài người một khả tính mới, một hy vọng mới, hát cho loài người nghe một bài ca mới. Loài ngưòi đang sống trong thời “tiền sử”, chưa có một nhân loại đích thực với những giá trị trinh tân; trước mặt con người là sa mạc, sau lưng là hư không. Phải làm những gì để phôi dựng một Nhân Loại Mới trong buổi hoàng hôn dài dặc hiện nay? Tìm mua: Zarathustra Đã Nói Như Thế TiKi Lazada Shopee Sa mạc lớn dần: khốn thay cho kẻ nào ôm giữa sa mạc! Những kẻ ôm giữ sa mạc ấy có tên là Buddha? Jésus Christ? Héraclite? Khổng Tử? Nguyễn Du? Nietzsche? Dostoievski? Van Gogh? Rimbaud? Hoelderlin? Heidegger? Krishnamurti? Henry Miller?... Có kẻ nào đã vuợt qua được bến bờ bên kia của sa mạc để nở cho nhân loại một nụ cười tĩnh lặng không mây?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Zarathustra Đã Nói Như Thế PDF của tác giả Friedrich Nietzsche nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Zarathustra Đã Nói Như Thế (Friedrich Nietzsche)
Zarathustra đã nói như thế là tác phẩm chính yếu của Nietzsche. Vừa thơ ca, vừa triết lý, nó ở giữa trung tâm tư tưởng Nietzsche: chính trong Zarathustra đã nói như thế Nietzsche đã tuyên bố và ca tụng Siêu nhân. Nietzsche: một lưỡi gươm man dại chẻ đôi truyền thống tư tưởng Tây phương. Nietzsche: một quả bộc lôi nổ tung xuống đầu tôn giáo, đạo đức, thi ca, tư tưởng, nghệ thuật, triết học, siêu hình học, tâm lý học. Tên tuổi Nietzsche gieo rắc sợ hãi kinh hoàng cho những tâm hồn yếu đuối và đồng nghĩa với tàn bạo, vô luân, phi đạo đức, bệnh hoạn, ám ảnh, cô đơn, không thương xót, không tôn giáo, không tổ quốc, không nghề nghiệp, không bổn phận. Với những tâm hồn mang dòng máu Nietzsche, Nietzsche là một kẻ thánh hạnh dũng cảm, đem hết thịt da xương máu mình đổ dồn vào một tiếng thét lớn để đánh thức loài người (Heidegger), một kẻ tuẫn đạo chết giữa những điêu linh trần thế cho những đức hạnh còn chưa có tên gọi, một bậc Bồ-tát-Nghệ-sĩ (Bodhisattva-artist, Henry Miller). Đối với tất cả mọi người, cuộc đời Nietzsche, tư tưởng Nietzsche là một dấu hỏi bằng lửa, một “dấu hỏi khủng khiếp” đặt ra cho hai ngàn năm truyền thống Tây phương (Eugen Fink). Nietzsche thuộc dòng dõi các triết gia Hy Lạp tiền Socrate, tư tưởng bằng thi ca, tư tưởng nhập thể hoá thân thành thi ca để đồng vọng lại những lời vô ngôn của một Cõi Miền lồng lộng còn đang khép kín. Với Nietzsche, khởi sinh một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của những triết gia "triết lý với cây búa”; cây búa của Nierzsche đập đổ tàn phá, lời lẽ của Nietzsche nổ tung càu náu, để trên những hoang tàn tan nát đó vụt hiển hiện một Bình Minh mới cho nhân loại, trong đó con người được giải phóng khỏi đạo đức cựu truyền: Kẻ Vô Luân, giải phóng khỏi những “chân lý”: Tinh thần Tự do, giải phóng khỏi hiểm hoạ vĩ đại nhất thế kỷ: hư vô chủ nghĩa. Con người được giải phóng khỏi hư vô chủ nghĩa là một con người mang bộ mặt rạng rỡ hoà quang tinh khô của một thiên thần mới hiện, một kẻ cất cao tiếng cười lồng lộng giữa bầu trời mây trắng, một kẻ đã vượt qua loài người, một Siêu Nhân. Zarathustra là tên của kẻ tiên tri tiên báo cho sự xuất hiện của mẫu người mới ấy. Zarthustra đã nói như thế vẽ lại hành trình tâm linh băng qua tầng trời cô đơn thứ bảy, tầng trời cô đơn tối hậu, của một kẻ tiên phong, với những hoan lạc, đắm say, cám dỗ, chiến đấu, thất bại, hoài nghi ngây ngất, để mở ra cho loài người một khả tính mới, một hy vọng mới, hát cho loài người nghe một bài ca mới. Loài ngưòi đang sống trong thời “tiền sử”, chưa có một nhân loại đích thực với những giá trị trinh tân; trước mặt con người là sa mạc, sau lưng là hư không. Phải làm những gì để phôi dựng một Nhân Loại Mới trong buổi hoàng hôn dài dặc hiện nay? Tìm mua: Zarathustra Đã Nói Như Thế TiKi Lazada Shopee Sa mạc lớn dần: khốn thay cho kẻ nào ôm giữa sa mạc! Những kẻ ôm giữ sa mạc ấy có tên là Buddha? Jésus Christ? Héraclite? Khổng Tử? Nguyễn Du? Nietzsche? Dostoievski? Van Gogh? Rimbaud? Hoelderlin? Heidegger? Krishnamurti? Henry Miller?... Có kẻ nào đã vuợt qua được bến bờ bên kia của sa mạc để nở cho nhân loại một nụ cười tĩnh lặng không mây?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Zarathustra Đã Nói Như Thế PDF của tác giả Friedrich Nietzsche nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.